Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

Thuế tiêu thụ đặc biệt sắp thay đổi, giá ô tô sẽ giảm

Giá ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước sắp tới sẽ giảm khi thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi. Những dòng xe chiến lược, dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu sẽ được ưu tiên.

Mới đây, một số cơ quan, doanh nghiệp, cử tri đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, đề nghị có chính sách ưu đãi để phát triển dòng xe ô tô chiến lược, dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Trong đó, có các đề xuất về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Tài chính đang cùng Bộ Công Thương nghiên cứu, trình các cơ quan chức năng các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước với các dòng ô tô chiến lược, trong đó có giải pháp về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Tài chính cho hay sẽ nghiên cứu, đánh giá và đề xuất chính sách thuế với những dòng ô tô chiến lược, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thời gian tới.

Hiện tại, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được tính theo dung tích xi lanh. Xe có động cơ dưới 1.5L chịu mức thuế 35%; loại trên 1.5-2.0 L chịu thuế 40%, trên 2.0-2.5L chịu 50%, trên 2.5-3.0L chịu 60%, trên 3.0-4.0L chịu 90%, trên 4.0-5.0L chịu 110%, trên 5.0- 6.0L chịu 130% và trên 6.0L chịu 150%.

Với ô tô điện lai xăng (Phev) và ô tô điện (Ev), thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 70% so với xe cùng loại sử dụng xăng dầu.

Một trong những chính sách quan trọng, được các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô chờ đợi nhất, chính là ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Từ năm 2017, Bộ Công Thương đã đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện ô tô sản xuất trong nước, qua đó giúp các nhà sản xuất lắp ráp ô tô có điều kiện giảm chi phí, qua đó giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay thì các cơ quan vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, để sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

{keywords}
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện nội địa hóa, ước tính giá ô tô sẽ giảm khoảng 20%.

Vào đầu năm 2019, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất phương án: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, là giá do cơ sở sản xuất bán ra, trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

Các cơ quan chức năng và chuyên gia trong lĩnh vực ô tô đều thừa nhận, chính sách này sẽ khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm mua linh kiện sản xuất trong nước, thay thế cho hàng nhập khẩu. Qua đó, sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ô tô, hạ giá thành sản phẩm.

Không chỉ các doanh nghiệp ô tô mà người tiêu dùng cũng rất mong chờ chính sách này sớm ban hành, bởi sẽ giúp giá xe giảm và nhiều người có thể mua ô tô với giá rẻ hơn hiện nay. 

Tại Việt Nam đang có những dự án đầu tư lớn vào sản xuất ô tô và linh kiện. Với việc tạo ra khung xe từ thép tấm cùng một số linh kiện khác, các doanh nghiệp sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40%. Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện nội địa hóa, ước tính giá ô tô sẽ giảm khoảng 20%. Những mẫu xe càng đạt tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ càng có lợi thế nhờ được hưởng ưu đãi.

Không những thế, khi giá giảm, sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh số bán, gia tăng sản lượng và qua đó giúp hạ giá thành. Càng mua nhiều linh kiện trong nước càng giúp cho ngành công nghiệp ô tô phát triển. 

{keywords}
Tại một số nước ASEAN, những mẫu xe nào càng có phát thải CO2 thấp thì càng có thuế suất thấp.

Tài các nước trong khu vực, về thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô, Thái Lan và Indonesia đã chuyển từ đánh dựa trên dung tích động cơ sang lượng phát thải khí CO2. Có nghĩa là những mẫu xe nào càng có phát thải CO2 thấp thì càng có thuế suất thấp. 

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần cập nhật tình hình này. Nếu chỉ ưu đãi cho những sản phẩm có nguy cơ lỗi thời thì Việt Nam sẽ trở thành nơi tập trung của những công nghệ lạc hậu.

Trần Thủy  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét