Mặc dù giá sắt thép sản xuất trong nước và nhập khẩu đang giảm 10 - 11,4% nhưng giá sắt thép xây dựng trong nước vẫn ở mức cao kỷ lục.
Ngày 12/7, tại các đại lý ủy quyền, cửa hàng của các hãng thép có tên tuổi ở Hà Nội như Hòa Phát, Tisco, Pomina, Việt Đức, Việt Úc, Việt Nhật, Việt Ý…, giá thép phục vụ xây dựng được các đơn vị này niêm yết ở các cửa hàng đại diện so với tháng 5 đã giảm từ 10 đến 11,4%.
Cụ thể, với thép thanh vằn có mã D10 (mác CB 300) - loại thép được sử dụng phổ biến nhất ở nhiều công trình xây dựng được Văn phòng giao dịch hãng thép Hòa Phát tại 66 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng thông báo có giá bán ra thị trường 16,4 triệu đồng/tấn; giá loại thép cuộn có mác CB240 có giá 17,6 triệu đồng/tấn, so với tháng 5/2021.
Tại các cửa hàng của Cty CP thép và thương mại Hà Nội - đơn vị đang làm đại lý cấp 1 cho rất nhiều hãng thép có tên tuổi trên thị trường, giá thép xây dựng loại D10 (CB300) tại đây được niêm yết dao động từ 16,4 đến 16,6 triệu đồng/tấn. Đại diện cửa hàng của Cty này trên đường Quang Trung - Ba La (QL6) cho biết, đây là giá thép đã được điều chỉnh giảm khoảng lần thứ 3 đầu tháng 6/2021 đến nay.
Giá thép đã giảm từ 10 đến 15% so với tháng 5/2021 nhưng các doanh nghiệp xây dựng trong nước đang phải mua với giá cao |
Tuy nhiên, khảo sát giá thép xây dựng có các mã, mác như trên tại đại lý trên đường Trường Chinh, Định Công, Đê La Thành, Giảng Võ, Cát Linh… vẫn được bán với giá cao từ 19 đến 19,2 triệu đồng/tấn, giá này cao 10 đến 11,4% so với giá xuất kho của các hãng sản xuất, nhập khẩu.
Tại cửa hàng sắt thép Lan Sơn, số 177 Đê La Thành (Đống Đa) trưa 12/7, các loại sắt thép phục vụ xây dựng của hãng thép Việt - Úc được cửa hàng Lan Sơn giao bán cho khách đến mua là 19,2 triệu đồng/tấn. Cao hơn giá Cty niêm yết là 1,2 đến 1,4 triệu đồng/tấn (tăng gần 10%) - giá niêm yết của hãng cho loại thép D10 là 17,8 triệu đồng/tấn.
Tăng bất thường
Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, đại diện Bộ Xây dựng cũng đánh giá, giá thép đang tăng một cách bất thường.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong bà Trang Thu Hà, Chánh Văn phòng Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá thép vừa qua tăng cao là do giá phôi thép chung trên thị trường thế giới tăng; vận tải hàng hóa trong thời gian các nước, các khu vực trên thế giới thực hiện giãn cách, phòng chống dịch COVID-19… dẫn đến giá thép trong nước tăng lên mức kỷ lục (khoảng 40% so với đầu năm 2020).
Tuy nhiên, bà Hà cũng cho biết, mức tăng kỷ lục này chỉ diễn ra cuối tháng 4 và tháng 5. Đầu tháng 6/2021 giá thép và nguyên liệu thép đã bắt đầu giảm. Đến nay, giá thép trên thế giới vẫn còn cao so với năm trước nhưng đã giảm 10 đến 15% so với tháng 5/2021.
Khi giá thép và nguyên liệu thép thế giới giảm, thời gian qua VSA đã có thông báo đến các hội viên là các công ty, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thép biết, có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thép ở Việt Nam trong đó có các hội viên của VSA đã giảm theo giá thép thế giới.
Đại diện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, giá xuất kho, nhập khẩu giảm nhưng giá tại các đại lý, cửa hàng bán ra thị trường vẫn cao là do khâu trung gian, phân phối có vấn đề. Việc này đã "thổi" giá thép theo hướng tăng cao kỷ lục trên thị trường. Giá thép bán trên thị trường vẫn cao là khâu theo dõi, giám sát chưa tốt. Thực tế này cần có sự vào cuộc của cơ quan có trách nhiệm là Bộ Công Thương và cơ quan quản lý, theo dõi trực tiếp là lực lượng Quản lý thị trường.
(Theo Tiền Phong)
Giá thép tiếp tục giảm sau thời gian dài tăng nóng
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đồng loạt hạ giá bán sản phẩm kể từ ngày 21/6. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ hai sau phiên ngày 7/6.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét