Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Dù sản xuất mô hình nào cũng cần vắc xin

Khi F0 xuất hiện tại công xưởng “3 tại chỗ” cho thấy nguy cơ các ca bệnh có thể xâm nhập, phá vỡ “vùng xanh” . Đại diện các Hiệp hội, ngành hàng khẳng định, cần đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin để đảm bảo sản xuất.

Khi “3 tại chỗ” xuất hiện F0

Báo cáo của Công ty Vissan gửi tới Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong các ngày 12/6, 28/6 và 7/7, qua xét nghiệm Covid-19 với 3.896 mẫu cho nhân viên nhưng không phát hiện số ca F0 nào. Tuy nhiên, đến ngày 17/7, Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh thực hiện test 1.683 mẫu thì xuất hiện 19 F0 (tỷ lệ là 1,13%), từ 19 F0 này xuất hiện thêm 77 F1 và 121 F2.

Đến ngày 22/7, khi test nhanh 219 mẫu, Vissan tiếp tục phát hiện 20 F0 (tỷ lệ 9,26%), từ số F0 này sinh ra 272 F1 và 217 F2. 

Cuối bảng tổng hợp về tình dịch test Covid-19 của doanh nghiệp, đã phát hiện tổng cộng 43 F0, 357 F1 và 354 F2. Suốt thời gian từ ngày 17/7 đến 22/7 có sự chuyển đổi từ F1 lên F0 và F2 lên F1. Phân tích theo bảng phân bố các F theo từng đơn vị thuộc Công ty Vissan cho thấy, số lượng F0 + F1 + F2 chiếm tới 75% lực lượng lao động. 

{keywords}
Vissan tổ chức xét nghiệm cho người lao động

“Với thực trạng này, các đơn vị sản xuất gần như bị tê liệt hoàn toàn”, Tổng Giám đốc Công ty Vissan Nguyễn Ngọc An nêu trong báo cáo, đồng thời lên phương án cho Vissan tạm dừng hoạt động.

Thực tế thực hiện phương án “3 tại chỗ” của các DN trong khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang cũng nguy cơ phát sinh nhiều ổ dịch. Trước diễn biến trên, UBND tỉnh này đã phải ra văn bản về việc tạm dừng hoạt động đối với các DN trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hình thức “3 tại chỗ” kể từ ngày 5/8 cho đến khi có thông báo mới.

Các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai cũng đang “đau đầu” khi F0 đang bất ngờ xuất hiện trong công xưởng “3 tại chỗ”.

Các hiệp hội vào cuộc tìm vắc xin

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), nhận định, mô hình “3 tại chỗ” tạm ổn ở thời điểm hiện tại vì tách biệt được lực lượng lao động trong vùng dịch. Tuy nhiên, đối với các DN thực hiện mô hình này sớm (từ khoảng đầu hoặc giữa tháng 6) thì có sự sàng lọc người lao động kỹ càng hơn.

Trong khi đó, một số DN thực hiện 3 tại chỗ gần đây (khoảng đầu và giữa tháng 7) có tình trạng bị xen lẫn F0 vào trong nhà máy. Từ đây, việc sàng lọc rất khó, đặc biệt với qua phương thức sàng lọc nhanh. 

Cũng theo ông Phương, dù áp dụng mô hình nào thì bắt buộc phải sớm có chiến lược vắc xin phù hợp. Liên quan tới vấn đề này, 4 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam và HAWA đã có văn bản gửi Chính phủ, các bộ, ngành cho biết đã tìm được nguồn cung ứng vắc xin đồng thời kiến nghị được hỗ trợ về thủ tục để nhanh chóng nhập về, tiêm miễn phí cho người lao động. 

{keywords}
Chỗ nghỉ cho công nhân của một doanh nghiệp “3 tại chỗ”

Khi các Hiệp hội thương lượng nguồn vắc xin, nhà cung cấp hứa tháng 7 sẽ có, nhưng do bị động về khâu thủ tục vì buộc phải hết sức cẩn thận vì vắc xin liên quan đến sức khỏe con người.

“Nếu được, giữa tháng 8 có vắc xin về sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn các kế hoạch liên quan đến khâu hậu cần. Chúng tôi phải thông qua các thủ nhập khẩu của Bộ Y tế, mọi thứ sẽ phức tạp do chưa có cơ chế vắc xin dịch vụ liên quan”, đại diện HAWA chia sẻ.

Cần tiêm sớm cho công nhân

Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Đình Hòe, cho rằng, chỉ một lỗ thủng nhỏ có thể làm cho mô hình “3 tại chỗ” tại DN sụp đổ. Nếu áp dụng các mô hình mang tính máy móc thì có thể sẽ làm khổ các DN sau này khi giải quyết hậu quả. 

“Khi cả trăm ca F0 xuất hiện trong công xưởng thì DN nào chịu được, lại tạo thêm gánh nặng dập dịch của địa phương, của cả nước”, ông Hòe nhấn mạnh.

Theo Tổng thư ký VASEP, dịch bệnh Covid-19 không thể chấm dứt trong vòng 1 tuần hay 1 tháng mà kéo dài. Muốn hoạt động xuất khẩu không bị đứt gãy cũng như thị phần xuất khẩu ở các nước không bị mất do gián đoạn sản xuất thì phải có biện pháp và chương trình phòng dịch cụ thể. Muốn làm được những việc đó cần sớm tiêm vắc xin cho đội ngũ công nhân.

{keywords}
Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị cần đẩy nhanh việc tiêm vắc xin 

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - Dương Nghĩa Quốc khẳng định, DN “3 tại chỗ” nếu phát hiện F0 thì còn mệt hơn là đã tạm dừng hoạt động. Việc cấp bách nhất là Chính phủ ưu tiên tiêm cho công nhân hoặc các DN tìm được nguồn cung vắc xin, tự bỏ chi phí để tiêm cho lực lượng lao động của mình.

Hiện, số lượng các DN có thể thực hiện được “3 tại chỗ” của Hiệp hội Cá tra chỉ khoảng 1/5, do đặc thù các nhà xưởng của lĩnh vực thủy sản là các nhà lạnh, công nhân không thể lưu trú trong điều kiện nhiệt độ thấp nên không nhiều đơn vị đảm bảo được yêu cầu, phải tạm dừng hoạt động.

Phó Chủ tịch HAWA Nguyễn Chánh Phương thông tin, kiến nghị của 4 hiệp hội tới Chính phủ về vấn đề tự lực vắc xin vẫn đang chờ phản hồi. Tuy nhiên, xét trên bình diện lâu dài để sớm ổn định hoạt động và duy trì trạng thái của nền kinh tế, tiêm vắc xin không thể là câu chuyện riêng, gói gọn trong phạm vi của bất kỳ một địa phương nào. 

Công tác quản trị về dân cư, người lao động và tiêm chủng ở thời điểm hiện tại cần có sự thay đổi để thích ứng với tình hình đại dịch bởi số lượng người lao động đang phải tạm thời dịch chuyển rất nhiều. 

“Chúng ta nên chuẩn bị trước cơ sở hạ tầng cho việc tiêm vắc xin diện rộng, ngoài các hệ thống quốc dân của địa phương, các bệnh viện, sắp tới cần huy động thêm các hệ thống dịch vụ y tế tư nhân vào cuộc để tăng cường, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng”, đại diện HAWA nêu ý kiến.

Quảng Định

Có thể xử lý hình sự khi lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp

Có thể xử lý hình sự khi lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp

Phó Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, ông Lê Văn Danh, vừa có văn bản về việc xử lý lao động rời khỏi doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Hot girl chiếm đoạt hơn 330 tỷ đồng

Sau phiên tòa sơ thẩm, “hot girl” lừa đảo chiếm đoạt hơn 330 tỷ đồng của nhiều bị hại  kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Chiêu trò để Nhàn chiếm đoạt được tiền của các bị hại có một không hai: “Vác bao tải tiền đi vay tiền”.

“Vỡ nợ”, ra công an trình báo để được bảo vệ

TAND tỉnh Quảng Trị đã nhận được đơn kháng cáo của bị cáo Trần Thị Nhàn (SN 1986, ở TP Đông Hà, Quảng Trị). Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, không kháng cáo về khoản tiền bồi thường. Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, TAND tỉnh Quảng Trị đã xử phạt bị cáo Nhàn mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Có tổng cộng 9 bị hại đã “dính bẫy” của “hot girl” Nhàn.

Theo bản án sơ thẩm, trước tháng 8/2016, Nhàn vay tiền của nhiều người rồi cho Nguyễn Thị Lan Hương (ở khu phố 4, phường 1, TP Đông Hà) vay lại để hưởng tiền chênh lệch lãi suất. Quá trình cho vay, Nhàn bị Nguyễn Thị Lan Hương chiếm đoạt 7 tỷ đồng. Do bị Hương chiếm đoạt tiền nên từ sau tháng 8/2016, để có tiền trả tiền gốc và lãi cho khoản tiền Nhàn đã vay trước đó của nhiều người khác nên “hot girl” đã đưa ra thông tin gian dối để được vay tiếp.

{keywords}
Bị cáo Nhàn tại phiên tòa sơ thẩm.

Tài liệu điều tra thể hiện, Nhàn nói với những người cho mình vay tiền là “vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng cho người khác” đồng thời hứa trả lãi suất cao từ 3.000 đồng đến 7.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày làm cho những người đã cho Nhàn vay tiền tin tưởng tiếp tục cho vay thêm tiền. Thực tế, khi nhận được tiền vay, Nhàn lại sử dụng vào việc trả nợ gốc, lãi cho các khoản vay trước. Ngoài ra, Nhàn dùng một phần nhỏ vào việc mua sắm tài sản và chi tiêu cá nhân.

Đến đầu tháng 8/2018, Nhàn không còn khả năng thanh toán tiền gốc, tiền lãi cho những người đã cho Nhàn vay nên bị chủ nợ truy tìm. Để những người cho vay tiền tin tưởng Nhàn còn khả năng thanh toán các khoản tiền nợ, Nhàn viết giấy cam kết ngày 24/8/2018 sẽ trả tiền. Tuy nhiên, Nhàn đã không thực hiện được. Do không có tiền trả nợ, để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngày 23/8/2018, Nhàn đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Đông Hà trình báo về việc mất khả năng trả nợ để xin được bảo vệ trước sự truy ép của các chủ nợ.

Từ lời trình báo của Nhàn, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra. Theo cơ quan chức năng, với phương thức, thủ đoạn trên đây, Trần Thị Nhàn đã chiếm đoạt của 9 người tổng số tiền hơn 330 tỷ đồng. Cụ thể, chiếm đoạt của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thanh và bà Nguyễn Thị Thu Hồng 50 tỷ đồng, chiếm đoạt của bà Nguyễn Thu Hương hơn 121 tỷ đồng, chiếm đoạt của bà Hồ Thị Tường Vy hơn 42 tỷ đồng, chiếm đoạt của vợ chồng ông Đỗ Công Thương và bà Nguyễn Thị Sương Thu hơn 21 tỷ đồng, bà Phạm Thị Trà My hơn 35 tỷ đồng…

Vác bao tải tiền đi… mượn tiền

Theo hồ sơ vụ án, để chiếm đoạt được của các bị hại từ vài tỷ đồng tới hơn trăm tỷ đồng, chiêu lừa của Nhàn có một không hai. Cụ thể, Nhàn có mối quan hệ quen biết với vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thanh và bà Nguyễn Thị Thu Hồng (ở TP Đông Hà). Từ năm 2014, Nhàn cùng vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thanh, bà Nguyễn Thị Thu Hồng góp vốn mở tiệm vàng “Hoa Kim Phúc”. Tuy nhiên, do kinh doanh không hiệu quả, đến đầu năm 2015 họ không kinh doanh nữa. Sau đó, Nhàn nhiều lần vay tiền của bà Hồng, ông Thanh rồi cho người khác vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất.

Đến khoảng cuối năm 2016, Nhàn đưa ra thông tin vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng cho người khác nhằm vay nhiều lần với số tiền lớn hơn. Tin tưởng, bà Hồng đã cho Nhàn vay tổng số tiền 7,6 tỷ đồng trong thời gian từ cuối năm 2016 đến khoảng tháng 3/2018.

Ngoài vay tiền bà Hồng, Nhàn còn chủ động liên hệ với ông Thanh để vay tiền. Khi liên hệ, Nhàn nói dối ông Thanh là “vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng cho người khác”. Để ông Thanh tin tưởng cho vay tiền, khi đến nhà ông Thanh chơi, Nhàn mang theo cả bao tải tiền (khoảng 5 tỷ đến 6 tỷ đồng). Mục đích của Nhàn là thể hiện với chủ nhà “mình có rất nhiều tiền”. Sau đó, Nhàn đặt vấn đề với ông Thanh là muốn vay tiền của ông Thanh để đáo hạn ngân hàng cho những người khác nhằm kiếm lời.

Để ông Thanh tin tưởng hơn nữa, Nhàn còn quay video trực tiếp tại ngân hàng thể hiện bản thân đang giao dịch với ngân hàng; cho ông Thanh xem số dư trong tài khoản của Nhàn (qua tin nhắn trong điện thoại) để chứng tỏ Nhàn có rất nhiều tiền… Tin tưởng Nhàn vay tiền để đầu tư kiếm lời, ông Thanh đã cho Nhàn vay hơn 42 tỷ đồng. Tổng số tiền Nhàn vay của vợ chồng ông Thanh là 50 tỷ đồng.

Việc giao nhận tiền vay giữa vợ chồng ông Thanh với Nhàn chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt hoặc thông qua hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Nhàn còn thông qua khâu trung gian (người Nhàn thuê) là ông Nguyễn Việt Huân (Nhỏ, ở TP Đông Hà) để giao, nhận tiền vay với vợ chồng ông Thanh…

Ngoài ra, để vay thêm được tiền, khi chủ nợ yêu cầu phải trình tiền mới cho vay, Nhàn cũng sẵn sàng đi mượn tiền người khác về trình tiền cho chủ nợ xem. Cụ thể, khoảng đầu tháng 8/2018, Nhàn gọi điện đề nghị bà Hồ Thị Tường Vy cho vay thêm tiền. Thấy Nhàn hỏi mượn, bà Vy yêu cầu Nhàn phải đưa 10 tỷ đồng về trình cho bà Vy thì sẽ cho Nhàn vay thêm số tiền mới là từ 10 đến 20 tỷ đồng. Do đó, Nhàn đã gọi điện thoại đề nghị bà Nguyễn Thị Gái cho vay 10 tỷ đồng để đưa đi “trình tiền cho người khác”. Nhàn cam kết trong ngày sẽ trả lại số tiền này cho bà Gái.

Khoảng trưa ngày 8/8/2018, Nhàn nhờ ông Nguyễn Bá Hoàng Long (bạn trai Nhàn) chở đến nhà bà Gái để vay tiền. Tại đây, Nhàn thuyết phục bà Gái cho Nhàn vay 10 tỷ đồng để “trình tiền cho người khác” rồi họ sẽ cho Nhàn vay lại thêm số tiền 20 tỷ đồng. Khi có tiền, Nhàn sẽ trả cho bà Gái 10 tỷ đồng và trả nợ thêm cho bà Gái các khoản vay trước đó.

Do tin Nhàn và cũng mong muốn lấy lại phần nào số tiền đã cho Nhàn vay trước đó nên sau một hồi trao đổi, bà Gái đồng ý cho Nhàn vay số tiền 7 tỷ đồng. Bà Gái yêu cầu phải trả trong ngày, điều kiện là ông Long phải viết giấy và đứng tên vào hợp đồng vay tiền cùng với Nhàn. Lúc đầu ông Long không đồng ý vì cho rằng việc vay mượn không liên quan đến mình. Tuy nhiên, khi được Nhàn thuyết phục và do đang có quan hệ tình cảm với Nhàn, đồng thời tin tưởng vào khả năng tài chính của bạn gái sẽ có tiền trả lại cho bà Gái nên ông Long đã đồng ý viết giấy vay tiền giúp Nhàn theo lời bà Gái yêu cầu…

Với hành vi nêu trên, Nhàn bị TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bởi theo Hội đồng xét xử, trong những năm gần đây, những hoạt động tín dụng tự phát ngoài xã hội không minh bạch, rõ ràng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, tác động tiêu cực, gây nợ xấu cho nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn. Hành vi của bị cáo Trần Thị Nhàn là nguy hiểm cho xã hội không những trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ mà còn trực tiếp và gián tiếp làm cho nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ly tán. Thậm chí, có người do bị lừa mất tiền mà tìm đến cái chết.

Hành vi của bị cáo đã gây ảnh hưởng đến trật tự trị an không chỉ tại địa phương mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Bình…, do đó cần phải được xử lý nghiêm khắc bằng pháp luật hình sự để trừng trị, răn đe và phòng ngừa chung. Dù bị cáo đã thành khẩn khai báo, có bố và mẹ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, mẹ của bị cáo được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng Kỷ niệm chương Chiến sỹ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị nhưng cần cách ly bị cáo ra ngoài xã hội không thời hạn mới đủ tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

Ngoài ra, Trần Thị Nhàn còn mượn tiền của 171 người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và một số địa bàn khác: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Hà Nam, Nghệ An… Trong số này có ông Nguyễn Bá Hoàng Long – bạn trai của Nhàn. Quá trình cho vay, mượn, các bên đã tự thỏa thuận dân sự với nhau. Bên cạnh đó, họ khẳng định không bị chiếm đoạt số tiền đã cho Nhàn mượn. Những người này không làm đơn tố giác tội phạm cũng như không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nhàn và yêu cầu Nhàn trả lại số tiền trên nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể để thanh toán… Do đó, không có cơ sở để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Thị Nhàn trong việc vay mượn tiền của 171 cá nhân nói trên.

(Theo Pháp Luật Việt Nam)

Khởi tố, bắt giam hotgirl ‘hàng hiệu’ chuyên lừa đảo tiền đặt cọc

Khởi tố, bắt giam hotgirl ‘hàng hiệu’ chuyên lừa đảo tiền đặt cọc

Hotgirl ‘hàng hiệu’ Trần Nguyễn Diệp Anh (SN 2003, trú tại xã Chiềng Cơi, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) thường xuyên đăng tải các bài bán hàng online túi xách, đồng hồ trên mạng xã hội và yêu cầu khách chuyển tiền đặt cọc.

Tội phạm an ninh mạng truy tìm “con mồi” trên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Dựa trên nội dung các bài đăng cùng việc khai thác số điện thoại khách hàng trên các tài khoản mạng cá nhân, các đối tượng sẽ dùng sim số máy bàn lắp vào điện thoai di động để giả dạng số tổng đài/hotline ngân hàng để trực tiếp liên hệ tạo lòng tin và sau đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

{keywords}
Hình minh họa

Cạm bẫy từ mạng xã hội

Thời gian vừa qua, xuất hiên rất nhiều vụ lừa đảo bằng cách giả mạo tin nhắn, cuộc gọi của ngân hàng, tổ chức tài chính. Nhiều ngân hàng cũng đã nhiều lần cảnh báo để khuyến cáo khách hàng cảnh giác. Tuy nhiên, không phải ai cũng tỉnh táo và thực tế đã có không ít người “sập bẫy” thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao dẫn đến mất tiền oan.

Các đối tượng tội phạm đã khai nhận, lợi dụng việc nhiều người sau khi thực hiện giao dịch chuyển khoản nhầm lẫn đã đăng lên các trang mạng xã hội kêu cứu, các đối tượng đã tự xây dựng một tên miền và lập trang web giả mạo ngân hàng để lừa đảo tiếp những nạn nhân này nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản của bị hại.

Liên quan đến hành vi lừa đảo dạng này, hồi giữa tháng 5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết bắt giữ nhóm đối tượng chuyên giả danh ngân hàng lừa đảo người chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tiền của họ có trong tài khoản. Các đối tượng trong ổ nhóm này gồm T.H.C (SN 1993), L.M.H (SN 1998) và L.Q.T (SN 1987) đều trú tại tỉnh Quảng Nam.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận: “Lợi dụng việc nhiều người sau khi thực hiện giao dịch chuyển khoản nhầm lẫn đã đăng lên các trang mạng xã hội kêu cứu, chúng sẽ giả dạng số tổng đài của ngân hàng để gọi điện dẫn dụ con mồi truy cập vào trang web giả mạo ngân hàng do chúng xây dựng, để lừa đảo lấy password và OTP rồi đánh cắp tiền trong tài khoản của người bị hại”.

Cụ thể, L.M.H lên mạng Internet mua tên miền và lập trang web http://bom.to.TCBank trasoat. Sau đó, Hoàng lập trình thành trang web có giao diện giống giao diện của ngân hàng, yêu cầu người dùng đăng nhập và mật khẩu. Lợi dụng sự vô ý của người dùng, chúng đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền của chủ tài khoản.

Cả tin vì “kẻ mạo danh” đọc đúng lỗi giao dịch gặp phải

Chia sẻ thêm về quá trình điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ được phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng: “Các đối tượng sử dụng các mạng xã hội và các công cụ tim kiếm như Facebook, Google để truy vấn theo các từ khóa: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”,.. Từ đó sẽ tìm các bài đăng thắc mắc, cần hỗ trợ của khách hàng về các lỗi giao dịch trên các trang, nhóm, website của ngân hàng.

Dựa trên nội dung các bài đăng cùng việc khai thác số điện thoại của khách hàng trên các tài khoản mang xã hội cá nhân, các đối tượng sẽ dùng Sim số máy bàn (Gphone…) lắp vào điện thoại di động (giả dạng đầu số tổng đài, hotline của ngân hàng) trực tiếp liên hệ với bị hại để hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề."

Do có người liên hệ và đọc đúng lỗi giao dịch đang gặp phải cùng các thông tin cá nhân khác (thu thập được từ bài đăng của bị hại) nên bị hại tin tưởng tuyệt đối người đang liên hệ với mình là nhân viên ngân hàng được phân công để trợ giúp.

Sau đó, đối tượng hướng dẫn bị hại truy cập tới Website giả mạo đã được chuẩn bị sẵn và yêu cầu dùng tên đăng nhập, mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng.

Lúc này, website sẽ thu thập được thông tin tài khoản ngân hàng của người bị hại và truyền dữ liệu về cho đối tượng qua hòm thư điện tử. Đối tượng sẽ cài ứng dụng Internet Banking của ngân hàng tương ứng và dùng thông tin tài khoản vừa chiếm được đăng nhập và thực hiện các lệnh chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của đối tượng.

Để hoàn tất quá trình chuyển tiền, các đối tượng phải có được mã OTP do hệ thống gửi về số điện thoại hoặc sinh ra từ ứng dụng OTP trên máy điện thoại của bị hại để hoàn tất việc chuyển tiền, nếu không có mã OTP thì đối tượng sẽ không thể chiếm đoạt được tiền từ tài khoản của bị hại. Do vậy, các đối tượng tiếp tục yêu cầu bị hại nhập mã OTP vừa nhận được vào Website giả mạo hoặc trực tiếp đọc cho đối tượng để xác thực tài khoản, hoàn tất việc tra soát…

Khi có được mã OTP của bị hại, các đối tượng lừa đảo dễ dàng thực hiện việc chuyển tiền có trong tài khoản của bị hại sang nhiều tài khoản khác để chiếm đoạt.

Để phòng ngừa các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, người dân cần cập nhập các phương thức, thủ đoạn mới của loại tội phạm này để cảnh giác.

Cơ quan Công an khẳng định không bao giờ yêu cầu cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng, cho dù là đang trong quá trình điều tra. Do đó, người dân không cung cấp thông tin này cho bất cứ ai. Khi gặp các vấn đề trong giao dịch, nên trực tiếp liên hệ tới tổng đài của các ngân hàng và cơ quan Cảnh sát điều tra khi nhận thấy các dấu hiệu lừa đảo để kịp thời được hỗ trợ.

Các ngân hàng, cơ quan an ninh mạng đã thường xuyên truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khuyến cáo người dân về các hình thức lừa đảo tinh vi của các nhóm đối tượng. Cụ thể:

- Không chia sẻ thông tin, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên internet… của cá nhân và người thân trong gia đình lên các trang mạng xã hội.

- Không nên đăng tải, chia sẻ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các giao dịch ngân hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,…;

- Không truy cập và dùng tài khoản ngân hàng đăng nhập trên các trang website có tên miền lạ không phải website chính thức của ngân hàng. Cách nhận diện các trang website giả mạo này là thường có giao diện đơn giản chỉ gồm các trường thông tin “tên truy cập”, “mật khẩu”, “mã xác thực”. Tên miền thường có đuôi “.co”, “.tk”, “.ga”… không phải là tên miền được đăng ký tại Việt Nam có dạng “.vn”, hoặc “.com.vn”.

- Không cung cấp mã OTP cho người khác kể cả với nhân viên của ngân hàng, hay nhân viên điều tra.

- Không nên cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân,

- Không chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

(Theo Pháp Luật Việt Nam)

Cảnh báo thủ đoạn làm giả giấy tờ chứng minh năng lực tài chính

Cảnh báo thủ đoạn làm giả giấy tờ chứng minh năng lực tài chính

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác.

Nhiều khách sạn bị rao bán

Nhiều chủ khách sạn ngậm ngùi rao bán "cần câu cơm" vì không đủ tiềm lực vận hành.

Vay tiền tỷ để trả lương

Theo ghi nhận của PV, trên các kênh bất động sản, trang cá nhân Facebook, Zalo, thông tin chuyển nhượng, rao bán khách sạn "nổ" ra rầm rộ.

Nằm vị trí vàng trên con phố lớn thuộc quận Tây Hồ, khách sạn của chị Bích Ngọc (quận Tây Hồ, Hà Nội) gồm 1 tầng hầm và 8 tầng nổi với tổng diện tích 345m2 thiết kế hiện đại gồm 15 căn hộ và 33 phòng khách sạn. Được quảng cáo gần với các dự án Khu đô thị lớn như: KĐT Ciputra, Ngoại giao đoàn, Trung tâm thương mại lớn..., khách sạn của chị Ngọc đang được chào bán giá 75 tỉ đồng có thương lượng.

{keywords}
Nhiều khách sạn được rao bán công khai trong tháng 7.

PV liên hệ với số điện thoại chào bán, chị Ngọc cho biết, chị đầu tư vào khách sạn được hơn 3 năm. Trước khi xảy ra dịch bệnh (khoảng tháng 10/2019), doanh thu khách sạn mỗi tháng khoảng 300 triệu đồng. Ba tháng nay, dịch bệnh liên miên, gần như không có khách đến. Các phòng được đặt trước đó 3 tháng cũng đã bị hủy. Đầu tư lớn, dự liệu tình trạng này kéo dài, cộng với áp lực phải thanh toán tiền vay ngân hàng trả hàng tháng nên vợ chồng chị Ngọc quyết định bán thu hồi vốn trả nợ.

“Theo Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam, giá phòng khách sạn tại Hà Nội trung bình đạt 77 USD/phòng/đêm, tăng 1% theo quý nhưng giảm 9% theo năm.

Nguồn cung của thị trường vẫn ổn định theo quý với 10.120 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao.

Trong đó, khách sạn 5 sao chiếm tới 54% nguồn cung và đồng thời dẫn đầu với doanh thu phòng trung bình đạt 28 USD/phòng/đêm nhờ nhóm khách chính là khách công tác và khách lưu trú dài ngày.

Tới cuối Q2/2021, năm khách sạn 3 sao cung cấp 315 phòng đang tạm đóng cửa do Covid và để sửa chữa, ngoài ra 10 khách sạn 3-5 sao đã được chọn làm địa điểm cách ly.”

“Doanh thu lớn nhưng chi phí cũng lớn lắm. Hộ cá thể như chị lấy đâu ra tiền mặt mấy chục tỉ. Toàn tiền vay đầu tư. Kinh doanh suôn sẻ thì khoảng hơn chục năm trả hết vốn vay. Nhưng tình trạng như hiện nay chưa nói đến trả nợ ngân hàng, trả tiền chi phí phục vụ kinh doanh hàng tháng còn âm. Nên tìm cách để rút vốn sớm”, chị Ngọc giãi bày.

Cùng cảnh, anh Nguyễn Tuấn Đạt, chủ khách sạn 3 sao trên phố Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội than thở, anh đăng thông tin công khai rao bán được mấy tháng nay nhưng lượng người tìm hỏi mua không nhiều. Theo lý giải của ông chủ này, họ chỉ gọi hỏi với cách thăm dò, không mặn mà hỏi sâu để đi đến đàm phán.

“Khách sạn đẹp nguy nga đạt tiêu chuẩn 3 sao quốc tế với tổng diện tích sử dụng 1.760m2. Diện tích đất 176m2 x 9 tầng nổi một tầng hầm. Với 30 phòng khách sạn đẳng cấp, 4 phòng spa, 1 Bar nhà hàng. Giá tôi đang rao bán là gần 170 tỉ có thương lượng nhưng đến nay vẫn treo vậy”, vị này tâm sự.

Mới đây, Công ty Hương Việt, đơn vị đang sở hữu hai khách sạn và một nhà hàng cũng đã phải ký hợp đồng vay gần 772 triệu đồng trong gói 7.500 tỉ đồng của Chính phủ để trả lương cho người lao động trong 3 tháng vừa qua.

Ba trường hợp trên chỉ là hai trong số nhiều chủ khách sạn đang đau đầu vì nợ lần, phải rao bán "cần câu cơm" của mình để gỡ vốn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn Hà Nội ước khoảng 95%; 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động khiến 90% tổng số lao động du lịch mất việc.

Nhiều thương hiệu quốc tế "đổ bộ"

Theo bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, thời điểm này nhiều doanh nghiệp làm khách sạn dường như đã kiệt sức do khách hủy tour. Trong tình hình hiện nay, ngoài biện pháp cắt giảm nhân sự vận hành, nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh ngành nghề khác.

Một chuyên gia lữ hành xác nhận, việc khách sạn cầm cự, chịu lỗ hoặc chấp nhận rao bán cắt lỗ diễn ra khá nhiều trong thời gian gần đây.

Theo vị chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chi phí vận hành khách sạn và chi phí vay đầu tư quá lớn. Thời gian dịch bệnh kéo dài, các chủ khách sạn không còn sức gồng gánh dẫn đến phải bán với hy vọng thu hồi, bảo toàn vốn.

Tuy nhiên, "kẻ bán lại có người mua, sự thất bại của người này lại là cơ hội của người khác, do đó, nhìn chung thì thị trường này vẫn có cơ hội phục hồi sớm", vị chuyên gia chia sẻ.

Ở góc nhìn dài hạn, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cũng cho rằng: Việc triển khai vaccine sẽ giúp du lịch quốc tế mở cửa, thị trường khách sạn Hà Nội sẽ sớm quay trở lại.

Theo ông Matthew Powell, bên cạnh sự phục hồi của các khách sạn nội thì thị trường tiếp tục ghi nhận đầu tư từ các khách sạn quốc tế có thương hiệu như Eastin, Grand Mercure, Fairmont, Four Seasons, Lotte, Dusit và Wink.

Ông Matthew Powell cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm tới phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng và khách sạn chất lượng cao, đối với cả các dự án đang hoạt động hoặc đang trong quá trình phát triển. Sở dĩ có sóng đầu tư này vào thị trường là bởi các nhà đầu tư có cái nhìn dài hạn về tiềm năng phục hồi của thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam sau dịch, khi tình hình được kiểm soát và các hoạt động phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế được mở cửa trở lại.

(Theo Báo Giao Thông)

Khách sạn trăm tỷ được rao bán khắp nơi

Khách sạn trăm tỷ được rao bán khắp nơi

Nhiều chủ khách sạn tại Nha Trang, Hạ Long, TP.HCM... bất đắc dĩ phải rao bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng do không thể gồng gánh nợ sau 4 đợt bùng phát dịch Covid-19.

Những công việc làm ngoài giờ có mức thù lao cao

Thời gian làm việc đều linh hoạt, đặc biệt là được trả thù lao rất cao so với mặt bằng chung các công việc làm thêm.

Bạn đang muốn kiếm thêm tiền mà không thích từ bỏ công việc hiện tại? Vậy thì một công việc phụ phù hợp với đam mê, sở thích và khả năng của bạn chính là gợi ý rất tuyệt vời.

Sau đây là 7 công việc phụ bạn có thể làm thêm, thời gian làm việc đều khá linh hoạt, đặc biệt là được trả thù lao rất cao so với mặt bằng chung các công việc làm thêm.

1. Nhiếp ảnh gia đồ ăn

7 công việc làm ngoài giờ có mức thù lao cao “ngất ngưởng” lại dễ kiếm, dễ làm - Ảnh 1.

Các nhà hàng thường quảng cáo món ăn của họ trên tờ rơi và trang web. Điều đó đòi hỏi họ phải có những bức ảnh chụp đồ ăn thật đẹp.

Nếu bạn có sở thích chụp ảnh và đủ khả năng cho ra đời những bức ảnh món ăn hấp dẫn, vậy thì công việc chụp ảnh đồ ăn là một cách hoàn hảo để kiếm thêm tiền.

Đừng để chiếc máy ảnh nằm im lìm trong tủ và chỉ dùng đến nó khi bạn đi du lịch nữa, hãy xách máy ảnh lên và kiếm tiền thôi nào!

2. Người quản lý nội dung mạng xã hội

Hiện nay các mạng xã hội như Facebook, Instagram đóng vai trò rất quan trọng đối với công việc kinh doanh của các cá nhân, cửa hàng, doanh nghiệp.

Người quản lý nội dung MXH sẽ giúp quản lý và duy trì tài khoản MXH của cá nhân hoặc công ty, thực hiện việc tiếp cận, giao lưu với khách hàng và người theo dõi. Đồng thời họ cũng là người sáng tạo và quản lý tất cả những nội dung xuất bản trên tài khoản ấy, sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Đây là một công việc bán thời gian và làm việc từ xa, gần như không có yêu cầu gì về thời gian, địa điểm và bằng cấp, miễn là bạn có thể hoàn thành tốt công việc.

3. Làm kế toán ngoài giờ

7 công việc làm ngoài giờ có mức thù lao cao “ngất ngưởng” lại dễ kiếm, dễ làm - Ảnh 2.

Nếu hiện tại bạn đang là một nhân viên kế toán, kiểm toán hoặc có chuyên ngành về tài chính, hay đơn giản chỉ là bạn có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về kế toán tổng hợp, kế toán thuế - bạn hoàn toàn có thể làm kế toán ngoài giờ để tăng thu nhập.

Các công ty mới, doanh nghiệp nhỏ với quy mô không lớn, họ thường không có kế toán làm việc tại công ty bởi lượng hóa đơn đầu ra đầu vào còn ít. Tuyển một kế toán làm việc toàn thời gian là điều không cần thiết, vì vậy họ sẽ thuê kế toán làm thêm ngoài giờ hành chính.

Đây là một công việc hấp dẫn, thoải mái về thời gian mà thu nhập nhận được không hề nhỏ.

4. Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội

Người có ảnh hưởng trên MXH, nghe có vẻ cao xa nhưng thật ra lại không khó để làm được điều đó. Chỉ cần có khả năng về bất kỳ lĩnh vực nào đó, bạn hoàn toàn có thể khiến bản thân trở thành người nổi tiếng trong cộng đồng những người quan tâm và yêu thích lĩnh vực ấy.

Bạn thích và giỏi về trang điểm, bạn khéo tay trong đan lát, may vá, hay đơn giản chỉ là bạn nấu ăn ngon? Hãy chia sẻ những điều đó với mọi người qua MXH và bạn sẽ dễ dàng trở thành người có sức ảnh hưởng.

Khi đã có nhiều người theo dõi và ủng hộ thì các cơ hội kiếm tiền sẽ dễ dàng đến với bạn.

5. Giáo viên dạy yoga

Làm giáo viên dạy yoga là một công việc rất thư giãn và thú vị. Bạn có niềm đam mê với yoga và đã theo đuổi bộ môn này trong thời gian dài, có đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết chuyên môn? Vậy thì tại sao bạn không tranh thủ thời gian ngoài giờ để dạy cho những người khác? Có thể bạn sẽ cần một chứng chỉ để đứng lớp nhưng điều đó không quá khó khăn đúng không?

Với niềm đam mê và những kinh nghiệm sẵn có của mình trong bộ môn yoga, công việc dạy yoga này vừa mang lại cho bạn nguồn thu nhập đáng kể vừa khiến cuộc sống của bạn vui vẻ và có ý nghĩa hơn.

6. Phiên dịch viên

7 công việc làm ngoài giờ có mức thù lao cao “ngất ngưởng” lại dễ kiếm, dễ làm - Ảnh 3.

Nếu bạn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ nào đó, bên cạnh công việc chính thì hãy tận dụng khả năng của mình để kiếm thêm thu nhập. Công việc phiên dịch viên là một gợi ý tốt dành cho bạn.

Khác với biên dịch (dịch văn bản viết), phiên dịch viên là người dịch ngôn ngữ nói trực tiếp, bạn sẽ được trả thù lao khá cao cho công việc này. Bạn hoàn toàn có thể làm ngoài giờ, trở thành người phiên dịch cho các cuộc gặp gỡ của cá nhân hoặc các công ty với khách hàng.

Khi đã xây dựng được uy tín và danh tiếng cho bản thân, bạn sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy mà các cá nhân hoặc công ty, doanh nghiệp tìm đến khi cần người phiên dịch.

7. Người viết nội dung (Content writer)

Nhiệm vụ của bạn khi làm công việc này là viết các nội dung để thu hút khách hàng, cung cấp các giá trị cho họ, giúp khách hàng hiểu và có hứng thú về sản phẩm.

Đây là một trong những công việc bạn có thể làm ngoài giờ, thoải mái về thời gian, miễn là bạn hoàn thành tốt hợp đồng. Các công ty cũng không đặt nặng chuyên ngành hay bằng cấp, chỉ cần bạn có kỹ năng và kinh nghiệm, đủ sức sáng tạo thì sẽ luôn được trả thù lao hậu hĩnh.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)

Công thức tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm

Công thức tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm

Khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được tính tiền lương theo các công thức được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020.

Từ hôm nay, giá gas tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg

Từ hôm nay (1/8), giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg. Đây là tháng thứ 3 giá gas tăng liên tiếp với tổng mức tăng 56.000 đồng/bình 12kg.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh gas, từ ngày hôm nay (1/8), giá gas bán lẻ trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình loại 12kg.

Cụ thể, Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương thông báo: từ 1/8, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá gas Pacific Petro, City Petro, Vimexco Gas tăng 12.000 đồng/bình loại 12 kg và tăng 40.000 đồng/bình loại 45kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 440.000 đồng/bình 12kg và 1.648.500 đồng/bình 45kg.

{keywords}
Giá gas tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng thông báo giá bán PetroVIETNAM Gas cũng tăng 12.000 đồng bình 12kg và 45.000 đồng bình 45/kg, tương ứng mức tăng 1.000 đồng/kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 416.400 đồng/bình 12kg và 1.561.795 đồng/bình 45kg.

Đại diện Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết, từ 1/8, giá gas tăng 12.000 đồng bình 12kg, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 417.000 đồng/bình 12kg.

Lý giải nguyên nhân vì sao giá gas tháng 8 tăng mạnh, các đơn vị kinh doanh gas cho biết, giá giao dịch gas trên thị trường thế giới vào tháng 8 tăng mạnh, ở mức 657,5 USD/tấn, tăng 37,5 USD so với tháng 7. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ.

Trước đó, sau 2 tháng giảm mạnh, vào tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước đã quay đầu tăng giá với mức tăng là 14.000 đồng/bình 12kg. Và đến tháng 7/2021, giá gas tiếp tục tăng 30.000 đồng/bình 12kg nâng tổng mức tăng giá gas trong hai tháng liên tiếp lên 44.000 đồng/bình 12kg.

Như vậy, đây là tháng thứ 3 giá gas tăng liên tiếp với tổng mức tăng 56.000 đồng/bình 12kg. Còn tính từ đầu năm, đây là lần thứ 6 trong năm 2021, giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.

Anh Tuấn

Giá gas tăng mạnh, vượt 400 nghìn đồng/bình

Giá gas tăng mạnh, vượt 400 nghìn đồng/bình

Do giá gas thế giới tăng mạnh nên giá gas trong nước từ tháng 7 tiếp tục tăng 30.000 đồng/bình 12kg nâng tổng mức tăng giá gas trong 2 tháng liên tiếp lên 44.000 đồng/bình 12kg. Hiện giá gas bán lẻ trong nước đã vượt 400.000 đồng/bình 12 kg.

Samoa hủy dự án cảng do Trung Quốc tài trợ

Theo Reuters, tân Thủ tướng Fiame Naomi Mataafa tỏ ý cho thấy bà chỉ chấp thuận những đầu tư có lợi ích rõ ràng cho đất nước.

Thủ tướng mới của Samoa vừa xác nhận sẽ hủy bỏ một dự án cảng do Trung Quốc tài trợ. Quyết định hủy dự án được đưa ra trong bối cảnh Samoa - quốc đảo có khoảng 200.000 dân sống chủ yếu dựa vào du lịch, đánh bắt cá và trồng dừa - rơi vào thế khó do cuộc tranh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực ngày càng gia tăng.

{keywords}
Tân Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mataafa. Ảnh: AP

Trước đó, cựu lãnh đạo Samoa, Tuilaepa Sailele Malielegaoi, đã hứa xây một bến cảng với khoản hỗ trợ 100 triệu USD của Trung Quốc sau khi một dự án tương tự bị Ngân hàng Phát triển châu Á xem như không khả thi về mặt kinh tế.

Tuy nhiên, hồi tháng 5, bà Mataafa đã tuyên bố sẽ hủy bỏ dự án này, gọi đây là xa xỉ đối với một nước nhỏ vốn đã nợ Trung Quốc rất nhiều.

Cụ thể, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất ở Samoa. Hiện Samoa đang nợ Trung Quốc khoảng 160 triệu USD, chiếm khoảng 40% tổng nợ nước ngoài của đảo quốc này.

“Chúng tôi đã chỉ ra rằng đó (dự án cảng biển) không phải là ưu tiên đối với chúng tôi vào lúc này. Có những lĩnh vực khác mà chúng tôi quan tâm nhiều hơn”, bà Mataafa nói thêm.

Phản ứng với động thái của tân Thủ tướng Samoa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 30-7: “Trung Quốc luôn luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và tham khảo trên căn bản bình đẳng trong việc hợp tác với nước ngoài”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực với chính quyền mới của Samoa phù hợp với các nguyên tắc trên để mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước” – tuyên bố cho biết thêm.

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính)

Doanh nghiệp Trung Quốc ráo riết gom đất khắp thế giới

Doanh nghiệp Trung Quốc ráo riết gom đất khắp thế giới

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua gần 6,5 triệu ha đất trong hơn 10 năm qua.

Thiên Sơn tuyết liên - loài hoa được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt săn lùng

Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thế giới tự nhiên do bị khai thác quá mức làm thuốc cổ truyền.

Thiên Sơn tuyết liên (hoa sen tuyết của Thiên Sơn) là loài hoa trước đây xuất hiện trong các bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp của Trung Quốc với công dụng cải lão hoàn đồng, tăng công lực, chữa vết thương… Những tưởng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người nhưng loài hoa này thực sự tồn tại trong giới tự nhiên.

Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 1.

Từ thời nhà Thanh, một học giả Trung Hoa đã xác nhận phát hiện ra loài hoa này. Năm 2018, loài hoa này mới được ghi nhận ở đỉnh Thiên Sơn. Đến năm 2020, loài hoa tiên hiệp này được ghi nhận có ở Dzungarian Gobi, núi Baitag Bogd, Mông Cổ - cách điểm phát hiện đầu tiên 250km. Trước đó, người Tân Cương đã truyền nhau nhiều đời về kết tinh của Thiên Sơn tuyết liên, dù chưa xác nhận khoa học loài hoa này có sinh trưởng tại đây.

Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 2.

Như tên gọi, Thiên Sơn tuyết liên là một loài hoa “ma thuật” của tạo hoá: chúng có thể nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa trong thời tiết lạnh lẽo giữa khe núi cao hàng nghìn mét so với mực nước biển. Loài hoa này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài dược bảo), thuộc dòng rất hiếm, chỉ sinh trưởng ở độ cao trên 2.500m so với mực nước biển, giới hạn ghi nhận vào năm 2018 là 4.000m.

Thiên Sơn tuyết liên chỉ mọc ở những khe núi đá. Từ mảnh đất cằn cỗi, ít ỏi, địa hình hiểm trở, cheo lẹo, mọc ra một đoá hoa trắng yêu kiều, bung xoè như bông sen giữa tuyết trắng. Người đời ví rằng, sở dĩ Thiên Sơn tuyết liên có hình dáng như vậy là nhờ kết tinh từ gió, mây và tuyết.

Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 3.

Đặc điểm độc đáo của Thiên Sơn tuyết liên hiếm loài nào có được là khoảng thời gian từ khi nảy mầm tới lúc nở hoa mất tới 5 - 7 năm, tuy nhiên toàn bộ quá trình sinh trưởng thực tế của nó chỉ trong khoảng 8 tháng. Hạt tuyết liên nảy mầm ở 0 độ C, tăng trưởng trong vùng 3 - 5 độ C và chịu được hạn mức lạnh -21 độ C. Ngoài ra, chỉ 5% số hạt Thiên Sơn tuyết liên nảy mầm thành công.

Riêng quá trình phát triển của Thiên Sơn tuyết liên cũng đã có thể coi là một điều kỳ diệu của “mẹ thiên nhiên". Nhờ quá trình này mà loài hoa sở hữu nhiều dược tính cao cường, giới y học mệnh danh tuyết liên là tiên dược. Theo đó, một số công dụng nổi bật có thể kể đến như: giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh phổi, đau nhức cơ thể, các bệnh phong thấp - thận hư, bồi bổ sinh lực nam giới, thống kinh nữ giới… Loài hoa này có tính nhiệt cao, tương truyền sau khi ăn vào, người ta có thể cởi trần đi trong tuyết mà không cảm lạnh.

Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 4.
Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 5.

Tại Việt Nam, Thiên Sơn tuyết liên cũng là thực phẩm quý hiếm được giới nhà giàu săn lùng để bồi bổ sức khoẻ hoặc đem biếu tặng, giá thị trường khoảng 5 triệu/bông, hoặc 80 - 100 triệu/kg.

Tuy nhiên điều đáng buồn là tuyết liên đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp (theo IUCN từ năm 2020), đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức làm thuốc cổ truyền.

Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 6.
Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 7.
Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 8.
Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng - Ảnh 9.

Những hình ảnh mới nhất về Thiên Sơn tuyết liên được một nhà thực vật học chia sẻ vào ngày 24/7/2021 vừa qua trong chuyến khảo sát Thiên Sơn.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Hội chị em săn tuyết liên hoa được đồn thổi là thần dược cho nhan sắc

Hội chị em săn tuyết liên hoa được đồn thổi là thần dược cho nhan sắc

Có giá khá đắt đỏ, từ 2,5 triệu đến 5 triệu đồng/bông hoa khô nặng vài chục gram, tuyết liên hoa (hoa sen trên núi tuyết) đang là sản phẩm được chị em tìm mua để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

Tủ đông, tủ lạnh đắt khách

Các hệ thống siêu thị điện máy vẫn nhận đơn đặt hàng online song không phải đơn nào cũng có thể xử lý, giao hàng sớm.

Trước đây, mặt hàng tủ đông chủ yếu phục vụ khách là nhà hàng, khách sạn, quán ăn nhưng lại trở thành thiết bị cần thiết để trữ đồ ăn cho hộ gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội. Tương tự, tủ lạnh "side by side", tủ mát… trước đây cũng "kén" người mua song nay lại là thời điểm hợp lý để xả hàng tồn.

Nhu cầu trữ đồ ăn tăng cao

Chị Hoàng Hải Anh (ngụ quận 2, TP HCM) vừa kịp mua một chiếc tủ đông để tích trữ đồ ăn phục vụ gia đình gồm 6 người trong giai đoạn TP thực hiện Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19. "Tôi đặt mua online trên một hệ thống siêu thị điện máy và được giao khá nhanh, có nhiều ưu đãi" - chị Hải Anh cho hay.

Hiện tại trang web của các siêu thị, trung tâm điện máy đều đăng tải nhiều chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng. Trong đó, khách đặt hàng online và thanh toán online được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với hình thức mua tại trực tiếp. Chẳng hạn, siêu thị điện máy Chợ Lớn giảm giá nhiều mặt hàng đến 50%, tặng thêm voucher mua sắm trị giá lên đến 7,7 triệu đồng. Điện máy Xanh giảm giá 27% cho hàng điện máy, hàng gia dụng giảm 47%. Thiên Hòa giảm giá tủ đông, tủ mát đến 44%. Nguyễn Kim giảm giá hầu hết các mặt hàng đến 49%.

Riêng với mặt hàng tủ lạnh "side by side" (từ 400 lít trở lên), tủ đông, tủ mát…, các hệ thống bán lẻ "ưu ái" giảm giá nhiều nhất có thể và chăm sóc khách hàng rất tận tình. Đặc biệt, nhiều loại tủ đông có giá bán chỉ còn hơn 3 triệu đồng/chiếc, miễn phí vận chuyển, thời gian bảo hành dài.

Các hệ thống siêu thị điện máy thừa nhận một tháng trở lại đây, sức mua các sản phẩm tủ lạnh, tủ đông tăng khá mạnh. Chẳng hạn, siêu thị điện máy Chợ Lớn ghi nhận sản phẩm tủ lạnh từ 400 lít trở lên và tủ đông từ 250-400 lít bán chạy nhất trong thời gian gần đây. Khách mua tủ lạnh loại lớn tăng 30%-50% và sức tiêu thụ tủ đông tăng gấp 3 lần so với hồi đầu năm. "Tủ lạnh "side by side", tủ đông, tủ mát trước đây "kén" người mua nên nguồn hàng tồn kho rất lớn. Dịch bệnh khiến người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn ở các nhóm khác như tivi, máy lạnh, đồ điện gia dụng… cũng trở thành vấn đề nan giải với nhà bán lẻ. Đây là thời điểm phù hợp để đẩy hàng tồn trong nhóm tủ đông, tủ lạnh và kích thích mua sắm ở những nhóm khác nên chúng tôi giảm giá nhiều nhất có thể" - đại diện một hệ thống siêu thị điện máy cho hay.

Tủ đông, tủ lạnh đắt khách nhưng... khó bán - Ảnh 1.

Nhiều cửa hàng điện máy trên cả nước đã đóng cửa, việc giao nhận cũng khó hơn trước

Giao hàng khó khăn

Trong khi các chuỗi bán lẻ vẫn duy trì được sức mua và vận chuyển tại một số địa phương chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thì tại TP HCM, hoạt động này có phần khó khăn hơn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một số trung tâm, siêu thị điện máy tại TP HCM đã tạm ngưng giao hàng cho khách. Bà Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Tổng Giám đốc điều hành Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, xác nhận tuy đã tạm ngưng giao hàng cho khách nhưng hệ thống bán hàng online của trung tâm vẫn hoạt động để tiếp nhận đơn hàng mới. Tuy nhiên, khi xác nhận đơn hàng, bên bán sẽ thông báo rõ với khách về việc sẽ giao hàng chậm do phải thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh của TP.

Một số siêu thị, trung tâm điện máy khác tại TP HCM cũng cho biết vẫn tiếp tục nhận đặt đơn mua hàng online từ khách hàng. Sau đó, trung tâm, siêu thị điện máy tiếp nhận đơn hàng và phân loại theo khu vực để trả lời khách về việc địa bàn của khách có thể giao hàng được hay không. Nếu khách ở khu vực thuận lợi, siêu thị hoặc cửa hàng điện máy vẫn sẽ chốt đơn và giao hàng cho khách.

Đại diện một siêu thị tại TP HCM cho hay hiện tại, ở các điểm bán lẻ, hoạt động đóng gói, giao hàng đã tạm dừng. Tuy nhiên, siêu thị vẫn có thể giao một số món hàng có sẵn tại các kho chứa. "Chúng tôi hiện có gần 10 kho hàng tại TP HCM. Nếu khách đặt mua hàng online ở ngay quận, huyện có kho hàng thì sẽ được chốt đơn hàng và tiến hành giao ngay, còn với các đơn từ quận khác thì chúng tôi buộc phải tạm từ chối hoặc giao sau" - đại diện siêu thị xác nhận.

Nhiều nhà bán lẻ điện máy khu vực phía Nam cũng thông báo rõ với khách về việc đơn hàng online chưa thể giao nhận ngay sau khi đặt mua, bên bán sẽ giao sau khi hết thời gian giãn cách hoặc khi địa phương cho phép vận chuyển hàng hóa trở lại. 

Trông chờ vào bán hàng online

Tại các cửa hàng, siêu thị điện máy ở các địa phương trên cả nước, sức mua giảm sút đáng kể do làn sóng dịch bệnh bắt đầu lây lan rộng. Các hệ thống xác định bán hàng online là giải pháp "cứu vãn" duy nhất hiện nay.

Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện chuỗi CellphoneS, cho biết tại hầu hết các shop của hệ thống trên địa bàn cả nước, gần như 100% doanh số hiện nay đều đến từ kênh online. Riêng ở khu vực phía Bắc, vẫn còn một số địa phương cho phép bán hàng trực tiếp song doanh số cũng giảm mạnh tới hơn 30% và chủ yếu vẫn phải trông chờ vào kênh online.

Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc trải nghiệm khách hàng và marketing FPT Retail, thông tin doanh số bán hàng online của doanh nghiệp tăng 15%-20% so với hồi đầu năm. Mặt hàng được chọn mua nhiều chủ yếu là laptop, các phụ kiện phục vụ học tập và làm việc tại nhà.

Tại Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, bà Nguyễn Trần Thảo Nguyên nhận định mua sắm online đang là xu hướng. Do đó, doanh nghiệp đã đầu tư cho mảng online từ 3 năm trước nên khi dịch Covid-19 xảy ra, hệ thống đã vận hành quen, phục vụ được lượng khách hàng mua sắm online hiện tăng mạnh đến 300% so với cuối năm ngoái.

(Theo Người Lao Động)

Tủ lạnh 'khử mùi, diệt 99% vi khuẩn' chỉ là 'chiêu' bán hàng

Tủ lạnh 'khử mùi, diệt 99% vi khuẩn' chỉ là 'chiêu' bán hàng

Nhiều nhà sản xuất, kinh doanh hàng điện lạnh rầm rộ quảng cáo các dòng tủ lạnh có khả năng khử mùi, diệt khuẩn, đạt hiệu quả đến 99%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ, điện lạnh, tính năng này phi thực tế, thiếu cơ sở chứng minh.

Nhưng sai lầm khi tiết kiệm tiền

Nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền hãy suy nghĩ kỹ trước khi định thử bất kỳ phương pháp nào trong số này.

Đặt toàn bộ tiền tiết kiệm vào một chỗ

Khi đặt tất cả tiền tiết kiệm vào một tài khoản, có một điều thú vị khi bạn quan sát nó tăng trưởng. Tuy nhiên trong thực tế, việc đưa tất cả tiền tiết kiệm của bạn trong một tài khoản dễ mang lại cho bạn suy nghĩ bạn có sẵn nhiều tiền để mua thêm nhiều thứ hơn là thực sự cần.

Thay vào đó, hãy nghĩ tới những phương thức tiết kiệm khác nhau, chia thành các tài khoản riêng biệt cho quỹ khẩn cấp, khoản chiết khấu khi mua nhà hay xe mới, tiết kiệm du lịch, tiết kiệm cho những thiết bị mới. Bằng cách này, bạn có thể ưu tiên đâu là nơi bạn sẽ chi tiền và quan sát mỗi tài khoản tăng trưởng một cách riêng biệt. Điều đó không có nghĩa là bạn nên tạo nên 40 tài khoản khác nhau cho những thứ khác nhau. Cụ thể hóa không có nghĩa là tạo ra quá nhiều tài khoản linh tinh khiến bạn đau đầu quản lý.

7 sai lam tai hai khi tiet kiem tien ma nhieu nguoi van dang lam theo

Đi một chiếc xe quá lâu

Phương tiện đi lại thương là một khoản đầu tư lớn, vì vậy việc giữ gìn để xe có thể đi được lâu hơn là điều nên làm. Tuy nhiên, khi xe của bạn dành nhiều thời gian ở tiệm sửa xe hơn là đi trên đường, đã đến lúc bạn đổi xe mới.

Ăn đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh thường có giá rẻ hơn so với các món ăn đầy đủ dinh dưỡng song lâu dài chúng có thể khiến sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng theo hướng tốn kém để điều trị. Một chế độ ăn uống chất lượng kém, quá nhiều dầu mỡ và tinh bột mang nguy cơ cao mắc các vấn đề về tiêu hóa, bệnh tim và đột quỵ, tiểu đường loại 2, ung thư, béo phì...

Không đến nha sĩ

Bỏ qua việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần là một trong những cách tiết kiệm mà bạn không nên thử. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng không được kiểm soát, đòi hỏi bạn phải tốn kém nhiều tiền hơn để xử lý các vấn đề về răng sau đó.

Tiết kiệm tiền mặt càng nhiều tiền càng tốt

Bạn có cảm giác quan trọng là phải có càng nhiều tiền mặt càng tốt? Bạn không phải người duy nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền mặt, bạn sẽ không thể tận dụng lợi thế từ lãi suất gộp đến các hình thức như CD, trái phiếu, tài khoản tiết kiệm hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà bạn thích.

Thay vào đó, giữ một số tiền mặt đủ an toàn, nhưng đa dạng hóa thêm các hình thức tiết kiệm khác.

Không theo dõi những rò rỉ tiền bạc

Một khi bạn cảm thấy thoải mái với việc có bao nhiêu tiền mặt trong tay và cách chúng ra đi, chúng ta sẽ thường cảm thấy tốt hơn về việc chi tiêu. Đó có thể là cho lũ trẻ 20 USD để mua vé xem phim, mua vài đồ uống ở cửa hàng tiện lợi, ủng hộ quỹ từ thiện, đó là những điều tốt đẹp. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu bạn đột nhiên không hiểu tiền đi đâu hết.

Hãy bắt đầu giữ một cuốn sổ nhỏ trong túi hoặc trong xe của bạn. Hoặc nếu bạn có một smartphone, hãy tạo ra một ghi chú và sử dụng. Hãy tập viết ra tất cả mọi thứ bạn chi tiêu, bao gồm cả những thứ nhỏ nhất như tiền phạt trả sách muộn tại thư viện, xăng xe di chuyển. Việc theo dõi sẽ chỉ ra đâu là nguồn chi quan trọng nhất của bạn và dành ngân sách cho nó cụ thể hơn.

Mua thứ gì đó chỉ vì nó đang được giảm giá

Tìm kiếm một món hời cho sản phẩm mà bạn thực sự cần là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên nếu bạn mua thứ gì đó chỉ vì nó được giảm giá, điều đó có nghĩa là bạn đang tiêu số tiền mà bạn không thực sự cần thiết. Trước khi bạn thực hiện bất cứ giao dịch nào với sản phẩm được giảm giá, hãy dành thời gian để suy nghĩ xem bạn có thực sự cần nó hay chỉ là do sự bốc đồng.

(Theo Khỏe và Đẹp)

Gửi tiết kiệm thời kinh tế khó khăn, nhất định phải nhớ 5 điểm để đảm bảo an toàn, nhận tối đa lợi nhuận

Gửi tiết kiệm thời kinh tế khó khăn, nhất định phải nhớ 5 điểm để đảm bảo an toàn, nhận tối đa lợi nhuận

Trong tình hình hiện tại, khi muốn mở sổ tiết kiệm để tích lũy cho tương lai, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và nắm những thông tin cơ bản.

Có nên áp giá sàn vé máy bay?

Chuyên gia cho rằng, áp giá trần và sàn cho vé máy bay là hình thức quản lý kinh tế cứng nhắc, phi kinh tế thị trường và triệt tiêu sự cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng bay.

Tại buổi làm việc với Cục Hàng không vào đầu tháng 4/2021, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines-VNA) lại một lần nữa đề xuất cho áp dụng giá sàn vé máy bay. Đáng nói vào năm 2017 cũng chính VNA đã đề xuất và đã vấp phải sự phản đối.

{keywords}
Máy bay các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài.

Từ đề nghị của VNA, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đang “nghiên cứu, xem xét” và yêu cầu các hãng hàng không báo cáo, giải trình về việc thực hiện Luật Cạnh tranh và Luật giá.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc áp giá sàn vé máy bay là trái luật, triệt tiêu động lực cạnh tranh phát triển của các hãng hàng không, tước bớt quyền lựa chọn của khách hàng và cản trở phục hồi nền kinh tế.

Hàng không như khách sạn, chọn loại nào là quyền của khách

Dịch COVID-19 bùng phát, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, gần 100% máy bay của các hãng đang phải “trùm mền” nằm sân. Nhiều khách cho biết kể cả hãng hàng không bán vé 0 đồng họ cũng không bay chứ chưa nói gì đến giá sàn, tức là phải mua vé với mức bằng hoặc cao hơn giá thành của các hãng hàng không.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng đề xuất áp giá sàn của Vietnam Airlines là tước đi cơ hội mua giá rẻ của người tiêu dùng.

“Việc áp dụng mức giá sàn là tước đi cơ hội tiếp cận giá rẻ của người tiêu dùng mà hiện nay họ đang được hưởng, nhờ giải pháp kích cầu của doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thu nhập thấp, nhờ giá vé rẻ mà tiếp cận được dịch vụ hàng không, giúp họ đi lại nhanh chóng, thuận tiện, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp”, ông Hùng phân tích.

{keywords}
Các hãng hàng không cạnh tranh bằng giá vé, điều này có lợi cho hành khách.

Theo ông Hùng, quyền lựa chọn là một trong 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, ở góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội không đồng tình với đề xuất áp giá sàn vé máy bay của VNA.

Theo các chuyên gia, ngành hàng không Việt Nam hiện có 6 hãng chở khách với những phân khúc khách hàng khác nhau, bảo đảm tính cạnh tranh của thị trường, không có hãng độc quyền. Hàng không cũng giống như khách sạn, có nhiều loại, kể cả 3, 4, 5 sao. Việc chọn khách sạn mấy sao, ở khách sạn nào với giá bao nhiêu là quyền của người tiêu dùng. Không thể áp giá sàn hoặc khung giá đối với phòng nghỉ khách sạn hay vé bay hàng không. 

Ông Trần Văn Đại, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Đại Việt cho rằng, việc áp giá sàn vé máy bay là phi thị trường. Việc áp mức giá sàn sẽ khiến chi phí vé máy bay tăng lên, từ đó đẩy giá thành tour tăng theo.

"Thực tế, mỗi hãng có phân khúc khách hàng, thị phần nhất định như dòng khách bình dân, trung cấp hoặc cao cấp. Các hãng có thể cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ ưu tiên… thay vì đề xuất áp giá sàn vé máy bay để tạo lợi thế nghiêng về một vài hãng nhất định, ảnh hưởng đến quyền lợi và thiệt thòi cho khách hàng", ông Đại nói.

Trái Luật giá

Đồng quan điểm với việc áp giá sàn sẽ tước đi cơ hội giá rẻ của người tiêu dùng, TS Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho rằng: Đề xuất áp giá sàn là quyền của VNA nhưng Nhà nước không việc gì phải can thiệp vào giá vé máy bay.

{keywords}
Thời gian qua, hàng không tư nhân đang tạo ra cạnh tranh bình đẳng, người dân hưởng lợi.

Theo ông Thỏa, chưa có dấu hiệu cho thấy có chuyện cạnh tranh về giá để triệt hạ đối thủ. Đối với những chương trình khuyến mại giá 0 đồng, TS Thỏa cho rằng hãng tung ra chương trình này mà vẫn sống được là nhờ nghệ thuật phân hoá giá.

“Người ta có thể bán 0 đồng hay nhiều đồng, căn cứ vào nhu cầu, mùa vụ đi lại, ví dụ như ngày cao điểm, giờ cao điểm, mùa hè, mùa du lịch thì các hãng thường bán giá khá cao... Ngược lại, mùa thấp điểm, mùa dịch, giờ thấp điểm…cần kích cầu đi lại thì các hãng bán giá thấp. Từ đó hãng phân hoá giá để tổng giá cuối cùng vẫn có lãi, đảm bảo bù đắp được chi phí”, TS Thỏa nói.

Theo ông Thỏa, mỗi hãng cũng có mô hình, phương thức kinh doanh khác nhau. Có hãng lấy chất lượng phục vụ để cộng vào giá; có hãng lấy doanh thu, lợi nhuận từ các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ “ăn theo” vận chuyển khách để bù cho khoản giảm giá vé; có hãng lấy doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ đầu vào cho hàng không để bù vào giá vé…Vì thế, theo TS Thỏa, khi kiểm soát giá vé cần phải tính đầy đủ và khoa học các yếu tố hình thành, các yếu tố bù trừ giá vé và đặc trưng mang tính mùa vụ, thời điểm của thị trường. Đồng thời, không can thiệp vào quyền quyết định về giá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

{keywords}
Mức giá sàn vé máy bay do Vietnam Airlines đề xuất.

Hơn nữa, theo Luật Giá năm 2012, giá vé máy bay không nằm trong danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Giá, “Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, nếu áp dụng giá sàn vé bay thì đây là hành vi trái với Luật Giá và đi ngược với chính sách, môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng mà Chính phủ đã nỗ lực gây dựng, thực hiện trong 10 năm qua.

Cùng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng không đồng tình với đề xuất áp sàn giá vé máy bay.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng các hãng hàng không giá rẻ cũng như các hãng hàng không khác đã cạnh tranh một cách lành mạnh và phát triển rất nhanh.

"Hãy để cho các hãng hàng không cạnh tranh với nhau. Từ đó, các hãng sẽ áp dụng công nghệ và quản lý một cách hợp lý nhất, cạnh tranh thực chất trong việc cải tiến chất lượng, lúc bấy giờ người tiêu dùng sẽ được lợi so với việc áp giá sàn", TS Doanh nói.

Theo ông Doanh, hãy để cho họ cạnh tranh, cơ quan quản lý chỉ nên giám sát chất lượng một cách tốt nhất.

"Trong trường hợp nếu áp giá sàn thì nhiều doanh nghiệp sẽ chây ì, lợi dụng vào đó mà không chịu đổi mới. Tôi cho rằng cần phải tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường", TS Doanh khẳng định.

Có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh

Khi kiến nghị áp giá sàn lên Bộ GTVT và Chính phủ, VNA viện lý do hãng đang lỗ lớn vì đại dịch COVID-19, nếu các hãng tiếp tục bán vé giá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến VNA và ngành hàng không, dẫn đến hãng hàng không Việt yếu đi khi mở bay quốc tế cạnh tranh với hãng nước ngoài.

{keywords}
Nên tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, để người tiêu dùng được lợi.

Tuy nhiên, “các hãng khác cũng bị ảnh hưởng lớn vì đại dịch, tại sao họ lại không đề xuất áp giá sàn như VNA?”, TS Thỏa đặt vấn đề.

Tại Điều 6 khoản 2 và 3 của Luật Cạnh tranh nêu rõ: “Chính sách của nhà nước về cạnh tranh là thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, TS Thỏa lấy dẫn chứng.

Nếu áp giá sàn đồng loạt là triệt tiêu tự do cạnh tranh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chủ trương kích cầu ngành du lịch (chiếm 12% GDP) và quá trình phục hồi của nền kinh tế.

Còn nói như TS Nguyễn Mạnh Hùng thì, đề xuất giá sàn của VNA không xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

“VNA không thể tri ân người dân, khách hàng bằng cách đề nghị nâng giá vé của toàn ngành hàng không. Trong khi các hãng khác không được hỗ trợ khoản vay này vẫn tiếp tục giảm giá, kích cầu và không đề nghị áp giá sàn”, ông Hùng nói.

Tại Điều 5, Luật Hàng không quy định nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng: Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng. 

Mặt khác, hiện nay cả nước có 6 hãng bay chở khách, riêng VNA Group có tới 3 hãng. Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh quy định: "Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể".

Vì thế, cùng với việc được tạo lợi thế cạnh tranh kể trên, chuyên gia cho rằng thay vì "nghiên cứu" giá sàn hay khung giá vé bay, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh của chính VNA.

Những năm gần đây, sự tham gia của các hãng hàng không với giá vé cạnh tranh mang lại nhiều cơ hội đi máy bay cho hành khách. Nhiều chương trình khuyến mãi giá rẻ được tung ra, đặc biệt là từ năm 2020 lại đây, cuộc đua giảm giá đã khiến giá vé máy bay nhiều lần chạm đáy, người được hưởng lợi đầu tiên là hành khách. Nếu thực hiện áp giá sàn, cơ hội cạnh tranh giảm giá của các hãng bay nội địa sẽ bị triệt tiêu, người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi.

Do đó, nên tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

(Theo VOV)

Giá vé máy bay nội địa về mức sàn 1 triệu đồng từ đầu tháng 9

Giá vé máy bay nội địa về mức sàn 1 triệu đồng từ đầu tháng 9

Giá vé rẻ nhất trên các đường bay nội địa trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 hiện ở mức 1,3-1,5 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí.

Đi chợ hộ, nấu ăn chung tiết kiệm mùa dịch

Công việc của chị Trịnh Thị Tuyền là nấu ăn cho công ty nên chị biết nấu khá nhiều món và thích vào bếp. Bởi thế, tranh thủ những hôm đi mua thực phẩm cho công ty, chị Tuyền thường mua thêm cho gia đình và hàng xóm.

Hà Nội những ngày giãn cách xã hội. Dù ngõ nhỏ, vắng lặng ít bóng người qua lại, nhưng tình hàng xóm ngõ 2, Hà Trì 1 (Hà Đông, Hà Nội) vẫn ấm áp khi mọi người đi chợ hộ nhau cho tiết kiệm thời gian, mỗi nhà tự làm món ăn, đến bữa lại thi món ngon, món đẹp qua nhóm chát.

Chị Trịnh Thị Tuyền cho biết, tranh thủ những hôm phải đi mua thực phẩm cho công ty, chị thường mua thêm thực phẩm cho gia đình và hàng xóm.

“Một công đôi việc, vài hôm đi chợ mua đồ ăn cho công ty một lần nên mua luôn hộ hàng xóm. Mua về, rau củ tôi cứ thế nhặt ra, sau đó chia thành các túi và gửi đến cửa từng nhà treo ở cửa. Sau đó, nhắn tin hay gọi nhau ra cổng mà lấy. Lúc thì cho, lúc thì mua hộ, hết bao tiền mọi người cứ thế chia ra nên ai cũng thoải mái. Như thế vừa phòng dịch, lại vừa tiết kiệm do mua nhiều một lúc”, chị Tuyền nói.

{keywords}
Thực phẩm chị Tuyền đi chợ hộ giúp cả ngõ, nhìn không khác gì một quầy bán rau nhỏ

Lúc bình thường, tranh thủ hai ngày cuối tuần được nghỉ làm, chị thường mua nhiều thực phẩm để chế biến vài món ngon. Nấu xong, chị lại mang chia hộp, gửi mỗi nhà hàng xóm một phần.

“Trước đây, dịp cuối tuần, nhà mình và 2-3 nhà hàng xóm, có khi 5-6 hộ khác thường rủ nhau trên nhóm chát nấu ăn. Mỗi nhà làm một món khác nhau. Chẳng hạn, nhà mình làm nem hải sản thì nhà kia làm thịt nướng, nhà khác làm bún riêu cua, bún ốc,... để ăn”, chị kể. 

Tuy nhiên, kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các gia đình ở ngõ không được gặp nhau, nhà nào đóng cửa nhà nấy. Việc đi chợ còn có thế giúp nhau nhưng việc nấu ăn chung thì dừng hẳn. 

“Tuy không gặp mặt nhau trực tiếp được nhưng ngày nào, các hộ cũng hỏi thăm tình hình nhau qua Zalo, Facebook. Đặc biệt thường tư vấn nhau cách mua được hàng tươi ngon, chế biến món ăn đơn giản mà đủ chất, nhắc nhau các phương pháp ăn uống, tập luyện để giữ sức khoẻ phòng dịch”, chị Tuyền kể.

{keywords}
Mâm cơm mùa dịch vẫn đầy đủ chất, lại tiết kiệm và ấm áp tình làng nghĩa xóm

Giống như chị Tuyền, nhà anh Tâm - Phương ở ngõ 2, Hà Trì 1 cũng hay gọi mọi người chung mua thực phẩm tiết kiệm tiền bạc, thời gian và hạn chế ra chợ.

Thời bình thường, chúng tôi bỏ tiền mua chung thực phẩm, sau chia mỗi nhà chế biến một công đoạn hay một món ăn. Từ hôm giãn cách xã hội, vẫn giữ tinh thần chia sẻ nhưng phải thay đổi cách làm để chống dịch. Các bà nội trợ thường thống nhất và tư vấn cách làm các món để gia đình ăn uống tiết kiệm và đủ sức khi dịch còn kéo dài. Còn việc nấu ăn chung chấm dứt, chỉ tự làm trong nhà, không tụ tập chế biến, nấu nướng và ăn chung... đến giờ chỉ khoe nhau như hội thi 'nữ công gia chánh' trên nhóm.

Đáng mừng là, dịp giãn cách ở nhà, các bà nội trợ lại có cơ hội truyền dạy hay cùng con gái học và thử các món mới trên mang. Các cháu rất hào hứng, làm ngon đẹp để còn gửi lên nhóm.

{keywords}
Có ốc hay cua
{keywords}
...thành nồi bún riêu truyền thống
{keywords}
Được khoe hay chia sẻ lên nhóm mỗi khi đến bữa.
{keywords}
Một số món có tính chất tích trữ, tiện dùng dần như vại cà muối
{keywords}
...hay muối vừng có thể làm thêm để chia cho hàng xóm khi cần.
{keywords}
Cuối tuần mỗi nhà 1 món
{keywords}
Không được ăn chung nhưng vẫn chia sẻ niềm vui
{keywords}
Làm muối vừng đóng gói, chia gửi cho mỗi nhà.
{keywords}
Món quê kết nối tình thân qua đợt đại dịch

Thảo Nguyên

Con đường thành người giàu nhất Hàn Quốc của ông chủ Kakao

Câu chuyện của Brian Kim cho thấy những tỷ phú tự thân đang từng bước vượt mặt người thừa kế của các tập đoàn khổng lồ.

Tài sản của Brian Kim, người sáng lập nên tập đoàn truyền thông Kakao, đã tăng thêm 6 tỷ USD trong năm nay và đạt mức 13,5 tỷ USD. Điều này đã giúp ông soán ngôi "thái tử Samsung" Lee Jae-yong trên bảng xếp hạng người giàu nhất Hàn Quốc.

Theo Korea Times, công việc đầu tiên của ông Kim sau khi tốt nghiệp đại học là một nhân viên IT tại công ty dịch vụ Samsung SDS. Tại đây, ông từng làm việc cùng Lee Hae-jin. Ông Lee là nhà sáng lập Naver, cũng là một startup công nghệ nổi tiếng khác của Hàn Quốc. Brian Kim sáng lập Kakao vào năm 2006.

Ong chu Kakao la nguoi giau nhat HQ anh 1

Chân dung ông Brian Kim, cha đẻ của KakaoTalk. Ảnh: Kakao.

Tỷ phú có xuất thân khiêm tốn

Kim Beom-su, 55 tuổi, lớn lên trong một gia đình không khá giả. Ông đã từng phải ở chung phòng với 7 thành viên trong gia đình. Cha mẹ ông đều không học quá tiểu học.

Kim cũng là người đầu tiên trong nhà theo học ngôi trường Đại học Quốc gia Seoul danh giá. Để trang trải mức học phí đắt đỏ của đại học, ông đã phải đi dạy thêm để giúp gia đình.

Sau khi rời công việc IT tại Samsung, ông mở một quán cà phê Internet nhỏ và bắt đầu phát triển nền tảng trò chơi casino trực tuyến có tên là Hangame. Đây là cổng trò chơi trực tuyến đầu tiên của Hàn Quốc, sau này được sáp nhập với Naver trở thành NHN.

Ong chu Kakao la nguoi giau nhat HQ anh 2

Brian Kim cho biết niềm đam mê game thời trẻ là yếu tố quan trọng giúp ông có được thành công. Ảnh: Kakao.

Bản thân ông Kim cũng là một người rất mê game, đặc biệt là trò chơi Diablo của nhà sản xuất Blizzard. Trong bài phỏng vấn với Financial Times năm 2015, ông từng đùa rằng cuộc đời có thể đã khác nhiều nếu ông không được chơi game khi đang trưởng thành.

"Khi lên mạng, bạn sẽ được trải nghiệm những thức rất khác biệt so với đời thực. Khi bảo vệ thành và chiến đấu với kẻ thù, bạn sẽ học được những kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách tạo nên những chiến lược sáng tạo và phối hợp với đồng đội", ông Kim kể lại.

Năm 2007, Kim đang ở Mỹ để phát triển thị trường game cho NHN. Đó cũng là năm iPhone được giới thiệu. Ông ngay lập tức nhận ra tiềm năng của chiếc điện thoại này, và cùng đồng nghiệp tập trung phát triển ứng dụng cho iPhone. Đó là thời điểm 2 năm trước khi iPhone chính thức được phân phối tại Hàn Quốc.

Tới năm 2010, công ty của ông ra mắt ứng dụng chat KakaoTalk. Đến nay, cứ 4 người Hàn Quốc thì 3 người dùng các dịch vụ của Kakao.

Sau khi sáng lập Kakao, Kim buộc các nhân viên của mình gọi ông bằng tên tiếng Anh Brian. Mọi nhân viên đều sử dụng tên tiếng Anh ở công ty. Ông cho rằng đây là cách để vượt qua cấu trúc cấp bậc khắt khe của Hàn Quốc.

Ong chu Kakao la nguoi giau nhat HQ anh 3

Tựa game yêu thích của ông chủ Kakao. Ảnh: 9Gate.

Hiện tại, người con trai của ông đang du học tại Mỹ còn người con gái được tự học tại nhà. Ông chỉ trích hệ thống giáo dục Hàn Quốc là cứng nhắc và thiếu sáng tạo. "Trường lớp Hàn Quốc chỉ dạy bọn trẻ cách để đỗ đại học, thứ không hề kích thích một chút tính sáng tạo nào", Kim nói.

Kim đã ký vào một bản cam kết của quỹ Giving Pledge, do các tỷ phú Warren Buffett, Bill Gates và Melinda Gates tạo ra. Cam kết này buộc người ký quyên góp phần lớn tài sản để giải quyết các vấn đề xã hội.

"Sau khi đạt được sự thành công như bây giờ, tôi cảm thấy trống rỗng và mất phương hướng", vị tỷ phú chia sẻ. Kim cho rằng sự nghèo khổ thuở còn thơ bé đã giúp ông có được lòng trắc ẩn với những người khó khăn hơn mình.

Trở thành số một

Sự thành công của Brian Kim là ví dụ cho thực trạng những tỷ phú tự thân đang từng bước vượt mặt các tập đoàn khổng lồ đã nắm giữ nền kinh tế Hàn Quốc bấy lâu nay.

Brian Kim thành lập Kakao vào năm 2006 và tạo ra KakaoTalk 4 năm sau. Nền tảng nhắn tin này đã có trên 53 triệu người dùng trên toàn cầu, trong đó 88% là người Hàn Quốc.

Tập đoàn Kakao đã bành trướng từ ứng dụng nhắn tin sang các lĩnh vực như ví điện tử, ngân hàng cho đến trò chơi điện tử hay ứng dụng gọi xe. Giờ đây họ là công ty lớn thứ 4 của Hàn Quốc, với giá trị xấp xỉ 58 tỷ USD.

Ong chu Kakao la nguoi giau nhat HQ anh 4

Thương hiệu KakaoTalk đã không còn xa lạ với nhiều bộ phận giới trẻ. Ảnh: KakaoTalk.

"Chiến thuật của Kakao là mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách liên tục thu hút vốn đầu tư. Điều này cho thấy IPO là cách nhanh và mượt mà nhất", Hyunyong Kim, nhà phân tích của tập đoàn Hyundai Motor Securities chia sẻ.

KakaoBank, ứng dụng cho vay trực tuyến mà Kakao đang nắm 32% cổ phần, cũng sẽ IPO trong tháng tới. Công ty dự định sẽ huy động số vốn ở mức 2,3 tỷ USD (2,6 nghìn tỷ won). Trước đó, đơn vị gaming Kakao Games cũng đã huy động được số vốn 384 tỷ won trong một kỳ IPO.

Đại dịch đã tạo điều kiện cho KakaoTalk tăng trưởng vượt bậc do người dân hạn chế gặp mặt nhau trực tiếp. Lợi nhuận của nền tảng này đã tăng gấp ba lần lên đến mức 209 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2021 so với năm ngoái.

(Theo Zing)

Ông chủ Kakao soán ngôi giàu nhất Hàn Quốc từ 'thái tử' Samsung

Ông chủ Kakao soán ngôi giàu nhất Hàn Quốc từ 'thái tử' Samsung

Tài sản tăng hơn 6 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, Brian Kim - nhà sáng lập Kakao Corp đã vươn lên thành người giàu nhất Hàn Quốc.