Đưa giống sen Nhật về trồng, nông dân Phạm Văn Cường không những giúp hồi sinh vùng đất “chết” mà mỗi năm anh còn thu tiền tỷ nhờ loại cây này.
Năm 2018, anh Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đến tham quan mô hình trồng sen của một người quen.
Anh phát hiện đây là một mô hình rất phù hợp với điều kiện ở địa phương mình. Đặc biệt với diện tích đồng chiêm trũng lâu nay không ai canh tác nếu trồng sen sẽ rất thuận lợi.
Từ vùng đất "chết", anh Phạm Văn Cường đã biến nơi đây thành đầm sen lớn nhất huyện. |
Sau khi trở về, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng để thử sức. Với suy nghĩ thành công, sẽ mang lợi nguồn kinh tế khá cao.
Nghĩ là làm, anh Phạm Văn Cường bắt tay vào xin thầu lại đồng ruộng rồi cải tạo, trồng cây sen Nhật cao sản lấy hạt kết hợp nuôi cá và trồng dừa nước.
Mặc dù đã có những kinh nghiệm sau nhiều năm gắn liền với nghề đồng ruộng nhưng phải mất một thời gian dài anh mới hiểu hết những đặc tính của cây sen.
Theo anh Cường thì sen Nhật sau khi được cấy trồng 70 ngày có thể thu hoạch được. |
Không phụ công người nông dân này, cánh đồng vốn là vùng đầm lầy chiêm trũng, sau khi có bàn tay của nông dân Phạm Văn Cường, đã biến thành một đầm sen lớn nhất huyện, với 18ha sen Nhật cao sản kết hợp nuôi cá, vịt trời và trồng dừa nước.
Theo anh Phạm Văn Cường, cây sen Nhật sau khi được cấy trồng 70 ngày có thể thu hoạch được. Sản phẩm từ giống sen này chủ yếu để lấy hạt.
Hiện nay, mỗi vụ gia đình anh xuất bán sang Nhật Bản từ 10 - 13 tấn. Với giá bán 45.000 - 50.000 đồng/kg hạt khô, 35.000 - 40.000 đồng/kg hạt tươi, mỗi vụ anh Phạm Văn Cường thu về 600 - 700 triệu đồng.
Giống sen của gia đình anh Cường đang trồng chủ yếu dùng để lấy hạt, tuy nhiên, tất cả những gì từ cây sen đều có thể cho giá trị kinh tế. |
Cũng theo vị Chủ tịch hội nông dân xã Thọ Lâm, nghề trồng sen không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế.
Tất cả những gì từ cây sen đều có thể sử dụng được. Hoa sen dùng để ướp trà, lá sen được băm nhỏ, phơi khô làm trà uống. Vì thế mỗi năm, mô hình này cho gia đình anh thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Anh Phạm Văn Cường chia sẻ, trà ướp sen được người tiêu dùng trong nước rất ưa thích. Thị trường tiêu thụ về sản phẩm này chủ yếu tại các thành phố lớn khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Mỗi năm, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Lâm thu nhập hơn 1 tỉ từ mô hình trồng sen Nhật. |
Người nông dân này cho biết thông thường một năm chỉ trồng được một vụ sen. Tuy nhiên, anh đang thử nghiệm trồng 2 vụ trong năm. Nếu thành công, anh sẽ tiến hành trên diện rộng và mở thêm nhiều dịch vụ từ cây sen.
(Theo Dân Trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét