Khi rau bị sâu bệnh, chàng trai ở Bình Định dùng các loại chế phẩm được chiết xuất từ quả thầu đâu (sầu đông), ớt, sả, thuốc lá, tỏi, gừng… để trị bệnh cho rau nhưng điều bất ngờ rau vẫn tốt vùn vụt.
Đó là anh Trịnh Hưng Công (31 tuổi, ở thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).
Đi Nhật học trồng rau hữu cơ
Vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh thì anh Công trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Trong quân ngũ, anh đã “bén duyên” với nghề trồng rau. Nên khi ra, quân anh chọn nghề trồng rau để khởi nghiệp.
Không dừng lại ở đó, để theo đuổi đam mê, anh quyết định đi Nhật Bản học làm rau hữu cơ.
Theo anh Công, người Nhật trồng rau hữu cơ, quan trọng ở khâu xử lý đất để đất để đảm bảo đất vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa không còn mầm bệnh. |
“Khi tôi đưa ra quyết định này, người thân và bạn bè tôi cho rằng học làm nông nghiệp không hiệu quả. Vì ở Việt Nam luôn có điệp khúc “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, tôi đã quyết nên vẫn lên đường theo đuổi đam mê”, anh Công nói.
Tại đất nước Nhật anh vừa học, vừa làm việc cho một trang trại trồng rau hữu cơ ở gần trường. Anh Công cho biết, chủ trang trại Green Farm là thầy Tsukisda, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề trồng rau hữu cơ.
“Ở trường tôi học ngành xử lý đất, làm ở trang trại của thầy còn được bổ sung thêm kiến thức về làm rau hữu cơ. Ngoài ra, tôi có điều kiện gặp gỡ, trao đổi với sinh viên học chuyên ngành trồng trọt để bổ sung kiến thức", anh Công nói thêm.
Theo anh Công, người Nhật trồng rau hữu cơ, quan trọng nhất là khâu xử lý đất và làm rất công phu. Theo đó, đất được lên luống, vào phân hữu cơ và được cấy men, rồi tưới nước vừa đủ ẩm.
Sau đó, chủ nhà vườn dùng bạt trong phủ kín luống đất rồi bơm hơi vào. Nhiệt độ của lò hơi là 100 độ C, khi bơm ra đến luống đất thì nhiệt độ còn 80 - 900C, đủ để diệt mầm bệnh và nấm trong đất. Thời gian 1 lần xử lý đất kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ, thường 1 năm chủ nhà vườn xử lý đất 2 lần.
Anh Công tuyệt không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để chăm sóc rau. |
“Những bạn làm thêm ở những trang trại quy mô lớn, làm khâu nào chỉ chuyên 1 khâu nên không thể có kiến thức tổng hợp. Tôi thì được tham gia ngay từ khâu làm cỏ, xử lý đất, chăm sóc suốt quá trình sinh trưởng đến khi cây rau trưởng thành. Nhờ đó, ngoài chuyên ngành xử lý đất học ở trường, tôi còn học được rất nhiều từ người thầy có trên 40 năm kinh nghiệm trồng rau hữu cơ”, anh Công chia sẻ.
Trong quá trình làm việc tại trang trại ở Nhật, ngoài học được cách làm rau hữu cơ, anh Công còn học được công thức chế các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Độc chiêu dùng rau, sữa… trị sâu bệnh cho rau
Từ quy trình xử lý đất của người Nhật, dựa vào ưu thế khí hậu ở vùng quê miền Trung có thời gian nắng ấm kéo dài 9 tháng trong năm, anh Công đưa ra quy trình lý xử đất bằng phương pháp thủ công để đỡ tốn chi phí. Thay vì lò hơi, anh tận dụng ánh nắng mặt trời.
Anh Công dùng các loại tỏi, ớt, sả, rau răm... để trị sâu bệnh gây hại cho rau. |
Sau khi cày đất, lên luống, vào phân hữu cơ và cấy men rồi tưới nước tạo độ ẩm cho đất, anh Công dùng bạt trong 2 lớp tủ kín luống đất để nhiệt độ bên trong lên 80 - 90 độ C, nhiệt độ này chẳng thua kém cách xử lý đất bằng lò hơi như ở Nhật.
Việc xử lý đất theo cách thủ công không tốn chi phí nhiều, nhưng tốn thời gian hơn so với cách xử lý bằng lò hơi.
“Ở trang trại của tôi hiện nay, việc xử lý đất 1 lần vào mùa hè để tận dụng ánh nắng mặt trời, thời gian xử lý từ 12-15 ngày. Tuy không nhanh như xử lý bằng lò hơi, nhưng không tốn chi phí là mấy. Xử lý bằng lò hơi đối với nông dân mình là bất khả thi", anh Công lý giải.
Anh Công giải thích thêm, để đầu tư lò hơi phải tốn từ 120-150 triệu đồng, đường dẫn khí bằng vật liệu inox để xử lý cho 1ha đất mất khoảng 400 triệu đồng. Mức đầu tư này là quá sức với nông dân Việt Nam. Nhưng với cách xử lý đất thủ công thì nông dân nào cũng có thể tiếp cận.
Theo anh Công, 1ha đất của người dân địa phương để trồng 36 loại rau, trong đó có 12 loại rau gia vị, số còn lại là rau ăn lá.
Đặc biệt, anh Công không dùng bất cứ 1 loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học nào. Nếu rau bị sâu bệnh gây hại, anh dùng các loại chế phẩm được chiết xuất ra từ quả thầu đâu (sầu đông), ớt, sả, thuốc lá, tỏi, gừng, rau răm, lá… và dùng cây mồng tơi, quả đậu bắp làm dung môi pha trộn với các chế phẩm nói trên để trị cho rau.
Theo Công, mỗi chế phẩm có 1 công dụng khác nhau, có loại chuyên trị rầy, có loại chuyên trị các loại sâu, có loại chuyên trị bọ.
“Nếu rau bị các loại sâu gây hại thì dùng các loại chế phẩm được chiết xuất ra từ ớt và tỏi, rau bị các loại bọ tấn công thì tôi dùng chế phẩm kích thần kinh được chiết xuất từ quả thầu đâu, thuốc lá, bình bát”, anh Công nói.
Theo anh Công, muốn các loại chế phẩm phát huy hiệu quả, chủ nhà vườn phải nắm bắt quy trình hoạt động của từng loại sâu bệnh hại, biết lúc nào chúng đi ăn để mình tấn công chúng đúng thời điểm.
Anh Công cũng chia sẻ, sữa cũng có khả năng trị rầy rất hiệu quả. Sữa không giết được rầy, nhưng ký sinh vào rầy rồi lên men rất nhanh, lớp men này phá vỡ lớp bọc của rầy khiến chúng chết.
“Chỉ với 2 bịch sữa gần 10.000 đồng, nhưng có thể diệt rầy trên diện tích 1 sào rau (500m2). Thời gian rầy mới phát phun sữa 2 ngày/lần, sau đó kéo giãn ra từ 7-10 ngày/lần”, anh Công nói.
(Theo Dân Trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét