Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Cuộc đua nước rút, Donald Trump hưởng lợi bất ngờ

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm và mang đến nhiều lợi thế cho ông Donald Trump khi cuộc đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2 đến hồi nước rút. Tuy nhiên, sự thuận lợi đến từ Đảng Dân chủ khá bất ngờ.

Sự lạc quan dâng cao

Tiếp nối phiên tăng điểm ấn tượng cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục leo dốc nhờ sự bứt phá của nhóm cổ phiếu công nghệ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng phiên thứ 2 liên tiếp với mức tăng hơn 410 điểm (hơn 1,5%) lên 27.584 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng mạnh gần 1,9%. Chỉ số tầm rộng S&P 500 cũng có được sắc xanh, với mức tăng hơn 1,6%.

Các chỉ số chứng khoán tăng cao trong bối cảnh tâm lý lạc quan dâng cao sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết khả năng tiến tới gói cứu trợ Covid-19 vào phút chót vẫn còn khi Đảng Dân chủ cố gắng đưa ra đề xuất quy mô khoảng 2.400 tỷ USD.

Theo đó, Hạ viện Mỹ (do Đảng Dân chủ chiếm đa số) có thể bỏ phiếu cho đề xuất này ngay trong tuần tới. Dù vậy, quy mô gói cứu trợ 2.400 tỷ USD (thấp hơn đề xuất 3.000 tỷ USD trước đó) vẫn còn cao hơn rất nhiều so với con số mong muốn của Đảng Cộng hòa.

Gần đây, nền kinh tế Mỹ phát đi nhiều tín hiệu “hồi phục mạnh mẽ”. Đây cũng là một trong 6 vấn đề quan trọng được ông Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden đến từ Đảng Dân chủ sẽ đưa ra trong cuộc tranh luận quan trọng đầu tiên vào đêm 29/9 (giờ Việt Nam).

{keywords}
Cuộc đua vào giai đoạn nước rút, Donald Trump bất ngờ với phía Dân chủ.

Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một giai đoạn tốt chưa từng có trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên khắp thế giới và Mỹ trở thành tâm dịch. Nền kinh tế Mỹ dưới thời ông Donald Trump trong 3 năm đầu tiên tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường lao động ở mức gần như toàn dụng, với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 50 năm qua.

Tuy nhiên, đại dịch Covid đã nhấn chìm gần như toàn bộ những thành quả mà ông Trump đạt được. Các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng cùng với các chính sách tài khóa chưa từng có được tung ra gần đây  đã phần nào vực dậy nền kinh tế Mỹ, kéo thị trường chứng khoán nước này lên các đỉnh cao mới.

Dù vậy, việc tung thêm gói kích thích tài khóa, phát tiền trực tiếp cho những người dân Mỹ có thu nhập thấp là rất quan trọng trong duy trì đà hồi phục kinh tế và chặn đà lao dốc trên thị trường chứng khoán.

Việc tung thêm gói hỗ trợ lần thứ 2 (sau lần đầu hồi tháng 3) được cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đồng thuận nhưng vẫn rơi vào bể tắc. Kể từ khi gói 1 kết thúc vào cuối tháng 7 cho tới nay, cả hai đảng chưa có cuộc đàm phán chính thức nào và khả năng tiến tới gói kích thích ngày càng mờ nhạt.

Phía Dân chủ muốn tiếp tục duy trì trợ cấp thất nghiệp bổ sung trên 600 USD/tuần (tương đương tổng giá trị 2.400-3.000 tỷ USD), trong khi Đảng Cộng hòa cho rằng con số này quá cao, khiến người dân Mỹ mất động lực đi làm và chính quyền ông Trump chỉ muốn gói có quy mô khoảng 1.000 tỷ USD.

Donald Trump và quân cờ trong cuộc đua nước rút

Có thể thấy, việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm dữ dội trong hơn 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump là không thể cản bước nhờ những thành quả kinh tế tốt. Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chứng khoán Mỹ tụt giảm sâu nhưng cũng hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V nhờ chính sách tiền tệ siêu lỏng và các gói kích thích kinh tế.

{keywords}
Chứng khoán Mỹ vẫn đang ở vùng đỉnh cao lịch sử.

Sự bế tắc của hai đảng tại Mỹ trong gói kích thích bổ sung đã kéo chứng khoán Mỹ giảm khá mạnh trong tuần trước. Sự hồi phục của thị trường trong 2 phiên gần đây cũng đến từ chính sự kỳ vọng của giới đầu tư về gói cứu trợ sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói về khả năng gói 2.400 tỷ USD.

Như vậy, sự chậm trễ trong việc thông qua một gói kích thích mới đang đẩy ông Trump vào thế khó, khiến kinh tế hồi phục chậm hơn và thị trường chứng khoán khó lòng đứng vững.

Việc tung ra các gói hỗ trợ người dân Mỹ có thu nhập thấp sẽ mang đến lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang ngày càng đến gần. Giống như cuộc bầu cử năm 2019, tới thời điểm này, ông Trump đang lép vế trong các cuộc khảo sát.

Dù vậy, thực tế cho thấy số đông những người dân Mỹ còn im lặng có vai trò quyết định, có thể thay đổi toàn bộ cục giống như những gì đã xảy ra cách đây 4 năm. Cả phía ông Donald Trump và ứng cử viên Joe Biden đều biết điều này, bởi gói cứu trợ thứ hai dường như là một quân bài mà ai làm chủ có thể sẽ chiến thắng.

Phía Đảng Dân chủ tung ra đề xuất gói cứu trợ 2.400-3.000 tỷ USD khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm, qua đó mang lại lợi thế cho ông Trump. Nhưng đây có lẽ cũng là tính toán của phía ông Joe Biden. Một gói cứu trợ quy mô lớn sẽ được lòng dân chúng Mỹ, trong khi lại gây khó khăn đáng kể cho chính quyền nước Mỹ.

{keywords}
Ông Donald Trump gặp khó khăn trong việc đưa ra gói cứu trợ thứ 2.

Lý do được chính quyền ông Donald Trump nêu ra là nó khiến người dân Mỹ mất động lực đi làm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. Không những thế, nước Mỹ cũng đang đối mặt với một vấn đề hết sức khó khăn, đó là thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục. Từ tháng 10/2019-8/2020, thâm hụt của Mỹ cao gấp đôi so với mức kỷ lục ghi nhận vào cùng kỳ năm 2009 là 1.370 tỷ USD - hệ quả từ việc chính phủ Mỹ phải chi tiêu mạnh tay để ngăn chặn suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Nếu phía Dân chủ vẫn giữ đề xuất gói cứu trợ ở mức cao, nhiều khả năng sẽ không có một gói kích thích mới nào được đưa ra trước thời điểm bầu cử 3/11. Chứng khoán Mỹ khi đó có thể sẽ giảm mạnh và đây là một bất lợi cho ông Donald Trump.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn có những sự trợ giúp khá đắc lực. Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ mới đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục kêu gọi tung gói kích thích tài khóa một và cho rằng việc hỗ trợ thêm là cần thiết.

Nhiều quan chức khác của Fed, trong đó Chủ tịch Fed khu vực Cleveland Loretta Mester thì mạnh mẽ cho rằng Mỹ cần thêm nhiều gói kích thích vì đại dịch Covid-19 đã để lại “hố sâu” trong nền kinh tế.

Trước đó, ông Jerome Powell cam kết sẽ làm tất cả để hỗ trợ nền kinh tế.

M. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét