Hàng vạn con tắc kè hoa đang được nuôi và nhân giống tại một trang trại ở xã Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội). Không chỉ làm thuốc, tắc kè hoa còn được dùng làm thương phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Mục sở thị trang trại nuôi tắc kè hoa “độc nhất” ở Hà Nội
Xuất phát từ niềm đam mê nuôi động vật bò sát, côn trùng… hơn 10 năm trở lại đây, anh Lâm Ngọc Tâm (quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống và nuôi thành công tắc kè hoa thương phẩm, xuất khẩu đi nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan…
Hiện tại, anh Tâm có hai trang trại nuôi tắc kè hoa ở Hà Nội và Thanh Hóa với quy mô khoảng 30.000 con. “Nuôi tắc kè không cầu kỳ, chỉ cần chuồng phải thoáng mát, quây lưới để tắc kè dễ leo trèo. Điều đặc biêt là, tắc kè hiếm khi bị mắc bệnh, còn dễ nuôi hơn gà, vịt…”, anh Tâm cho hay.
Anh Tâm cũng cho biết, tắc kè hoa từ khi nở trứng đến khi trưởng thành có thể xuất chuồng mất gần nửa năm. “Giá tắc kè thương phẩm tùy thuộc vào trọng lượng, dao động từ 400 nghìn đến 1,2 triệu đồng/con”, anh Tâm chia sẻ.
Trung bình mỗi tháng trang trại của anh Tâm xuất chuồng khoảng từ 500 đến 1000 con đi thị trường trong nước và quốc tế.
Tuổi thọ của tắc kè khá dài, khoảng 20 năm
Tắc kè hoa một năm đẻ vài đợt với số lượng khoảng từ 6-8 trứng mỗi lần. Chủ trang trại thường dùng ống tre, khúc gỗ… đặt trong chuồng làm môi trường cho chúng sinh sản.
Trứng được ấp trong nhiệt độ tự nhiên và phải 2-3 tháng mới nở.
Tắc kè hoa khá dễ nuôi, thức ăn chủ yếu của loài này là dế mèn.
Ở trang trại của anh Tâm cũng nuôi khoảng hơn 100 nghìn con dế mèn vừa để làm thức ăn cho tắc kè hoa và cũng để xuất khẩu đi nước ngoài, chủ yếu là thị trường Thái Lan... Giá bán dế mèn dao động từ 150-200 nghìn/kg.
Tắc kè hoa của trang trại chủ yếu là xuất khẩu đạt khoảng 80%, còn lại là bán cho thị trường trong nước.
Hiện tại, anh Tâm đang xây dựng thêm chuồng để nhân giống dế mèn, thằn lằn, bọ cạp...
(Theo Dân Trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét