Tác phẩm sanh cổ “Mộc thạch nghênh phong” có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc, thời phong kiến. Đã từng có doanh nhân đổi 8 lô đất nhưng chủ nhân vẫn không đồng ý.
Gần đây giới chơi cây lại rộ lên một số tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được chủ nhân hô giá 5 tỷ đồng, 7 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, thậm chí gần 30 tỷ đồng. Nhiều người phải giật mình về giá của một số cây cảnh ở Việt Nam còn đắt hơn cả siêu xe ngoại, đắt ngang cả cổ vật.
Tuy nhiên, những người am hiểu về cây cảnh cho rằng mức giá này không quá cao nếu nó thực sự có niên đại và mang những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời và so với cây cảnh trên thế giới.
Một cây cảnh đẹp về hình thể bố cục, giá trị thẩm mỹ, hấp dẫn, lôi cuốn về ngôn ngữ tạo hình công phu độc đáo... có thể sẽ trở nên lạc hậu rất nhanh và rất dễ "đụng hàng" sau một thời gian sở hữu. Nhưng độ tuổi của cây, niên đại của những vật kèm theo nó, giá trị văn hóa lịch sử và nguồn gốc của nó sẽ không bao giờ lặp lại được, sáng tạo ra một phiên bản khác được. Đây là đặc tính của các cổ vật, báu vật và giá của nó sẽ ngày càng có xu hướng đắt đỏ hơn theo thời gian.
Trong làng cây cảnh Việt Nam, một trong những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật như vậy phải kể đến đầu tiên là tác phẩm sanh cổ lá mũi hài “Mộc thạch nghênh phong” của ông Bùi Văn Thái (Hoàng Mai, Hà Nội).
Tác phẩm sanh "Mộc thạch nghênh phong" cao 3m, chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m |
Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/2010.
Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/2010 |
Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội vào năm 2010, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây sanh này có độ tuổi khoảng 165 năm tuổi.
Trên thực tế tuổi thọ của cây còn cao hơn nhiều, bởi qua năm tháng cây biến dị nên việc xác định chính xác số tuổi gặp rất nhiều khó khăn cho giới khoa học.
Chủ nhân của tác phẩm cho biết, cây được trồng trong chậu và được ký trên đá nhiều năm nên màu của rễ hòa quyện vào màu của đá thành một màu mà chỉ những cây sanh cổ thực sự mới có được |
“Mộc thạch nghênh phong” là một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật thuộc dòng cây sanh cổ xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Cây sanh ôm đá nghệ thuật này, được chủ nhân cho biết, có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc, thời phong kiến. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm cùng kiếp nhân sinh, dấu tích của thời gian chính là sự tương giao hòa hợp, cây và đá nương tựa vào nhau trường tồn cùng thời gian.
Dấu tích này cho thấy, rất có thể ban đầu đây là một cây sanh được dùng để ký vào hòn non bộ. Lâu ngày phần rễ đã phát triển dần và đến ngày nay gần như đã "nuốt trọn" hòn non bộ, thành cây sanh ôm đá nghệ thuật rất độc đáo |
Chủ nhân tác phẩm chia sẻ: “Sở hữu cây cách đây 20 năm trước, thời điểm đó mua cây rất khó khăn vì cây cổ, rất hiếm. Sau khi mua về vườn, đã có doanh nhân muốn đổi 8 lô đất ở Hà Nội nhưng tôi không đồng ý”.
Cây được đặt trong một chiếc bể cổ càng tôn lên vẻ cổ kính của tác phẩm |
Theo giải thích của chủ nhân, cây sanh cổ được uốn theo thế "Mộc thạch nghênh phong". Bởi cây sanh có một bộ rễ ôm đá mà thế đứng làm cho cây và khối đá dưới chân gắn chặt vào nhau như đưa toàn thân vươn lên cùng nghênh đón gió.
Cây có khoảng gần 100 tán vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là dòng sanh lá mũi hài rất quý hiếm |
Anh Nguyễn Tuấn (Tuấn phạm) – nghệ nhân làm cây cảnh nổi tiếng ở đất Hà thành là người trực tiếp tạo bông tán, tay cành cho cây cho biết, nếu nhìn thoáng qua mặt trước của tác phẩm thì dễ nhầm tưởng đây là cây không thân, chỉ có hai cành tỏa về hai hướng, có rễ phụ phun ra tua tủa tạo thành lớp màng ôm trọn lấy viên đá.
Nói về tác phẩm, giáo sư, tiến sĩ Trần Duy Quý - Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, đây là tác phẩm rất quý đất Hà thành, nó mang trong mình dấu ấn lịch sử. Tác phẩm thực sự vô giá, bỏ ra một triệu đô la Mỹ chưa chắc đã sở hữu được |
"Tuy nhiên, nếu quan sát tứ diện mới thấy hết được giá trị và vẻ đẹp của nó. Nhìn tứ phía thì phần thân chính chạy thành một dải kết bện thành mảng lâu ngày đã quyện vào đá, chỉ còn lại một phần rất nhỏ nổi ra bên ngoài", anh Tuấn nói.
(Theo Dân Trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét