Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

Công nghệ phục hồi doanh nghiệp hậu Covid-19

Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc thích nghi, của công nghệ và sự đổi mới.

Thích ứng mới

Chia sẻ câu chuyện về vượt khó trong bối cảnh Covid-19, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM, Tổng giám đốc công ty aKa Furniture cho biết, sự thành công của ngành gỗ là đã giữ được an toàn trong suốt thời gian qua, có những thời điểm Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số. Trong suốt đợt dịch cao điểm lần 4, có 50% các nhà máy vẫn duy trì được sản xuất 3 tại chỗ, giúp thích ứng nhanh.

"Chúng ta có may mắn là thế giới đang chuyển dịch qua thương mại điện tử và những trải nghiệm về mua sắm đồ gỗ khách hàng châu Âu vẫn mua qua thương mại điện tử. Điều này gián tiếp tạo ra các đơn hàng cho Việt", ông Phương nói.

Theo ông, sự hỗ trợ công nghệ thông tin sức mua vẫn đang rất tốt. Việt Nam vẫn giữ được liên lạc với các bạn hàng thông qua công nghệ, các showroom ảo trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có.

Nếu Covid-19 xảy ra 5 năm trước đây, ông Phương đánh giá sẽ gây thiệt hại kép là vừa đứt gãy thị trường vừa không đảm bảo liên lạc với khách hàng. "Vượt qua Covid-19 lần này có đóng góp rất lớn của công nghệ, và sự gan lỳ của người Việt", ông nói.

{keywords}
Công nghệ giúp doanh nghiệp tăng tốc (Ảnh:Bảo Anh)

Đánh giá về làn sóng chuyển đổi số doanh nghiệp, ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc, Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam cho hay, đầu năm 2000 nhiều công ty đầu tư vào CNTT, có những quốc gia đầu tư tới 40% GDP vào công nghệ số. Trong giai đoạn Covid-19, nhiều công ty đầu tư vào chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ mới để có thể triển khai hoạt động hiệu quả.

Ông Phúc nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn và vượt qua các thách thức của đại dịch. Các công ty đang tìm kiếm cách thức để nâng cao năng suất lao động và cải thiện tình hình kinh doanh cũng như để tiếp tục kinh doanh thành công trong tương lai.

Công nghệ là chìa khóa thành công

Ông Nguyễn Hữu Hùng Cường, Giám đốc Tư vấn FPT Digital cho biết, Covid-19 gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Ảnh hưởng cao nhất là gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tổn thất to lớn đến doanh thu của doanh nghiệp cũng như khó khăn trong việc huy động vốn lưu động, chính điều này cũng dẫn đến việc thiếu hiệu quả trong vận hành của doanh nghiệp trong nước. Doanh thu giảm và các chi tiêu công bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Kết quả cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, họ mất đi tinh thần và ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của các hộ gia đình.

Vậy để doanh nghiệp duy trì hoạt động vận hành trong thời kỳ bình thường xanh thì họ cần đảm bảo những gì? Mục đầu tiên là đảm bảo sản xuất, kinh doanh và năng suất chất lượng như trước. Mục số hai, rất quan trọng là sẵn sàng thích ứng với thay đổi khó lường. Cuối cùng, mục số 3 là an toàn phòng chống dịch.

{keywords}
Tìm giải pháp công nghệ để thích ứng mới (Ảnh:Bảo Anh)

Ứng dụng công nghệ được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp doanh nghiệp có thể sống sót và bứt phá. Trong bối cảnh đó, “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” tiếp tục là chủ đề mà Vietnam Expo 2022 lựa chọn.

Theo ban tổ chức, xu hướng cung cấp và tìm kiếm giải pháp số phù hợp với từng yêu cầu của doanh nghiệp đang nở rộ nhưng rất cần các sự kiện triển lãm thực tiễn và quy tụ để các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, chia sẻ và quảng bá nhiều hơn nữa sản phẩm có độ ứng dụng cao và phát triển vượt bậc trong lĩnh vực đặc thù như “chuyển đổi số”.

Năm 2021 lần đầu đưa chủ đề và mảng công nghệ số - thương mại điện tử vào một trong 4 ngành hàng trưng bày chủ đạo, Vietnam Expo đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi số một cách tích cực, với gần 40 doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài giới thiệu các dịch vụ, giải pháp, sản phẩm ứng dụng công nghệ số đã thu hút gần 5.000 lượt khách tham quan.

Các doanh nghiệp quốc tế cũng đang quan tâm tìm cơ hội hợp tác với Việt Nam như Hàn Quốc, Belarus, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Cuba, Malaysia, Nepal, Campuchia, Lào, Myanmar… Đại diện ban tổ chức đánh giá, sau 2 năm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch bệnh tới nhiều hoạt động của nền kinh tế, năm 2022 tạo niềm tin khởi sắc bởi những thay đổi về chính sách phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, cùng với độ phủ Vaccine rộng rãi và kế hoạch mở đường bay quốc tế lưu thông hai chiều sẽ mở ra nhiều cơ hội cho cộng động doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bảo Anh

Anh Thanh Hoá liều chơi trận lớn, chế rau má bán sang Nhật 6 triệu/kg

Anh Thanh Hoá liều chơi trận lớn, chế rau má bán sang Nhật 6 triệu/kg

Sau hai lần sang Nhật Bản và Israel, tận thấy mô hình làm nông nghiệp hiện đại, anh Tân quyết định làm nông dân mới. Thời điểm thiếu vốn, anh quyết định bán tất cả, từ nhà đến ô tô,... quyết "chơi một trận lớn" với nông nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét