Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Vét hết vàng mua loài cua bốn chân, lão nông miền Tây thu hàng trăm triệu

Một lão nông ở miền Tây vét hết số vàng dành dụm bao năm để mua loài cua chỉ bốn chân về nuôi, đến nay mỗi năm ông đút túi 500 triệu đồng.

Xem clip:

Ông Nguyễn Văn Thanh, 58 tuổi, trú tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) trước đây nuôi heo quần quật nhưng giá cả bấp bênh, toàn thua lỗ.

Hơn 10 năm trước, xem chương trình khuyến nông trên đài truyền hình có giới thiệu mô hình nuôi cua đinh (hay còn gọi là ba ba Nam Bộ). Đây là loài vật được nhiều nông dân ở miền Tây nuôi vì cho thu nhập khá cao.

Khởi đầu, ông Thanh tìm cách học hỏi mô hình tận Hậu Giang, nơi có phong trào nuôi cua đinh rất mạnh. Thấy điều kiện thổ nhưỡng không khác gì Cần Thơ, ông quyết định về bàn với vợ sẽ bán số vàng dành dụm bao năm để xây chuồng, mua cua đinh về nuôi.

“Hồi đó, tôi bán một lượng vàng được 35 triệu đồng, mua 100 con cua đinh giống về nuôi, nhưng chỉ được thời gian ngắn chúng chết hết. Tôi bán tiếp một lượng vàng nữa để mua cua nuôi nhưng lại chết sạch. Tôi chán quá, định không nuôi nữa thì vợ nói lỡ xây chuồng rồi, giờ bỏ ngang là mất trắng vốn. Tôi bấm bụng bỏ thêm 50 triệu để mua 50 con cua đinh giống loại lớn, mỗi con nặng khoảng 700 gram”, ông Thanh kể.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thanh ở TP. Cần Thơ thành công với mô hình nuôi cua đinh
{keywords}
Sau khi nuôi 5 năm, cua đinh bắt đầu đẻ trứng
{keywords}
Con cua đinh đực nặng hơn 25kg 

Sau 5 năm, 50 con cua đinh của ông Thanh chết dần và chỉ còn lại 10 con. “Người ta nói cua đinh nuôi 3 năm là đẻ trứng, nhưng tôi nuôi đến 5 năm mà chúng vẫn chưa đẻ nên nghĩ rằng mình thất bại. Bỗng sáng mùng 1 Tết cách đây khoảng 5 năm, đàn cua đinh đẻ được 4 trứng đầu tiên, vợ chồng tôi “sướng rơn người”. Sau đó, cua đinh đẻ trứng liên tục cho tới giờ”, ông Thanh nói.

Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm nên cua đinh đẻ trứng ít, tỷ lệ nở không cao. “Nghề dạy nghề”, ông Thanh chăm sóc đúng cách nên cua đinh đẻ trứng tăng dần. Hiện ông ấp nở hàng nghìn cua đinh con. Giá bán cua đinh một tuần tuổi là 350.000 đồng/con, cua đinh thịt từ 400.000-500.000 đồng/kg, đắt hơn tôm tươi.

Bể nuôi cua đinh được ông Thanh thiết kế bằng xi măng, diện tích 2-3m2, mật độ nuôi con 4 cái, 1 con đực một bể. Phía trên được giăng lưới để tạo bóng râm, giảm nhiệt độ môi trường.

“Giăng lưới phía trên bể rất quan trọng vì cua đinh dễ sốc nhiệt. Trời quá nóng, chúng chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, mình cũng phải thường xuyên thay nước cho cua đinh”, ông Thanh cho hay.

{keywords}
Ông Thanh nuôi cua đinh trong bể xi măng, phía trên có giăng lưới 
{keywords}
Mỗi bể ông thả 4 cua đinh cái, 1 đực
{keywords}
Nhờ nuôi cua đinh, ông Thanh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm 

Theo lời lão nông này, thức ăn của cua đinh là cá tươi xay nhuyễn. "Mỗi ngày, cho cua đinh ăn một cữ vào xế chiều. Khi thời tiết lạnh, cho cua đinh ăn ít lại”.

Theo ông, cua đinh ăn khá ít. Với tổng đàn khoảng 700 con cua đinh, mỗi ngày, ông chỉ tốn chừng 200.000 đồng tiền thức ăn. Tuy ăn ít nhưng cua đinh lớn khá nhanh. 10 con cua đinh bố mẹ được ông Thanh nuôi từ ban đầu đến giờ có con đã nặng khoảng 25kg.

Ông Thanh tiết lộ, cua đinh phải nuôi từ 5 năm trở lên mới sinh sản. Mùa sinh sản của cua đinh từ tháng 12 đến tháng 7 âm lịch.

“Cua đinh đẻ trứng trên hố cát. Mỗi con đẻ từ 9 -17 trứng/lần. Mình lượm trứng cua đinh đem vào nhà ấp nhân tạo khoảng 90 ngày thì nở, tỷ đạt khoảng 80%”, ông Thanh nói.

Cua đinh có trọng lượng lớn, giá cao nên mỗi năm ông Thanh xuất bán ra thị trường khoảng 700 con cua giống và từ 200-300 cua thịt, thu về hơn 500 triệu đồng.

Thiện Chí 

Lão nông nuôi nghìn con ‘cá lạ’, thu vài tỷ đồng mỗi năm

Lão nông nuôi nghìn con ‘cá lạ’, thu vài tỷ đồng mỗi năm

Mỗi năm bán khoảng 200 tấn cá chép giòn - loại cá còn khá mới, ít người nuôi ở miền Tây, một người đàn ông thu về vài tỷ đồng, trở thành “tỷ phú cá chép giòn". 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét