Ngược lại, nếu người trẻ không có thói quen tiết kiệm, thì không thể có một tài sản đầu tư.
Mang tiếng là làm tập đoàn, làm doanh nghiệp triệu đô, những bữa ăn, đồ ăn món âu hoành tráng, những ly vang, những bản nhạc du dương, nhưng tối đến thì ly mì gói luôn luôn bên cạnh bàn làm việc.
Thịnh không thích ăn mì gói nên thường chọn giải pháp là hủ tiếu gõ. Tính ra quán ăn hủ tiếu gõ Thịnh cũng ăn từ 2018 tới nay rồi. Rồi tính Thịnh cũng ham vui, những lúc công việc không nhiều hay ngồi lại tán gẫu, lai rai với chủ xe hủ tiếu, dần dần mối quan hệ cũng thân thiết hơn. Đôi khi, anh chị chủ quán cũng hay nhờ qua lại nhau mấy việc nho nhỏ.
2 vợ chồng anh chủ tiệm hủ tiếu quê ở miền Trung. Năm nay anh chị cũng trên 30 tuổi rồi, có 2 con nhỏ chuẩn bị vào cấp 1. Lúc nhậu anh cũng hay tâm sự: "2 vợ chồng ngày đi làm thêm, tối bán xe hủ tiếu cũng kiếm được 30 triệu đồng. Nhưng trừ tiền phòng trọ, tiền con cái đi học,... mỗi tháng chỉ dư được 10-15 triệu thôi. Theo em thì mỗi tháng dư 15 triệu có đầu tư vào bất động sản được không?"
Thịnh chỉ nhìn anh và đôi mắt rưng rưng, tính ra 2 anh chị làm lương cũng cao lại còn tiết kiệm tốt, dư 15 triệu cũng bằng vị trí 1 trưởng phòng rồi.
Mỗi gia đình, mỗi cá nhân là 1 câu chuyện, độ tuổi cũng khác nhau, cách đầu tư mua đất cũng khác nhau, Thịnh chỉ trả lời ngắn gọn là: với mỗi tháng dư 15 triệu đồng có thể đầu tư được bất động sản! Đầu tư tốt và sinh lãi luôn.
Thịnh xin kể một câu chuyện cho vợ chồng anh chị bán hủ tiếu.
2 vợ chồng quê ở miền Trung vào Đồng Nai làm công ty. Người chồng và vợ đều sinh năm 1988. Sau 5 năm chăm chỉ làm việc họ cũng lên được 1 vị trí nhỏ là quản lý nhóm. Người chồng và vợ quyết định tăng ca để có thêm thu nhập, lương công nhân bình thường 7 triệu đồng, do có tăng ca thì lên 10-12 triệu, có thêm tiền chuyên cần, tiền quản lý thì được 13-15 triệu đồng/tháng.
Người vợ thì về chăm sóc 2 đứa con nhỏ nên tổng nguồn thu của 2 vợ chồng khoảng 25 triệu đồng. Tiền thuê trọ, ăn uống của 2 vợ chồng, tiền đi học của 2 đứa con, tiền nội ngoại, ma chay hiếu hỷ hết 15 triệu đồng/tháng, 2 vợ chồng mỗi tháng dành được khoảng 10 triệu.
Thế 10 triệu thì làm được cái gì bây giờ?
Sau 1 năm 2 vợ chồng dành được 120 triệu, người chồng có chí, không muốn đi ở trọ nữa nên muốn mua miếng đất nhỏ để xây nhà. Họ đi xung quanh khu công nghiệp bán kính không quá 15km, tìm 1 mảnh đất nhỏ để mua. Thế là 2018, hai vợ chồng tìm được một mảnh đất vừa ý rộng 100m2, có thể xây nhà được giá 400 triệu.
Lúc đó nhà nội ngoại cũng không ai giàu có gì, 2 vợ chồng thì tích góp được mới 200 triệu thôi, nên quyết định đi vay bạn bè người quen, vay quỹ công đoàn của công ty. 2 vợ chồng chăm chỉ làm nên đi vay bạn bè mỗi người 20-50 triệu nói là mua đất thì ai có cũng vui vẻ cho mượn. Thế là có 200 triệu tiền túi, 200 triệu đi vay, dự kiến là vay 200 triệu thì làm 1 năm rưỡi sẽ trả hết được nợ và có mảnh đất.
Sau 18 tháng khoản nợ đó được trả hết, và miếng đất lên giá 900 triệu. 2 vợ chồng có thể bán, và suy nghĩ: tính ra 2 vợ chồng mình cày cả năm không bằng miếng đất để đó và lên giá.
=> Nếu ai đó nói với bạn rằng phải đợi đủ tiền mới mua bất động sản thì bạn sẽ mãi mãi không bao giờ dành dụm đủ tiền để mua được đâu, (những bất động sản ở đây là mua để tiêu dùng, để ở chứ không phải là dành cho dân đầu tư lướt sóng.)
2 vợ chồng người công nhân trên, họ xa xứ vào nam lập nghiệp sau 7 năm cũng dư được mảnh đất và 1-2 năm tới có thể xây được nhà.
Nhưng ở 1 góc độ khác giới trẻ chúng ta đang làm gì? Đi làm lương tháng được 10 triệu đồng, tiết kiệm được 5 triệu? Vì nghĩ con số đó quá ít để làm một việc gì đó nên họ quyết định mua điện thoại trả góp, mua cái xe trả góp, để tiền đi du lịch. Cứ thế, không có thói quen tiết kiệm nên không thể có 1 tài sản để đầu tư. Ngày xưa các tỷ phú cũng 9 xu đổi lấy 1 hào, không ai sinh ra là tỷ phú, đều phải tích góp cả.
Những người bạn không chịu dành dụm, tiết kiệm mà dùng tiền dư mua điện thoại trả góp, mua xe trả góp thì đợt Covid vừa qua - nhà máy đóng cửa, công nhân không đi làm được, không có lương, thế là xe, điện thoại tất cả đều phải đưa cho ngân hàng hết, và bạn trẻ lại quay về với con số 0.
Kể đến đây, anh bán hủ tiếu hỏi: "Thế anh ở đây trên Sài Gòn làm sao a mua đất được ở quê ? Làm sao anh biết mảnh đất đó ngon mà mua?"
Tôi chỉ cho anh vài cách:
Cách 1: Tự học. Thời đại này kiến thức trên internet là vô hạn. Chỉ cần biết đặt câu hỏi là Google có câu trả lời. Anh đọc đủ 1.000 bài viết, nghe đủ 1.000 giờ trên YouTube về cách tìm bất động sản để mua với giá 400 triệu, thì tôi tin sau 1 năm thôi, số tiền tích luỹ của anh tăng lên, kiến thức anh có thì anh sẽ tự tin với bất động sản mình mua.
Cách 2: Ngày thường anh bán 300 tô thì bây giờ hãy tìm cách bán thêm 50 tô nữa. Anh chỉ làm công việc anh giỏi nhất là bán hủ tiếu. Sau đó đi tìm và sử dụng sức mạnh của một chuyên gia. Đầu tư bất động sản cũng là một nghề, không phải ai cũng hợp hay yêu thích là có thể làm được. Ở Việt Nam mọi người rất xem thường nghề tư vấn, tư vấn là miễn phí, là tụi môi giới, tụi "cò" nhưng họ là những người am hiểu thị trường nhất.
Cách 3: Tìm cho mình một môi trường có sự cầu tiến, luôn có người thúc đẩy mình ở phía sau. Bạn nghĩ đôi vợ chồng công nhân trên họ tự làm được ư??? Không phải vậy đâu, họ làm được vậy nhờ đi làm trúng 1 công ty tốt, một môi trường tốt.
Người đầu tiên tiết kiệm mua nhà được là trưởng phòng, sau đó trưởng phòng chỉ cho phó phòng, rồi lan qua các nhóm trưởng.Khi đó có người chỉ dẫn thì, con đường sẽ rõ lối hơn. Có môi trường, có động lực luôn giúp bạn tiến tới mục tiêu hiệu quả nhất.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Ở thành phố lương 20 triệu/tháng đến 40 tuổi vẫn chưa mua được nhà, về quê mua đất liệu có khá hơn không?
Dân tình đang bày tỏ rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét