L14 được xem là hiện tượng lạ khi tăng phi mã từ giá xấp xỉ 50.000 đồng vào hồi tháng 1/2021 lên mức 470.000 đồng/cp trong phiên 17/1.
Trong khi các mã bất động sản giảm mạnh thì cổ phiếu L14 của CTCP Licogi 14 có 5 phiên tăng trần, với giá cao nhất trên sàn chứng khoán.
Chốt phiên 18/1, giá cổ phiếu L14 giao dịch ở mức 353.100 đồng/cp. Trước đó, cổ phiếu này đã đạt mức giá cao nhất 435.600 đồng/cp (phiên 14/1). Giá của L14 tăng mạnh từ mức 279.000 đồng/cp (4/1), với 5 phiên tăng trần. Đây là mức giá cao nhất của L14 trong vòng nhiều năm qua, gấp gần 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2021, L14 dự tính tổng doanh thu đạt hơn 578 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 436 tỷ đồng. Những con số này lần lượt gấp 5 lần và gấp 10,6 lần so với mức thực hiện trong năm 2020.
Biểu đồ kỹ thuật |
Trước đó, L14 đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 174 tỷ đồng và 35 tỷ đồng. Như vậy, L14 vượt lần lượt 232% về doanh thu và 1.146% về chỉ tiêu lợi nhuận năm 2021.
Mới đây, em ông Phạm Gia Lý, Chủ tịch HĐQT, đã đăng ký bán 10 nghìn cổ phiếu với mục đích thu hồi vốn. Thời gian giao dịch từ 18/1 đến 16/2. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch là 30.276 cp (tỷ lệ 0,11%).
Trong khi đó, chốt phiên 18/1, tổng CTCP Licogi (LIC) đang có giá mức 48.500 đồng/cp, Licogi 16 (LIG) có giá 20.900 đồng/cp, Licogi13 (LIC) có giá 13.300 đồng/cp.
Biểu đồ kỹ thuật |
Cũng ở mức giá đỉnh, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam vừa báo cáo bán ra thành công hơn 2,8 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).
Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 12/1 của cổ phiếu DIG là 111.500 đồng/cổ phiếu, cổ đông Him Lam thu về khoàng 312 tỷ đồng.
Sau giao dịch, Địa ốc Him Lam còn nắm giữ gần 64,9 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng tỷ lệ 12,98% vốn.
DIG tăng phi mã trong khoảng cuối năm 2021, thị giá từ vùng 20.000 đồng/cp lên mức trên 120.000 đồng/cp, tương đương mức tăng tới gần 6 lần chỉ trong khoảng 3 tháng.
Thị trường chứng khoán ngày 18/1 xuất hiện nhiều đợt rung lắc mạnh do áp lực bán giải chấp của các công ty chứng khoán, khiến hàng loạt cổ phiếu tiếp tục "nằm sàn". Nhóm ngành bất động sản, nhiều mã giảm mạnh như NLG, KDH, VRE, KBC, GVR, SZC...
Tuấn Linh
Quốc Cường Gia Lai bị đề nghị xem xét trách nhiệm, cổ phiếu nhà Cường Đôla lao dốc
Cổ phiếu doanh nghiệp của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp và bốc hơi hàng chục phần trăm, tương đương cả nghìn tỷ đồng sau khi gặp thông tin xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét