Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Nhiều doanh nghiệp Việt khao khát được chuyển đổi hoạt động của mình lên môi trường số, thế nhưng phần lớn trong số họ khi vượt qua rào cản tâm lý lại không biết nên bắt đầu từ đâu. 

Doanh nghiệp Việt muốn chuyển đổi số nhưng chưa sẵn sàng

Theo chiến lược Chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ Việt Nam định hướng nước ta sẽ chuyển đổi số toàn diện với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều đã ít nhiều nhận thức được vai trò của chuyển đổi số cũng như việc ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp. 

Tuy vậy, có một điều đáng tiếc khi mức độ chênh lệch nhận thức về vai trò và sự cần thiết của chuyển đổi số vẫn còn nhiều khác biệt giữa các doanh nghiệp, giữa các lĩnh vực ngành nghề và cả giữa các vùng miền. 

{keywords}


Khoảng 75% các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam đang có xu hướng áp dụng công nghệ số trong hoạt động và quản lý. Khoảng cách về tỷ lệ ứng dụng công nghệ giữa các doanh nghiệp SME và các doanh nghiệp lớn đã giảm từ trên 20% xuống chỉ còn 5%. Đây là điều khác biệt đáng kể so với thời điểm trước khi đại dịch diễn ra. Theo số liệu khảo sát của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, quan điểm và nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ số đã thay đổi và có chiều hướng gia tăng đáng kể từ khi có Covid-19. 

Theo nhận định của VCCI, nhìn chung mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Điều này tồn tại cả từ vấn đề nhận thức, quyết tâm, cho đến các hành động cụ thể để đưa hoạt động của doanh nghiệp lên không gian số. 

{keywords}

Điều này cũng đã được ghi nhận bởi các tổ chức quốc tế, theo nghiên cứu mức độ trưởng thành về số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMB Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của IDC - Cisco năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số nằm ở mức thấp nhất trong các quốc gia được khảo sát. 

Đánh giá chung của IDC - Cisco cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức Digital Indifferent (các công ty tập trung hiệu quả chi phí, chưa đầu tư vào chuyển đổi số, hầu hết các quy trình đều do con người thực hiện, thiếu kỹ năng số).

{keywords}

Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu?

Đáp án của câu hỏi này sẽ luôn là vấn đề nhận thức. Để chuyển đổi số thành công, người lãnh đạo của doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, nhận thức về vấn đề chuyển đổi số. Bên cạnh đó, họ cần phải có sự quyết tâm, dám đi đến tận cùng bởi chỉ có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại.

Về bản chất, chuyển đổi số doanh nghiệp là sự chuyển đổi từng bước các phương thức vận hành của doanh nghiệp từ môi trường truyền thống lên không gian số. 

Tùy thuộc vào quy mô, đặc thù hoạt động mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, quyết định chuyển đổi từng mảng hay toàn thể hoạt động của doanh nghiệp mình lên không gian số sao cho phù hợp. 

{keywords}

Chuyển đổi số có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, quan trọng là giải quyết được các vấn đề nhức nhối của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ, để số hóa hoạt động văn phòng, doanh nghiệp có thể đưa vào sử dụng một dịch vụ khá phổ biến hiện nay là Smart Office do MobiFone cung cấp.

Đây là một tập hợp các giải pháp điều hành doanh nghiệp 4.0, tích hợp tất cả các ứng dụng cần thiết cho hoạt động văn phòng của doanh nghiệp trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí trong hoạt động doanh nghiệp, tự động hóa các quy trình thủ tục, xây dựng văn phòng điện tử không giấy tờ. Bên cạnh công tác số hóa văn bản, bộ sản phẩm còn giúp số hóa các hoạt động như họp trực tuyến, quản lý điều hành các cuộc họp, quản lý nhân sự, tài sản, dự án, cộng tác nội bộ,... điều mà ít sản phẩm trên thị trường có thể mang lại cho khách hàng.

{keywords}

MobiFone Smart Office cung cấp một bộ sản phẩm văn phòng điện tử và là giải pháp hỗ trợ vận hành doanh nghiệp trên một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt. Với mức chi phí vừa phải, hợp lý, giải pháp này đặc biệt phù hợp để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sau khi bắt đầu thử nghiệm từ những vấn đề nhỏ, doanh nghiệp có thể tăng dần mức độ thâm nhập công nghệ số bằng việc xây dựng một lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Nhìn chung, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định điều hành chính xác hơn dựa trên sự trợ giúp của dữ liệu. 

Tuy vậy, để có thể chuyển đổi số thành công, điều mà các doanh nghiệp cần làm là phải lựa chọn được một đối tác công nghệ tin cậy, có chuyên môn để cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi. Đó phải là đơn vị sở hữu sẵn nền tảng công nghệ, có thể đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu đa dạng, chuyên biệt của từng khách hàng.

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiện nay, MobiFone được đánh giá khá cao nhờ sở hữu hạ tầng nền tảng tốt, uy tín lâu năm cùng đội ngũ nhân sự quản lý, tư vấn, vận hành có kiến thức chuyên sâu về chuyển đổi số. 

Nắm bắt được nhu cầu chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh giải pháp điều hành doanh nghiệp 4.0 (MobiFone Smart Office), nhà mạng này cũng đang phát triển cùng lúc nhiều gói giải pháp như giải pháp quản lý tiêu dùng viễn thông (mBiz360), gói dịch vụ mua data giá thấp MobiData Sponsor hay giải pháp lưu trữ trên nền tảng đám mây mobiCloud,...

Đây đều là các gói giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số được MobiFone nghiên cứu, tối ưu theo nhu cầu và khả năng chi trả của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, đó sẽ là những giải pháp đắc lực đưa hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lên môi trường số. 

Thanh Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét