Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Nhọc nhằn nghề hái dừa thuê

Mặc dù đeo đuổi cái nghề “ăn cơm dưới đất làm chuyện trên trời” với nhiều rủi ro và vất vả, nhưng nhiều người lao động vẫn cố gắng tìm niềm vui trong công việc, kiếm tiền để lo cho gia đình.


Mưu sinh giữa lưng chừng trời

Anh Nguyễn Minh Tâm (41 tuổi, ở khu vực 1, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy) làm nghề leo dừa mướn cho các nhà vườn ở quận Bình Thủy hơn 20 năm nay. Cha anh mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa, anh Tâm được bà ngoại nuôi nấng, đùm bọc.

{keywords}
Anh Tâm chuẩn bị dụng cụ để leo lên hái dừa

Bà ngoại bán rau cải ở chợ, cuộc sống túng thiếu, anh không được đi học. Khi trở thành cậu thiếu niên, Tâm phụ vác gạch, mần cỏ, phụ hồ, tiếp ngoại lo cơm áo. Lúc rảnh rỗi, tụ tập với chúng bạn leo trèo, hái ổi, hái mít.

Bữa nọ, bác hàng xóm cần mấy trái dừa tươi kho thịt, nhờ Tâm leo bẻ dùm. Từ đó, duyên với công việc hái dừa đã trở thành nghề mưu sinh của anh.

{keywords}
Anh Tâm đang leo lên ngọn dừ để hái trái

Anh Tâm kể, nghề leo dừa mướn thì có gì lạ đâu ở xứ miền Tây. Nhưng ở khu vực đô thị, thanh niên đi làm công nhân hay bảo vệ, ít người chịu làm nghề leo trèo chót vót trên cao.

Ban đầu, anh chỉ leo những cây dừa thấp, dần dần thuần thục rồi leo cây cao hơn, cao hơn nữa. Bây giờ, anh lên ngọn những cây dừa cao tới 12m - 15m là chuyện thường.

Leo dừa mướn, không chỉ làm mỗi việc bẻ dừa, mà còn sửa dừa, dọn mo nang, bùi nhùi, chặt bẹ hư gãy cho ngọn dừa trống trải để chuột không có chỗ làm ổ phá dừa, thông thoáng cho dừa non phát triển tốt hơn.

Không ít lần, trên ngọn dừa, anh Tâm bị kiến cắn, ong chích và gặp cả rắn, rít. Công việc trên cao nhiều rủi ro, vất vả là vậy, nhưng anh Tâm mê nghề: “Mấy hôm mưa dầm không đi bẻ dừa được, tôi cảm thấy buồn, cảm giác thiếu thiếu…” anh Tâm cho biết.

Theo thời gian, tiền công leo dừa cũng tăng dần. Hồi anh Tâm mới vào nghề, leo và hái trên một cây dừa được trả 1.000 đồng, rồi tăng dần dần. Đến nay, giá nhân công là 30.000 đồng.

Mỗi ngày, anh Tâm leo khoảng 10 cây. Nhiều chủ vườn tốt bụng, thương anh nghèo khó, ngoài trả tiền công leo bẻ còn cho thêm chút đỉnh tiền uống cà phê, gởi về cho vợ con anh mấy trái dừa, nắm rau xanh trong vườn.

{keywords}
Khi đến ngọn dừa thân hình anh Tâm bé xíu và người đứng dưới nhìn lên không thấy

Trái lại, cũng có người khắt khe, đôi khi làm khó dễ hay nói những lời trái tai khiến anh buồn lòng. Anh bộc bạch: “Mình dốt, một chữ bẻ đôi cũng không biết.  Nghề này nhiều nguy cơ rủi ro nhưng là công việc chính đáng để nuôi vợ con. Thôi thì khỏe ngày nào làm ngày đó, tới đâu hay tới đó”.

Ở miền Tây, các tháng 8, 9, 10 âm lịch, với những cơn mưa tầm tã, anh Tâm không leo cao được, bèn xuống nước kiếm cái ăn. Lấy chiếc phao to thay cho xuồng, bơi dọc sông Bình Thủy, Cồn Sơn, thả tay lưới cặp mé giăng cá.

{keywords}
Leo dừa mướn, không chỉ làm mỗi việc bẻ dừa, mà còn sửa dừa, dọn mo nang...

Vợ chồng anh Tâm chỉ có đứa con gái duy nhất, học lớp 3. Hai vợ chồng không dám sinh thêm con, vì sợ không lo nổi cho con học hành. Gia đình anh Tâm hiện sống trong căn nhà nhỏ gần bờ sông, ở hẻm 5, đường Lê Hồng Phong, khu vực 1, phường Bình Thủy.

Tương tự như trường  hợp của anh Tâm, anh Nguyễn Tấn Thành (39 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ) cũng có thâm niên 17 leo hái dừa.

Anh Nguyễn Tấn Thành cho biết: "Mặc dù mưu sinh giữa lưng chừng trời với nhiều vất vả, rủi ro nhưng nhiều người leo dừa mướn vẫn chấp nhận “đeo nghề, không bỏ nghề”, vì trót đem “lòng thương”.

Nhờ nghề này, anh Thành lo được cuộc sống gia đình ổn định, cho hai con, một đứa lớp 9, một đứa lớp 5 tiếp tục việc học hành.

{keywords}
Anh Tâm cho biết, tiền công leo một cây dừa để hái trái khoảng 20.00 đồng

Anh Thành cho biết, mùa cao điểm của nghề hái dừa là những tháng mùa khô và sợ nhất là mùa mưa, công việc bấp bênh. Vì lúc này, thân cây ẩm ướt, rất trơn khó leo. Ngoài ra, một mình trên đọt dừa cao, khi có gió lớn, sấm chớp, rất nguy hiểm.

Anh Thành kể: “Trong lúc leo, những bẹ dừa giòn, tuột bẹ, có thể rơi rơi bất cứ lúc nào. Chưa kể mưa gió, kiến cắn, ong chích, rắn rít”. Nghề hái dừa đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ dẻo dai, không sợ độ cao.  Nghề leo dừa không phải là nguồn kinh tế chính của người dân, tuy nhiên, nó giúp nhiều người có cái ăn, cái mặc. Đa số những hộ theo nghề này là hộ nghèo, cận nghèo hoặc ít đất sản xuất…

(Theo Dân Trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét