Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

4 kênh kiếm tiền hiệu quả dành cho người có tiền nhàn rỗi

Với dòng tiền nhàn rỗi có vài cách ổn định, bền vững để bạn lựa chọn để có được khoản tài sản để dành và từ đó đem lại dòng tiền ổn định theo năm tháng.

Trước khi bạn sử dụng số tiền nhàn rỗi để thực hiện đầu tư hay tiết kiệm theo mong muốn của bản thân hãy cố gắng xác định chính xác khoản tiền nhàn rỗi của mình.

Khái niệm tiền nhàn rỗi tưởng chừng đơn giản, dễ hiểu nhưng để thực sự xác định được đâu mới đúng là tiền nhàn rỗi của mình khiến nhiều người vẫn gặp khó khăn.

Tiền nhàn rỗi là khoản tiền mà bạn sẽ chắc chắn không cần dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định (bao lâu tùy trường hợp), kể cả khi đã trừ đi khoản để đề phòng các bất trắc ngoài ý muốn. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này hoàn toàn cho mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư mà không ảnh hưởng gì tới đời sống hằng ngày của mình.

Với khoản tài chính nhàn rỗi này bạn có thể lựa chọn những cách đầu tư không mang tính đột quá nhưng lại đáp ứng sự ổn định, bền vững. 

Khoản tiền nhàn rỗi nếu biết đầu tư khéo léo cũng sẽ giúp bạn có được khoản tài sản để dành và từ đó đem lại dòng tiền ổn định theo năm tháng. Thậm chí đó còn có thể là khoản tài sản tích lũy cho cả con cái.

1. Mua căn hộ để cho thuê dài hạn

{keywords}
Hình minh họa.

Đây vốn là cách đầu tư truyền thống. Việc cho thuê bạn đầu có thể gặp nhiều khó khăn như không được giá hay khó tìm khách thuê nhưng đây vẫn là loại hình được nhiều người có tài chính nhàn rỗi lựa chọn. Thậm chí, nếu căn hộ của bạn có giá tốt, vị trí đẹp sẽ dễ dàng cho thuê.

Như câu chuyện của anh V.L mới chia sẻ gần đây khi gia đình anh đều có kinh tế ổn định, 2 đứa con. Sau hơn 20 năm tích cóp, ngoài căn nhà để ở gia đình anh đang có 2 căn nhà và 1 miếng đất khác để vừa tích trữ tài sản, vừa giữ tiền không mất giá, vừa cho thuê được 50 triệu đồng/tháng.

Giờ đã mỏi mệt với việc đi làm kiếm tiền, lại đang có thêm khoản tiền nhàn rỗi, anh chị muốn bán miếng đất đang có, số tiền nhàn rỗi này để kiếm mua thêm một tài sản cho thuê để có thêm vài chục triệu hàng tháng mà "không phải làm gì".

Số tiền cho thuê mới này, cộng với 50 triệu đồng cho thuê đang sẵn có sẽ giúp anh chị thảnh thơi nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống, trong khi vẫn lo cho hai đứa nhỏ học hết đại học.

2. Gửi tiết kiệm

{keywords}
Hình minh họa.

Đây là kênh đầu tư truyền thống, có tính an toàn cao nhưng khả năng sinh lời ít. Có thể nói, gửi tiết kiệm không phải là một kênh đầu tư hiệu quả mà nói chính xác hơn thì đây là một kênh để giữ tiền. Đây là một kênh phù hợp đối với những người “ăn chắc mặc bền” không muốn đả động gì đến những rủi ro về tài chính.

Tuy nhiên nếu bạn là một người đam mê kinh doanh, muốn tiền đẻ ra tiền nhanh hơn hoặc bạn là một người ưu thích mạo hiểm và muốn thử độ may mắn của bản thân thì gửi tiết kiệm sẽ chưa phải là một lựa chọn đáng lưu tâm. Đây cũng được coi là một nhược điểm lớn của kênh đầu tư này.

3. Đầu tư vào chứng khoán

Còn một hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi khác đang hấp dẫn không ít người, đó chính là chứng khoán. Nếu như gửi ngân hàng, lãi suất cả năm trời của bạn chỉ rơi vào 6% thì với kênh đầu tư này, việc đạt lợi nhuận trên 20% và “ngoạn mục” đến mức gấp đôi, gấp ba lần là hoàn toàn có thể. Tất nhiên còn tùy thuộc vào cách đầu tư của bạn như thế nào. 

Nhưng song song với đó là rủi ro khi tham gia vào kênh đầu tư chứng khoán. Chứng khoán có rủi ro cao hơn các hình thức gửi tiết kiệm hay mua nhà nên bạn cần cân nhắc kỹ nếu quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

4. Kinh doanh quỹ đầu tư

{keywords}
Hình minh họa.

Quỹ đầu tư tuy đã xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam một vài năm trở lại đây. Quỹ đầu tư được hình thành bởi vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại tài sản khác,...

Ưu điểm của loại hình này là có đội ngũ chuyên gia quản lý với nhiều năm kinh nghiệm giúp giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn danh mục đầu tư. Ngoài ra, số tiền bạn đầu tư cũng sẽ có tính thanh khoản cao. Tức là tài sản của bạn có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không bị ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Và bạn cũng có thể rút vốn ngay lập tức.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là do mô hình còn mới nên mọi người thường ít có kinh nghiệm trong việc đánh giá tiềm năng của dự án, những rủi ro xảy ra. Ngoài ra, việc góp số vốn nhỏ dễ bị mất trắng do chủ dự án chạy “bùng”.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)

Hà Nội cháy hàng bồ kết

Khi thời tiết trở lạnh, nhiều người có thói quen mua bồ kết về gội đầu, xông nhà, diệt khuẩn khiến giá mặt hàng này những ngày nay tăng lên chóng mặt.

Cầm trên tay cả bịch bồ kết, chị Thanh Hằng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khoe: "Vất vả lắm, tôi mới mua được 3kg bồ kết quê với giá 150.000 đồng/kg. So với chính vụ, giá đầu mùa thường đắt hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Nhưng bù lại được cái quả nào cũng dài, to, căng, đẹp".

Chị Hằng cho biết, hàng năm, cứ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, chị đều đi săn lùng bồ kết. Ngoài mua về gội đầu, chị còn dùng để xông nhà lấy hương thơm,  diệt vi khuẩn, giúp tinh thần thoải mái.

"Mùa này thời tiết hay nồm ẩm, mưa nhiều nên không khí trong nhà rất ngột ngạt. Như thói quen, tôi thường đốt một vài quả bồ kết để lấy hương, giúp không gian trở nên thông thoáng, dễ chịu" - chị mách nước.

{keywords}
Bồ kết khô hiện có giá từ 120.000 - 180.000 đồng/kg

Theo chị Hằng, bồ kết thường đậu hoa vào tháng 5 - 7, cho quả vào tháng 8, thu hoạch vào cuối tháng 10. Quả có chiều dài từ 10 - 12 cm, rộng 1,5 - 2 cm, chứa 10 - 12 hạt, hình dạng thẳng hoặc cong. Khi quả  tươi, mặt ngoài có một lớp phấn màu lam, chín thì chuyển sang màu đen.

"Khi còn nhỏ, bà và mẹ tôi thường dùng quả bồ kết khô, nướng lên để gội đầu. Gội xong, tóc ai nấy đều đen nhánh, dài, mượt đến lạ kỳ. Còn hễ khi có ai ốm, bà tôi thường lấy một nhúm quả, bỏ vào cái chậu nhôm rồi xông lên, để hương bay khắp nhà" - chị nhớ lại.

{keywords}
Quả bồ kết tươi có màu ngả vàng, thân dẻo

Tương tự, chị Khánh Huyền (Hà Đông, Hà Nội) cũng vừa mua 2kg bồ kết khô với giá 120.000 đồng/kg. Chị cho biết, cuối năm trước, chị được đồng nghiệp cũ ở Hòa Bình mách nước dùng bồ kết bỏ vào niêu đất để xông nhà, khử khuẩn.

"Trước kia, tôi chỉ biết bồ kết dùng để gội đầu chứ không biết rằng có thể xông nhà. Cái này là kinh nghiệm dân gian thôi, chứ diệt được vi khuẩn hay không thì không ai biết. Nhưng bù lại được cái, nhà lúc nào cũng mát mẻ, thơm tho nhờ hương bồ kết" - chị kể.

Ngoài ra, chị Huyền còn lưu ý, việc sử dụng bồ kết hay bất cứ loại cây, quả nào khác cũng cần có liều lượng, điều độ. Đặc biệt là khi nhà có trẻ con, người già, phụ nữ mang thai thì phải tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi sử dụng.

{keywords}
Bồ kết khô được các thương lái thu gom từ các tỉnh chuyển về Hà Nội

Là một đầu mối chuyên bồ kết ở Hòa Bình, anh Dũng cũng thừa nhận, giá bồ kết năm nay tăng mạnh do nhu cầu của người dân tăng cao. Một phần là bởi khi thời tiết lạnh, các gia đình có thói quen mua bồ kết về xông, đốt. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng phát, một số người có thói quen đốt các dòng lá thơm, quả có chứa tinh dầu.

"Như mọi năm, chỉ có tết là giá bồ kết mới biến động bởi nhiều người mua về gội đầu, xông nhà tiễn năm cũ. Nhưng năm nay, ngay từ đầu mùa, khách hàng đã đổ xô đi mua khiến dân buôn như chúng tôi không kịp trở tay. Hiện giá bồ kết tươi, hái tại vườn dao động 50.000 - 70.000 đồng/kg, dòng phơi khô từ 120.000 - 180.000 đồng/kg" - anh kể.

Theo anh Dũng, bồ kết thường có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Để có nguồn hàng ổn định, anh phải đặt mua cả cây với chủ vườn từ trước.

"Bồ kết thuộc dòng cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 4 - 7m, nên việc thu hái khá vất vả, đa số phải thuê thợ trèo. Như tôi, năm nào cũng mất 2 - 3 triệu đồng tiền thuê thợ hái quả" - anh Dũng chia sẻ.

(Theo Dân Trí)

Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỷ đồng

Bộ bàn ghế gồm 12 món được làm từ gỗ đinh hương quý hiếm. Với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, siêu phẩm này hiện đang được rao bán với giá hơn 500 triệu đồng

Thời gian gần đây, những bộ bàn ghế khủng, độc lạ là một trong những thú chơi mới, đắt đỏ của các đại gia. Phần lớn đều lựa chọn chất liệu gỗ vì gỗ quý tạo ra các sản phẩm không chỉ bề thế mà còn rất tinh tế.

Trong ảnh là một bộ bàn ghế “khủng” với kích thước lớn, nhiều bộ phận, những chi tiết chạm khắc tỉ mỉ khiến người xem không khỏi choáng ngợp.

Được biết, siêu phẩm này thuộc sở hữu của một xưởng đồ gỗ ở Bắc Ninh. Đây là một trong những bộ bàn ghế tốn nhiều công thợ và thời gian chạm khắc nhất của xưởng này.

Có tổng diện tích hơn 35 m2, bộ bàn ghế gồm 12 món: 1 đoản; 1 bàn lớn; 4 ghế; 2 đôn cao để hoa; 2 đôn trà; 2 đôn ngồi.

Tác phẩm “kỳ mộc” được làm từ gỗ đinh hương, một trong những loại gỗ quý được xếp vào bộ tứ thiết của Việt Nam: Đinh – Lim – Sến – Táu.

Ngoài có giá trị về độ quý hiếm, gỗ đinh hương khi sử dụng làm đồ nội thất thường có độ bền cao, thân thiện và bảo vệ sức khỏe cho người dùng.

Bên cạnh đó, loại gỗ này cho phép người nghệ nhân tạo ra các tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ. Đặc biệt khi dùng làm bàn ghế luôn mang lại giá trị thẩm mỹ cao và khẳng định sự sang trọng, đẳng cấp của gia chủ.

Các chi tiết chạm khắc của bộ bàn ghế dựa theo yếu tố phong thủy tứ linh gồm: Long – Lân – Quy – Phụng.

Đường nét chạm trổ công phu, sản phẩm nội thất mang phong cách tân cổ điển nhưng vẫn có ý nghĩa phong thủy, tâm linh sâu sắc.

Theo anh Trường, chủ xưởng gỗ sở hữu tác phẩm “kỳ mộc” này cho biết, ý tưởng ban đầu anh mong muốn tạo ra một bộ bàn ghế độc đáo, lấy sự tỉ mỉ trong chạm khắc làm điểm nhấn làm sao để sản phẩm ngoài gây ấn tượng cho người nhìn còn phải thực sự tiện nghi với người sử dụng.

Riêng bộ bàn ghế này, xưởng anh Trường đã phải sử dụng khoảng 200 công thợ làm liên tục trong 4 – 5 tháng để hoàn thiện trước khi đến tay người tiêu dùng.

Với kích thước lớn và họa tiết bề thế, bộ bàn ghế phù hợp với những căn nhà diện tích rộng, kiến trúc kiểu cổ điển hoặc tân cổ điển.

Hiện tại, bộ bàn ghế đang được rao bán với giá hơn 500 triệu đồng.

(Theo Dân Việt)

Campuchia xuất khẩu thóc sang Việt Nam

Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia cho biết, trong 10 tháng qua, Campuchia đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn thóc qua Việt Nam.

Ông Veng Sakhon, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia đã khẳng định với báo giới hôm 31/10 rằng, trong 10 tháng năm 2020, Campuchia đã xuất khẩu hơn 530.000 tấn gạo. Đây là mức tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Veng Sakhon cho biết, đã có 60 quốc gia đặt mua gạo từ Campuchia trong 10 tháng qua. Các thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Campuchia đều tăng mạnh nhập khẩu trong 10 tháng qua so với cùng kỳ 2019, bao gồm: Xuất khẩu sang các nước châu Âu đạt tổng cộng 174.391 tấn (tăng 32,51%);  Trung Quốc đạt 194.451 tấn (tăng 36,26%) và các nước thành viên ASEAN với tổng lượng 71.882 tấn (tăng 13,40%).

{keywords}
Campuchia xuất khẩu hơn 1 triệu tấn thóc sang Việt Nam trong 10 tháng qua.

Cũng trong 10 tháng qua, số lượng thóc của Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam (tính đến ngày 28/10) đạt 1.427.226 tấn.

Ông Lun Yeng, Tổng thư ký Liên đoàn Gạo Campuchia cho biết, diện tích trồng lúa trên cả nước Campuchia hiện có hơn 2,7 triệu ha. Thời gian qua, lũ lụt đã ảnh hưởng đến hơn 213.000 ha lúa, trong đó hơn 32.000 ha bị thiệt hại nặng. Do đó có thể làm giảm lượng thóc xuất khẩu sang Việt Nam vốn đạt tới hơn 2 triệu tấn/năm. Ngoài ra, giá thóc cũng sẽ tăng vì các nhà máy chế biến gạo sẽ có nhu cầu thu mua nhiều thóc hơn.

(Theo VOV)

Đầu tư vào đâu sinh lời?

Cuối năm, đầu tư vào đâu là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn khi lãi suất tiết kiệm rơi xuống mức thấp nhất hơn 10 năm nay.

Anh Nguyễn Xuân Đăng (Ba Đình, Hà Nội) cho hay, thông thường, có tiền nhàn rỗi, anh hay chia ra nhiều “giỏ hàng” như bất động sản, chứng khoán, gửi ngân hàng và mua vàng để phân tán rủi ro. Thế nhưng, từ sau khi vàng tăng giá phi mã, anh đã thanh khoản hết số vàng cất trữ để giữ tiền mặt.

Nay, giá vàng vẫn ở ngưỡng cao, tiền gửi ngân hàng có lãi suất thấp, anh đang muốn dồn hết số tiền nhàn rỗi đó vào bất động sản, vì cho rằng đây là kênh đầu tư giữ được sự an toàn, khả năng sinh lời lớn. Còn nếu trong trường hợp thị trường trồi sụt, bất động sản đó vẫn có thể để lâu dài.

{keywords}
Cuổi năm, đầu tư vào đâu sinh lời? (Ảnh: KT)

Anh Trần Quang Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ, trong mọi thời điểm, anh luôn chọn BĐS là kênh đầu tư an toàn. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết mọi giao dịch của anh sau một thời gian đều sinh lời. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19, một số cửa hàng, nhà sản xuất bị thua lỗ phải bán tài sản, có sẵn tiền nên anh đi “săn” và mua được với giá hợp lý.

Khảo sát nhiều sàn giao dịch bất động sản trên đường Lê Đức Thọ và Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) được biết, nhiều khách hàng đã nhờ các sàn này môi giới sản phẩm bất động sản có tiềm năng sinh lời cao. Hầu hết khách hàng được giới thiệu tìm đến đất nền tỉnh Bắc Ninh, Vân Đồn (Quảng Ninh), Thái Nguyên, vì giá đất những khu vực này vẫn còn khả năng tăng mạnh.

Nghiên cứu thị trường sau quý 1 năm 2020 của Batdongsan.com.vn vào giai đoạn Covid-19 mới bùng phát cho thấy, dù thị trường bắt đầu rơi vào trạng thái khó khăn nhưng bất động sản vẫn đứng đầu trong các lựa chọn về đầu tư với khoảng 40%, áp đảo so với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm (24%), vàng (17%), chứng khoán (12%).

Đặc biệt, bước vào quý 4 năm 2020, nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, chuyên gia bất động sản cho rằng, đây sẽ là thời điểm mà nhiều khách hàng sẽ lựa chọn đầu tư bất động sản thay vì gửi tiền vào ngân hàng.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS nhận định, khối ngân hàng đang thực hiện những chính sách tiền tệ chưa từng có khiến dòng tiền rẻ đang dư thừa tiếp tục tìm kiếm các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.

Theo dữ liệu nghiên cứu của Batdongsan.com.vn, đối với nhà riêng để bán, mức độ quan tâm trong quý 3 năm 2020 tăng 25% so với quý II, nhà mặt phố tăng 19%.

Tại các tỉnh phía Bắc, mức độ quan tâm đất thổ cư tăng 10%, đất nền dự án tăng 15%, nhà riêng giảm 12%, trong đó Vĩnh Phúc là tỉnh được quan tâm nhiều nhất, lên đến 15%; tiếp theo là Quảng Ninh 9% và Hải Phòng 1%...

Các khu đất thổ cư có mức độ quan tâm tăng nổi bật trong quý III là huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), huyện Hoài Đức (Hà Nội), huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), huyện Kim Bôi (Hòa Bình)...

Từ số liệu trên có thể thấy, mặc dù quý III là thời điểm dịch bùng phát lần hai, nhưng mức độ quan tâm đến bất động sản vẫn “nóng”. Giá các sản phẩm bất động sản được nhiều công ty nghiên cứu đánh giá là vẫn tiếp tục tăng, điển hình như TP.HCM tăng 15-20%, Hà Nội tăng 5-7% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup chia sẻ, trong mọi thời điểm, đầu tư bất động sản, đặc biệt là đầu tư đất nền luôn có lãi. Tuy nhiên, không thể “ăn xổi” mà phải đầu tư dài hạn.

Chẳng hạn, với dòng tiền nhàn rỗi cuối năm đem đầu tư không thể kỳ vọng tăng giá, có lãi ngay trong quý 4 năm 2020, mà phải có độ trễ. Bởi hiện tại, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam chưa cao do người nước ngoài chưa thể sang làm việc được; nhiều cửa hàng đóng cửa do làm ăn thua lỗ...Tuy nhiên, đây lại là "thời điểm vàng" mà nhà đầu tư có thể dùng dòng tiền nhàn rỗi mua bất động sản.

(Theo VTC News)

Trà chanh không được làm từ trà và chanh

Trà chanh đang là một trong những thức uống được các bạn trẻ ưa chuộng vì giá thành rẻ, đáp ứng được thu nhập của các bạn học sinh, sinh viên cùng không gian quán thoải mái thích hợp trò chuyện, tán gẫu.

Tuy nhiên với những cốc nước được pha chế qua loa, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ và mức giá siêu hấp dẫn như vậy, liệu có thực sự đảm bảo cho sức khỏe?
 


(Theo ANTV)

Thủ phủ sản xuất kem bẩn

'Đột nhập” những cơ sở làm kem siêu bẩn mới thấy được sự coi thường sức khỏe con người. Nhu cầu sử dụng lớn, mỗi ngày cơ sở này sẽ sản xuất bao nhiêu tấn kem bẩn tung ra thị trường? 

Thủ phủ sản xuất kem siêu bẩn này tại sao vẫn ung dung hoạt động nhiều năm, bất chấp quy định của pháp luật.

(Theo ANTV)

4 loại người nên tránh xa thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng sẽ tiết kiệm khá nhiều về mặt kinh tế với những người biết cách quản lý chi tiêu và tận dụng các ưu đãi của nó. Ngược lại, nếu có đặc điểm dưới đây, bạn lại nên tránh xa nó.

1. Những người bất cẩn

Theo thống kê hiện nay có tới khoảng 70% thông tin cá nhân thẻ tín dụng bị đánh cắp do sự lơ là của khách hàng, không bảo vệ thẻ khi giao dịch.

Đặc biệt nhiều người có thói quen đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng quẹt thẻ. Chính sự vô tình này đã khiến kẻ gian có cơ hội nắm bắt được thông tin thẻ.

Chỉ cần mặt trước và mặt sau thẻ tín dụng, kẻ xấu có thể chụp lại là họ có đủ điều kiện tiến hành mua hàng trực tuyến. Do đó hãy giữ bí mật thông tin trên thẻ cũng như luôn giữ thẻ an toàn trong tầm mắt.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Những người đãng trí

Hay đãng trí hoặc quá bận rộn dẫn đến việc không nhớ ngày, nhớ sai ngày thanh toán thẻ tín dụng. Khi đó, bạn phải trả khoản tiền lãi trên tổng chi tiêu trong tháng và chịu các khoản phí phạt trả chậm. Quan trọng hơn, lịch sử tín dụng của bạn sẽ không tốt do bị nhảy nhóm nợ xấu nếu đến hạn vẫn chưa thanh toán dư nợ tối thiểu trong kỳ.

Vì vậy, hãy khắc phục tình trạng này bằng cách ghi chú ngày thanh toán trên điện thoại, lịch làm việc hoặc chủ động thanh toán ngay khi có tiền.

3. Nghiện mua sắm

Thẻ tín dụng sẽ là hung thần với những ai nghiện mua sắm bởi đặc điểm "tiêu trước trả sau". Mở thẻ hạn mức 30 triệu đồng nhưng chỉ sau hai tháng chị Phương đã dùng hết số tiền này. Do mua sắm quá tay nên chị cũng chưa thanh toán được hết toàn bộ dư nợ trong kỳ đầu tiên. "Trước tôi cứ mua đến khi hết tiền, nay vì thấy hạn mức thoải mái nên không kiểm soát được. Nay chồng tôi quyết không cho dùng thẻ tín dụng nữa", chị Phương kể.

Theo các chuyên gia ngân hàng, thẻ tín dụng rất kinh tế vì có thể được ân hạn lãi suất tới 45 ngày. Tuy nhiên, điều này chỉ ý nghĩa với những người thực sự biết sử dụng. Vị này khuyên, khách hàng cần đảm bảo chi trả được toàn bộ dư nợ trong một kỳ sao kê thay vì chỉ trả mức thanh toán tối thiểu. Do đó, nếu số tiền tiêu bằng thẻ vượt quá ngân sách chi tiêu và khả năng chi trả, bạn sẽ rơi vào cảnh nợ lại ngân hàng với lãi suất rất cao, từ 20-25% một năm.

4. Những người có thói quen "vung tay quá trán"

Có thẻ tín dụng thường dẫn mọi người mắc phải sai lầm trong việc chi tiêu quá mức. Đó là một sai lầm khi chi tiêu thẻ tín dụng của bạn sát với giới hạn mà thẻ cho phép. Cũng giống như việc đóng một thẻ tín dụng, việc này sẽ ảnh hưởng tới điểm tín dụng của bạn.

(Theo GiadinhNet)

Quyền lợi người lao động khi nhận lương từ 1/1/2021

Từ 1/1/2021, ngoài tiền lương tháng, người lao động sẽ được người sử dụng lao động cung cấp bảng kê các khoản lương, tiền làm thêm và khấu trừ (nếu có).

Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật Lao động 2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật Lao động 2012 không có quy định này.

{keywords}
Quy định mới có hiệu lực từ 1/1/2021 

Cụ thể, Điều 95 Luật Lao động năm 2019 nêu rõ: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

Quy định mới nói trên sẽ tăng thêm quyền lợi cho người lao động khi họ có thể chủ động biết rõ hơn các khoản thu nhập, gia tăng tính minh bạch nói chung trong chi trả lương. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng sẽ có thêm 1 công việc phải làm khi trả lương.

Ngoài ra, Luật Lao động 2019 cũng quy định trường hợp lương được trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

(Theo Thời Đại)

Những loại quả đắt đỏ nhất thế giới

Để thưởng thức những loại quả hoàng gia, đắt nhất thế giới, nhiều "thượng đế" sẵn sàng xuống tay, chi cả triệu đồng để nếm thử "bảo vật".

Hồng Nhật giá nửa triệu đồng/quả

Mới đây, một cửa hàng trái cây cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM rao bán loại hồng Nhật giòn có giá lên tới 500.000 đồng/quả. Theo mô tả, loại hồng này được vận chuyển theo đường hàng không, có khối lượng từ 300 - 400gram/quả, nghĩa là to gấp 2 - 3 lần so với quả hồng trồng ở Việt Nam.

{keywords}
Hồng Nhật giá nửa triệu đồng/quả

Chị Mỹ Linh, đại diện chuỗi cửa hàng hoa quả cho biết, hồng Nhật có giá nửa triệu đồng một quả làgiống hồng giòn Taishu đã xuất hiện từ năm 1995 tại tỉnh Kagawa, Nhật Bản. Đây là giống hồng được các nước phương Tây ưa chuộng do đặc tính giòn, ngọt.

"Hồng Taishu có kích thước to hơn hẳn những loại hồng khác, trọng lượng 1 quả tầm 300g - 350gram, vỏ rất mỏng, thịt giòn thơm. Khi ăn, có thể ăn cả vỏ không cần gọt mà không bị chát" - chị cho hay.

Theo chị Linh, đây là lần đầu tiên cửa hàng chị nhập loại hồng Nhật đắt đỏ này về bán. "Giá bán tại Việt Nam của loại hồng này hiện khá cao vì đây là giống hiếm, cộng với việc, toàn bộ quả đều đi bằng đường hàng không và là hàng tuyển loại 1".

2,5 triệu đồng/quả xoài đỏ

Được mệnh danh là "trứng của Mặt trời", xoài đỏ Nhật Bản đang được rao bán trên thị trường với giá từ 1-1,7 triệu đồng/quả, thậm chí có nơi bán tới giá 2,5 triệu đồng/quả.

Thay vì màu vỏ vàng khi quả chín, loại xoài của Nhật Bản này lại có màu đỏ. Thế nhưng, điều khiến mọi người bàn tán nhiều hơn chính là giá loại xoài này siêu đắt đỏ, nhiều nơi rao bán 1-1,7 triệu đồng/quả tùy loại.

Riêng loại thượng hạng, được dán tem “trứng Mặt trời” hiện có giá tới 2,5 triệu đồng/quả (trọng lượng quả khoảng 4-5 lạng/quả).

{keywords}
2,5 triệu đồng/quả xoài đỏ

Với mức giá đắt như vàng, nhiều bà nội trợ cho rằng nếu mua về chắc chỉ để ngắm chứ không nỡ ăn, hoặc cùng lắm cắn răng mua 1 cặp làm quà biếu sếp. Một số người so sánh, thu nhập được hơn 5 triệu đồng, mua 2 quả xoài này về ăn thì hết cả tháng lương.

Dưa hấu vuông 4,5 triệu đồng/quả 

Ở Việt Nam, dưa hấu là loại quả khá phổ biến, được trồng tại nhiều tỉnh, thành từ Bắc vào Nam. Giá chỉ với 10.000 - 20.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được một kg dưa hấu, tính ra một quả dưa giá chỉ có giá từ 40.000 - 100.000 đồng tùy trọng lượng.

Thế nhưng giới nhà giàu Hà thành dịp này lại bỏ qua các loại dưa hấu có chất lượng ngon ngọt được trồng ở Việt Nam mà đua nhau săn loại dưa hấu vuông Nhật Bản dù được bán với giá cao ngất ngưởng, lên tới 4,5 triệu đồng/quả.

{keywords}
Dưa hấu vuông 4,5 triệu đồng/quả 

Theo chị Trương Kim Liên, chủ một cửa hàng chuyên nhập trái cây ngoại trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội), loại dưa này được trồng ở quần đảo Shikoku (Nhật Bản). Có thời điểm, do mất mùa nên khan hiếm, loại dưa hấu vuông có giá bán ở Nhật khi ấy dao động từ 100-200 USD/quả, còn ở thị trường nước ngoài lên tới 800 USD/quả (khoảng 18 triệu đồng).

“Do hàng hiếm, giá lại khá cao nên khoảng hai tuần tôi mới đặt hàng về cho khách, mỗi lần dưa về chỉ được vài chục quả. Bởi mức giá khá đắt đỏ nên đối tượng mua dưa hấu vuông chủ yếu là giới nhà giàu hoặc khách mua làm quà biếu. Họ lựa chọn loại quả này là do hình thức quả dưa hấu vuông khá đẹp, có tính trưng bày cao” - chị nói thêm.

Nho hình trái tim 2 triệu đồng/kg

Gần đây, giới nhà giàu Việt lại đổ xô đi săn lùng loại nho có hình trái tim, xuất xứ từ Nhật có giá 2,25 triệu đồng/kg. Đây là giống nho được lai ghép từ dòng nho Pareto của phương Tây với nho mẫu đơn của Nhật nên có hương vị đậm đà, gây kích thích vị giác. Mặc dù khi mới nếm thử, quả nho có vị chua nhẹ, nhưng càng ăn thì vị càng ngọt và lan tỏa dần dần.

{keywords}
Nho hình trái tim 2 triệu đồng/kg

Chủ một cửa hàng trái cây cho hay: "Ngoài tên gọi là nho hình trái tim, tôi hay gọi đây là nho xí muội. Dòng nho này được trồng ở Nhật, theo phương pháp hữu cơ 1 nhánh 1 chùm. Để đảm bảo chất lượng, 100% quả đều được cửa hàng tôi vận chuyển bằng được hàng không".

Ngoài ra, người này còn thông tin, dòng nho xí muội rất được lòng giới nhà giàu Việt bởi chất lượng quả tốt, mẫu mã đẹp, hơn nữa lại có hình tim bắt mắt. Thế nên, ngoài việc mua về thưởng thức, nhiều người còn dùng để biếu, tặng.

11 triệu đồng/chùm nho 24 quả

Ngược về dòng thời gian, cách đây 2 tháng, một cửa hàng chuyên về trái cây cao cấp rao bán với giá 11 triệu đồng/chùm nho. Mỗi chùm nho có 24 quả, mỗi quả to tương đương trái bóng bàn, có màu đỏ thẫm như đá ruby.

"Dòng nho này là đặc sản của tỉnh Ishikawa (Nhật Bản) khi người dân ở đây phải mất tới 14 năm để nghiên cứu và phát triển giống thành công. Nho được mệnh danh là dòng nho hoàng gia Nhật Bản, được giới quý tộc ưa chuộng" - chị Huyền, chủ cửa hàng thông tin.

{keywords}
11 triệu đồng/chùm nho

Theo chị, nho đạt chuẩn khi thu hoạch thường có trọng lượng khoảng 500 - 700g/chùm, 1 quả từ 20 - 30g. Vỏ quả màu đỏ thẫm như đá ruby, lớp ngoài mang vị của nho mẫu đơn xanh, còn lớp trong sở hữu vị rượu của nho pione.

"Hầu hết hàm lượng dinh dưỡng trong quả đều đạt chuẩn khi có Brix (độ ngọt) từ 18 - 20 và độ axit thấp là 0,4 - 0,6%. Chưa kể, mỗi chùm nho bán ra thị trường đều được đánh số và quét mã QR để tra thông tin" - chị cho biết.

(Theo Dân Trí)

Giá iPhone 12 xách tay giảm

Hiện tại, iPhone 12 và 12 Pro xách tay đang được chào bán với giá lần lượt từ 21,5 triệu đồng và 32,9 triệu đồng.

Trong ngày đầu tiên về Việt Nam (24/10), iPhone 12 xách tay được chào bán với giá từ 25 triệu đồng cho bản 64 GB. iPhone 12 Pro bản 128 GB có giá 35,9 triệu đồng. Giá của 2 model này liên tục được giảm sau một tuần về Việt Nam.

Theo đó, một cửa hàng smartphone ở quận Bình Thạnh, TP.HCM đang chào bán iPhone 12 và 12 Pro xách tay giá từ 21,5 triệu đồng và 32,9 triệu đồng, giảm khoảng 3-3,5 triệu đồng.

Mức giảm trên của iPhone 12 và 12 Pro xách tay khá thấp so với các năm trước. iPhone 11 Pro Max giảm 5,5 triệu đồng sau một ngày. Thậm chí, trong ngày đầu về Việt Nam, giá iPhone XS Max thay đổi theo từng giờ. Mẫu iPhone cao cấp nhất năm 2018 giảm từ 79 triệu đồng xuống còn 40,5 triệu đồng sau một ngày.

{keywords}
iPhone 12 (trái) và iPhone 12 Pro (phải).

Theo ông Xuân Tình, đại diện cửa hàng di động ở quận Tân Bình, TP.HCM, những chiếc iPhone 12 năm nay không còn tình trạng đội giá cao ngất ngưởng do ảnh hưởng của Nghị định 98 trong việc kinh doanh hàng hoá xách tay.

“Các đơn vị bán lẻ đều hạn chế công khai giá iPhone 12 xách tay. Nếu khai giá cao thì càng không thể, đơn vị quản lý thị trường sẽ giải quyết ngay”, ông Tình nói.

Ông Mạnh Hải, chủ cửa hàng bán smartphone ở quận 10, TP.HCM cho biết trong những ngày đầu nguồn hàng iPhone 12 xách tay về Việt Nam không nhiều nên mức giá khá cao. Tuy nhiên, hiện tại hàng về ổn định nên giá máy dần hạ nhiệt.

“Người dùng chọn mua iPhone 12 Pro nhiều hơn iPhone 12. Màu xanh dương và vàng trên iPhone 12 Pro được nhiều khách hàng ưa chuộng nên mức giá cao hơn khoảng 1-1,3 triệu đồng so với màu đen”, ông Hải nói.

Bên cạnh màu sắc, giá bán của các mẫu iPhone 12 và 12 Pro cũng có sự chênh lệch giữa những thị trường khác nhau. iPhone 12 từ thị trường Mỹ có giá cao hơn ở Singapore và Hong Kong khoảng 2-3 triệu đồng.

Ông Thái Nam, đại diện cửa hàng ở quận 11, TP.HCM cho biết nguồn hàng iPhone 12 ổn định và không còn tình trạng khan hàng. Giá iPhone 12 xách tay đã xuống mức thấp hơn hàng chính hãng. Vì thế, trong thời gian tới máy có thể giảm nhẹ.

iPhone 12 và 12 Pro chính hãng sẽ lên kệ ở Việt Nam vào ngày 2/12. Tại các hệ thống bán lẻ như FPT Shop, Thế Giới Di Động giá iPhone 12 bản 64 GB ở mức 23 triệu đồng, iPhone 12 Pro 128 GB từ 29 triệu đồng.

(Theo Zing)

Thiếu gia kín tiếng của nhà các tỷ phú Việt

Không giống như những "rich kid" khác, con của các tỷ phú Việt lại ít được biết trên các phương tiện truyền thông.

Con trai tỷ phú thép

Lần đầu tiên con trai tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, xuất hiện trước công chúng bởi "lý do pháp luật". Con trai ông Long mua thành công 20 triệu cổ phiếu Hòa Phát (HPG) trong vùng giá từ 17.300 đến 20.100 đồng và phải công bố thông tin từ khi mua đến khi kết thúc.

Trong lần trả lời phỏng vấn Trí thức trẻ, ông Trần Đình Long cho biết: "Tôi cũng hướng con vào đây nhưng có làm được hay không thì không phải do mình, mà là do con. Hơn nữa, con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp. Cái đó ở Hòa Phát là không có đâu!".

Chàng thanh niên sinh năm 1996 này mới đi làm ở công ty của bố mình được 2 năm và vẫn là một nhân viên vật tư. Bên cạnh đó, cậu cũng tham gia một dự án về chuyển đổi số tại Hòa Phát.

{keywords}
Các thiếu gia kín tiếng của các tỷ phú Việt

Hiện con trai tỷ phú Trần Đình Long sở hữu 20 triệu HPG và công ty riêng mà cậu này làm giám đốc (Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong) sở hữu 1,3 triệu HPG. Còn giá cổ phiếu Hòa Phát giờ đã trên 30.000 đồng - gấp hơn 1,5 lần so với lúc mua.

Người con gái 'giấu kín' của Bầu Đức bất ngờ lộ diện

Theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cà phê Ông Bầu là công ty mới được thành lập từ ngày 25/11/2019, tức tuổi đời chưa đầy 2 tháng. Công ty này có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, do 3 cá nhân góp vốn là bà Trần Thị Kim Oanh, bà Đoàn Hoàng Anh và ông Võ Quốc Lợi.

Bà Đoàn Hoàng Anh là một trong ba người con của Bầu Đức, nắm 24,5% vốn tại cà phê Ông Bầu. Ông Võ Quốc Lợi cũng nắm 24,5% vốn cà phê Ông Bầu. Ông Lợi là con trai ông Võ Quốc Thắng, còn được biết đến với tên gọi Bầu Thắng.

Hoàng Anh trước đó từng có thời gian làm việc tại một ngân hàng nước ngoài, được đánh giá là người rất tài giỏi, thừa hưởng gen kinh doanh từ cha.

Năm 2014, trong một lần đến Myanmar tham gia khởi công công trình của HAGL, bầu Đức có lần hiếm hoi nói về các con. Ông bầu nổi tiếng tiết lộ rằng ba người con của ông lần lượt là Đoàn Hoàng Anh, Đoàn Hoàng Nam và Đoàn Hoàng Nam Anh. Lại nói đến vợ, bầu Đức ngắn gọn: “Vợ phải toàn tâm toàn ý chăm con”. Có lẽ vì thế mà phu nhân của ông cũng đến Singapore để chăm sóc và giáo dục con cái.

Con trai nữ tỷ phú hàng không

Tháng 8/2019, Tommy Nguyễn - con trai lớn của nữ tỷ phú Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo xuất hiện trước công chúng với vai trò là Co-founder của startup Swift 247 - công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát siêu tốc qua đường hàng không. Swift 247 hợp tác với GrabExpress và vận chuyển hàng không với Vietjet.

{keywords}

Con trai tỷ phú hàng không khởi nghiệp

Tuy nhiên, sau khi xuất hiện với vai trò ở Swift 247, Tommy Nguyễn "điều hành từ xa" và tiếp tục việc học tại nước Anh. Ngoài lần xuất hiện này, con trai lớn của nữ tỷ phú Vietjet khá kín tiếng.

Thiếu gia kín tiếng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Con trai lớn ông Phạm Nhật Vượng được công chúng biết đến lần đầu tiên một cách chính thức qua bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ. "Cậu cả" được ông Vượng đưa đến gặp cùng trong buổi phỏng vấn "để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú, các bác, rồi bố làm việc như thế nào (ông Vượng-PV)".

Ông Vượng cho biết, khi còn ở Ukraine, vào mùa hè, cậu con trai và bạn bè chở gạch để sắp xếp trong sân nhà rất rộng trong suốt mùa hè. Mỗi lần làm xong thì cả đội được ông Vượng trả 100 USD. Khi học xong, tốt nghiệp vào làm công ty của bố cũng phải lao động cật lực "đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được".

Chia sẻ về việc ươm mầm và nối nghiệp, ông Vương cho biết: "Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được".

Bảo Anh (Tổng hợp)

Vay 400 triệu mua ô tô chạy dịch vụ, sau 2 năm phải bán vội

Do sai lầm vì tính vay ngân hàng thêm 400 triệu mua ô tô để chạy dịch vụ nên sau 2 năm, người đàn ông 28 tuổi này đã phải rao bán xe trả nợ gấp mà vẫn mệt mỏi vì chẳng được thêm tiền còn lỗ nặng.

Vợ chồng anh Nguyễn Thái Hà, 28 tuổi ở Hưng Hà (Thái Bình) cưới nhau xong dắt díu ra Hà Nội lập nghiệp. Khi lên Hà Nội, anh chị mang theo 70 triệu đồng. 

Qua nhiều ngày khảo sát, vợ chồng anh thuê một căn nhà cấp 4 chỉ 15m2 ở mặt đường Lĩnh Nam, Hà Nội với giá 4 triệu đồng/tháng. Cũng may, chỗ thuê trọ tuy lụp xụp nhưng gần trường học cấp 1, trường mầm non. Vì thế, vợ anh quyết định mua chiếc xe bán nước mía để ở ngoài quán. Bên trong, chị bán thêm bánh rán, bánh chuối, nem chua rán và một số đồ ăn vặt khác.

“Vì nhà tôi mới chuyển đến nên cửa hàng nhỏ của vợ cũng không đông khách. Song, vợ tôi rất kiên trì. Nhờ cô ấy chế biến đồ ăn sạch sẽ, lại nấu ăn ngon và giá thành hợp lý, các gia đình tin tưởng mua đồ ăn vặt cho con nhiều lên mỗi ngày. 

{keywords}
Có ít tiền, anh Hà quyết định vay ngân hàng mua ô tô chạy dịch vụ

Tới nay, sau 2 năm kinh doanh bán nước mía và đồ ăn vặt, vợ tôi cũng có thu nhập ổn định. Chỉ có điều lúc nào cô ấy cũng luôn chân luôn tay, tất bật dù đã thuê thêm một thợ phụ rồi”, anh Hà nói.

Trong khi vợ bán hàng, anh Hà lái ô tô thuê cho một gia đình kinh doanh. Công việc cho thu nhập 15 triệu/tháng song anh hay phải đi giao hàng ở các tỉnh, vì thế anh Hà buồn chán. 

Thấy vợ tự gây dựng được công việc cho bản thân một cách khá dễ dàng nên anh Hà sốt ruột. Không muốn đi làm công ty phụ thuộc vào người khác, anh Hà bàn tính với vợ vay tiền ngân hàng để mua một chiếc xe ô tô chạy dịch vụ. Nghĩ đó cũng là một giải pháp tốt, tạo công ăn việc làm cho chồng nên vợ anh đồng thuận.

“Khi tính chuyện mua xe, vợ chồng tôi rà lại tất cả tiền bạc trong nhà thì chỉ có 230 triệu. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn làm thủ tục vay ngân hàng thêm ngân 400 triệu nữa. Tổng cộng chúng tôi có 630 triệu đủ mua một chiếc xe ô tô mới để chạy dịch vụ”, anh Hà kể.

Vay ngân hàng 400 triệu mua ô tô trả góp trong 2 năm với lãi suất 10%/năm, vợ chồng anh Hà lựa chọn hình thức thanh toán tiền lãi theo dư nợ giảm dần để giảm bớt gánh nặng tài chính. Theo đó, số tiền phải thanh toán với ngân hàng hàng tháng là gần 20 triệu đồng.

“Số tiền gốc phải trả hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay. Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền vay x lãi suất 1 tháng. Số tiền lãi thứ n = Số tiền vay còn lại x lãi suất 1 tháng.

Như nhà tôi vay 400 triệu, trả góp trong 2 năm với lãi suất 10%/năm thì số tiền gốc phải trả hàng tháng = 400 triệu/24 tháng = 16,67 triệu đồng. Tiền lãi tháng đầu tiên = 400 triệu x 10%/12 tháng = 3,33 triệu đồng. Tiền lãi tháng thứ 2 = (400 - 16,67) x 10%/12 tháng = 3,19 triệu đồng. Cứ như thế, mức lãi suất các tháng tiếp theo sẽ được tính theo công thức trên và giảm dần trong suất quá trình vay”, anh Hà nhẩm tính.

{keywords}
Như số tiền thu được không đủ nuôi người, nuôi xe và trả nợ, anh đã phải bán lỗ một nửa (ảnh minh họa)

Sau khi mua xe, anh Hà mới thấy công việc này không hề đơn giản và phát sinh quá nhiều chi phí. Điều này khiến nguồn thu của anh dù gấp đôi so với trước nhưng chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng hàng tháng, phí nuôi xe. 

Theo người đàn ông này, một tháng anh phải trả ngân hàng cả gốc và lãi gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh phải đóng thêm khoảng 8 triệu tiền nuôi xe bao gồm: xăng xe, bảo dưỡng. Khoản tiền này do chạy xe dịch vụ nên hơi cao. 

“Trong khi đó, mỗi tháng ngoài các khoản tiền trên, tôi phải kiếm ít nhất được 10 triệu tiền lương cho bản thân và khoảng 5 triệu khấu hao xe. Tổng để trả nợ ngân hàng, tiền nuôi xe, tiền lương cho mình và khấu hao xe, tôi phải chạy xe được khoảng 32 triệu/tháng mới đủ. Vì thế, ngày nào tôi cũng cày, nắng mưa chẳng dám nghỉ vì nghĩ đến số tiền hơn 30 triệu kia. Chưa kể trong quá trình chạy xe, nhiều khi rủi ro gây tai nạn, phải bồi thường thì mất luôn một khoản”, anh Hà kể lại.

Chạy xe 1 năm, mỗi tháng cho thu nhập từ 30-35 triệu đồng nhưng anh Hà thấy quá vất vả mà không lãi nhiều nên có ý định bán xe. Nhưng qua tham khảo, giá bán xe giảm chỉ còn một nửa so với giá ban đầu nên anh xót ruột không bán.

“Dù xe không lăn bánh nhiều nhưng vẫn rớt giá thê thảm. Vì thế, tôi lại cố đâm lao theo lao, nghĩ cày tiền thêm một năm để trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, suốt từ đầu năm đến nay do dịch Covid-19 nên khách đi xe không nhiều và ế ẩm. Giờ tiền thu được hàng tháng có lúc mới chỉ đủ trả lãi ngân hàng huống chi đến việc đưa tiền cho vợ đi chợ ăn hàng ngày hay tiền nuôi xe”, anh Hà than thở.

Sau gần 2 năm chạy xe dịch vụ, anh Hà quyết định bán xe cho với giá 280 triệu đồng. “Nếu biết trước mua xe mới chạy dịch vụ thất bại thế này tôi đã gửi 230 triệu của vợ chồng vào ngân hàng lấy lãi. Sau đó, tôi vẫn lái xe thuê ăn lương có khi vợ chồng còn có đồng ra đồng vào mà không phải khổ sở thế này”.

Nói về quyết định bán xe để trả tiền vay ngân hàng, anh Hà tự rút ra bài học: “Nếu vợ chồng dư dả tiền, tôi mua xe chạy dịch vụ còn được. Đằng này muốn kiếm lời mà tôi đi vay ngân hàng số tiền lớn để mua xe thì đúng là sai lầm. Đấy, nhìn ô tô hoành tráng vậy nhưng thua cả xe nước mía ở quán hàng ngày của vợ tôi. Nhưng ít ra cũng còn may vì bán được xe. Chứ nhiều bạn bè của tôi, muốn bán xe mà không được. Vì thế, ai đang tính vay tiền ngân hàng mua xe mới chạy dịch vụ thì suy nghĩ cho kỹ”.

Thảo Nguyên

Giá vàng hôm nay 1/11: Kết thúc tháng ảm đạm

Thị trường vàng trong nước kết thúc tháng không có nhiều biến động, giá vàng giao dịch quanh ngưỡng 55-56 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Giá vàng chốt phiên cuối cùng của tháng 10 với mức tăng 100 nghìn đồng/lượng. Giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,47 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 56,45 triệu đồng/lượng.

Tính trung bình tuần qua, giá vàng SJC tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Trong tháng 10, thị trường vàng không có nhiều biến động. Khởi đầu tháng mới, giá vàng giao dịch ở mức 56,04 triệu đồng/lượng mua vào và 56,57 triệu đồng bán ra.

Giá vàng SJC giảm mạnh nhất trong tháng ở mức 56,22 triệu đồng/lượng bán ra vào các phiên ngày 7, 15/10. Mức giao dịch chiều bán ra cao nhất là 56,52 triệu đồng/lượng vào ngày 13/10.

{keywords}
Giá vàng tháng 10

Ở chiều mua vào, giá vàng SJC giao dịch thấp nhất ở mức 55,7 triệu đồng/lượng ở các ngày 7, 15/10. Mức giá cao nhất ở chiều mua vào là 56 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng SJC tháng 10 đã giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá trong nước đi ngang, giảm chưa tương xứng với mức của thế giới khiến chênh lệch hai thị trường tăng từ 3 triệu lên 3,5 triệu đồng một lượng.

Giá vàng thế giới

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.879,01 USD sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng tăng 0,6% lên 1.879,90 USD/ounce trong phiên này. Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24%.

Theo Reuters, giá vàng tăng khi đồng USD chững lại, cùng với đó là những lo lắng về các trường hợp Covid-19 tăng nhanh và sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần tới.

Các nhà đầu tư đã ngừng giao dịch và đứng ngoài thị trường, thận trọng quan sát, trong bối cảnh chỉ còn ít ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Vàng vốn đã rơi vào xu hướng giá xuống trong khoảng 2 tháng qua giờ thêm áp lực và dẫn tới tình trạng bán ồ ạt.

{keywords}
Giá vàng hôm nay 

Vàng giảm chủ yếu do nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó có châu Âu và Mỹ chuyển sang tình trạng hoảng loạn bán tháo. Tình trạng này đã khiến nhiều nhà đầu tư buộc phải bán vàng để bù lỗ chứng khoán.

Mặt hàng kim loại quý giảm còn do đồng USD bất ngờ tăng mạnh khi đồng tiền này trở thành kênh trú bão trong bối cảnh các thị trường tài chính và hàng hóa chao đảo. Đại dịch Covid-19 diễn biến xấu với số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh trong những ngày qua.

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), doanh số bán ròng vàng thỏi đạt 12,1 tấn trong quý 3, so với mức mua 141,9 tấn vào năm ngoái. WGC cho biết, doanh số bán ròng được thúc đẩy bởi Uzbekistan và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi ngân hàng trung ương của Nga cũng đã đăng bán vàng thỏi quý đầu tiên sau 13 năm

Dự báo giá vàng

Ông Tai Wong, người đứng đầu bộ phận giao dịch phái sinh kim loại quý tại BMO, nhận định vàng tăng trở lại khi đồng USD đảo ngược giảm sau đà đi lên hai ngày trước đó.

Ông Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại công ty môi giới đầu tư Blue Line Futures, cho biết vàng đã bị “mắc kẹt” trong khoảng 1.930 - 1.880 USD/ounce và đang chờ đợi tín hiệu từ cuộc bầu cử cùng làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch.

Chuyên gia Jeffrey Sica, người sáng lập Circle Squared Alternative Investments, nhận định đà giảm của giá vàng diễn ra là do mối lo ngại trong ngắn hạn về thời điểm gói kích thích kinh tế tại Mỹ được thông qua. Bên cạnh đó, đà tăng của đồng USD cũng tác động đến thị trường vàng.

Đông Sơn

Doanh nghiệp đóng thuế giá trị gia tăng với phân bón

Việc “được” đóng thuế giá trị gia tăng 5% sẽ giúp doanh nghiệp phân bón trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, còn hàng triệu hộ nông dân có cơ hội được giảm giá phân bón.

Mừng vì được... đóng thuế

Tại Dự án Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính kiến nghị chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế này với mức thuế suất 5%.

Theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, việc chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế suất giá trị gia tăng 5% sẽ tác động tích cực và toàn diện với nhiều đối tượng, đặc biệt, trả lại sự công bằng cho sản xuất phân bón trong nước, nông dân cả nước sẽ được hưởng lợi.

Lý do là trong dài hạn, giá phân bón thấp hơn, có nhiều loại tốt hơn, góp phần giảm giá trị vật tư đầu vào, cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập đáng kể của nông dân và ngành nông nghiệp.

Theo Bộ Tài chính, việc quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5% khi áp dụng ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu cùng loại, khuyến khích các doanh nghiệp phân bón đầu tư dây chuyền mới sản xuất phân bón có chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

{keywords}

Bình luận về chủ trương này, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty đạm Cà Mau, cho biết, trước năm 2015, phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng 5%. Tất cả sắc thuế đánh trên giá trị nguyên liệu đầu vào, bao gồm cả đầu tư nhà máy, thì sẽ được liệt kê ra và được khấu trừ. Tuy nhiên Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế (có hiệu lực từ 1/1/2015) đã chuyển phân bón sang đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Cho nên, các chi phí đầu vào không được khấu trừ nữa.

Khi được khấu trừ chi phí đầu vào, giá bán sản phẩm là 10 đồng. Nhưng vì không được khấu trừ nên giá bán ra thị trường là 12 đồng. Do vậy, nếu được chuyển sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%, giá bán phân bón sẽ cạnh tranh hơn trong thị trường dư cung như hiện nay.

Theo nhận định của lãnh đạo Đạm Cà Mau, các nhà máy phía Tây Nam Trung Quốc 1 năm có thể xuất khẩu trên 10 triệu tấn, còn Indonesia cũng có nhiều lợi thế về giá bán, cho nên sức ép với phân bón trong nước là rất lớn. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp trong nước cũng cạnh tranh nhau khốc liệt. Có thời điểm, Đạm Cà Mau phải tìm cách xuất sang các thị trường ngách - tức xuất đi các thị trường mà nước khác không làm - khi tồn kho ở mức cao do phân bón tiêu thụ theo mùa vụ.

“Một ngày nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất 2.700 tấn, nếu một ngày không bán được thì hàng chất đầy kho. Cho nên phải bán hàng để làm sao có được lợi nhuận chứ không phải bán bằng mọi giá”, bà Hiền nói có thời điểm phải chấp nhận mang hàng sang tận châu Phi bán.

Cơ hội giảm giá bán cho nông dân

Ông Cao Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí, nhận xét: Ngay khi Luật thuế 71 có hiệu lực, chỉ thời gian ngắn sau các doanh nghiệp đã thấy bất cập. Do không được khấu từ chi phí nên người tiêu dùng phải gánh chịu tất cả. Trang thiết bị đầu tư nhưng không được hoàn thuế, nguyên liệu sản xuất cũng vậy khiến giá thành bị đội lên.

{keywords}
Việc “được” đóng thuế giá trị gia tăng 5% giúp giá phân bón giảm

Tại tờ trình lên Chính phủ, Bộ Tài chính tính toán khi áp dụng 5% thuế giá trị gia tăng với phân bón, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm được giá thành sản xuất tương đương với 5% trên giá bán, mà theo số liệu từ Bộ Tài chính và Hiệp hội phân bón là khoảng 950 tỷ đồng.

“Do đó, giá phân bón sản xuất trong nước có thêm điều kiện để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, từ đó có thêm cơ hội để hạ giá phân bón so với phân bón nhập khẩu theo cơ chế thị trường”, Bộ Tài chính phân tích.

Việc điều chỉnh chính sách thuế thuế giá trị gia tăng đối với phân bón giúp tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung.

Bộ Tài chính cho rằng: Do phân bón là đầu vào của hoạt động trồng trọt nên việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% so với mức thuế suất phổ thông (10%) sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.

Góp ý về dự thảo Nghị quyết này, Hội nông dân Việt Nam cho rằng việc sửa đổi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm bớt khó khăn cho các đơn vị trong nước, từ đó thêm cơ hội cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cần có các quy định, nguyên tắc để các doanh nghiệp sản xuất phân bón không tăng giá bán phân bón trên thị trường thông qua các giải pháp như: Tăng cường quản trị, rà soát tiết giảm chi phí để giảm giá thành, hạ giá bán sản phẩm, chia sẻ lợi ích với người nông dân trên cơ sở các bên cùng có lợi.

Theo số liệu từ hải quan, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng năm 2019 là hơn 1 tỷ USD, tương đương 23.400 tỷ đồng. Theo đó, nếu tính thuế giá trị gia tăng thuế suất 5% khâu nhập khẩu thì số thu ngân sách nhà nước về thuế giá trị gia tăng phải nộp khâu nhập khẩu sẽ tăng 1.170 tỷ đồng.

Lương Bằng

Trúng độc đắc Vietlott 30 tỷ

Vừa tìm ra vé số trúng Jackpot hơn 50 tỷ đồng của sản phẩm Power 6/55 cách đây 2 hôm, đến tối nay (31/10), Vietlott lại tìm thấy vé số trúng giải Jackpot hơn 30 tỷ đồng. Đây là giải độc đắc thứ 7 được tìm thấy trong tháng 10.

Theo thông báo của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 496 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra vào tối nay (31/10), Vietlott xác nhận đã có 1 tấm vé trúng giải Jackpot 1 trị giá 31.074.947.850 đồng.

Hội đồng mở thưởng xác định dãy số may mắn mang lại "lộc trời" cho người chơi trúng giải cao nhất Jackpot 1 trong kỳ quay số mở thưởng này là 08 - 18 - 19 - 20 - 43 - 54.

Cặp số vàng để nhận giải Jackpot 2 trị giá gần 3,2 tỷ đồng của kỳ quay số mở thưởng lần thứ 496 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 là 50. Nhưng không có vé số nào trúng giải Jackpot 2 này.

{keywords}
Vừa tìm ra giải thưởng độc đắc Vietlott hơn 50 tỷ đồng.

Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người sở hữu vé trúng thưởng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành khi lĩnh thưởng. Theo đó, khách hàng may mắn trúng giải độc đắc này sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10%.

Vị khách hàng trúng giải Jackpot sẽ phải nộp khoảng tiền hơn 3,1 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách địa phương phát hành được vé số trúng giải nói trên. Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, người chơi may mắn sẽ nhận về khoản thực lĩnh hơn 28 tỷ đồng.

Đây là giải độc đắc thứ 7 được tìm thấy trong tháng 10.

Cách đây 2 hôm, tại trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 495 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra vào tối 29/10, Vietlott tìm thấy 1 tấm vé trúng giải Jackpot 1 trị giá hơn 50 tỷ đồng. Và đến tối nay, khi giải Jackpot 1 vừa khởi điểm lại với trị giá hơn 31 tỷ đồng, Vietlott lại tìm thấy một người trúng thưởng.

Trước đó, vào tối 27/10, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 494 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55, một vé số trúng giải Jackpot 2 trị giá gần 3,6 tỷ đồng đã được tìm thấy.

Tối 25/10, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 656 của sản phẩm Mega 6/45, Vietlott tìm thấy 1 tấm vé trúng giải độc đắc trị giá hơn 15 tỷ đồng.

Vào tối 20/10, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 491 loại hình xổ số Power 6/55, Hội đồng mở thưởng xác định một tấm vé số trúng giải Jackpot 2 trị giá hơn 3,7 tỷ đồng.

Tối 18/10, một người đến từ Bình Dương đã trúng giải Jackpot có giá trị gần 25 tỷ đồng trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 653 của sản phẩm Mega 6/45.

Vào tối 10/10, tỷ phú Vietlott đầu tiên của tháng 10 đã trúng Jackpot 2 của loại hình xổ số Power 6/55, trị giá gần 4 tỷ đồng.

Cũng trong kỳ quay lần thứ 496 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra vào tối nay, ngoài giải Jackpot 1 trị giá hơn 30 tỷ đồng, Vieltott đã tìm ra 11 giải nhất với mỗi giải trị giá 40 triệu đồng, 410 giải nhì với mỗi giải trị giá 500.000 đồng và 9.366 giải ba với mỗi giải trị giá 50.000 đồng.

Anh Tuấn

Chuyển đổi số sống sót thời Covid

Theo các chuyên gia, Covid-19 sẽ còn kéo dài ảnh hưởng đến ít nhất 12-16 tháng nữa. Chỉ 14% các công ty nhanh nhạy và linh hoạt nhất trở thành “người thắng cuộc”.

Thành công từ chuyển đổi số

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng ở tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Song, xét ở góc độ tích cực, Covid-19 lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.

Tại diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” với chủ đề “Bán hàng thời Covid”, ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số của FPT, chia sẻ một số câu chuyện điển hình về thực tiễn các doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của công nghệ số để nắm bắt cơ hội, phục hồi và phát triển nhanh hơn trong và sau khủng hoảng.

Chẳng hạn, việc sáng tạo các kênh số trải nghiệm sản phẩm như hội thảo trực tuyến, phát trực tiếp video lái thử xe của những người nổi tiếng,... đã giúp Tesla lập kỷ lục về doanh số trong quý I tại thị trường Trung Quốc.

{keywords}
Các DN thích ứng nhanh với chuyển đổi số

Hay việc thay đổi phương thức truyền thống thành phương thức số giúp mở rộng thị trường, tạo ra khách hàng mới, tiêu biểu như Viet Capital Bank, nhờ ứng dụng giải pháp định danh khách hàng điện tử, đã có tỷ lệ đăng ký tài khoản mới tới tháng 8/2020 gấp 3 lần so với tháng 1/2020.

Theo ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CEN Group, Covid-19 đã thúc đẩy doanh nghiệp phát hiện ra xu hướng mua sắm mới, tìm được thị trường ngách và ngay lập tức triển khai tiếp cận thị trường. Trong bối cảnh cả thị trường bất động sản tê liệt, CEN Group vẫn duy trì được đội ngũ gần 3.000 nhân sự, chốt hàng ngàn giao dịch mỗi tháng, doanh số 2020 dự kiến đạt, thậm chí vượt xa năm ngoái.

Kangaroo cũng có cách ứng phó tương tự khi sáng tạo cách thức đưa hàng điện tử, điện gia dụng vào kênh hiệu thuốc, thay đổi chính sách giá để hướng tới phân khúc khách hàng phổ thông.

Ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kangaroo, cho rằng việc quản lý tài chính dưới góc độ sinh tồn, cắt giảm chi phí thừa và loại bỏ các khâu trung gian cũng giúp họ dành ngân sách cho việc thúc đẩy bán hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội “tìm cơ trong nguy” để tăng trưởng tới 210% so với năm 2019.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như "rồng được tháo xích" và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025.

Đối phó với thách thức

“Thiên nga đen” Covid-19 đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo về Triển vọng phát triển kinh tế thế giới của IMF, GDP toàn cầu có thể sụt giảm tới gần 5% trong năm nay, Mỹ và EU thậm chí còn giảm tới 8-10%.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

{keywords}
Doanh nghiệp bàn cách tận dụng công nghệ số, vượt qua dịch bệnh

Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy và tăng cường hoạt động bán hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu để doanh nghiệp bù đắp doanh thu, phục hồi vốn lưu động và bắt đà tăng trưởng.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, khẳng định: “Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra áp lực kép cho nền kinh tế cũng như mỗi doanh nghiệp. Không ai đứng ngoài trước thách thức đang đến. Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần liên kết lại. Cần phải chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh để cảm thông trong lúc khó khăn, chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, những kinh nghiệm trải qua và chung tay giúp đỡ lẫn nhau”.

Đồng thời, nhà lãnh đạo tập đoàn công nghệ cũng đưa ra năm nhóm vấn đề cùng hành động giúp doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng bán hàng để thích nghi với những thay đổi trong hành vi khách hàng.

Theo ông Trương Gia Bình, nhà quản trị doanh nghiệp phải biến thành người chỉ huy trong thời chiến để bắt kịp các cơ hội, phản ứng nhanh với thay đổi, có tầm nhìn mới về kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cần thay đổi cách thức bán hàng, sẵn sàng cho thương mại điện tử và xây dựng những trải nghiệm số ưu việt hơn cho khách hàng.

Chính sách giá cả phải linh hoạt, tinh gọn, nhấn mạnh vào những giá trị mới. Cần đặt trọng tâm vào con người, chiêu mộ, tái đào tạo, biến toàn bộ đội ngũ thành lực lượng bán hàng. Đây cũng là thời điểm quan trọng nhất để tái trang bị “vũ khí” - những công cụ số, thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm là tăng trưởng, làm hài lòng khách hàng, tự động hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và quản trị.

Đồng nhất với quan điểm của ông Bình, ông Arnaud Ginolin - Tổng Giám đốc BCG tại Việt Nam - cũng dự báo, dịch bệnh còn kéo dài ảnh hưởng đến ít nhất 12-16 tháng nữa. Chỉ 14% các công ty nhanh nhạy và linh hoạt nhất trở thành “người thắng cuộc”.

Nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, BCG đưa ra một số khuyến nghị, trong đó tập trung nhất vào chiến lược phân bổ vốn cũng như thúc đẩy chuyển đổi số. Đây là hai hành động cấp bách và phù hợp nhất mà doanh nghiệp Việt có thể áp dụng ngay để tác động trực tiếp vào chi phí cũng như doanh thu.

Thư Kỳ

Tuần chấn động, tỷ USD bốc hơi, cơ hội hiếm có cho 2021

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một đợt bán tháo với VN-Index sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, đây được xem là cơ hội đầu tư hiếm có với một thập kỷ vàng ở phía trước.

Cơn bão đen tối

Cơn bão đen tối trở bất ngờ xuất hiện với áp lực bán tháo trên diện rộng, xảy ra đối với cổ phiếu của hầu hết các ngành. Trong phiên 28/10, chỉ số VN-Index giảm hơn 25 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 3 tháng và rời xa ngưỡng 960 điểm.

Cụ thể, VN-Index giảm 25,42 điểm (2,69%) xuống 921,05 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 2,25% xuống 134,04 điểm và Upcom-Index giảm 1,05% xuống 62,73 điểm.

Đây là một diễn biến khá bất ngờ với đa số các nhà đầu tư, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng vượt qua đại dịch Covid-19 và được dự báo lạc quan trong năm 2021.

Diễn biến này trái ngược với đánh giá của hầu hết các công ty chứng khoán.

Áp lực bán tháo tăng trên diện rộng với nhiều tỷ USD bốc hơi khỏi túi tiền của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ và châu Âu giảm mạnh khi mà đại dịch Covid-19 diễn biến xấu với số lượng người nhiễm tăng đột biến, trong khi các loại vaccine của Mỹ vẫn chưa được đưa ra thị trường.

{keywords}
Chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tích cực so với khu vực.

Một điểm đáng lưu ý là trong nước, khối các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hàng chục phiên liên tiếp với lượng bán hàng trăm tỷ đồng mỗi phiên. Cổ phiếu hầu hết các ngành suy giảm.

Giới đầu tư lo ngại tình trạng tái áp đặt các biện pháp kiểm soát tại nhiều nước trên thế giới khiến hoạt động giao thương kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những cảnh báo của các chuyên gia nổi tiếng cũng khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo và ảnh hưởng tới Việt Nam.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới CTCK Mirae Asset, lý giải, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm là do hội tụ nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là bởi cổ phiếu vừa qua tăng nhiều. Lượng chốt lời trong cùng một thời điểm, ở vài phiên trong tuần, khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Giới đầu tư cũng một phần bị ảnh hưởng tâm lý từ sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Thực tế, theo ông Huỳnh Minh Tuấn, không có tin xấu gì lớn đối với chứng khoán Việt Nam. 

Trong phiên giao dịch cuối tuần (30/10), áp lực bán tiếp tục mạnh khiến chỉ số VN-Index có lúc lùi về 911 điểm, tương ứng với mức giảm 8 điểm. Tuy nhiên, trong đợt giao dịch ATC cuối phiên thị trường bất ngờ bứt phá mạnh và đảo chiều tăng điểm khá mạnh nhờ hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF như VFMVN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, VFMVN Diamond ETF, SSIAM VNFin Lead ETF.

Những tín hiệu tích cực từ một loạt doanh nghiệp lớn và đầu ngành trên sàn cũng đã góp phần kéo thị trường đi lên.

Cổ phiếu Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh gần 6% lên 106.500 đồng. Nhóm cổ phiếu trụ cột như Vinamilk, Thế Giới Di Động... và một số ngân hàng, nhóm bất động sản công nghiệp góp phần kéo thị trường quay đầu tăng điểm.

Cơ hội hiếm có cho thập kỷ vàng sắp tới

Những thông tin mới nhất cho thấy các doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán có kết quả kinh doanh ấn tượng. Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế quý III tăng mạnh 42% và lợi nhuận sau thế tăng 102%, bất chấp đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới cộng đồng doanh nghiệp và người lao động Việt.

Masan Group (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số ở tất cả các mảng kinh doanh tiêu dùng. Doanh thu thuần 9 tháng đầu năm trên cơ sở hợp nhất tăng 110,8% đạt 55.618 tỷ đồng so với 26.378 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, chủ yếu do hợp nhất các mảng kinh doanh mới sáp nhập và được thúc đẩy bởi tăng trưởng nội tại của tất cả các mảng kinh doanh.

{keywords}
Những thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế tạo ra cơ hội cho Việt Nam.

Trong lĩnh vực ngân hàng, dù phải hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp gặp khó vì Covid-19 nhưng nhiều đơn vị báo lãi lớn. Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh, hay VPBank của ông Ngô Chí Dũng, ngân hàng tư nhân MBBank ghi nhận lợi nhuận lớn, cao hơn cả ông lớn nhà nước Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Riêng Techcombank tiếp tục đạt kết quả ấn tượng: lợi nhuận trước thuế tăng 18,9% đạt 10.711 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, so với mức 9.006 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019.

Doanh nghiệp đầu ngành kinh doanh vàng bạc trang sức PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung ghi nhận doanh thu quý III tăng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận quý III của đại gia vàng trang sức tăng nhẹ 1,7% lên 214 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông lớn phân đạm CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) báo cáo lợi nhuận quý III tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận cũng tăng mạnh nhờ giá khí nguyên liệu giảm sâu.

Đại gia bất động sản công nghiệp - Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp Sonadezi (SNZ) vừa báo lãi sau thuế trên 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, tăng 34% so với cùng kỳ. Đây là một trong các doanh nghiệp vượt lên trên ảnh hưởng của đại dịch nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang đổ vào Việt Nam.

Gần đây, cổ phiếu nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn tăng điểm khá mạnh và là trụ cột đỡ cho thị trường mỗi khi có làn sóng bán ra do ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới. Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng 1 tỷ USD sau 6 tháng lên mức 6,6 tỷ USD. Các tỷ phú như Trần Đình Long (HPG), Nguyễn Đăng Quang (MSN),... đều ghi nhận tài sản quy từ cổ phiếu tăng mạnh.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể biến động thêm một vài tuần nữa, có thể qua giữa tháng 11, nhưng về trung dài hạn triển vọng của nền kinh tế Việt Nam là sáng sủa.

Ông Tuấn nhận định kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội một thập kỷ vàng sắp tới, từ 2021-2030. Theo đó, về vĩ mô là rất tốt. Thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm đạt hơn 16 tỷ USD, cao nhất trong 15 năm. Việt Nam nhận thức được cơ hội và có nhiều chính sách đón nhận những thuận lợi mà những thay đổi trên thế giới mang tới. Thách thức từ đại dịch Covid-19 có thể là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế.

Theo Bloomberg, Việt Nam thuộc top các quốc gia có tốc độ hồi phục chỉ số quản trị mua hàng (PMI) nhanh nhất khu vực. Báo cáo mới nhất của IMF đánh giá, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore và Malaysia trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, với khoảng 6.000 tỷ USD các nước bơm ra sau đại dịch. Việt Nam có thể bứt phá nếu tận dụng tốt cơ hội này.

M.Hà

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Cây sưa trăm tuổi ở Hà Nội, giá 60 tỷ đồng không bán

Cây sưa cổ thụ ước tính hơn 100 tuổi tại đình Quán Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) từng được giới kinh doanh gỗ trả giá hơn 60 tỷ đồng nhưng cơ quan chức năng địa phương không đồng ý bán.

{keywords}
Tại đình làng Quán Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có 3 cây sưa quý hàng trăm tuổi được người dân trong làng ví là những "khối vàng lộ thiên".
{keywords}
Khi hỏi về tuổi thọ của 3 cây sưa những cụ cao tuổi đều lắc đầu và nói: "Từ thời chúng tôi còn nhỏ cây sưa đã cao lớn tán sum suê, không ai biết cây được trồng vào khi nào".
{keywords}
Cây sưa cổ thụ lâu đời nhất ở đây có tuổi đời ước tính hơn 100 năm, cao khoảng 15 m, đường kính hơn 1 m, cỡ hai vòng tay người lớn và tán lá tỏa rộng.
{keywords}
Ông Nguyễn Văn Kỷ, người từng làm thủ từ đình Quán Giá, cho biết: "Cây này từng được giới kinh doanh gỗ trả giá trên 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, do không thống nhất được giữa cơ quan chức năng và người mua nên chưa được thực hiện".
{keywords}
Khoảng 6-7 năm trước, một nhánh lớn của cây sưa phía gần đường bị cưa trộm. Xã Yên Sở sau đó đã phải dựng chốt công an cùng người dân bảo vệ 3 cây sưa quý.
{keywords}
Theo thời gian, 2 cây đã có dấu hiệu mối mục, tán thưa dần. Dưới gốc một cây sưa trước đây bị mục ruỗng. Người dân trong làng phải đổ bê tông vào bên trong xây bịt lỗ hổng tránh mối mọt.
{keywords}
Cây sát phía đình có cành cây chết khô, các loại nấm phát triển.
{keywords}

Hiện cây đang phát triển tốt. "Trong số 3 cây sưa, 2 cây đang bị mục gốc và mối mọt, còn 1 cây lớn nhất phát triển rất tốt, cành lá sum suê", ông Kỷ cho biết thêm.

{keywords}
Cây sưa phát triển tốt nhất trong 3 cây có cành lá mọc xum xuê.
{keywords}
"Những năm gần đây gỗ sưa được giá, nhiều người tới hỏi mua, cũng có người đến để cưa trộm. Cách đây khoảng 4 năm, một cây sưa được thống nhất bán đấu giá hơn 8 tỉ đồng, số tiền đó sử dụng để duy tu đình Quán Giá", ông Kỷ nói thêm.
{keywords}
Các cành lá vươn dài, che bóng mát, tạo cảnh quan đẹp cho ngôi chùa cổ kính.
{keywords}
Ngôi đình cổ của làng Quán Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1994.

(Theo Dân Việt)