Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Tin chứng khoán ngày 3/1: Vàng tăng kỷ lục, nữ đại gia Cao Ngọc Dung hướng tới mốc tỷ USD

 Việc giá vàng tăng kỷ lục và thị trường đang vào mùa mua sắm lớn nhất trong năm là tín hiệu tốt cho nhiều doanh nghiệp. PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung đang trở lại đỉnh cao lịch sử và sắp lọt vào câu lạc bộ tỷ USD.

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 30 với số vốn điều lệ mới là gần 2.253 tỷ đồng vào ngày 31/12/2019 sau khi doanh nghiệp này phát hành thành công hơn 2,6 triệu cổ phiếu ESOP.

Theo đăng ký kinh doanh mới, ông Lê Trí Thông tiếp tục là tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của PNJ, trong khi đó bà Cao Thị Ngọc Dung là chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Với vốn điều lệ tăng lên và giá cổ phiếu PNJ tiếp tục tăng mạnh trong 6 tháng vừa qua, lên mức cao nhất trong một năm qua, doanh nghiệp của bà Cao Thị Ngọc Dung có vốn hóa đạt 19,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 850 triệu USD).

Nếu đạt mức giá 100 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) như hồi đầu 2018 PNJ của bà Ngọc Dung sẽ lọt câu lạc bộ các doanh nghiệp có quy mô tỷ USD trên thị trường chứng khoán, hiện đang có những cái tên nổi bật như Vingroup, Masan, Thế Giới Di Động, Vinamilk, Vietnam Airlines…

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến thế giới chao đảo. Chứng khoán Việt Nam đã có 1 năm chịu ảnh hưởng khá nhiều từ thế giới, nhưng một số nhóm cổ phiếu trong đó có vàng bạc, bất động sản công nghiệp, ngân hàng… đã vượt lên áp lực chung của thị trường.

Với mức giá vàng cao, giao dịch trên thị trường vàng trong nước khá ảm đạm, vàng miếng bán chậm. Tuy nhiên, sức cầu đối với vàng trang sức vẫn khá ổn định, thậm chí còn được cải thiện nhờ chuyển biến về thói quen của người tiêu dùng.

{keywords}
Bà Cao Thị Ngọc Dung.

PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung còn được hưởng lợi nhờ lượng hàng tồn kho ở mức lớn sau khi doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc trang sức này liên tục mở rộng chuỗi các cửa hàng bán lẻ của mình. Giá vàng tăng sẽ giúp khối hàng hóa tồn kho của PNJ ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh do chi phí mua vào thấp.

Mức chênh lớn giữa giá vàng trong nước so với thế giới cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng lãi lớn. Với mức giá hiện tại, vàng thế giới quy đổi ra có giá khoảng 42,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn nhiều so với mức giá vàng miếng bán ra có nơi đã lên tới gần 43 triệu đồng/lượng.

Không chỉ có lĩnh vực vàng, nhóm ngân hàng cũng vượt lên trên thị trường chung với mức tăng khá ấn tượng nhờ lợi nhuận lớn và nợ xấu giảm trong năm 2019 vừa qua. Số liệu cả năm chưa được công bố nhưng nhiều ngân hàng cũng bắt đầu ước tính với các số liệu đều rất tốt.

Ngân hàng VIB ước lãi kỷ lục hơn 4 ngàn tỷ trong năm 2019; Sacombank với gần 3,2 ngàn tỷ đồng… Vietcombank (VCB) có thể đạt mức lợi nhuận tỷ USD…

Trong một báo cáo của Chứng khoán BVSC, công ty này dự báo lợi nhuận của Vietcombank có thể vượt 30 ngàn tỷ vào năm 2020. Cổ phiếu VCB hiện đã lên mức cao lịch sử, hơn 90 ngàn đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), 3/1 chỉ số VN-Index tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup và Masan có xu hướng đi ngang. Đa số các cổ phiếu ngân hàng tăng nhẹ.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn tích cực hơn.

Theo YSVN, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và chỉ số VN-Index sẽ kiểm định mức kháng cự gần nhất 967 điểm. Điểm tích cực chỉ số VN30 có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu Largecaps. Tuy nhiên, thị trường chung vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/1, VN-Index tăng 5,68 điểm lên 966,67 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm lên 102,99 điểm. Upcom-Index tăng 0,09 điểm lên 56,65 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 3,9 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét