Doanh thu tăng gấp 8 lần sau 10 năm, Top 5 doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam suốt một thập kỷ... không phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đạt được thành tựu như vậy trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.
Thành công ở tất cả các lĩnh vực đầu tư
Kinh doanh đa ngành không còn là chiến lược quá xa lạ và mới mẻ với các tập đoàn lớn tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc giữ được vị thế tiên phong trong các lĩnh vực đầu tư trên thị trường chưa bao giờ là dễ dàng với các doanh nghiệp Việt.
Có thể nói, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là một trong số ít các Tập đoàn đa ngành hiện nay có chiến lược vững chắc và liên tiếp gặt hái được nhiều thành công.
Năm 2019 khép lại cũng là thời khắc đánh dấu những thành tựu vẻ vang của doanh nghiệp này khi chiến thắng trên 3 lĩnh vực đầu tư chính: Vàng - Trang sức; Bất động sản và Tài chính - Ngân hàng.
DOJI Tower - Trụ sở Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI |
Nhờ chiến lược bài bản và tư duy đột phá, trong lĩnh vực kinh doanh vàng, doanh thu của DOJI đã tăng gấp 8 lần sau 10 năm, từ 11.000 tỷ đồng trong năm 2009 lên 90.000 tỷ đồng năm 2019. DOJI cũng tiếp tục lọt vào Top 5 doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam, đánh dấu 10 năm liên tiếp được vinh danh tại hạng mục này.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank) do ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch HĐQT cũng đạt mốc lợi nhuận trước thuế gần 3.900 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng, tương đương 71,3% so với năm 2018 và vượt hơn 21% so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là con số lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của nhà băng này.
Trong lĩnh vực bất động sản, sau 1 năm mở bán, 96% căn hộ tại dự án căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Best Western Premier Sapphire Ha Long của DOJILand đã có chủ - một trong những thành công mà rất ít dự án bất động sản làm được.
Không những vậy, cũng trong năm 2019, Tập đoàn DOJI còn khánh thành tòa nhà DOJI Tower tại số 5 Lê Duẩn, ngay giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội vào đúng dịp doanh nghiệp đi qua chặng đường ¼ thế kỷ. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, là nơi giới thiệu với khách du lịch Quốc tế những sản phẩm tinh xảo được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người Việt.
Có thể thấy, không dừng lại ở một ngành nghề kinh doanh truyền thống là Vàng bạc Đá quý, DOJI đã vươn tầm với chiến lược kinh doanh đa ngành, lấn sân vào thị trường bất động sản và ngân hàng với những bước đi vững chắc mà Chủ tịch Hội đồng Sáng lập DOJI, ông Đỗ Minh Phú đã khẳng định: “DOJI không đầu tư đa ngành theo phong trào”.
Tầm nhìn chiến lược
Những thành tựu mà DOJI đạt được trong hơn hai thập kỷ qua thực sự gây ngỡ ngàng với thị trường. Tuy nhiên, bằng cách nào mà DOJI “nhân bản” khối nhân lực, khối tài sản, giá trị thương hiệu… một cách đầy kinh ngạc như vậy? Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI. |
Theo tiết lộ của ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn, lý do không nằm ngoài một chiến lược kinh doanh phù hợp và yếu tố con người.
Nếu như các doanh nghiệp kinh doanh vàng truyền thống thường trú trọng đến các sản phẩm vàng tích trữ, mẫu mã nghèo nàn, chủng loại eo hẹp thì ngay từ rất sớm, DOJI đã chọn chiến lược chế tác và phát triển vàng trang sức, đá quý, thậm chí thổi hồn vào vàng 24K với công nghệ 3D độc đáo.
DOJI ra mắt siêu phẩm Âu vàng Phúc Long dịp Xuân Canh Tý |
Theo đó, để thực hiện kế hoạch này, năm 2018 DOJI không ngần ngại đầu tư khoảng 300 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy Trang sức DOJI tại Đông Anh - Hà Nội với mục tiêu hiện đại hóa các quy trình sản xuất và áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để tạo ra các sản phẩm tinh xảo, giá trị.
Tuy nhiên, công nghiệp hoá không chỉ đơn thuần là đưa máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, mà điểm đặc biệt, hay nói đúng hơn là tư duy khác biệt của Chủ tịch DOJI chính là sự kết hợp giữa máy móc và con người.
Chủ tịch Đỗ Minh Phú đã tạo ra sự khác biệt bằng cách rất riêng của mình. Đó chiến lược sử dụng trí tuệ, sự sáng tạo người Việt để đưa ra mẫu mã, sản phẩm độc đáo, sau đó dùng máy móc hiện đại để tăng độ chính xác và tinh xảo cho sản phẩm.
Vì thế, các dòng sản phẩm mà DOJI đưa ra thị trường đều là những sản phẩm được thổi hồn, khoác lên mình tấm áo trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng và rực rỡ.
“Để chọn 3 yếu tố để thành công như hôm nay thì theo tôi vẫn là “con người, con người và con người... Sáng tạo, thay đổi, tiến bộ hay tụt hậu, thành công hay thất bại tất cả đều do con người. Và ở DOJI tài sản quý giá nhất của chúng tôi hiện nay là 2.000 nhân viên, đa phần gắn bó trên 10 năm”, Chủ tịch Đỗ Minh Phú bày tỏ.
Có thể thấy, sự cộng hưởng của một chiến lược kinh doanh bài bản cùng nguồn nhân lực hùng mạnh, được dẫn dắt bởi những lãnh đạo tài năng đã giúp cho DOJI đạt được sự tăng trưởng bền vững, hùng cường.
Doãn Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét