Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Ở làng đàn bà con gái biết chữ nho

- Ngày trước việc học hành, chữ nghĩa chủ yếu dành cho con trai, đàn ông, phụ nữ chỉ lo đồng áng, bếp núc, đa phần không biết mặt chữ. Vậy mà ở làng Đa Ngưu (Hưng Yên) đa phần đàn bàn, con gái đều đọc được chữ Nho.

Làng Đa Ngưu (xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) không chỉ nổi tiếng bởi vẻ cổ kính của ngôi đình 500 tuổi được xây dựng với kiến trúc đặc biệt của 100 cây cột, mà còn thấy bị hấp dẫn bởi những câu chuyện mang đậm màu sắc liêu trai về vùng đất của ngôi làng này.

Theo truyền ngôn của người xưa: “Đa Ngưu như ngưu ngọa, thất thập nhị tinh phong” (nghĩa là: “Làng Đa Ngưu có dáng trâu nằm, có 72 ông thần đất”). Cũng có lẽ vì thế mà dân làng làm ăn, buôn bán khắp nơi rất phát đạt, giống như cái bụng trâu lúc nào cũng căng tròn, no đủ. Đất của làng là đất xuất ngoại nên ai đi làm ăn nơi khác đều rất giàu có.

{keywords}
Đình làng Đa Ngưu (Ảnh: Báo Hưng Yên)

Vào cuối thế kỷ 16, họ Phó ở phương Bắc đến định cư ở làng mang theo nghề thuốc Bắc. Đặc điểm của thuốc Bắc là sản xuất từ nước ngoài và người buôn bán phải biết ít nhiều về chữ Hán nên trong thời gian dài chỉ có dòng họ Phó, mà chủ yếu là đàn ông làm nghề buôn thuốc Bắc. Họ vừa buôn thuốc vừa bào chế kết hợp làm thầy lang bắt mạch. Hoạt động của họ dần mở rộng, buộc họ phải thuê mướn nhân công từ những người trong làng Đa Ngưu. Từ đó nghề bào chế thuốc dần phát triển trong làng.

Vào thế kỷ 18 và 19, ở đồng bằng Bắc Bộ thường xuyên bị nạn vỡ đê đe dọa, trong đó đê Văn Giang vỡ suốt 18 năm liền, Đa Ngưu nằm ở đầu dòng nước nên thiệt hại khá nặng nề, khiến cho người dân của làng bị nạn đói đe dọa triền miên. Việc kiếm sống bằng nghề nông hoàn toàn bế tắc buộc người dân Đa Ngưu phải tìm kế sinh nhai. Sẵn có nghề thuốc trong tay họ liền đổ xô đi buôn bán thuốc Bắc dần dà trở thành nghề chính của làng, cung cấp 9 phần 10 thuốc bắc cho các hiệu thuộc ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

Nghề buôn thuốc đã thu hút đến 70% nam giới của làng. Ban đầu chỉ là những người buôn bán nhỏ, với các gánh thuốc đi rong khắp các hang cùng ngõ hẻm ở các làng quê, lâu dần vượt lên mở cửa hiệu ở các thành phố lớn, giao cho vợ con cai quản, còn sức vóc đàn ông vẫn đi tìm nguồn hàng và bán rong. Do vậy, đàn bà, con gái ở Đa Ngưu cũng phải bằng nhiều cách phải học để biết tên thuốc và đọc được đơn, nên đã trở thành hiện tượng trong xã hội phong kiến với việc học hành, chữ nghĩa chỉ dành cho con trai, đàn ông.

{keywords}
Phố Lãn Ông.

Việc buôn bán của làng Đa Ngưu khá thuận lợi, ông Phó Đức Hợp đã mở cửa hiệu lớn ở thị xã Thái Bình, là đầu mối cung cấp thuốc bắc cho những người buôn bán, chữa bệnh của tỉnh này.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một số hiệu buôn của Đa Ngưu đã trực tiếp mua thuốc từ Trung Quốc về phân phối trong nước. Nguồn thuốc Bắc của làng đã gần như khống chế toàn bộ thị trường mặt hàng này từ Nghệ An trở ra Bắc và có cả chi điếm tận Sài Gòn. Và họ cũng chọn Hà Nội để nơi phát triển thị trường, buổi đầu chỉ dăm ba nhà, cửa hàng nhỏ sau hình thành nên cả phố bán thuốc, tồn tại cho đến ngày nay. Đó chính là phố Lãn Ông thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lâm Linh Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét