Những giò lan rừng được 'uống' nước luộc đu đủ sinh trưởng và phát triển rất tốt. Còn những cây tiêu 'ăn' phân cua, trứng vịt, sữa, bán giá cao gấp 400 lần.
Lạ: Cho lan rừng 'uống' nước luộc đu đủ, tiêu 'ăn' phân cua, sữa
Bí quyết của anh Tòng Văn Din (SN 1983, dân tộc Thái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) để tạo ra những giò lan rừng tươi tắn, khỏe khoắn là cho "uống" nước đun lá đu đủ. Để phòng trừ bệnh thối nhũn, bệnh vàng lá..., anh Din không dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun mà mua hàng bao tải lá đu đủ đun với nước khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ, sau đó để nguội và phun trực tiếp lên vườn lan.
Nhờ áp dụng phương pháp lạ mà hay này mà hàng nghìn giò lan rừng của anh Din sinh trưởng và phát triển rất tốt, mỗi năm bỏ túi 300 triệu đồng.
Anh Din bên cạnh giò lan hạc vỹ đột biến |
Cũng nhờ có cách bón phân, chăm sóc lạ mà hay mà sản phẩm tiêu Bầu Mây của anh Lâm Ngọc Nhâm bán được với giá cao gấp… 400 lần giá thị trường trong bối cảnh giá tiêu xuống thấp nhất trong 10 năm qua (từ 200.000 đồng/kg năm 2015 xuống còn 40.000 đồng/kg hiện nay).
Nhà có nuôi vịt trời và cua, anh Nhâm quyết định dùng phân ủ từ cua và phôi trứng vịt để tăng thêm lượng đạm bón cho tiêu, rồi sau đó thêm cả sữa vào để tăng vị ngọt béo. Từ đó, loại phân bón hữu cơ sinh học tự chế từ cua, phôi trứng và sữa bón để cho cây tiêu Bầu Mây đã ra đời.
Bỏ 10 triệu mua gà kì quái, chân 5 ngón dị thường về chơi
Gà là loài gia cầm gần gũi với mọi người. Nhưng giống Silkie nhìn khác biệt với các loại gà khác trên thế giới. Bộ lông của chúng như gấu bông và phần mào cũng là lớp lông rất khác biệt. Loài gà này có mỏ ngắn với màu xám hoặc xanh, mắt màu đen. Không giống gà thông thường, chúng có 5 ngón chân. Chân ngắn và có màu xám.
Gà Silkie nhìn khác biệt so với các loại gà khác. |
Silkie có da và xương màu đen. Thịt cũng được sử dụng trong y học Trung Quốc vì chứa gấp đôi lượng Carnitine so với các loại thịt gà khác.
Ở Việt Nam, cách đây vài năm cũng rộ mốt mua gà này về nuôi như con vật cưng với giá 10 triệu đồng/con.
Đào cánh trắng hiếm có, mai cổ khủng 3 tỷ không bán
Thú chơi đào vào mỗi dịp Tết đến xuân về là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, song ở Hà Nội hay Nhật Tân rất khó kiếm loài đào bạch hay còn gọi là đào trắng. Loài này rất quý hiếm bởi vì rất khó trồng. Nhưng tại chợ Tết Canh Tý 2020, đào cánh trắng hiếm có đã xuất hiện, thu hút sự chú ý của mọi người.
Cây mai khủng ở Đà Nẵng. |
Còn tại chợ hoa Xuân 2020 ở Đà Nẵng, có rất nhiều người tập trung đến khu vực trưng bày cây mai khủng để chiêm ngưỡng. Chủ nhân cho biết, đã có người ra giá 3 tỷ đồng để mua đứt nhưng anh không đồng ý.
Nhiều người cũng sửng sốt trước cây mai cổ hơn 100 năm tuổi, cao 9 m, gốc to hơn 1 m được một nữ chủ nhân ở Cần Thơ rao giá 2,4 tỷ đồng.
Khế 100 tuổi hình đầu chuột độc lạ, giá 500 triệu gây xôn xao
Nổi bật giữa chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) là hai cây khế và lê ki ma mọc thêm đầu chuột rất ngộ nghĩnh và độc đáo.
Cây khế 100 tuổi hình đầu chuột độc lạ. |
Đại diện chủ vườn đến từ Cái Mơn (Bến Tre) cho biết, cây khế 100 năm tuổi này được khắc hình đầu chuột chào đón năm Canh Tý 2020 và chào bán với giá 500 triệu đồng.
Ngoài ra, chủ vườn còn tạo hình đầu chú chuột ở cây lê ki ma, được chào bán với giá 100 triệu đồng.
Siêu' sung cổ thụ, rao bán 1,2 tỷ 'miễn mặc cả' xôn xao Hà Nội
Mới đây, tại Hà Nội, một gốc sung cổ thụ hơn 100 năm tuổi trên đường Cổ Linh (quận Long Biên) gây xôn xao khi được chủ vườn chào bán với giá 1,2 tỷ đồng.
Cây sung cổ thụ hơn 100 tuổi. |
Cây sung cổ thụ có chiều cao khoảng 5,5 mét, thân cây to xù xì. Với “thân hình” khá đồ sộ, cây sung được chủ vườn chống các cột đỡ chống đổ.
Chủ vườn tiết lộ, sở dĩ cây sung này có giá cao như vậy là do tuổi đời lâu năm và dáng “lưỡng long chầu nguyệt”, với 2 nhánh chính vươn thẳng lên trời như hình rồng.
Lộc vừng 100 tuổi, tùng mọc trên gỗ lũa, chủ 'hét giá' tiền tỷ
"Cụ" lộc vừng 100 tuổi
Nhiều ngày qua, dân chơi cây cảnh ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) không khỏi tò mò về việc một cây lộc vừng “độc nhất vô nhị” được cho là hơn 100 năm tuổi, “hét giá” 450 triệu đồng. Cây lộc vừng cao 3m, gốc to xù xì, hình thế đẹp mắt. Phía thân trên cây lộc vừng có nhiều nhánh đan xen với nhau che kín cả toàn thân.
Nhiều người dân Nha Trang cũng không khỏi ngỡ ngàng trước tác phẩm cây cảnh bằng gỗ lũa sao đen nguyên khối “độc nhất vô nhị”, được chủ nhân hét giá 1,1 tỷ đồng. Tác phẩm này được coi là “khủng” nhất trên thị trường cây cảnh ở TP Nha Trang trong dịp Tết Canh Tý năm nay.
Kỳ lạ giò lụa toàn bột vẫn 'cháy' hàng dịp Tết
Từ món ăn của thời khó khăn, giò bột đã “lên đời” thành đặc sản trong nhiều bữa ăn vào dịp Tết của người dân Hà Tĩnh.
Người dân lấy 1 phần thịt trộn với 2 phần bột gạo để làm giò. Năm nay, dù năng suất tăng gấp 10 lần ngày bình thường, nhưng nhiều hộ sản xuất giò bột tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) vẫn không đủ bán trong những ngày cận Tết.
Chuột khổng lồ nặng hơn 50kg ở Hà Nội
Mới đây, tại Hà Nội, xuất hiện 3 chú chuột lang nước. Người chủ của 3 chú chuột này đã nhập chúng về nuôi từ hồi đầu năm 2020.
Chuột lang nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. |
Chuột lang nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập khẩu từ châu Âu và hiện là loài chuột to nhất thế giới. Chúng ăn thực vật, chủ yếu là các loại cỏ, vỏ cây ăn quả, cây và thực vật thủy sinh. Loài này cũng khá hiền lành, nuôi như thú cưng trong nhà và cũng khá thân thiện với những loài động vật khác.
Chuột trưởng thành khoảng 70-100kg. Con chuột đang nuôi tại vườn khoảng 50kg, khoảng 2 tuổi, ăn rau củ quả.
Trung Quốc: Trao thưởng học sinh giỏi bằng thịt lợn, thưởng Tết độc lạ
Ở Trung Quốc, những học sinh giỏi nhất nhận được phần thưởng độc đáo: Thịt lợn. Và ngày càng có nhiều trường học ở Trung Quốc tặng thịt cho học sinh giỏi của họ, hoặc đôi khi là cả cá để thưởng cho những học sinh vì đã học tập chăm chỉ, thay vì bút và vở như truyền thống.
Trong khi dó, thay vì thưởng Tết bằng tiền theo truyền thống, những năm gần đây nhiều công ty tại Trung Quốc nghĩ ra không ít phương thức thưởng vô cùng độc đáo và thú vị.
Mới đây, một công ty đã nghĩ ra phương thức thưởng tết vô cùng độc đáo cho nhân viên xuất sắc nhất của mình, đó là một bản cam kết không sa thải trong suốt năm sau.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét