Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Hàng từ Trung Quốc khó nhập về, dân bán hàng online như ngồi trên lửa

Mòn mỏi chờ hàng nhập từ Trung Quốc về để bán online, nhiều người khốn đốn vì ngoài chết vốn, còn chịu tổn thất thêm về chi phí kho bãi, nhân sự.

Đã hơn 1 tháng nay, anh Hoàng Thịnh (Cầu Giấy, Hà Nội) phải dừng page bán hàng online và cho 2 nhân viên của mình tạm nghỉ vì không có hàng để bán.

“Làm nghề bán hàng online, quan trọng nhất là tìm được sản phẩm “hot”, sau đó là thời gian nhập hàng về. Mỗi sản phẩm chỉ dễ bán nhất trong khoảng 1-2 tháng đầu tiên. Qua thời gian đó, nhiều người khác cũng sẽ phát hiện ra và cùng bán sản phẩm này. Sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, các bên chủ yếu là cạnh tranh nhau về giá, việc tiêu thụ vì thế khó hơn. Ngoài ra, không ít nơi bán hàng chất lượng kém nhưng vẫn quảng cáo như hàng tốt dẫn đến mặt hàng này sẽ “nát” và không thể bán được nữa”, anh Thịnh nói.

Theo anh Thịnh, việc nhập hàng từ Trung Quốc không quá phức tạp, chỉ cần đặt hàng, chuyển tiền thì hàng sẽ về tận tay sau khoảng 15 - 20 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian mà những người bán hàng online như anh Thịnh chuẩn bị các chiến dịch quảng cáo, chờ hàng về đến tay thì bắt đầu bán.

Đang "ăn nên làm ra", nhất là trong bối cảnh COVID-19 khiến khách hàng chuộng mua hàng online thì từ thời điểm trước Tết Nguyên đán, công việc của anh Thịnh bắt đầu chững lại vì việc nhập hàng về từ Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, thậm chí có lúc chờ 1 tháng đến 1,5 tháng cũng không thấy hàng đâu.

Các bên vận chuyển đều báo về rằng phải mất nhiều thời gian hơn bởi phía Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát phòng chống dịch tại các cửa khẩu. Hàng không về kịp, tôi đã phải cho nhân viên nghỉ Tết sớm. Lô hàng đó chờ sau Tết rồi xử lý. Tuy nhiên, đến giờ hàng vẫn chưa về. Không có hàng mà bán, cả chủ và nhân viên đều thất nghiệp. Tôi còn đọng 200 triệu đồng ở lô hàng đó”.

Hàng từ Trung Quốc khó nhập về, dân bán hàng online như ngồi trên lửa - 1

Nhiều người bán online khốn đốn vì hàng khó nhập về từ Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Tương tự, anh Dương Thanh Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết, anh đang phải tạm dừng hoạt động sau gần 3 năm gắn bó với nghề bán hàng online do từ sau Tết Nguyên đán đến nay, anh rất khó nhập hàng từ Trung Quốc về, trong khi nguồn hàng của anh chủ yếu có nguồn gốc từ nước này. 

“Tôi nhập một lô hàng gần 50 triệu đồng từ đầu tháng 2 đến giờ và vẫn chưa nhận được. Tiền hàng thì găm vào đấy trong khi khoản thu vào không có vì đang dừng bán”, anh Hoàng than.

Anh Hoàng được các đơn vị cung ứng và vận chuyển báo về là do phía Trung Quốc đang siết chặt các cửa khẩu để thực hiện chính sách "zero-COVID", việc thông quan hàng hóa vì thế bị ách tắc.

“Tôi làm quy mô nhỏ, tận dụng luôn nhà ở làm kho hàng, không thuê nhân viên nên khi không có hàng để bán thì chỉ bị găm tiền hàng thôi. Không như một vài người làm lớn, phải thuê nhân viên, thuê kho thì hàng ngày họ vẫn mất tiền thuê kho bãi, vẫn phải trả lương cho nhân viên trong khi không có hàng mà bán, cứ kéo dài như vậy thì thiệt hại tăng lên rất nhiều”, anh Hoàng nói.

Trong khi đó, anh Trần Đức Hoàng, Giám đốc một công ty logistic chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại cho biết: “Trung Quốc đang siết chặt nhiềucửa khẩu, cảng biển, thành phố. Những hàng hóa mà người Việt đã mua từ đây mà chưa sang Việt Nam được thì phải lưu ca, nghĩa là lưu xe hàng lại bãi ở Trung Quốc chưa hẹn ngày sang Việt Nam”.

Chi phí lưu ca cũng rất lớn, tuỳ vào loại xe mà chủ xe sẽ mất từ 800.000 - 2 triệu đồng/ngày. Không thiếu những người cứ mỗi ngày mở mắt ra là mất 20 - 30 triệu đồng tiền lưu ca. Tùy từng loại hàng và hợp đồng giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển mà phần chi phí này sẽ do chủ hàng hoặc đơn vị vận chuyển phải chịu.

“Có những đơn hàng chúng tôi chỉ làm dịch vụ vận chuyển thì toàn bộ chi phí lưu ca là chi phí phát sinh, chủ hàng phải chịu. Còn có những chuyến hàng chúng tôi đứng ra nhận hàng luôn thì chi phí lưu ca đó chúng tôi phải chi trả. Công ty chúng tôi hiện bị mắc 3 xe phải lưu ca ở Trung Quốc từ thời điểm cách đây khoảng hơn 2 tuần. Chỉ tính riêng khoán phí lưu ca đã là 50 triệu đồng mỗi xe. Nghĩa là chúng tôi đã mất 150 triệu đồng chi phí này rồi, ấy là còn chưa biết đến khi nào xe mới về được”, anh Hoàng nói.

Ngoài ra, anh Hoàng cũng cho biết rằng khách hàng của anh có nhiều trường hợp còn đọng hàng tỷ đồng tiền hàng ở Trung Quốc vì không thể chuyển hàng về Việt Nam. 

(Theo VTC News)

Bị lừa tiền tỷ khi làm cộng tác viên bán hàng online, đặt đơn hàng 'ảo'

Bị lừa tiền tỷ khi làm cộng tác viên bán hàng online, đặt đơn hàng 'ảo'

Với nhiệm vụ đặt hàng và thanh toán để tạo giao dịch ảo trên các sàn thương mại điện tử, được cam kết sẽ nhận lại vốn kèm hoa hồng nhưng chỉ sau vài ngày, nạn nhân sập bẫy lừa đảo từ hàng chục triệu đến cả tỷ.

Nếu tài sản của ông Quyết bị phong toả, Bamboo Airways có đủ vốn hoạt động?

Ông Trịnh Văn Quyết và FLC vẫn là cổ đông lớn tại Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), trường hợp cơ quan điều tra phong toả tài sản của ông Quyết liệu có ảnh hưởng tới dòng tiền để hãng này duy trì hoạt động? 

Hiện toàn bộ 29 máy bay Bamboo Airways đang khai thác đều là đi thuê, hãng không sở hữu chiếc máy bay nào.

Nguồn tin của Tiền Phong cho hay, ngày 31/3, Cục Hàng không đã có báo cáo Bộ GTVT liên quan tới hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airwayssau khi ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT của hãng) bị bắt tạm giam.

Theo Cục Hàng không, ngay sau khi ông Quyết bị khởi tố và tạm giam, Cục Hàng không đã tiến hành rà soát, xem xét tình hình hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways để đánh giá sơ bộ về tác động của sự việc trên đến hoạt động khai thác của hãng.

Cục Hàng không cho biết, Bamboo Airways chính thức hoạt động bay từ ngày 16/1/2019, hiện khai thác 29 máy bay, đều là thuê khô (thuê không gồm đội bay và dịch vụ kỹ thuật). Trong đó có 3 máy bay thân rộng B787, 8 máy bay A321, 12 máy bay A320, 1 máy bay A319 và 5 máy bay Embraer E190. Đội máy bay này có tuổi khai thác bình quân 8 năm. Bamboo Airways hiện sử dụng 421 phi công, 647 tiếp viên…

Trong lịch bay mùa hè năm nay, Bamboo Airways đã được cấp phép khai thác 38 đường bay nội địa, và 7 đường bay quốc tế (giữa Việt Nam và Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc). “Tới nay, hãng cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, tính cạnh tranh và thêm lựa chọn cho hành khách”, Cục Hàng không đánh giá.

Nếu tài sản của ông Quyết bị phong toả, Bamboo Airways có đủ vốn hoạt động? ảnh 1

Trường hợp tài sản của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết bị phong toả, Bamboo Airways vẫn đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động theo quy định.

Sau sự việc ông Quyết bị tạm giam, về pháp lý, Cục Hàng không cho hay, theo giấy phép kinh doanh, người đại diện pháp luật của hãng là ông Đặng Tất Thắng (Tổng Giám đốc). Thời điểm tháng 2/2021, vốn điều lệ của hãng là 7.000 tỷ đồng, trong đó FLC nắm hơn 51,2% vốn, ông Quyết nắm 40% vốn. Cùng với phần vốn góp của ông Quyết vào FLC, tổng tỷ lệ nắm cổ phần của ông Quyết tại Bamboo Airways tương đương hơn 55,5% vốn điều lệ, còn lại là các cổ đông khác. Theo báo cáo tài chính chưa được kiểm toán năm 2021, vốn chủ sở hữu tại Bamboo Airways là 16.760 tỷ đồng.

“Người đại diện theo pháp luật của Bamboo Airways là ông Đặng Tất Thắng, nên quyền và nhiệm vụ của ông Quyết chỉ trong phạm vi hoạt động của HĐQT, không can thiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng. Với vốn chủ sở hữu của hãng, trường hợp tài sản của ông Quyết bị phong toả, số vốn còn lại vẫn đảm bảo đáp ứng điều kiện để duy trì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (tối thiểu 700 tỷ đồng)”, Cục Hàng không báo cáo Bộ GTVT.

Về cơ cấu tổ chức, theo Cục Hàng không, hiện Bamboo Airways vẫn đảm bảo tổ chức bộ máy, nhân sự phụ trách an toàn, an ninh, khai thác và bảo dưỡng máy bay theo quy định. Hãng vẫn cam kết với nhà chức trách hàng không về duy trì hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và cam kết với khách hàng, các hợp đồng với đối tác. Tới nay, Cục Hàng không cũng chưa nhận được bất kể văn bản nào của các chủ sở hữu máy bay yêu cầu thanh toán và dừng khai thác các máy bay hãng này đang thuê.

Từ đó, Cục Hàng không đánh giá, việc ông Quyết bị tạm giam chưa tác động tới hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác các tác động và duy trì mục tiêu an toàn bay, bảo vệ tối đa quyền lợi của hành khách, các đối tác liên quan của Bamboo Airways, Cục Hàng không cho biết, sẽ tiếp tục chủ động theo dõi, triển khai một số biện pháp như: Lập danh mục các công việc liên quan tới bảo dưỡng, khai thác, huấn luyện bay của Bamboo Airways trong 6 tháng tới để đánh giá năng lực tài chính của hãng; giám sát biến động nhân sự, đảm bảo nguồn lực và điều kiện thực hiện công việc liên quan; theo dõi công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ, quyền lợi của khách hàng, tỷ lệ bay đúng giờ và chậm huỷ chuyến, khả năng thực hiện hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ (như bên cho thuê máy bay, cung cấp xăng dầu, bảo dưỡng, mặt đất…); Hỗ trợ để đảm bảo duy trì hoạt động của hãng, quyền lợi khách hàng, uy tín của ngành hàng không Việt Nam…

Sau khi ông Quyết bị khởi tố, tạm giam, ông Quyết đã uỷ quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến (Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn FLC) làm Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, cũng như đại diện cổ phần của ông Quyết tại hãng hàng không này. Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 ngày (ngày 31/3), ghế Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways đã được chuyển giao cho ông Đặng Tất Thắng (tổng giám đốc hãng).

Riêng quyền cổ đông tại FLC, cổ đông tại Bamboo Airways, tài sản và quyền tài sản khác của ông Quyết vẫn được uỷ quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến thực hiện.

(Theo Tiền Phong)

Ngân hàng ký 3 hợp đồng cho FLC vay 1.200 tỷ trong một ngày

Ngân hàng ký 3 hợp đồng cho FLC vay 1.200 tỷ trong một ngày

3 hợp đồng vay được ký trong 1 ngày, ngân hàng NCB đồng ý cho FLC của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vay 1.200 tỷ với tài sản đảm bảo là 32,5 triệu cổ phần của Bamboo Airways.

TP.HCM tập trung đón đoàn khách MICE quốc tế lớn

Hàng trăm buyer quốc tế sẽ đến TP.HCM tham dự Hội chợ ITE 2022 diễn ra vào đầu tháng 9 tới. TP đang chuẩn bị để có thể đón được những đoàn khách MICE quốc tế lớn.

Với chủ đề "Cùng vững bước, cùng đi lên", Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 16 (ITE HCMC 2022) diễn ra từ ngày 8-10/9 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, sau một năm bị hoãn vì Covid-19.

Bà Nguyễn Cẩm Tú, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM, tại buổi họp báo chiều 31/3, cho biết, ITE 2022 dự kiến thu hút hơn 200 đơn vị là các hãng hàng không, khách sạn, công ty lữ hành, các tập đoàn lớn và đại diện Cơ quan xúc tiến du lịch tham gia; cùng với đó là sự góp mặt của các DN tại 45 tỉnh, thành cả nước.

Với mong muốn mở rộng thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và tạo sự đột phá trong công tác xúc tiến quảng bá du du lịch, Hội chợ ITE dự kiến thu hút 150 người mua quốc tế (international buyer) chất lượng cao.

{keywords}
Ban tổ chức thông báo, các DN tham gia hội chợ sẽ được giảm chi phí gian hàng từ 15-42%

Đây là lãnh đạo cấp cao từ các hãng lữ hành, các công ty tổ chức MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp có gửi khách đến Việt Nam từ các thị trường trọng điểm như Đông Nam Á, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc và New Zealand, khu vực Trung Đông,…

Theo ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, sự kiện này cũng là dịp để TP.HCM quảng bá sự trở lại của du lịch TP. Bởi, đây là cửa ngõ của du lịch VN, một trong những địa phương phục hồi sớm nhất sau dịch.

“Với chính sách mở cửa mạnh mẽ, chúng tôi xác định thu hút phân khúc khách MICE đến TP.HCM, với các đoàn khách lớn, đến đăng ký tham dự hội nghị hội thảo. Ngoài đánh giá thị trường, cập nhật thông tin, chúng tôi đã làm việc với các DN lớn, xác định đây là loại hình du lịch sớm nhất vào TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sau khi mở cửa du lịch” ông Hòa nói.

Trước đó, TP.HCM đã chủ động làm việc với các đơn vị hàng không, mặt đất và phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đưa ra những chính sách tốt nhất khi đón các đoàn khách MICE lớn, để không tốn quá nhiều thời gian làm thủ tục tại sân bay, hỗ trợ về giao thông khi khách tham quan TP,... Chẳng hạn, các đoàn khách 300, 500 và 1.000 khách trở lên sẽ được đón tiếp bố trí xe dẫn đường hay đoàn khách từ 500 người trở lên sẽ được miễn phí hoặc giảm giá vé tại các điểm du lịch,... 

{keywords}
TP.HCM có những chính sách ưu đãi đặc biệt với khách MICE quốc tế

Theo ông Lê Trương Hiền Hòa, đây là dòng khách chi tiêu cao, ở dài ngày nên có đòi hỏi tương xứng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Do đó, Sở Du lịch TP.HCM sẽ cùng các DN kiểm tra lại các sản phẩm du lịch, do sau đại dịch Covid-19 xu hướng, tiêu chí của du khách đã thay đổi rất nhiều. Để tại hội chợ ITE tới, du lịch TP sẽ giới thiệu các sản phẩm hoàn toàn mới. Ngoài các buyer, các Sở cũng mời các đoàn báo chí, truyền thông quốc tế đến truyền thông về sản phẩm mới.

Ngoài ra, điểm mới của hội chợ năm nay, bà Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh chinh là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như cung cấp nền tảng trực tuyến 2D, hội chợ thực tế ảo 3D và hệ thống kết nối giao dịch trực tuyến (online)

Ngoài mục tiêu chính là khách inbound, hội chợ năm nay cũng thu hút hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đến quảng bá để DN lữ hành Việt Nam khai thác khách outbound dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.

Ngọc Hà

Nghìn tour, vé máy bay giảm giá: Phá băng, dò thị trường

Nghìn tour, vé máy bay giảm giá: Phá băng, dò thị trường

Hàng chục nghìn tour giảm giá, hàng trăm nghìn vé bay rẻ được chào bán tại VITM 2022, từ 31/3-3/4. Tuy nhiên, lãnh đạo DN cho rằng, hội chợ năm nay chủ yếu tái khởi động du lịch sau 2 năm đóng băng, đo nhu cầu của khách. 

Quay cuồng trong cơn bão giá

Chị Hạnh tiếc tiền xăng nên bỏ ra 30 phút đi bộ đến công ty. Ngoài chợ, dầu ăn tăng giá, mỳ tôm tăng giá, trứng gia cầm cũng đã tăng giá.

Nữ công nhân cuốc bộ đi làm từ 5h sáng

Hơn hai tháng qua, chị Lâm Bích Hạnh, công nhân Công ty Pouyuen (quận Bình Tân) đều dậy vào 5h sáng. Người phụ nữ này nấu vội đồ ăn cho cả nhà, sau đó chị đi bộ tới công ty. Thay vì đi xe máy mất khoảng 5 phút như trước, nay chị cuốc bộ 30 phút khi trời mới tờ mờ sáng. Một cách tiết kiệm “cười ra nước mắt” của nữ công nhân nhưng hoàn toàn có thể hiểu được.

Bởi, tổng thu nhập bình quân của hai vợ chồng chị khoảng 13 triệu đồng/tháng. Trong đó, tiền nhà trọ; tiền cho hai con đi học; tiền gửi về quê đã ngốn 7 triệu đồng. Đấy là chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt phí và các khoản chi tiêu phát sinh.

“Quá chật vật. Tôi còn đi rửa bát thuê vào cuối tuần. Tiền công 80.000 đồng/buổi”, chị nói.

“Thu nhập ít ỏi mà giá xăng đắt, đồ gì ngoài chợ cũng tăng giá thì lấy tiền đâu mà tích lũy?”, chị Dương Thị Mơ (công nhận tại KCN Tân Tạo, quận Bình Tân) hỏi mà chẳng cần biết câu trả lời.

{keywords}
Người công nhân cảm nhận rõ rệt sự thay đổi giá hàng hóa tại các chợ (ảnh: Trần Chung)

Tại các khu nhà trọ ở TP.HCM, câu chuyện “thắt lưng buộc bụng” của giới công nhân trong cơn bão giá có lẽ chưa bao giờ điển hình như lúc này.

Trong khi đó, ở chợ truyền thống, đúng như lời chị Hạnh hay chị Mơ nói, dầu ăn tăng giá từ 5.000-7.000 đồng/chai; mỳ tôm tăng 5.000-10.000 đồng/thùng tùy loại; nước mắm tăng, xì dầu tăng, trứng gia cầm tăng...

Tiểu thương Đỗ Nguyệt (chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10) cho hay, giá xăng cao kéo theo chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, giá bán lập tức có sự điều chỉnh. Hàng càng đi xa thì giá càng lên. Đơn cử, xà lách Đà Lạt giá 40.000 đồng/kg, đắt gấp đôi so với trước.

Đối với các hệ thống phân phối hiện đại, đại diện WinMart/WinMart+ thông tin, thị trường tiêu dùng đang có xu hướng bước vào mặt bằng giá mới khi nhiều nhà cung cấp, nhà kinh doanh điều chỉnh tăng giá do tác động bởi giá xăng tăng cao. Đơn vị này đã nhận được đề nghị điều chỉnh giá của rất nhiều nhà cung cấp, nhưng cố gắng đàm phán nhằm trì hoãn việc tăng giá, đặc biệt với nhóm nhu yếu phẩm.

Ông Bùi Trung Chính, Giám đốc Khối Thu mua ngành hàng Thực phẩm,  Aeon Việt Nam, cho biết, DN này cũng nhận được đề xuất tăng giá.

Cụ thể, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô (gạo, mì, dầu ăn,... ), khoảng 5% nhà cung cấp đề nghị tăng giá trung bình từ 5-10%. Aeon Việt Nam đang trao đổi với nhà cung cấp để giữ mức giá tốt cho người tiêu dùng, đồng thời chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận, đồng hành cùng khách hàng.

Đối phó với giá cả tăng và lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) hai tháng đầu năm tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tức vẫn nằm trong mức lạm phát mục tiêu dưới 4% của Chính phủ cho năm 2022. Điều này có nghĩa CPI chưa gây tác động xấu quá mức đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, giá xăng đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong sinh hoạt hàng ngày, người tiêu dùng đều bày tỏ lo ngại ngày một tăng về việc giá cả đắt đỏ. Với họ, lạm phát đơn giản là giá thay đổi. Ngày sau tiền mua đồ ăn, thức uống cao hơn ngày hôm trước, tháng sau chi tiêu tốn kém hơn tháng trước là họ lo lắng.

TS. Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao, Giám đốc chương trình Cử nhân Kinh doanh (Đại học RMIT) nhận định, tiêu thụ xăng dầu đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của rất nhiều hàng hóa tiêu dùng. Do đó, việc giá nhiên liệu tăng cao thường khiến giá các sản phẩm tiêu dùng khác tăng theo.

{keywords}
Giá xăng dầu tác động ro ràng nhất đến lạm phát, giá cả tăng cao (ảnh: Trần Chung)

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%.

Giá xăng dầu tăng sẽ gây ra lạm phát do chi phí đẩy, bởi năng lượng là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Khi đó, giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước cũng tăng theo. Giá xăng dầu là yếu tố trực tiếp và rõ ràng nhất có thể thấy tác động đến lạm phát, giá cả tăng cao thời điểm này.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - ông Nguyễn Bích Lâm - từng cho rằng, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm GDP giảm khoảng 0,5%. Đây là mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp được thành viên đến từ Đại học RMIT đưa ra là Việt Nam có thể hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài bằng cách chủ động nguồn cung trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cũng như tập trung phát triển thị trường nội địa.

DN cần chủ động trong việc quản lý chuỗi cung ứng, đặt hàng sớm cũng như tìm các nguồn hàng thay thế nếu giá nguyên liệu đầu vào gia tăng. Người dân cũng cần có kế hoạch tiêu dùng hợp lý và chuẩn bị tâm lý cho các kịch bản xấu hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, nên bình tĩnh ứng phó hợp lý hơn là gom hàng tích trữ, có thể gây tăng lực cầu đột biến, làm giá cả hàng hóa tăng vọt, lạm phát càng nghiêm trọng hơn.

Theo TS. Hiệp, ngoài việc thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa - tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu, Chính phủ cần giám sát chặt các đơn vị trong ngành năng lượng, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ tích trữ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu dầu thô sẽ gia tăng đáng kể cho ngân sách khi giá dầu tăng mạnh. Vì vậy, Nhà nước có thể dùng một phần tiền này để giảm thuế, phí trên giá xăng dầu, hỗ trợ bình ổn giá trong nước.

Trong mức lạm phát 1,68% của hai tháng đầu năm nay, việc tăng giá xăng dầu đã đóng góp tới 1,63 điểm phần trăm. Giảm thuế, phí với nhiên liệu đầu vào là nỗ lực cần thiết từ Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát. Song song đó, cần có giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước, tăng dự trữ nhập khẩu để điều tiết khi cần.

Trần Chung

Bão giá nổi khắp nơi, thà ngồi im không làm gì còn hơn bị quật tả tơi

Bão giá nổi khắp nơi, thà ngồi im không làm gì còn hơn bị quật tả tơi

Sức nóng của việc tăng giá hàng hóa, nguyên liệu đang hiển hiện rõ rệt, khác biệt đáng kể với những con số thống kê khô khan được công bố hàng tháng. Hành vi tiêu dùng cũng đang thay đổi từng ngày trong cơn bão giá.

Giảm mạnh thuế môi trường: Giá xăng giảm, giá dầu tăng mạnh

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 1/4. Đây là lần thứ hai liên tiếp giá xăng dầu giảm trong năm 2022 do thuế bảo vệ môi trường giảm mạnh.

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá bán 27.300 đồng/lít (giảm 1.030 đồng/lít so với giá hiện hành).

Xăng RON95-III giá bán là 28.150 đồng/lít (giảm 1.040 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Giá xăng giảm nhưng giá dầu lại có mức tăng khá cao.

Dầu diesel 0.05S giá bán là 25.080 đồng/lít (tăng tới 1.450 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Dầu hỏa giá bán là 23.760 đồng/lít (tăng 1.520 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Mức giá này áp dụng từ 0h ngày 1/4.

{keywords}
Giá xăng giảm nhờ thuế bảo vệ môi trường giảm 1 nửa.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ 1/4 thuế bảo vệ môi trường đối với xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít.

Bên cạnh đó, thuế bảo vệ môi trường đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.

Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg.

Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Bộ Công Thương cho biết dù thuế bảo vệ môi trường giảm, nhưng do giá xăng dầu thế giới, nhất là giá các loại dầu có mức tăng cao nên Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã phải sử dụng kết hợp công cụ Quỹ BOG xăng dầu ở mức hợp lý (điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu) để giảm giá xăng và hạn chế mức tăng của giá dầu so với mức tăng của giá thế giới.

Nếu thuế bảo vệ môi trường như mức cũ, giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành này sẽ tăng từ 1.069-2.789 đồng/lít/kg (cụ thể xăng E5RON92 tăng 1.069 đồng/lít, xăng RON95 tăng 1.161 đồng/lít, dầu diesel tăng 2.547 đồng/lít, dầu hỏa tăng 2.789 đồng/lít, dầu mazut tăng 1.606 đồng/lít).

Hà Duy

Giá xăng dầu giảm sớm và giảm mạnh nhờ lý do này

Giá xăng dầu giảm sớm và giảm mạnh nhờ lý do này

Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ không điều chỉnh như thông thường vào lúc 15 giờ, mà có thể sớm hơn.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay

Có những cách cắt giảm chi phí thực sự chẳng giúp bạn tiết kiệm chút nào nhưng nhiều người không nhận ra.

1. Mua xe ô tô cũ

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 1.

Mua một chiếc ô tô là khoản chi phí không hề nhỏ, nhiều người muốn tiết kiệm nên đã mua ô tô rất cũ. Qua quá trình sử dụng, họ nhanh chóng nhận ra việc làm đó không phải tiết kiệm mà là đang lãng phí tiền!

Chiếc ô tô cũ ấy thường xuyên phải sửa chữa, bảo trì, tiền họ phải chi ra là một con số chẳng hề nhỏ. Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng việc lái một chiếc ô tô cũ sẽ khiến người mua phải chi thêm số tiền trung bình 1.000 đô la Mỹ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi năm.

2. Không mua bảo hiểm y tế

Nhiều người trẻ chủ quan rằng họ sẽ không cần đến bảo hiểm y tế hoặc nếu có bệnh thì việc khám, chữa sẽ đơn giản khi sẵn tiền. Nhưng thực tế, bệnh và chấn thương không chừa ai. Nếu phải nằm viện lâu dài hay điều trị các bệnh tốn kém, chi phí có thể trở thành gánh nặng lớn nếu bạn không được bảo hiểm hỗ trợ chi trả.

3. Săn sale và tích trữ quá nhiều mỹ phẩm

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 2.

Có những món đồ mỹ phẩm siêu đắt đỏ nhưng khi sale off thì chỉ còn giảm một nửa hoặc 1/3, đó đúng là món hời nhưng cũng đừng vì thế mà cố gắng tích trữ nhiều thật nhiều bởi mỹ phẩm là thứ có hạn sử dụng, đừng để phải bỏ đi cả set vì hết hạn mà bạn dùng không kịp.

Thêm nữa bạn có thể sẽ thích những mùi hương hoặc nhãn hiệu khác khiến cho đống mỹ phẩm cũ sẽ bị bỏ đi không thương tiếc. Quá lãng phí phải không nào?

4. Chỉ gửi tiền vào ngân hàng

Không ít người coi gửi tiền vào ngân hàng là một phương án quản lý tài chính an toàn không có rủi ro. Họ sợ đầu tư thất bại sẽ làm lãng phí số tiền bản thân vất vả tiết kiệm được.

Tuy nhiên lãi suất tiền gửi tiết kiệm không cao, nếu bạn không có phương án đầu tư nào khác thì rõ ràng bạn đã lãng phí khoản lợi nhuận có thể thu được nếu dùng số tiền đó đầu tư.

Không bỏ hết trứng vào một giỏ, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.

5. Mua quần áo, giày dép chất lượng thấp

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 3.

Nếu so sánh một chiếc quần jean giá 20 USD mặc được 6 tháng với một chiếc giá 50 USD mặc trong vài năm thì rõ ràng chiếc giá rẻ không hề là món hời. Nguyên tắc này đặc biệt đúng khi nói về giày dép - bởi những đôi giá rẻ không chỉ kém bền mà thường thiết kế cũng không tốt. Dùng những đồ như vậy có thể khiến bạn gặp các vấn đề về chân và lưng.

6. Bẫy miễn phí vận chuyển

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 4.

Chắc hẳn không ít người đã rơi vào cái bẫy này của các nhà bán hàng. Ban đầu bạn chỉ định mua 1 món đồ, cuối cùng lại mua 3 món đồ chỉ để được miễn phí vận chuyển, hy vọng tiết kiệm thêm vài chục nghìn.

Số tiền vận chuyển chỉ khoảng 30 nghìn nhưng bạn đã bỏ ra thêm tầm 300 nghìn để đủ điều kiện "freeship". Các món đồ mua thêm ấy đa phần đều không thật sự cần thiết, từ đó khiến bạn bị lãng phí tiền bạc.

Tốt nhất bạn nên chấp nhận thanh toán cước phí vận chuyển hoặc chờ đến khi có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Lúc ấy bạn vừa mua về các món đồ mình cần lại tận dụng được ưu đãi miễn phí vận chuyển.

7. Không thay dầu xe

Tiết kiệm bằng cách bỏ qua việc khám sức khỏe hằng năm là lợi bất cập hại, thì nó cũng đúng khi nói về xe cộ: Bỏ qua việc thay dầu và bảo dưỡng định kỳ có thể tiết kiệm ví tiền một chút, nhưng rút cục bạn có thể gặp những trục trặc lớn, tốn kém hơn nhiều, chẳng hạn như xe hỏng giữa đường.

8. Chậm khám sức khỏe

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 5.

Sức khỏe có vấn đề nhưng bạn không đi khám vì cho rằng không phải chuyện nghiêm trọng, sau đó nghĩ rằng mình đã tiết kiệm được khoản tiền đáng kể.

Tuy nhiên với các vấn đề liên quan đến sức khỏe thì bạn đừng bao giờ tiết kiệm tiền. Trong ngắn hạn, đúng là bạn đã bớt được khoản chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên về lâu về dài có khi chi phí ấy còn đội lên gấp nhiều lần, nếu tình trạng bệnh tật của bạn trở nặng hơn. Lâm vào bệnh tật, cuộc sống và công việc của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng theo.

9. Cố tự sửa chữa đồ hỏng

Nếu đang tiết kiệm theo những cách dưới đây thì bạn nên nghĩ lại ngay - Ảnh 6.

Có nhiều sửa chữa nho nhỏ trong nhà bạn có thể tự làm khi xem hướng dẫn trên mạng, chẳng hạn như trát một mảng tường bị bung, đóng lại chiếc ghế gãy.

Trong nhiều trường hợp khác, trừ phi bạn được đào tạo bài bản thì việc thuê người lành nghề đến làm còn rẻ hơn. Chẳng hạn sửa chữa điện, nước.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Dùng tủ lạnh mà không biết những mẹo tiết kiệm điện này thì quá lãng phí

Dùng tủ lạnh mà không biết những mẹo tiết kiệm điện này thì quá lãng phí

Tủ lạnh là thiết bị cần cắm điện thường xuyên. Để tránh lãng phí điện, tránh hỏng hóc bạn nên nắm rõ những mẹo nhỏ này khi sử dụng.

Bảo hiểm AAA không ngừng nâng chất, vì lợi ích khách hàng

Sau khi “về một nhà” với Bamboo Capital, Bảo hiểm AAA đã có một sự “lột xác” ngoạn mục khi đầu tư mạnh tay về công nghệ, phát triển đa dạng dòng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ… để đáp ứng kỳ vọng cao của khách hàng.

{keywords}
Bảo hiểm AAA đang trong quá trình “lột xác”, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh số hóa

Bảo hiểm AAA đang tích cực nghiên cứu và chuẩn bị áp dụng hàng loạt giải pháp ứng dụng công nghệ số trên toàn hệ thống như: cung cấp thông tin, bán hàng, quản trị, giải quyết các thắc mắc, cấp giấy chứng nhận số đến các quy trình giải quyết quyền lợi phát sinh khi xuất hiện sự kiện bảo hiểm…

Theo đó, người dùng không cần phải trực tiếp đến văn phòng của AAA. Giờ đây, người dùng được “tối đa hóa” lợi ích khi mọi thao tác: truy vấn thông tin chi tiết, đăng ký tham gia và nhận quyền lợi bảo hiểm… dễ dàng thực hiện thông qua kênh trực tuyến chỉ với một vài cú click chuột. Đây được xem là một bước tiến mới, phù hợp với bối cảnh tình hình Covid-19, cũng như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tiện ích cho người sử dụng.

{keywords}
 Trong thời gian tới, khách hàng của AAA sẽ có những trải nghiệm mới mẻ, tiện ích khi doanh nghiệp này đang tập trung đầu tư công nghệ số hóa vào hệ hống

Phát triển nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, hiện AAA chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng tăng cường khả năng tiếp cận, đề cao tư duy sáng tạo và có khả năng thích ứng trước những thay đổi nhanh, liên tục của công nghệ.

Không chỉ vậy, AAA sẽ thường xuyên rà soát, phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật trên toàn hệ thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng… Nhờ đó, đơn vị sẽ giúp khách hàng có thể yên tâm sử dụng những tiện ích của AAA.

Đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng

Trong năm nay và những năm tiếp theo, AAA  xác định lấy công nghệ làm nền tảng để tạo nên những ứng dụng hỗ trợ khách hàng trải nghiệm dịch vụ dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhờ vào ứng dụng công nghệ, Bảo hiểm AAA đã và đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và sẽ cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng.

Bảo hiểm AAA hướng đến hình ảnh một doanh nghiệp năng động trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ, được số hóa 100% từ việc tham khảo thông tin, mua hàng đến việc chi trả bồi thường.

Nâng cao chất lượng phục vụ

Không chỉ tập trung vào chuyển đổi số, AAA đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến những trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng nhất đến với khách hàng. Cụ thể, AAA hiện đang phát triển mô hình giám định tại hiện trường cho phép gặp khách hàng chỉ trong 1 giờ (đối với các khu vực nội thành), 2 giờ (đối với các khu vực ngoại thành), với những địa phương không thuận tiện cho việc di chuyển AAA sẽ hỗ trợ giám định qua ứng dụng điện thoại khi trung tâm dịch vụ khách hàng nhận được thông báo tai nạn.

{keywords}
Không chỉ tập trung vào chuyển đổi số, AAA đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến những trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng nhất đến với khách hàng

Trong tương lai, Bảo hiểm AAA sẽ tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới đến 63 tỉnh thành. Với mạng lưới phòng giao dịch, chi nhánh rộng khắp sẽ giúp AAA  gia tăng độ phủ, thu hút nhiều khách hàng mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Song song với việc mang lại những tiện ích cho khách hàng, AAA còn xác định việc tập trung đào tạo nhân lực là một trong những khâu đột phá chiến lược tạo động lực đẩy giúp AAA phát triển nhanh, bền vững.

Hiện Bảo hiểm AAA đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống. Nổi bật trong đó là: tiến hành rà soát, điều chỉnh sắp xếp lại mạng lưới; hình thành đội ngũ tư vấn viên chất lượng cao; ban hành nhiều chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhân viên xuất sắc; tạo động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên hình thành tác phong chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp…

Doãn Phong

Hà Tĩnh tính xử lý dự án 300 tỷ chiếm 240 ha đất của FLC

Dự án nông nghiệp công nghệ cao trên 240 hecta của Tập đoàn FLC ở Hà Tĩnh đang có nguy cơ bị “chết yểu” do sản xuất không hiệu quả, nhiều diện tích bị bỏ hoang.

Tháng 1/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh XNK nông sản FAM (thuộc Tập đoàn FLC) trên tổng diện tích hơn 240 hecta ở địa bàn xã Thạch Văn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) để thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Mục tiêu của dự án là tổ chức trồng trọt, sản xuất rau củ đạt tiêu chuẩn sạch, chất lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng thông qua ứng dụng công nghệ cao, nhằm đáp ứng các sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tổng mức đầu tư của dự án này dự kiến khoảng 300 tỷ đồng và thời gian hoạt động dự án là 50 năm.

{keywords}
Dự án thực hiện trồng cây thanh long nhưng không hiệu quả
{keywords}
Khu vực trồng dưa lưới
{keywords}
Năm đầu tiên trồng thanh long chỉ đạt thu hoạch 2,5 tấn, những năm sau không có thu nhập

Tại thời điểm tiếp nhận, chủ đầu tư khẳng định đã có chiến lược dài hạn và tuyên bố cuối năm 2019 sẽ sản xuất kín diện tích.

Theo quan sát của PV, mặc dù được cấp phép hơn 240 hecta nhưng đến nay dự án chỉ mới thực hiện nhỏ giọt, thực hiện được một phần diện tích nhỏ ở xã Thạch Văn dùng để trồng thanh long, lạc, dưa lưới,... nhưng kém hiệu quả. Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang.

Anh Nguyễn Việt Hùng, công nhân làm việc tại dự án này, cho biết, có 15 công nhân làm việc tại dự án này. 2 hecta đất dùng để trồng lạc, 5 hecta trồng thanh long, 3.000m2 trồng dưa lưới... ”.

Theo anh Hùng, việc trồng thanh long không mang lại hiệu quả kinh tế. “Chỉ có năm đầu tiên là thanh long thu về được 2,5 tấn quả, còn lại những năm sau trồng thanh long không có thu nhập. Hiện có 35 hecta mới trồng cọc bê tông chứ chưa có cây gì. Trồng càng lớn thì thất bại càng lớn, thử nghiệm nhiều loại cây trồng nhưng không thành công”, anh nói.

Sau khi thực hiện dự án kém hiệu quả, nhiều diện tích bị bỏ hoang, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo xem xét thu hồi nên Tập đoàn FLC xin điều chỉnh, trả lại gần 2/3 diện tích đất cho địa phương.

{keywords}
Công nhân cho biết, hoạt động dự án bị cầm chừng do đầu tư chưa bài bản
{keywords}
Diện tích trồng lạc cũng cho năng suất thấp
{keywords}
35 hecta để trồng thanh long nhưng chỉ mới trồng cọc bê tông rồi bỏ hoang

Doanh nghiệp này chỉ thực hiện dự án trên diện tích hơn 96 hecta tiếp nhận từ Tổng Công ty Khoảng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) trong tổng diện tích hơn 240 hacta của dự án. Nhưng đến nay, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa chấp thuận.

Thậm chí, chủ đầu tư còn xin chuyển dự án nông nghiệp công nghệ cao sang chăn nuôi lợn quy mô 60.000 con/lứa nhưng không được đồng ý vì gần khu dân cư, sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND xã Thạch Văn, Dương Văn Thái cho hay, dự án của Tập đoàn FLC được tỉnh đồng ý giao đất từ năm 2018. Tại xã Thạch Văn có 76 hecta đất nhường cho dự án, nhưng không khả thi.

“FCL đã nhận đất, triển khai nhưng không hiệu quả. Họ từng trồng thanh long nhưng thất bại, nay một số diện tích được chuyển sang trồng lạc, dưa lưới, số còn lại đang bỏ hoang. Chủ đầu tư sử dụng đất không hợp lý nên xã đã tham mưu trả lại đất cho địa phương để chuyển cho đơn vị khác”, ông Thái thông tin.

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá, năm 2021, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, báo cáo lại dự án của FLC.  Hiện nay, dự án còn chậm tiến độ, thủ tục chưa hoàn chỉnh, đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng chưa xong.

“Cơ bản dự án chậm, chưa triển khai theo đúng tiến độ. Việc trồng thanh long mới đang thử nghiệm, chưa đánh giá được hiệu quả. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp báo cáo thông tin lên tỉnh”, ông Việt nói.

{keywords}
Máy móc phục vụ sản xuất chất trong kho
{keywords}
Khu vực chứa vật liệu để sản xuất 

Thiện Lương

FLC, Bamboo Airways có sếp mới thay ông Trịnh Văn Quyết

FLC, Bamboo Airways có sếp mới thay ông Trịnh Văn Quyết

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, bà Vũ Đặng Hải Yến, được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền thực hiện các công việc, quyền chủ tịch HĐQT tại FLC, Bamboo Airways.

Thông tư “to” hơn luật, tràn lan các điều kiện kinh doanh dù bị cấm

Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, hàng năm có hàng trăm thông tư hướng dẫn luật được ban hành, nhưng chất lượng và tính minh bạch còn nhiều hạn chế.

Tràn lan điều kiện kinh doanh

Theo thống kê, tính từ 1/1/2016 đến 20/7/2020, số lượng thông tư chiếm hơn 68% tổng số lượng Văn bản pháp luật ban hành. Trung bình, mỗi luật ban ra có 6,8 nghị định, 1,8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 25,8 thông tư... hướng dẫn. Với số lượng áp đảo so với các văn bản pháp luật khác, thông tư đang giữ vai trò vô cùng quan trọng khi hiện thực hóa các chính sách của nhà làm luật và tác động rất lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Quy trình ban hành, thông tư chủ yếu thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn thuộc cấp Bộ. Nếu so với quy trình ban hành nghị định, luật, pháp lệnh thì mức độ kiểm soát về chất lượng và tính minh bạch hạn chế hơn.

{keywords}
Dường như đang có tình trạng lạm dụng ban hành thông tư trong hệ thống pháp luật về kinh doanh. (Nguồn VCCI)

Theo quy định tại Luật DN năm 2005, thông tư không được ban hành điều kiện kinh doanh. Quy định này được tiếp tục duy trì trong Luật Đầu tư năm 2014 và 2020. Còn theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, thông tư không được ban hành thủ tục hành chính, trừ trường hợp được ủy quyền trong luật.

Tuy vậy, nếu rà soát hệ thống pháp luật kinh doanh, không khó để tìm ra các thông tư vẫn còn quy định về điều kiện kinh doanh. Các thông tư này thường có nhiều dạng.

Thứ nhất là ban hành điều kiện kinh doanh công khai, khá phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Chẳng hạn như: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2021, Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14/8/2021, Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30/11/2018 quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần; Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài...

Thứ hai là ban hành các quy định điều kiện kinh doanh dạng “ẩn” trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ví như quy định yêu cầu DN phải có cơ sở vật chất nhất định, đáp ứng diện tích tối thiểu hay yêu cầu chứng chỉ hành nghề của nhân sự ở một số bộ phận... sản xuất, kinh doanh. Đây là các dạng yêu cầu có tính chất như điều kiện kinh doanh.

Việc ban hành các điều kiện kinh doanh tràn lan ở thông tư đang khiến cho môi trường đầu tư, kinh doanh trở nên kém thuận lợi, Báo cáo của VCCI nhận định.

Không những thế, theo VCCI, khi rà soát văn bản còn nhận thấy dường như đang có tình trạng lạm dụng ban hành thông tư trong hệ thống pháp luật về kinh doanh. Có những nghị định quy định rất chi tiết, đầy đủ về điều kiện, quy trình, thủ tục hành chính thậm chí là cả biểu mẫu, có thể áp dụng ngay khi có hiệu lực, không cần phải có thông tư hướng dẫn thêm.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều thông tư quy định chi tiết, ngay cả khi không được ủy quyền, phản ánh thực trạng, dường như các cơ quan làm chính sách đang “lạm dụng” ban hành thông tư.

Hiện tượng này dẫn đến thực thi luật bị lệ thuộc quá lớn vào các quy định tại thông tư, đưa đến quan ngại về tình trạng thông tư “to hơn” cả luật, “luật ống”, “luật khung” quay trở lại. Điều này sẽ tạo rủi ro cho môi trường kinh doanh, khi các quy định tác động đến DN lại được ban hành theo quy trình có tính chất nội bộ của các cơ quan thực thi.

Chất lượng có vấn đề

Báo cáo của VCCI còn chỉ ra rằng, thời gian qua, có một số thông tư đã bị ngưng hiệu lực vì chất lượng “có vấn đề”. Ví dụ: Thông tư số 15/2019/TT-BKHCN ngày 15/11/2019 của Bộ KH-CN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ” bị ngưng hiệu lực thi hành khi mới ban hành khoảng 8 tháng. 

{keywords}
Môi trường kinh doanh luôn cần tự do, an toàn và chi phí thấp.

Bên cạnh đó là các quy định hướng dẫn tại thông tư khác hẳn, vượt quá, thêm bớt... so với quy định tại nghị định, luật, gây ra mâu thuẫn và chồng chéo khó thực hiện. Ngoài ra, nhiều thông tư ban hành nhưng có các quy định: xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ chưa đúng; quy định tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ; quy định chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện...

Ví dụ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 quy định chủ sở hữu sàn giao dịch điện tử phải thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đã gặp phải phản đối mạnh mẽ của các DN kinh doanh sàn thương mại điện tử, dẫn đến phải sửa đổi ngay sau khi ban hành.

Theo VCCI, thông tư có tính chất cầu nối, chuyển tải quy định tại luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định vào thực tiễn. Quy định tại thông tư gặp “vướng” sẽ làm ách cả quá trình đầu tư kinh doanh, khiến cho tinh thần tiến bộ, tích cực, cải cách, thể hiện trong các văn bản cấp trên không được hiện thực hóa vào đời sống kinh tế. Những quy định này tưởng nhỏ, nhưng lại là những bất cập, vướng mắc, gây rất nhiều khó khăn cho DN.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, những thông tư ban hành nhưng chất lượng kém, thiếu nhất quán, thiếu tính khả thi, thiếu tiên liệu... đang làm cho môi trường kinh doanh khó được cải thiện. Tuy nhiên, những người soạn thảo lại vô can, không phải chịu trách nhiệm gì. Việc không có chế tài khiến chất lượng thông tư không cao, bởi có gây thiệt hại thì không ai phải chịu trách nhiệm.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận xét, bản chất pháp luật kinh doanh nhìn vào thấy không ổn. Bình quân mỗi năm, Quốc hội chỉ ban hành khoảng 20 luật, nhưng có 150 nghị định và 500-600 thông tư hướng dẫn. Có nghĩa là, nhánh lập pháp đang dành quá nhiều dư địa cho nhánh hành pháp ban hành quy định. Một luật không sửa nhưng có thể áp dụng nhiều cách. Tùy ý áp dụng, giải thích dành cho công chức là rất lớn.

Điều này gây ra nhiều rủi ro, khiến người kinh doanh ngại ngần, đứng trước nguy cơ lúc nào cũng sai. Môi trường kinh doanh cần có mấy từ khóa là “tự do”, “an toàn”, “chi phí thấp”, song với cách làm thế này thì không thể có được.

Trần Thủy

Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện

Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện

Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực, năm sau thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng. Vẫn còn nhiều những khó khăn, bức xúc mà doanh nghiệp phải gánh chịu. 

Nhiều công ty con của KTV thua lỗ, giám sát tài chính đặc biệt

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư của Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (KTV).

Lợi nhuận giảm

Theo báo cáo, tổng doanh thu 6 tháng năm 2021 của toàn tập đoàn đạt 54.617 tỷ đồng. Tổng doanh của công ty mẹ TKV đạt 51.442 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 1.875 tỷ đồng, bằng 62,5% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh công ty mẹ TKV đạt 1.022 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty mẹ TKV là 2,67%; toàn tập đoàn là 3,98%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản công ty mẹ là 1,19%; toàn tập đoàn là 1,27%.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tại thời điểm 30/6/2021, công ty mẹ là 1,11 lần (năm 2020 là 1,09), toàn tập đoàn là 0,91. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ là 1,09 lần; toàn tập đoàn là 1,82 lần.

{keywords}
Nhiều công ty con của KTV thua lỗ, giám sát tài chính đặc biệt

Số dư nợ phải thu khó đòi của công ty mẹ thời điểm ngày 1/1/2020 là 199 tỷ đồng, số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 187 tỷ đồng. Số dư nợ quá hạn thời điểm ngày 31/12/2020 là 193,7 tỷ đồng, giá trị trích lập dự phòng là 129 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2020, tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ - TKV là gần 16.305 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào 37 công ty con với số vốn trên 16.054 tỷ đồng. Số công ty liên kết, liên doanh là 11, nguồn vốn 186,754 tỷ đồng. TKV còn đầu tư góp vốn vào hai đơn vị khác với số vốn 63,826 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đánh giá, mặc dù TKV có đủ khả năng trả nợ các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 1.972 tỷ đồng, các chỉ số thanh toán tức thời và thanh toán nhanh thấp, TKV cần tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho để cải thiện các chỉ tiêu khả năng thanh toán. 

Nhiều công ty con thua lỗ

Năm 2020, một số công ty con có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ. Đơn cử, CTCP Cromit Cổ định Thanh Hóa vốn điều lệ 400 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 30,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ.

CTCP Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. CTCP Đồng Tà Phời vốn điều lệ 458,3 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 203,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230,5 tỷ đồng, bằng 50,3% vốn điều lệ.

Đặc biệt, một số đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt. Trong đó, CTCP Than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp (năm 2019 là 10,08 lần, năm 2020 là 10,21 lần) cao hơn mức quy định (không quá 3 lần).

Các đơn vị có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5 là CTCP Sắt Thạch Khê. Hệ số nợ phải trả lớn hơn 3 lần và lợi nhuận gộp giảm 2 năm liên tiếp là Công ty TNHH Môi trường, CTCP Than Núi Béo,... Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như CTCP Than Mông Dương, CTCP Than Vàng Danh, CT CP Than Cọc 6.

Một số đơn vị đã đầu tư vốn từ nhiều năm đến nay tạm dừng hoạt động do chưa được cấp giấy phép khai thác (hoặc cấp phép lại), sẽ rủi ro không thu hồi đủ được vốn TKV.

CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hoá, vốn điều lệ là 400 tỷ đồng, trong đó TKV góp 94,8% vốn điều lệ, tương ứng với giá trị 379,1 tỷ đồng. Số vốn thực góp của TKV là 402,8 tỷ đồng, chênh lệch so với tỷ lệ góp vốn là 23,6 tỷ đồng. Số lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2020 là 252 tỷ đồng, bằng 65,7% vốn điều lệ.

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo TKV lập phương án, thực hiện sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, xử lý các vấn đề tồn tại tài chính để có kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ - TKV đảm bảo tính khả thi, hoàn thiện đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2021-2025.

Đối với việc đầu tư vào các công ty con, Bộ Tài chính cho rằng một số công ty con của TKV cùng đầu tư vốn vào các công ty khác trong tổ hợp tập đoàn là chưa phù hợp với quy định. Vì vậy, các công ty con cần thoái vốn để đảm bảo tái cơ cấu TKV.

Thực hiện trích lập, xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bảo Anh

Thép Sông Hồng sắp giải thể

Thép Sông Hồng sắp giải thể

Cùng với việc Thép Sông Hồng đang làm thủ tục giải thể, Tổng công ty Sông Hồng (SHG) đứng trước nguy cơ mất trắng hơn trăm tỷ đồng đã đầu tư góp vốn vào công ty này.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Đừng chơi tất tay với cổ phiếu bất động sản

Trong thời gian qua, nhiều công ty bất động sản kinh doanh èo uột nhưng giá cổ phiếu vẫn được đẩy lên rất cao.

Những phiên gần đây, cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) nằm sàn la liệt đã khiến nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản, thua lỗ nặng nề.

Tan giấc mơ “đếm cua trong lỗ”

Trong hai phiên giao dịch ngày 28 và 29-3, CP FLC liên tục nằm sàn, giảm gần hết biên độ 7% giá trị cho phép. Đáng chú ý, liên tiếp hai phiên này, các nhà đầu tư bán tháo hàng chục triệu CP FLC nhưng rất ít người mua. Vì vậy, giá CP này rớt mạnh chỉ còn 12.650 đồng, trong khi vào ngày 7-1 đạt đỉnh 22.550 đồng.

Tương tự, CP của ông lớn BĐS chuyên về nhà ở xã hội là Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng lao dốc trong những phiên gần đây khi công ty đột ngột hủy đại hội cổ đông thường niên với lý do ban tổ chức và ban lãnh đạo nhiễm COVID-19. Đặc biệt, Hoàng Quân đang vướng vào các tranh cãi với nhóm cổ đông đang nắm hơn 47 triệu CP tại công ty này.

Đừng chơi tất tay với cổ phiếu bất động sản - ảnh 1

Thị trường bất động sản tại nhiều nơi vẫn được giao dịch nhộn nhịp và tác động đến thị trường chứng khoán. Ảnh: PM

Đáng chú ý, chỉ mới giữa năm ngoái, CP CII của Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đã tăng ngoạn mục đến gần bốn lần. Cụ thể, CP này từ mức giá 15.700 đồng ngày 19-7-2021 chạy một lèo lên đến 57.900 đồng vào ngày 7-1-2022.

Bị ảnh hưởng dây chuyền

Trên thị trường có cả đầu tư và đầu cơ. Đầu cơ cũng không phải là quá xấu vì tạo thanh khoản cho thị trường. Nhưng đầu cơ thái quá và trở thành xu hướng chính dẫn dắt thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Hệ quả là khi thị trường đảo chiều giảm điểm mạnh, mọi CP xấu lẫn tốt cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

Chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải

Mức tăng trưởng liên tục của CII nhờ vào sự kiện cuối tháng 12-2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thắng đấu giá lô đất Thủ Thiêm với mức giá được trả kỷ lục 1 tỉ USD. Trong khi đó, CII có sở hữu nhiều dự án tại Thủ Thiêm nên ngay lập tức được hưởng lợi.

Thế nhưng đến phiên ngày 29-3, giá CP CII rớt chỉ còn 32.350 đồng. Việc rớt giá liên quan đến việc Tân Hoàng Minh và một công ty khác thắng đấu giá đất ở Thủ Thiêm bỏ cọc, cũng như sức ảnh hưởng của thị trường xung quanh sự kiện FLC.

Ngoài ra, hàng loạt CP BĐS khác như NBB cũng mất hơn 6% giá trị; CII, DIG, CEO giảm hơn 5%; QCG, ITA, SCR, TNI… giảm hơn 4% chỉ tính riêng trong phiên 28-3 do ảnh hưởng thông tin từ FLC.

Bị thổi giá lên quá cao

Ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán SSI (SSI Research), nhận xét rằng có thời điểm các nhà đầu tư đã kỳ vọng quá nhiều vào sự kiện một công ty trả giá BĐS cao bất thường. Họ đã định giá trị CP dựa trên giao dịch bất thường này chứ không phải giao dịch của cơ chế thị trường. Do đó đã đẩy giá CP BĐS lên quá cao so với giá trị thực.

“Như vụ Tân Hoàng Minh trả giá mảnh đất 1 tỉ USD ở Thủ Thiêm, tính ra 2,4 tỉ đồng/m2. Giả định giá giao dịch bình thường trước đó là 400 triệu đồng thì có nghĩa giá trị đất đã tăng đến sáu lần. Do đó nhà đầu tư cũng cho rằng giá CP cũng sẽ tăng tương tự. Và việc tính giá CP theo cách “đếm cua trong lỗ” như vậy là rất rủi ro khi đầu tư chứng khoán” - ông Hưng phân tích.

Chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải cũng nhìn nhận thị trường BĐS tại nhiều nơi vẫn được giao dịch một cách sôi động bất chấp dịch bệnh. Các cơn sốt đất cũng xuất hiện nhiều nơi đã đẩy giá đất tăng lên từng ngày. Sức ảnh hưởng của nó cũng tác động đến thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, trong thời gian qua, nhiều công ty BĐS kinh doanh èo uột, không nhiều dự án BĐS triển khai nhưng giá CP vẫn bị đẩy lên cao. Giá trị CP BĐS tăng vừa qua có phần do sức ảnh hưởng của đội lái thổi giá. Hơn nữa, vì tâm lý sợ bỏ mất cơ hội kiếm tiền, các nhà đầu tư ồ ạt đổ dòng tiền vào các CP BĐS đã đẩy giá tăng bằng lần.

Chẳng hạn CP LDG tăng hơn năm lần, từ mức 5.700 đồng vào giữa năm 2021 leo lên 27.300 đồng vào đầu tháng 1-2022. Nhưng đến phiên 29-3, giá CP LDG chỉ còn 21.850 đồng/CP.

Đừng chơi tất tay

Ông Lã Giang Trung, Giám đốc điều hành Passion Investment, nhận xét khi sóng CP BĐS tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư đã chơi tất tay với CP này. Thay vì đầu tư theo một danh mục để tránh bỏ trứng vào một giỏ, có bao nhiêu tiền nhà đầu tư ném hết vào một CP với kỳ vọng kiếm nhanh số tiền lớn.

Thực tế việc mua CP của công ty kinh doanh không tăng trưởng, thậm chí thua lỗ với kỳ vọng mang lại lợi nhuận cho tài khoản, đến một lúc nào đó cuộc vui cũng tàn. Đặc biệt khi thị trường đảo chiều, giá CP giảm từng ngày đã gây ra sự hoảng loạn tháo chạy của nhà đầu tư vì đang bị cháy tài khoản.

“Khi mất tiền, cảm xúc thường tăng mạnh, nếu không đủ can đảm cắt lỗ toàn bộ thì cũng phải cắt lỗ 50% danh mục để tỉnh táo suy nghĩ lại. Nhà đầu tư cần quan sát hoạt động kinh doanh và cả giá CP, một khi giá CP bắt đầu đi ngược với kỳ vọng thì cần hành động nhanh chóng. Và chỉ khi chắc thắng 100% mới nên chơi tất tay” - ông Trung khuyến nghị.

Chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải khuyến cáo rằng để tìm được CP BĐS tốt, nhà đầu tư nên xem xét kỹ các dự án BĐS, hiệu quả kinh doanh của công ty đó. Chẳng hạn, công ty đó có khả năng triển khai dự án, bán hàng thực tế và hiệu quả hay không.

“Nếu một công ty BĐS tuyên bố đưa ra một dự án rất mơ hồ, dự án đang bồi thường, năng lực triển khai dự án không có, năng lực bán hàng không biết… thì đầu tư vào CP các công ty này sẽ rất rủi ro” - ông Hải nhấn mạnh.

Nhiều cổ phiếu xanh trở lại

Ngày 28-3, chỉ số VN-Index giảm 15,32 điểm, xuống còn 1.483 điểm do những tin đồn xuất hiện trên thị trường.

Nhưng đến phiên giao dịch ngày 29-3, thị trường chứng khoán “lội ngược dòng”, lấy lại sắc xanh. Các CP ở các nhóm chứng khoán, ngân hàng, thép... giao dịch tích cực khi hầu hết các mã tăng điểm. Chính lực cầu bắt đáy đã hỗ trợ cho thị trường đi lên.

Riêng CP FLC vẫn trong tình trạng dư bán với nguồn cung đến hơn 93 triệu CP nhưng mua vào chỉ không đầy 13.500 CP.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29-3, với mức tăng 14,58 điểm, VN-Index đã leo lên mốc 1.497,76 điểm. 

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Cổ phiếu 'tội đồ' đẩy ông Trịnh Văn Quyết lên đỉnh, xuống đáy

Cổ phiếu 'tội đồ' đẩy ông Trịnh Văn Quyết lên đỉnh, xuống đáy

Trong số các cổ phiếu họ FLC, có một cổ phiếu thăng trầm bất thường, khiến cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết lên đỉnh lịch sử rồi xuống đáy.

Tập đoàn FLC làm ăn ra sao trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt

Sau giai đoạn đạt đỉnh doanh thu và lợi nhuận 2015-2019, kết quả kinh doanh của FLC đã giảm liên tục 2 năm gần nhất khi dịch Covid-19 bùng phát.

Là một trong những nhà phát triển bất động sản du lịch lớn nhất thị trường trong nước, đồng thời là chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, việc dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC).

Cụ thể, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, FLC đang trong giai đoạn tăng trưởng liên tục ở chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của tập đoàn này đã tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2019 (trước thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện), từ mức vài chục tỷ đồng/năm trước 2010, lên mức đỉnh 15.780 tỷ đồng vào năm 2019.

Cũng trong giai đoạn 2015-2019, FLC đạt đỉnh về chỉ tiêu lợi nhuận với lần đầu đạt trên nghìn tỷ vào năm 2016. Trong các năm sau đó, với mức doanh thu trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận FLC mang về cho các ông chủ của mình đều đạt trên dưới 500 tỷ/năm.

Đà tăng trưởng bị chặn

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện, FLC nằm trong nhóm doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp khi cả ngành hàng không và du lịch bị ảnh hưởng, dẫn tới kết quả kinh doanh giảm mạnh trong 2 năm gần nhất (2020-2021).

Trong năm 2021 vừa qua, nhà phát triển bất động sản du lịch này chỉ ghi nhận 6.772 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm một nửa so với năm 2020. Trong năm 2020 trước đó, doanh thu hợp nhất của tập đoàn này cùng các công ty con cũng đã giảm 15%.

Nguyên nhân khiến doanh thu FLC sụt giảm đến từ tất cả mảng kinh doanh, từ bất động sản; kinh doanh hàng hóa, thiết bị, vật liệu xây dựng; cho tới các mảng dịch vụ như nghỉ dưỡng, du lịch, golf, hàng không…

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến doanh thu năm 2021 của FLC giảm mạnh là do tập đoàn này đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Bamboo Airways xuống dưới 50% từ tháng 2/2021, dẫn tới không còn là công ty mẹ và không được hợp nhất báo cáo tài chính của hãng hàng không này.

{keywords}

Tuy vậy, nhờ không còn hạch toán kết quả kinh doanh của mảng hàng không, biên lãi gộp của FLC trong năm 2021 đã cải thiện đáng kể, giúp doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi gộp 413 tỷ đồng, trong khi năm 2020 công ty lỗ gộp hơn 3.172 tỷ.

Tuy nhiên, trong năm 2021, doanh thu hoạt động tài chính của FLC đã giảm hơn 73%, chỉ mang về 1.463 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này chỉ đạt gần 84 tỷ đồng, giảm tương ứng 73% so với năm 2020.

Theo ban lãnh đạo FLC, phần lớn nguồn thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp đến từ hoạt động cơ cấu lại các khoản đầu tư và chuyển nhượng vốn tại công ty thành viên. Trong năm 2020, hoạt động này đã được công ty sử dụng để bù đắp và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây cũng là nguồn thu chính giúp FLC bù lỗ từ hoạt động kinh doanh chính và có lãi trong năm 2020.

Dù vẫn ghi nhận lợi nhuận dương, nhưng doanh thu năm 2021 của FLC đã xuống mức thấp nhất kể từ 2016, trong khi lợi nhuận ròng rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Nhiều khoản đầu tư đang thua lỗ

Với việc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19, nhiều khoản đầu tư vào cổ phiếu, công ty con, công ty liên kết của FLC đang chịu thua lỗ khiến tập đoàn phải trích lập dự phòng trên nghìn tỷ.

Cụ thể, đến cuối năm 2021, tập đoàn này có 2 khoản đầu tư vào cổ phiếu của 2 doanh nghiệp trong “hệ sinh thái FLC” là AMD (Khoáng sản FLC) và HAI (Nông dược HAI) với tổng giá trị gần 265 tỷ đồng. Trong đó, riêng khoản đầu tư vào HAI là gần 261 tỷ. Tuy nhiên, FLC đã phải trích lập dự phòng gần 74 tỷ đồng với khoản đầu tư này do giá trị hợp lý của cổ phiếu HAI thấp hơn giá vốn tập đoàn đầu tư.

Tương tự, đến cuối năm 2021, FLC đầu tư góp vốn hơn 5.320 tỷ đồng vào các công ty con, nhưng cũng phải dự phòng hơn 891 tỷ đồng.

{keywords}

Trong đó, hầu hết công ty con là chủ đầu tư và vận hành chuỗi sân golf, resort của tập đoàn này đang gặp thua lỗ khiến tập đoàn mẹ FLC phải trích lập dự phòng, như Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort giá gốc đầu tư 800 tỷ, nhưng phải dự phòng 443 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Quản lý Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC đầu tư 200 tỷ, phải dự phòng 90 tỷ; Công ty CP FLC Quy Nhơn Golf & Resort đầu tư 1.050 tỷ, phải dự phòng 16 tỷ; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển FLC Hạ Long đầu tư 500 tỷ, phải dự phòng 334 tỷ…

Bên cạnh đó, một số khoản đầu tư vào các công ty liên kết của FLC cũng đang phải trích lập dự phòng, trong đó lớn nhất là khoản đầu tư 4.015 tỷ vào Bamboo Airways đang phải dự phòng 388 tỷ đồng.

Tại FLC, ông Trịnh Văn Quyết hiện vẫn là nhân sự có ảnh hưởng nhất với vai trò là chủ tịch HĐQT. Ông Quyết đồng thời là cổ đông lớn nhất tại nhà phát triển bất động sản du lịch này.

Đến cuối năm 2021, ông Quyết nắm giữ tổng cộng 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn điều lệ công ty. Trong khi đó, những người thân trong gia đình ông không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của FLC.

Đầu tháng 1 năm nay, ông Quyết đã thực hiện giao dịch bán ra 74,8 triệu cổ phiếu FLC. Tuy nhiên, các giao dịch này được thực hiện mà chưa báo cáo cơ quan quản lý, chưa công bố thông tin nên HoSE đã bị hủy bỏ giao dịch và buộc hoàn tiền cho các nhà đầu tư mua đối ứng cổ phiếu FLC từ tài khoản ông Quyết bán ra.

Sau sự kiện này, cơ quan quản lý chứng khoán cũng đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 5 tháng với ông Trịnh Văn Quyết. Đến nay, ông Quyết vẫn là cổ đông lớn nhất tại tập đoàn này với gần 1/3 tổng lượng cổ phiếu lưu hành.

Chiều 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Về phía điều hành và quản trị, FLC cho biết ông Quyết đã ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó tổng giám đốc FLC thực hiện các công việc, quyền chủ tịch HĐQT tại FLC và Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại 2 doanh nghiệp này.

(Theo Zing)

FLC, Bamboo Airways có sếp mới thay ông Trịnh Văn Quyết

FLC, Bamboo Airways có sếp mới thay ông Trịnh Văn Quyết

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, bà Vũ Đặng Hải Yến, được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền thực hiện các công việc, quyền chủ tịch HĐQT tại FLC, Bamboo Airways.

Giá vàng hôm nay 30/3: Đặt cược đàm phán Nga-Ukraine, vàng sụt giảm

Giá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường quốc tế sụt giảm mạnh khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc chiến tại Ukraine và đặt cược có biến động lớn.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 29/3, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 68,40 triệu đồng/lượng - 69,12 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội:  68,20 triệu đồng/lượng -  69,10 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 68,40 triệu đồng/lượng - 69,10 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 68,35 triệu đồng/lượng -  69,15 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 29/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.908 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.909 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 29/3 cao hơn khoảng 0,7% (13 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 53,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 15,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 29/3.

gia-vang-hom-nay-30-03-2022-sut-giam
Dồn sự chú ý vào Ukraine, vàng sụt giảm

Giá vàng trên thị trường quốc tế sụt giảm mạnh khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào các cuộc đàm phán hóa bình sắp tới giữa Ukraine và Nga và kỳ vọng sẽ có những diễn biến tích cực.

Vàng giảm giá còn do kỳ vọng vào cuộc đàm phán mới Nga-Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này đã khiến chứng khoán Mỹ khởi sắc.

Chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 của Mỹ tiếp tục leo dốc sau khi tăng 2 tuần liên tiếp trong bối cảnh giới đầu từ phớt lờ dấu hiệu về nguy cơ suy thoái kinh tế và đánh cược vào nhóm cổ phiếu công nghệ.

Mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 106 USD/thùng cũng khiến vàng giảm giá.

Vàng giảm giá cũng do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng mạnh, kỳ hạn 5 năm tiến tới gần 2,64%. Giới đầu tư đánh cược Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Theo kế hoạch, Nga và Ukraine sẽ cử các phái đoàn sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra trong tuần này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng các cuộc thảo luận hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể sẽ được tổ chức vào ngày thứ Ba.

Nga vừa đưa ra tuyên bố cho biết sẽ rút quân khỏi một số mặt trận sau đàm phán với Ukraine.

Dự báo giá vàng

Mặc dù chịu áp lực rất mạnh nhưng vàng vẫn giữ được mức giá trên 1.900 USD/ounce. Mặt hàng kim loại quý vẫn được hưởng lợi từ một môi trường lạm phát cao.

Tuy nhiên, khả năng hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị tại Ukraine đã khiến dòng tiền rút khỏi vàng.

Việc Trung Quốc hạn chế hoạt động thành phố Thượng Hải do Covid-19 góp phần làm giảm bớt lo ngại về lạm phát. Đây cũng là yếu tố kéo vàng đi xuống trong ngắn hạn.

V. Minh

Những chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4

Nâng thời gian làm thêm, giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, điều chỉnh bảng lương công chức quản lý thị trường... là những chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022.

Nâng giờ làm thêm lên 60 giờ/tháng 

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng gia sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về việc tăng số giờ làm thêm của người lao động. Nghị quyết có hiệu từ 1/4/2022.

Theo đó, thay vì chỉ áp dụng thời gian làm thêm tối đa 300 giờ/năm đối với một số ngành nghề, công việc nhất định, Nghị quyết 17 cho phép người sử dụng lao động khi có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng lao động làm thêm lên đến 300 giờ/năm, trừ một số trường hợp như: người lao động dưới 18 tuổi, lao động khuyết tật, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng,...

Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, Nghị quyết 17 quy định: "Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng".

Áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc

Từ tháng 11/2021, hóa đơn điện tử đã được triển khai tại 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định.

{keywords}
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư) 

Sang đến tháng 4/2022, theo Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, 57 tỉnh, thành trực thuộc TƯ còn lại sẽ được triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.

Giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn. Trong đó: xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Với nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít.

Mức điều chỉnh này áp dụng từ 1/4 đến 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023, mức thuế này sẽ thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

Điều kiện để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Theo Thông tư 06/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia và làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCT.

Riêng đối với mặt hàng lá thuốc lá khô, thương nhân nhập khẩu phải có Giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 12/2018/TT-BCT; số lượng nhập khẩu được trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.

Hỗ trợ đào tạo nghề du lịch 

Thông tư 12/2022/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 9/4/2022, quy định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch như sau: với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc, từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng.

Điều chỉnh bảng lương công chức quản lý thị trường 

Có hiệu lực từ 1/4/2022, Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức Quản lý thị trường. Cụ thể:

{keywords}

Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00. Như vậy, mức lương cao nhất của ngạch này có thể là: 8 x 1.490.000 đồng = 11.920.000 đồng.

Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Theo đó, mức lương cao nhất của ngạch này có thể là: 6,78 x 1.490.000 đồng = 10.102.200 đồng.

Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mã số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Mức lương cao nhất của ngạch này có thể là: 4,98 x 1.490.000 đồng = 7.420.200 đồng.

Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89. Mức lương cao nhất của ngạch này có thể là: 4,89 x 1.490.000 đồng = 7.282.100 đồng.

Tiền lương tính hưởng chế độ với viên chức quốc phòng thôi việc

Theo quy định tại Nghị định 19/2022 (có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2022), một trong những chế độ với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là được hưởng trợ cấp một lần.

Theo đó, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả.

Trong đó, tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc, bao gồm:

Tiền lương theo loại, nhóm, bậc đối với công nhân quốc phòng; nhóm, ngạch, bậc đối với viên chức quốc phòng;

- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Bổ nhiệm, xếp lương giảng viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng 

Theo quy định mới tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi Thông tư 35/2020; Thông tư 40/2020) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng (giảng viên hạng I,II,III) như hiện hành. Thay vào đó là quy định chung các hạng giảng viên chỉ cần duy nhất một chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 19/4/2022.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022

Tại phiên họp về lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra chiều 28-3, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2022 cho người lao động tại doanh nghiệp.

‘Sống Xanh 2022’ - nâng tầm vị thế doanh nhân nữ trong nền kinh tế số

Những “bóng hồng” làm kinh doanh luôn có sức hút riêng, lan tỏa nguồn cảm hứng đặc biệt. Làm sao để các nữ doanh nhân duy trì và nâng tầm phong cách sống đó? Câu trả lời có tại sự kiện “Sống Xanh 2022”.

Tháng 3/2022, dưới sự tài trợ của Quỹ Sáng kiến Tài chính cho nữ doanh nhân (We-fi), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp cùng Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã tổ chức sự kiện “Sống Xanh”.

Sự kiện nhằm hỗ trợ nâng tầm kiến thức và phong cách sống cho nữ doanh nhân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ. Ngân hàng ADB, We-Fi phối hợp cùng các đối tác ngân hàng của ADB sẽ hỗ trợ khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong hoạt động kinh doanh; tư vấn khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng theo khuôn khổ khoản vay qua chương trình hợp tác giữa ADB và VIB.

{keywords}
 Sống Xanh 2022 là sự kiện vì cộng đồng

Hiện nay, nhóm doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hiện chiếm 26,5% trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Doanh nghiệp nhỏ là khu vực chủ yếu do nữ làm chủ, đóng góp 40% GDP hàng năm. Do đó, tố chất của các nữ doanh nhân cần được phát huy hiệu để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Ông Ramesh Subramaniam - Tổng Giám đốc ADB khu vực Đông Nam Á chia sẻ: “Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo là một phân khúc mới đối với các ngân hàng ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của We-Fi, chương trình sẽ là cầu nối giữa hai bên bằng cách tăng cường hoạt động của VIB để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trao quyền cho các nữ doanh nhân thông qua hiểu biết về tài chính. Việc mở rộng cơ hội trong lĩnh vực này sẽ tạo thêm việc làm trong nền kinh tế đang phát triển ổn định của Việt Nam”.

{keywords}
 Sự kiện thu hút hơn 150 nữ doanh nhân từ nhiều lĩnh vực tham dự

Khách mời tham dự chương trình là các chuyên gia nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như: tâm lý, tài chính, kinh doanh, marketing… Các khách mời đã mang đến những chia sẻ thú vị qua những chuyên đề như: Diễn giả Lê Quốc Vinh (CEO Le Bros) với giải pháp xây dựng “Thương hiệu Xanh”; CEO Từ Thu Hiền (CEO WISE - Đơn vị tư vấn của ADB) với phong cách “Sống Xanh” và thông tin về giới; đội ngũ chuyên gia tài chính đến từ VIB với các bí kíp “Tài chính Xanh” giúp nữ doanh nhân vận hành và quản trị doanh nghiệp hiệu quả, vận dụng đòn bẩy tài chính linh hoạt trong kinh doanh.

{keywords}
Diễn giả Lê Quốc Vinh chia sẻ giải pháp xây dựng “Thương hiệu Xanh”

Theo các diễn giả, làm kinh doanh trong thời đại kinh tế số cần xây dựng và nâng tầm phong cách cá nhân trên mọi phương diện. “Chìa khóa” tạo nên thành công của một nữ doanh nhân đến từ ý thức mạnh mẽ về bản thân, tôi luyện các phẩm chất điển hình như: sự tự tin, bản lĩnh đối mặt với khó khăn, trực giác nhạy bén, tầm nhìn chiến lược và thích ứng với xu hướng mới. Đó là những yếu tố giúp nâng tầm vai trò và vị thế nữ doanh nhân trong giai đoạn hiện nay và góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.

{keywords}
 CEO Từ Thu Hiền chia sẻ phong cách “Sống Xanh” và bình đẳng giới

Trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia và diễn tả tập trung phân tích: phong cách sống chủ đạo ở một nữ doanh nhân trong thời đại mới; các giải pháp cốt lõi giúp nữ doanh nhân nâng tầm phong cách cá nhân, khả năng lãnh đạo, quản lý tài chính và cân bằng cuộc sống; từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong nền kinh tế số.

{keywords}
 Các đơn vị tổ chức và nhà tài trợ sự kiện “Sống Xanh 2022”

ADB có các khoản đầu tư vào Việt Nam, nhằm giúp tăng cường kết nối giao thông, giáo dục chất lượng, phát triển môi trường kinh doanh bền vững và giúp doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu.

We-Fi thuộc quyền quản trị của 14 quốc gia góp vốn sáng lập, dưới sự quản lý của Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của quỹ là cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ, nhà lãnh đạo các đơn vị, tổ chức. Với sự tài trợ cho sự kiện “Sống Xanh 2022”, We-Fi mong muốn tạo điều kiện để nữ doanh nhân  phát huy tiềm lực trong thời đại mới.

Doãn Phong