Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Vườn cây cảnh của đại gia Phú Thọ

Quy tụ nhiều cây thuộc hàng quý hiếm Việt Nam, vườn cây của một "đại gia" ở tỉnh Phú Thọ từng được Tạp chí bonsai thế giới bình chọn là một trong mười vườn cây cảnh đẹp nhất trên thế giới.

Nói đến vườn cây độc nhất vô nhị ở Việt Nam những người mê cây cảnh cũng như những người hiện sở hữu cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến các tên Phan Văn Toàn -  Toàn “đô la”. Khu gia trang của ông nằm ở vị trí đắc địa của TP. Việt Trì (Phú Thọ), nhiều cây thuộc hàng quý hiếm, có 1-0-2 ở Việt Nam.

{keywords}
Vườn cây Di sản đầu tiên của Việt Nam của vợ chồng ông Phan Văn Toàn ( Phú Thọ) rộng hàng trăm mét vuông nằm ở vị trí đắc địa tại TP. Việt Trì. Hàng ngày, rất nhiều những người yêu cảnh cảnh trong và ngoài nước đến thăm quan. Chủ nhân cho biết, có ngày tiếp khách từ 7h sáng đến 22h đêm.
Trong suốt 25 năm sưu tầm, chơi cây cảnh, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, đến nay vườn cây Di sản có khoảng 40 cây thương hiệu, thuộc hàng quý hiếm và hàng trăm cây hoàn thiện. Nằm giữa khuôn viên vườn là 2 tác phẩm sanh cổ giá trị nhất Việt Nam, đó là “Tiên lão giáng trần” và “Ngọa hổ tàng long” có giá trị vài triệu USD.

Trong suốt 25 năm sưu tầm, chơi cây cảnh, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, đến nay vườn cây Di sản có khoảng 40 cây thương hiệu, thuộc hàng quý hiếm và hàng trăm cây hoàn thiện. Nằm giữa khuôn viên vườn là 2 tác phẩm sanh cổ giá trị nhất Việt Nam, đó là “Tiên lão giáng trần” và “Ngọa hổ tàng long” có giá trị vài triệu USD.

Trong vườn có khoảng 500 cây đã hoàn thiện, gần 100 cây mai tứ quý cổ, trên 200 cây sanh cổ, nhiều tác phẩm duối cổ có tuổi đời vài trăm năm trong đó có khoảng 40 cây thương hiệu, lớn nhỏ khác nhau như: Thiên long vũ hội, cặp khế cổ 500 năm, sanh cổ Ngọc hổ tàng long, bộ ba cây tùng cổ.  

Tác phẩm sanh “Ngọa hổ tàng long”, đầu hổ mình rồng được khách người Đài Loan trả 1,4 triệu USD nhưng ông Toàn không bán. Bà Ngô Thị Thu (vợ ông Toàn) cho biết, cách đây hơn chục năm, bà ôm 5 tỷ đồng giấu chồng, bắt taxi đi vào vùng núi ở Tuyên Quang mua cây sanh quý này.

Tác phẩm sanh “Ngọa hổ tàng long”, đầu hổ mình rồng được khách người Đài Loan trả 1,4 triệu USD nhưng ông Toàn không bán. Bà Ngô Thị Thu (vợ ông Toàn) cho biết, cách đây hơn chục năm, bà ôm 5 tỷ đồng giấu chồng, bắt taxi đi vào vùng núi ở Tuyên Quang mua cây sanh quý này.

Mới đây nhất là tác phẩm sanh cổ Tiên lão giáng trần với giá 28 tỷ đồng đã làm “chấn động” thị trường cây cảnh trong suốt một năm qua

Với việc sở hữu hàng trăm cây cảnh quý hiếm, giá trị lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, vườn cây của ông Toàn được các tổ chức trong nước công nhận là vườn cây Di sản đầu tiên ở Việt Nam.

Bên cạnh tác phẩm “Ngõ hổ tàng long” là tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” được mua với giá 28 tỷ đồng vào giữa năm nay. Ông Toàn chia sẻ, nếu đắt gắp đôi, tôi vẫn mua vì đây là tác phẩm sanh cổ đẹp nhất Việt Nam.

Bên cạnh tác phẩm “Ngõ hổ tàng long” là tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” được mua với giá 28 tỷ đồng vào giữa năm nay. Ông Toàn chia sẻ, nếu đắt gắp đôi, tôi vẫn mua vì đây là tác phẩm sanh cổ đẹp nhất Việt Nam.

Năm 2015 đã được Tạp chí Châu Á bình chọn là khu vườn đẹp nhất ASIA, năm 2016 được Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên  Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chọn là vườn cây Di sản đầu tiên của Việt Nam và mới đây nhất đã được Tạp chí bonsai thế giới bình chọn là một trong mười vườn cây cảnh đẹp nhất trên thế giới.

Bộ sưu tập khế cổ gồm 4 cây được xem là “có một không hai” ở Việt Nam.

Bộ sưu tập khế cổ gồm 4 cây được xem là “có một không hai” ở Việt Nam.

Kể về thú chơi cây, ông Toàn cho biết, đến hiện tại đã chơi cây được 25 năm. Thời gian đầu mới chơi cây,  xác định không chơi cây nội (cây Việt), ông sang Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc tìm mua cây đem về Việt Nam chơi, số tiền mua cây ngoại lên đến gần 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, đem cây ngoại về Việt Nam được một thời gian chúng đều chết, từ đó ông Toàn chuyển hướng chơi cây nội.

Cây tùng cổ (tùng Việt Nam) có tuổi đời khoảng 600 năm được định giá 2 triệu USD. Bà Thu cho biết, đây là cây tùng từng được vua Quang Trung trồng tặng cho công chúa Ngọc Hân. Thời điểm cách đây gần 10 năm, bà phải nhiều lần bay vào Bình Định, chi một số tiền bằng một căn biệt thự ở Phú Mỹ Hưng (TP.HCM) để có được cây này.

Cây tùng cổ (tùng Việt Nam) có tuổi đời khoảng 600 năm được định giá 2 triệu USD. Bà Thu cho biết, đây là cây tùng từng được vua Quang Trung trồng tặng cho công chúa Ngọc Hân. Thời điểm cách đây gần 10 năm, bà phải nhiều lần bay vào Bình Định, chi một số tiền bằng một căn biệt thự ở Phú Mỹ Hưng (TP.HCM) để có được cây này.

Trong chưa đầy 10 năm đã bỏ ra trăm tỷ đồng để chơi cây trong nước, ông Toàn đi khắp đất nước sưu tầm những cây quý nhất,  trong số những cây cảnh quý hiếm của Toàn đô la có thể kể ra bộ 3 cây tùng cổ nhất Việt Nam, cặp khế cổ "vợ chồng" được công nhận là cây Di sản Việt Nam có tuổi đời trên 200 năm tuổi được mua từ cung đình Huế xưa cách đây nhiều năm với giá trên 7 tỷ đồng, tác phẩm sanh cổ “nỏ thần” có tuổi đời trên 300 năm tuổi , cây có nguồn gốc từ cung đình Huế xưa , trước đây ông Toàn bỏ ra hơn 10 tỷ đồng mới sở hữu được cây giá trị này

Nổi bật nhất phải kể đến “siêu cây” sanh “Ngọc hổ tàng long” có giá trị bậc nhất hiện nay, cách đây vài năm Chủ tịch SVC Đài Loan sang trả 1,4 triệu USD nhưng ông không bán . Bên cạnh đó là cây tùng cổ la hán đẹp nhất Việt Nam, theo tích truyền lại cây có tuổi đời khoảng 600 năm, cây cao gần 5m, đường kính gốc khoảng 60cm, có dáng “độc trụ kình thiên” có giá hơn 1 triệu USD hay tác phẩm duyên tùng có tuổi đời trên 300 năm có giá cũng hơn 1 triệu USD…

Ngay trước cổng vườn cây Di sản là tác phẩm hoa giấy có tên “vạn hoa lầu” có giá 2 tỷ đồng. Đây là tác phẩm hoa giấy đẹp nhất Việt Nam.

Ngay trước cổng vườn cây Di sản là tác phẩm hoa giấy có tên “vạn hoa lầu” có giá 2 tỷ đồng. Đây là tác phẩm hoa giấy đẹp nhất Việt Nam.

Những kiệt tác này được vợ chồng anh Toàn lưu giữ đã đoạt rất nhiều các giải thưởng lớn, nhỏ trong các cuộc thi cây cảnh ở Việt Nam. Đầu năm 2020, tác phẩm Tiên lão giáng trần được giao dịch với giá 16 tỷ đồng giữa anh Mười và anh Chí ở Thường Tín (Hà Nội) , đây là cuộc gia dịch, chuyển nhượng cây đắt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vài tháng sau giới chơi cây cảnh lại xôn xao khi ông Toàn mua lại tác phẩm Tiên lão giáng trần với giá 28 tỷ đồng

Trao đổi với chúng tôi, anh Toàn chia sẻ: "Những cây quý mình phải có duyên mới mua được. Khi mình đã sở hữu chúng thì trả giá nào cũng không bán, ví như cây sanh “Tiên lão giáng trần” có giá 28 tỷ đồng, nếu đắt gấp đôi tôi cũng mua. Cách ây vài năm, Chủ tịch Hội SVC Trung Quốc sang thăm và trả giá cả vườn hơn 500 tỷ đồng nhưng tôi không bán bởi đây là những “báu vật” của người Việt, muốn giữ để những thế hệ sau này biết đến".

(Theo Nhà Báo và Công Luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét