Một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT vừa xác nhận với báo VietNamNet, Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gạo từ Ấn Độ.
Cũng theo vị lãnh đạo này, giá gạo của Ấn Độ hiện nay khá thấp so với giá gạo của Việt Nam. Thế nên, các doanh nghiệp nhập về để làm thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho chế biến là chuyện bình thường.
Số liệu, đầu mối nhập khẩu đang được tổng hợp gửi về bộ để nắm bắt phục vụ quản lý điều hành.
Thông tin từ Bộ NN-PTNT, trong tháng cuối cùng của năm 2020, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá từ 495-500 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vòng một thập kỷ qua và một lần nữa đưa Việt Nam lên ngôi số 1 thế giới về giá bán.
Còn về tình hình sản xuất lúa gạo trong năm 2020, các vựa lúa ở nước ta đồng loạt thông báo trúng mùa lớn, sản lượng lúa đạt gần 43 triệu tấn. Do đó, gạo Việt không chỉ làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực mà còn phục vụ xuất khẩu, thu về 3,1 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019.
Năm 2020, gạo Việt Nam xuất khẩu thu về 3,1 tỷ USD, trong đó nhiều lần giá bán còn vượt cả Thái Lan và Ấn Độ |
Trước đó, chia sẻ trên Reuters, ông B.V.Krishna Rao - Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi xuất khẩu gạo sang Việt Nam. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất khiến cho việc xuất khẩu trở nên khả thi".
Điều này cũng được 4 quan chức trong ngành lương thực nước này xác nhận vào ngày 4/1 vừa qua. Theo đó, giớiphân tích thị trường lương thực cho rằng,nguồn cung gạo ở châu Á khan hiếm, giá có thể tăng cao trong năm 2021, thậm chí buộc những nhà nhập khẩu gạo truyền thống từ Thái Lan, Việt Nam chuyển sang Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Theo đó, các doanh nghiệp Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các lô hàng giao tháng 1 và tháng 2 với giá FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất hàng, chưa bao gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển tới cảng của bên nhập) khoảng 310 USD/tấn.
Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán trong khoảng từ 500-505USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 381- 387USD/tấn.
Trả lời Reuters, một doanh nghiệp gạo có trụ sở tại TP HCM cho biết, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Nguyên nhân là chất lượng gạo quá kém.
Đáng chú ý, không chỉ có Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ mà tháng 12/2020, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng bắt đầu mua gạo từ nước này lần đầu tiên trongvòng 3 ba thập kỷ qua.
T.An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét