Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Thợ sửa giày vỉa hè đắt hàng

Từ Thái Bình vào Sài Gòn, anh Đạt chọn công việc sửa chữa giày để mưu sinh. Nhờ cái duyên với nghề, tiệm giày lúc nào cũng đông khách và cho anh thu nhập 20 triệu đồng mỗi tháng.


Anh chàng sửa giày vui tính và quyết tâm lập nghiệp nơi xứ lạ

{keywords}
Tại một góc đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TPHCM) có một tiệm sửa chữa giày dép hơn 10 năm nay.
{keywords}
Chủ nhân tiệm sửa giày là anh Nguyễn Văn Đạt (40 tuổi, quê Thái Bình).

Bỏ kinh doanh bánh kẹo để ngồi sửa giày

Hàng chục năm qua, trên góc vỉa hè đường Phạm Văn Hai (Tân Bình, TPHCM) luôn có một người đàn ông cần mẫn sửa giày dép dù mưa hay nắng. Tiệm giày dù nhỏ bé nhưng được khá đông khách sửa giày bởi ông chủ vui tính, nụ cười luôn nở trên môi mỗi khi khách đến. Người đàn ông đó chính là anh Nguyễn Văn Đạt (40 tuổi, quê quán tại Thái Bình). 

{keywords}
Trung bình giá sửa giày tại chỗ anh Đạt khoảng 40.000 đồng, những đôi sửa cả đế thì khoảng 100.000 đồng.

Mỗi ngày, tiệm giày của anh Đạt hoạt động từ 8h30 và đóng cửa lúc 18h. Anh Đạt cho biết mỗi năm chỉ nghỉ dịp Tết để về quê hoặc gia đình có việc gấp, những ngày còn lại anh đều làm việc. Theo anh Đạt, nghỉ một ngày là mất thu nhập nên cố gắng nghỉ càng ít càng tốt. 

Tiệm giày của anh Đạt chỉ có một cái thùng gỗ đựng đồ nghề, vài ba đôi giày cũ treo lủng lẳng bên vỉa hè để mọi người "nhận diện", thêm một vài cái ghế nhựa cho khách ngồi chờ. Đơn sơ vậy nhưng khách cứ đến liên tục. 

{keywords}
Ngoài giày dép, anh Đạt còn sửa cả dây nịt, ví da để tăng thu nhập.

"Cách đây 20 năm, mình quyết định vào TPHCM lập nghiệp. Khi ấy mình kinh doanh bánh kẹo nhưng do thời gian ngày càng nhiều sự canh tranh và kinh doanh bánh kẹo thì không lời nhiều. Trước tình thế đó, mình chuyển qua sửa chữa giày để kiếm tiền nuôi gia đình", anh Đạt nhớ lại. 

Trước đó ở Hà Nội, anh Đạt đã bươn chải với nghề đánh giày nhiều năm. Nhờ vậy, anh biết thêm cách sửa chữa quai, đế giày…

{keywords}
Dụng cụ làm việc của anh Đạt khá đơn giản gồm có keo, mũi kim may giày,.... đã theo anh 10 năm nay.

Anh Đạt chia sẻ, sửa giày dép hay túi xách thì không có một giá cụ thể, tùy kích cỡ, tình trạng hư hỏng dao động từ 30.000 - 40.000 đồng. Nhiều chiếc bị hư nặng phải mất nhiều thời gian và công sức thì giá sửa sẽ cao hơn lên đến cả trăm nghìn đồng một đôi.

Mỗi ngày, anh Đạt có thể sửa gần 20 đôi giày dép bị hư đế, mỗi đôi anh lấy 40.000 đồng, nhờ vậy trung bình một ngày, anh Đạt có thu nhập gần 800.000 đồng/ngày. Số tiền này giúp anh và gia đình nhỏ của mình trang trải cuộc sống và trả tiền thuê nhà hàng tháng.

"Tại đây, tôi không nhận bừa, ai đến trước thì tôi sẽ sửa trước chứ không bao giờ xảy ra tình trạng trả cao hơn để được ưu tiên sửa trước. Tôi biết khách hàng rất khó chịu khi phải chờ lâu để nhận lại giày của mình. Đồng thời, mỗi lần khách mang tới đây tôi đều tư vấn cân nhắc trước khi quyết định sửa hay không vì có nhiều đôi đã cũ lắm rồi dù có sửa thì vẫn sẽ bị hư lại", anh Đạt tâm sự.

{keywords}
Tiệm sửa giày dép của anh Đạt là địa điểm quen thuộc của nhiều người dân trong khu vực do anh Đạt khá vui tính.

Ký ức khó quên

Trong gần 10 năm sửa chữa giày dép đã có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười xảy ra, nhưng có một kỷ niệm không thể nào quên. 

"Đó vào khoảng cuối năm 2014, một ông khách nhờ mình sửa lại 2 cái túi hàng hiệu thì mình vẫn nhận sửa bình thường. Vì cũng có nhiều khách đến nhờ sửa mấy đôi giày giá lên tới vài triệu đồng. Sau khi mình sửa xong, ông chú mới cầm giấy tờ ra cho mình xem thì mới tá hỏa vì giá của 2 chiếc túi tổng cộng lên tới 23.000 USD", anh Đạt kể lại.

Ông khách mới bảo đây là hàng đặc biệt là bản giới hạn nên phải qua Ý mới mua được. Bởi vậy mức giá mới cao vậy. Đây cũng chính là kỷ niệm khó quên nhất từ lúc đi sửa chữa giày đến giờ của anh.

{keywords}
Anh Đạt bắt đầu công việc từ 8h30 sáng đến 18h hằng ngày, chỉ khi đau ốm hay về quê anh mới nghỉ. 

Qua công việc này, anh Đạt nhìn rõ được sự chênh lệch giàu nghèo. Có người sở hữu hàng trăm đôi giày, túi xách toàn tiền triệu có khi lên đến cả chục, cả trăm triệu. Cũng có người, đến gặp anh để sửa một đôi giày cũ rẻ tiền, đến tiền sửa cũng góp nhặt từng đồng tiền lẻ.

Anh Đạt cho hay, sửa giày giống như là một bộ môn nghệ thuật. Công việc này nhìn tưởng là đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Tâm trạng phải vui vẻ, phải thoải mái mới làm được, còn không thì khi sửa xong thì đôi giày, đôi dép nhìn lem luốc đến bản thân còn không muốn nhìn, nói gì đến khách. 

{keywords}
Công việc này giúp anh có tiền để chi trả tiền thuê nhà và trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình.

Có những khách mang đến đây những đôi giày có giá lớn, đều có những yêu cầu cực kì khắt khe. Sửa làm sao để khi người khác nhìn vào không nhận ra là đôi giày đó đã sửa. Điều này đòi hỏi người làm nghề phải có tay nghề cao, tỉ mỉ và trong lúc sửa thì phải thật chú tâm. Nếu không thì rất dễ dẫn đến sai xót.

"Nhiều người cũng có tìm đến mình để học việc nhưng mà không bền, chỉ được một thời gian đầu sau đó họ lại chán rồi lại bỏ. Làm nghề này điều quan trọng nhất đó chính là quyết tâm và đam mê thì mới theo nghề dài lâu được", anh Đạt cho hay.

{keywords}
Anh Đạt cho biết, công việc sửa chữa giày dép đòi hỏi người thợ phải có tính tỉ mỉ, yêu nghề và có niềm đam mê thật sự với công việc.

Với anh Đạt, niềm vui lớn nhất trong nghề này là mỗi khi bản thân anh sửa thành công một đội bị lỗi nặng vì đối với anh niềm vui của khách hàng khi họ nhận lại đôi giày của chính mình đã bị hư trước đó cũng chính là niềm vui của những thợ sửa chữa giày như anh.

(Theo Dân Trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét