Bộ Công Thương cho biết than xuất khẩu là loại than tốt, trong nước dùng không hết hoặc không có nhu cầu. Nếu sử dụng loại than này cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn.
Nguồn tin của PV.VietNamNet cho biết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu hơn 1,55 triệu tấn than, trong đó có 1,02 triệu tấn than cám 1, 2 , 3.Trong đó, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) xuất khẩu 1,5 triệu tấn còn Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 50 nghìn tấn.
Theo Bộ Công Thương, khối lượng than cám 1,2,3 đề nghị xuất khẩu than như trên chỉ tương đương với nhu cầu than của 1 nhà máy nhiệt điện có công suất dưới 600 MW và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 1%) so với dự kiến tổng công suất điện huy động toàn quốc năm 2021 (khoảng 42.332 MW).
Chủng loại than xuất khẩu khác với chủng loại than Việt Nam đang nhập khẩu. |
Mặt khác, theo Bộ Công Thương, nếu sử dụng than cám 1, 2, 3 cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn và không nâng cao được giá trị sử dụng tài nguyên than.
Than xuất khẩu là than chất lượng cao và xuất khẩu được giá, dùng cho các nhà máy luyện cốc, sản xuất thép. Trong khi đó, than cho sản xuất điện là loại rẻ tiền hơn nhiều, nguồn cung trên thị trường thế giới cũng dồi dào hơn. |
Về hiệu quả kinh tế của xuất khẩu than, Bộ Công Thương nêu rõ, theo dự báo của thị trường than thế giới, giá xuất khẩu than cám 1, 2, 3 của Việt Nam năm 2021 khoảng 121 USD/tấn (2.815.670 đồng/tấn) đối với than cám 1; khoảng 118 USD/tấn (2.745.860 đồng/tấn) với than cám 2; khoảng 107 USD/tấn (2.489.890 đồng/tấn) với than cám 3.
Theo báo cáo của TKV cuối tháng 9/2020, dự kiến giá bán than cám 1, 2, 3 cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 khoảng 2.605.000 đồng/tấn với than cám 1; khoảng 2.535.000 đồng/tấn với than cám 2; khoảng 2.440.000 đồng/tấn với than cám 3.
“Như vậy, nếu xuất khẩu than cám 1, 2, 3 thì giá trị kinh tế thu về sẽ cao hơn (khoảng 50.000-210.000 đồng/tấn) so với tiêu thụ tại thị trường trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, Bộ Công Thương phân tích.
“Do đó, việc xuất khẩu than cám 1, 2, 3 ảnh hưởng không lớn đến kế hoạch cấp than cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 cũng như kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2021.
Góp ý cho đề nghị xuất khẩu than, Bộ Tài chính cho rằng cần rà soát kỹ số lượng và chủng loại than xuất khẩu trên cơ sở chỉ xuất khẩu những loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết. Những loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu thì không được xuất khẩu nhằm ưu tiên đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Giải trình ý kiến này, Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước; khối lượng và chủng loại than xuất khẩu năm 2021 phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam và phù hợp kết quả cân đối cung cầu than hiện nay, không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu khoảng 43,8 triệu tấn than. Trong 11 tháng năm 2020, Việt Nam nhập khoảng 50,9 triệu tấn, trong đó chủ yếu là than bán antraxit, bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.
Theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắ, dự kiến khối lượng than nhập khẩu năm 2021 của các đơn vị khoảng 15 triệu tấn. Trong đó than antraxit (từ Nam Phi, Australia) chiếm 15%; than bán antraxit (từ Nga, Nam Phi, Australia) chiếm khoảng 25%; còn lại là than bitum và á bitum (nguồn than từ Nga, Nam Phi, Australia, Indonesia).
Bộ Công Thương cho rằng việc cho phép xuất khẩu các loại than kể trên sẽ giúp các doanh nghiệp ngành than chủ động thực hiện sản xuất kinh doanh; có điều kiện để khai thác nguồn tín dụng dài hạn nước ngoài; có thêm ngoại tệ nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, nhập khẩu than cho điện; giảm tối đa chi phí cho sản xuất điện…
Tuy nhiên, theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện năm 2020 chỉ đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700.000 tấn; Tổng công ty Đông Bắc đạt khoảng 14 nghìn tấn.
Nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than cục, than cám 1, 2, 3 năm 2020 thấp hơn kế hoạch là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái. Các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông Nam Á,... đều dừng hoặc cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng than của Việt Nam, đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản cắt giảm khoảng 30% sản lượng.
Than chạy điện trong nước giá thấp, xin xuất khẩu để thu tiền
Chủng loại than xuất khẩu là loại dành cho các nhà máy luyện thép với giá cao, nếu nghiền ra để trộn với than khác dùng cho nhà máy điện được TKV đánh giá là “lãng phí”.
Lương Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét