Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Lệnh cấm của Mỹ giúp ngành nuôi cá tầm của TQ bùng nổ

Năm 2005, Mỹ cấm nhập khẩu trứng cá tầm lấy từ cá bắt tại biển Caspi bởi nỗi lo đánh bắt quá mức sẽ khiến sinh vật này tuyệt chủng. Tuy nhiên, cá tầm trang trại không bị cấm.

Trứng cá tầm Trung Quốc

Hồ Thiên Đảo nằm cách Thượng Hải khoảng 350 km về phía nam. Được bao quanh bởi những ngọn núi cao, đây là một điểm nghỉ mát nổi tiếng đối với người dân Trung Quốc giữa thời kì nóng nực của mùa hè thành phố.

{keywords}

Đây cũng là nơi có công ty Kaluga Queen - nhà sản xuất trứng cá tầm lớn nhất thế giới, chiếm tới 1/3 lượng sản xuất cá tầm toàn cầu. Theo đại diện công ty, cá tầm của hãng này đã đi khắp nơi trên thế giới, thậm chí Nữ hoàng Elizabeth cũng đã sử dụng sản phẩm của công ty này.

"Ban đầu, mọi người bất ngờ và hỏi lại: cá tầm, từ Trung Quốc?" Han Lei, phó tổng giám đốc của Kaluga Queen, nói.

"Họ chưa bao giờ nghe về cá tầm Trung Quốc. Họ nghi ngờ về chất lượng của trứng cá, về cả độ an toàn. Ngày nay, chúng tôi đã cung cấp cho 25 quốc gia và chúng tôi làm việc với khoảng 100 nhà phân phối trên khắp thế giới".

{keywords}
Ảnh: Sky News

Công ty này đã được thành lập bởi các quan chức từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, với những trang trại đầu tiên từ năm 2003.

Đây được cho là thời điểm vàng. Năm 2005, Mỹ cấm nhập khẩu trứng cá tầm lấy từ cá bắt tại biển Caspi bởi nỗi lo đánh bắt quá mức sẽ khiến sinh vật này tuyệt chủng.

Tuy nhiên, cá tầm trang trại không nằm trong danh sách bị cấm.

"Năm 2006, chúng tôi sản xuất những hộp trứng cá tầm từ trang trại đầu tiên ở Trung Quốc. Và sau đó chúng tôi tăng trưởng hàng năm".

Tại những góc hồ Thiên Đảo, các lưới kim loại được khoanh vùng để nuôi hơn 1.000 con cá tầm.

Một số con cá dài tới 2m và có giá tương đường một chiếc ô tô Ferrari vì giá trị của lượng trứng trong bụng cá.

Các loại cá tầm khác nhau được nuôi trong vòng hơn 4 năm tại hồ trước khi được chuyển lên các hồ nước trên bờ.

{keywords}
Ảnh: Sky News

"Chúng tôi nuôi và theo dõi cá từ khi còn là cá nhỏ cho tới khi thành cá trưởng thành," Deny Yun, một quản lý trang trại, cho hay.

"Chúng tôi thấy buồn khi gửi chúng tới nhà máy. Nhưng chúng tôi buộc phải làm vậy".

Tham vọng của công ty Trung Quốc

Một khi cá tầm trưởng thành - ít nhất 8 tuổi đối với một số giống có tuổi thọ 15 năm - cá tầm được đưa tới nhà máy chế biến. Chúng được đặt trong nước đá qua đêm và sau đó được xử lí tạo ra thành phẩm. Trứng được lấy ra và phần thịt còn lại được chế biến tiếp.

{keywords}

Trứng cá sau đó được làm sạch, xếp loại và muối trước khi đóng hộp - quy trình này mất tổng cộng khoảng 15 phút.

Hầu hết trứng cá của Kaluga Queen được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau trên thế giới - ví dụ như được bán thông qua King's Fine Food ở Anh.

Hiện tại, trứng cá tầm cũng được cung cấp tại Trung Quốc và ngày càng nhiều người Trung Quốc được thử đồ ăn xa xỉ này. Hiện tại, giá của trứng cá tầm khá đa dạng, từ 500 NDT (khoảng 76 USD)/50g cho tới 9.000 NDT (khoảng 1.377 USD)/50g.

"Chúng tôi đã quảng bá rất nhiều văn hóa trứng cá tầm cho người dân Trung Quốc," ông Han nói. "Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người ăn trứng cá tầm, thích trứng cá tầm và trở thành fan của trứng cá tầm".

"Thị trường nội địa đang phát triển rất nhanh. Sau khi virus được kiểm soát, nhiều người đi nhà hàng hơn. Việc này cũng giúp bù đắp lại tổn thất sau dịch COVID-19."

Kaluga đã sản xuất ít hơn 20% trứng cá tầm trong năm nay, nhưng hãng có mục tiêu sẽ bù đắp phần này trong năm 2021. Hiện tại, sản lượng trứng cá tầm trên toàn thế giới hiện tại - từ tất cả các nhà sản xuất - là khoảng 300 tấn. Ông Han cho biết mục tiêu của Kaluga Queen là đáp ứng được nhu cầu của người dân trên toàn thế giới.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét