Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Đại gia hàng không một năm bay trong bão

Nắm trong tay hơn 10.700 tỷ đồng và sẽ đưa Bầu Thụy trở thành người giàu thứ 12 trên sàn chứng khoán. Cách đây 2 tháng, tài sản của Bầu Thụy chỉ trên dưới 1.000 tỷ đồng.

Bầu Thụy sắp vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán

Hồi giữa tháng 11/2020, cổ phiếu của Thaiholdings có giá khoảng 80.000 đồng/cổ phiếu thì đến ngày 3/12/2020, giá đã tăng mạnh lên 133.100 đồng/cổ phiếu.

Trong cơ cấu cổ đông của Thaiholdings, ông Nguyễn Đức Thụy sở hữu 10,78 triệu cổ phiếu. Với số cổ phiếu này, Bầu Thụy nhận được 10,78 triệu quyền mua cổ phiếu của Thaiholdings. Vừa qua, bầu Thụy đã đăng ký mua thêm 2,896 triệu quyền mua để nâng số quyền mua lên 13,676 triệu quyền mua.

Số quyền mua nói trên sẽ mua được khoảng 75,13 triệu cổ phiếu của Thaiholdings, tương ứng số tiền bỏ ra là 751 tỷ đồng.

{keywords}
Hai tháng thêm 10.000 tỷ, Bầu Thuỵ thần tốc vào top 10 giàu nhất Việt Nam

Nếu giao dịch thành công, Bầu Thụy sẽ sở hữu tổng cộng 85,91 triệu cổ phiếu của Thaiholdings. Tính theo thị giá THD hiện tại, số cổ phiếu này có giá trị hơn 10.700 tỷ đồng và sẽ đưa Bầu Thụy trở thành người giàu thứ 12 trên sàn chứng khoán. Cách đây 2 tháng, tài sản của Bầu Thụy chỉ trên dưới 1.000 tỷ đồng.

CEO Vietjet tuyên bố tiếp tục mua thêm máy bay 

Trong khi các chuyến bay thương mại quốc tế vẫn chưa được thực hiện kể từ tháng 3 thì hàng không nội địa đã hoạt động trở lại đi kèm với các quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Theo Reuters, hãng hàng không giá rẻ Vietjet đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư mua thêm máy bay và cơ sở vật chất kỹ thuật mới trong năm nay sau khi báo cáo đạt lợi nhuận - dù nhỏ trong năm 2020 mặc cho đại dịch hoành hành.

"Trong năm 2021, chúng tôi kỳ vọng tiếp tục nhận thêm những mẫu máy bay mới, hiện đại và tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất bảo trì bảo dưỡng máy bay cũng như cơ sở đào tạo nhân lực. Mức đầu tư sẽ cao hơn năm 2020", CEO Nguyễn Thị Phương Thảo nói trong buổi phỏng vấn với Reuters ngày 9/1.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet

Vietjet nói rằng họ đã huy động được 28 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu vào tháng trước và số tiền này được dự định dành cho các kế hoạch phát triển trong năm 2021. Hiện phía Vietjet không cung cấp thêm chi tiết về thương vụ bán trái phiếu này.

Lĩnh vực vận tải hàng hóa của Vietjet trong năm 2020 đã tăng 75% so với năm 2019, động lực chính góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng tích cực của toàn công ty trong một năm khó khăn như 2020.

Trịnh Văn Quyết tham vọng bay sang Mỹ

Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết cho biết hãng hàng không này vừa chính thức được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu phẩm giữa Việt Nam và Mỹ.

Theo đó, hãng bay của FLC sẽ được phép thực hiện các chuyến bay thẳng bằng tàu Boeing 787-9 Dreamliner, giữa các sân bay lớn từ Việt Nam như Hà Nội, TP HCM tới tất cả cảng hàng không quốc tế tại Mỹ. Trong đó, Bamboo Airways đang xem xét xây dựng những đường bay nền móng đầu tiên đến thành phố Los Angeles hay San Francisco.

“Đây là một trong những điều kiện cần quan trọng nhất để chúng tôi tiến tới bay thẳng thường kỳ Việt - Mỹ, thị trường hàng không có tiềm năng lớn với khoảng 700 nghìn lượt khách đi lại mỗi năm”, ông Trịnh Văn Quyết nói.

Song song với việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục cấp phép, ông Quyết tiết lộ Bamboo Airways đồng thời đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt nhân lực, phương tiện, thiết bị.

Theo số liệu mới công bố của Cục Hàng Không Việt Nam, Bamboo Airways là hãng hàng không có tỉ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngành trong 12 tháng năm 2020, bảo toàn thành công vị trí dẫn đầu về bay đúng giờ năm thứ hai liên tiếp.

Lộ diện hãng hàng không tư nhân thứ ba

Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) chính thức ra mắt ngày 26/12 sau khi được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng nhận khai thác tàu bay (AOC), điều kiện cuối cùng để khai thác bay thương mại. Dự kiến hãng sẽ mở bán vé từ đầu tháng 1/2021, khai thác thương mại giữa tháng 1, giá vé nằm giữa vùng giá của Bamboo Airways và VietJet Air.

{keywords}
Ông Nguyễn Quốc Kỳ

Với mô hình hãng hàng không hỗn hợp (Hybrid), vé của Vietravel Airlines mở bán một hạng duy nhất với 17 mức giá từ thấp đến cao. Hành khách được tùy chọn dịch vụ dựa theo nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Thời gian đầu Vietravel Airlines sẽ tập trung khai thác các chặng nội địa. Hãng sẽ khai thác 8 đường bay nội địa kết nối giữa Hà Nội/Tp.HCM – Huế/Đà Nẵng/Nha Trang/Phú Quốc/Vân Đồn. Khi hết dịch bệnh, hãng sẽ mở rộng khai thác chặng bay quốc tế trong đó chặng đầu tiên kết nối đến Băng Cốc (Thái Lan) và tiếp đến là Singapore và Đông Bắc Á. 

Trong vòng 15 năm, ông Nguyễn Quốc Kỳ đã đưa Vietravel trở thành hãng lữ hành số 1 Việt Nam. Giờ đây, ông đang ở một vai trò mới - Chủ tịch Vietravel Airlines. 

“So với trước đại dịch, chi phí thuê máy bay, nhân công, nhân lực dễ dàng. Đây là cơ hội để Vietravel xây dựng một hãng hàng không đúng như mong muốn với chi phí thấp nhất có thể”, ông Kỳ chia sẻ với giới truyền thông.

Thách thức với tân Tổng giám đốc Vietnam Airlines

Ông Lê Hồng Hà, người từng giữ cương vị Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA) 8 năm qua (từ 2012) sẽ chính thức đảm nhận cương vị Tổng giám đốc Vietnam Airlines. 

Ông Lê Hồng Hà đảm nhận vị trí Tổng giám đốc thay ông Dương Trí Thành, trong khi ông Đặng Ngọc Hoà thay vị trí của ông Phạm Ngọc Minh - đây đều là những lãnh đạo kỳ cựu đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng, đổi mới của VNA.

Thách thức với cả tân Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc VNA là rất lớn, gồm cả khó khăn chung của thị trường và thách thức riêng. Năm 2020, doanh thu hợp nhất của VNA vượt so với kế hoạch, song số lỗ hợp nhất dự kiến hơn 14.400 tỉ đồng. 

Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử phát triển của VNA. Mức lỗ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 2.800 tỉ đồng khi hoàn tất các thủ tục điều chỉnh khấu hao, phân bổ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng theo chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.

Đại gia Bùi Thành Nhơn chốt vụ gần 1.000 tỷ

CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Novaland (NVL) vừa công bố ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT đăng ký bán ra 12 triệu cổ phiếu NVL trong tổng số hơn 216,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,99%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 12/1 đến 10/2/2021.

Với mức giá gần 74.000 đồng/cp như hiện tại, nếu bán thành công, ông Bùi Thành Nhơn sẽ thu về khoảng 880 tỷ đồng. Nếu giữ đà tăng giá, chỉ vài ngày nữa con số có thể lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Đây có lẽ cũng là thương vụ kinh doanh cổ phiếu thành công hiếm có, với mức lợi nhuận khoảng 250-400 tỷ đồng trong vài tháng.

Trước đó, hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5, ông Bùi Thành Nhơn mua thêm 10 triệu cổ phiếu NVL với giá khi đó khoảng 52.000 đồng/cp.

Bảo Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét