Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Bảo toàn vốn, cơ hội sống sót của startup qua mùa dịch

Covid-19 là một phép thử bắt buộc họ phải nhìn lại toàn bộ hoạt động kinh doanh từ chiến lược kinh doanh, năng suất làm việc đến quản lý chi phí.

Áp lực tài chính

Theo khảo sát từ tổ chức Startup Genome, có khoảng 74% startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên toàn thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Phần lớn các startup chỉ còn đủ vốn duy trì trong vài tháng, còn việc huy động được thêm vốn trong ngắn hạn gần như con số 0. Điều này sẽ khiến 2/3 số startup phải đóng cửa sau khi dịch Covid-19 kết thúc.

Theo ước tính, khoảng 1/4 số startup trên toàn thế giới đã cho 60% nhân viên nghỉ việc. Startup Genome đánh giá, đây là thảm họa đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup có quy mô nhỏ.

Startup tại Việt Nam cũng không ngoại lệ khi gặp áp lực rất lớn về tài chính. “Không chỉ tại Việt Nam mà ngay tại Thung lũng Silicon hiện nay, hoạt động rót vốn hiện cũng tạm dừng để chờ hết dịch. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp nên các startup như chúng tôi cũng chưa biết có thể duy trì được đến khi nào”, Nguyễn Tiến Trường, sáng lập viên một startup, chia sẻ.

{keywords}
Bảo toàn vốn, cơ hội sống sót của startup qua mùa dịch

Mới đây, Wefit tuyên bố ngừng hoạt động bởi khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được do tình hình dịch bệnh Covid19. Vốn hoạt động của ứng dụng này bị cạn kiệt hoàn toàn.

Năm 2019 được coi là 1 năm bùng nổ của giới startup Việt. Họ bước vào năm 2020 với tâm thế sẵn sàng để gặt hái được nhiều thành công. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã khiến giới startup Việt rơi vào khủng hoảng và đã bộc lộ những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính khiến viễn cảnh tươi đẹp của startup Việt dần trở nên ảm đạm hơn.

Đặc điểm chung của startup là sản phẩm vô hình, sản phẩm trí tuệ, không có tài sản thế chấp, nên dù thời điểm nào đi nữa cũng không dễ vay được vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, startup có hệ số rủi ro rất cao nên đa số các ngân hàng chẳng mặn mà quan tâm.

Sống qua dịch bệnh

Trong giai đoạn trước, các startup hay "mơ mộng" và bị cuốn đi bởi đam mê và bởi sự yêu thích sản phẩm của mình. Covid-19 là cơ hội để startup "thức tỉnh" và kiểm chứng khả năng sinh tồn của mình theo đúng nghĩa đen.

Sau đại dịch, hành vi tiêu dùng của thị trường sẽ bị thay đổi theo một xu hướng khác và đây có thể là mảnh đất cho các startup tận dụng thế mạnh sáng tạo và đi nhanh của mình. Vì vậy, các startup cần hành động cẩn trọng hơn vấn đề quản lý vận hành, quản lý nhân sự và dòng tiền.

Trả lời câu hỏi các startup cần chú trọng điều gì trong vận hành doanh nghiệp, CEO Grab Việt Nam Nguyễn Thái Hải Vân cho rằng, điều quan trọng nhất là phải bảo toàn vốn. Một đồng vốn bây giờ quý bằng 10 lần trước Covid-19 vì các nhà đầu tư sẽ dè dặt hơn.

{keywords}
Startup công nghệ Việt tìm cách sống sót sau đại dịch

Thông thường, khi xác định tiềm năng của một startup, các nhà đầu tư sẽ đánh giá ý tưởng kinh doanh, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng người điều hành; nhưng trong "bình thường mới", các nhà đầu tư đánh giá cao sự linh hoạt, khả năng thích nghi với những biến động khó lường. Đồng thời, khả năng quản lý chi phí và tính hiệu quả kinh doanh cũng là điều quan trọng.

Lúc này, khi tính toán chi phí vận hành, các startup nên tự hỏi "Dùng chi phí đó có giải quyết được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp hay không?". Nếu câu trả lời là không, startup cần cân nhắc kỹ.

Tương tự, bà Lê Hoàng Uyên Vy từ quỹ ESP tư vấn, các startup cần ưu tiên về tiền mặt trong đó có việc giảm giá sản phẩm, giảm lợi nhuận để duy trì dòng tiền. Ngoài ra startup cũng cần tối ưu chi phí để cắt giảm những khoản chi không cần thiết và tìm cách duy trì đội ngũ cần thiết.

Liên quan tới sản phẩm, ông Trần Hải Linh - Tổng giám đốc Sendo nhận xét nếu cứ sao chép các sản phẩm, mô hình kinh doanh trên thế giới, startup Việt không thể lớn mạnh. Họ cần tạo ra sự khác biệt, phục vụ những nhu cầu thiết thực của khách hàng.

"Những năm gần đây, cộng đồng khởi nghiệp đã bắt đầu tạo ra những giá trị riêng, nổi bật là các công ty phát triển phần mềm tích hợp AI bằng tiếng Việt hay những doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh với các ông lớn về livestream hay dữ liệu", ông Linh nhấn mạnh.

Hiện tại, các quỹ đầu tư tại Việt Nam hoặc đầu tư thiên thần là con đường khả dĩ cho các startup. Tuy nhiên để có thể nhận được các nguồn đầu tư của quỹ nội, các startup cần chứng minh được mô hình kinh doanh, đặc biệt các startup đã kiếm được doanh thu sẽ có lợi thế trong cuộc đua nhận được sự quan tâm từ các quỹ đầu tư.

Thư Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét