Trên sông Hồng có một loài côn trùng kỳ lạ chỉ sống vài tiếng trong đời nhưng khi được chế biến thành những món ăn thì chỉ nếm 1 lần là nhớ mãi. Loài côn trùng này có giá đắt đỏ, tới hàng triệu đồng/kg.
Loài côn trùng 'vật vờ' ngoài sông Hồng, giá hàng triệu/kg
Có một loại đặc sản chỉ sông Hồng mới có nhưng ít người biết đến đó là con vờ (hay vờ vờ) bởi chúng sống ở đáy sông, chỉ ngoi lên mặt nước trong vài giờ để lột xác vào sáng sớm.
Vờ vờ ngoi lên khỏi mặt nước (Ảnh: Dương Mạnh Cường/Dân Việt). |
Vờ vờ là loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất, chúng chỉ có thể sống được mấy giờ đồng hồ. Nó là loại sinh vật rất đặc biệt, mỗi năm chỉ sinh nở 1 lần, từ ấu trùng, lớn lên bằng con chuồn nhỏ, lột xác bay ra rồi không lâu sau đó sẽ chết, nổi trên mặt sông.
Loài côn trùng kỳ lạ này khi được chế thành món ăn lại là món lưu danh. Do sự quý hiếm, số lượng đánh bắt ít nên vờ hiện ít khi được bán ở chợ. Nếu bán thì giá tới hàng triệu đồng/kg.
Ổi Bo - đặc sản quý hiếm ở Thái Bình
Làng Bồ Xuyên (phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) được biết đến là nơi khởi nguồn của giống ổi Bo trứ danh một thời ở Thái Bình. Những tưởng trái ổi Bo chỉ còn vang bóng một thời nhưng đến Hoàng Diệu hôm nay, chúng ta vẫn có cơ hội được thưởng thức thứ đặc sản quý hiếm này. Người có công bảo tồn và giữ “báu vật” của làng chính là ông Bùi Hữu Trọng.
Để giữ được quả ổi Bo đến khi thu hoạch, ông Trọng phải tốn nhiều công chăm sóc. (Ảnh: Báo Thái Bình) |
Điều đặc biệt ở giống ổi này là đặc tính sinh trưởng và quá trình chăm sóc cây hết sức nghiêm ngặt. Nếu có sự thay đổi về môi trường, thổ nhưỡng, quả ổi Bo sẽ không còn giữ được hương vị vốn có.
Khi còn xanh, quả ăn rất chát nhưng khi chín da có màu trắng lê, có khía kiểu như múi. Khi thưởng thức ổi Bo, người ăn cảm nhận được 7 mùi vị (thơm, ngọt, ngậy, giòn, xốp nếu hơi xanh thì chan chát mà chín quá thì ngọt chua).
Gia đình ông Trọng mỗi năm thu từ 5-7 tạ quả ổi Bo nhưng chủ yếu làm quà mà không bán. Ổi Bo của gia đình ông là món quà quê thuộc hàng “hiếm có khó tìm”.
“Cụ” duối trăm tuổi, hình thù độc, lạ
Chủ nhân cây duối cổ này là ông Huỳnh Thanh Tuyên (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ông Tuyên chia sẻ, ước tính cây duối trên 130 năm tuổi. Có người đã trả 3,5 tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa đồng ý bán.
“Cụ” duối trăm tuổi. |
Một số người chơi cây cho biết, gốc cây duối này có hình thù độc, lạ. Tán cây có thế rất đẹp. "Cụ" duối này đã đạt tới cảnh giới thượng thừa trong làng cây bởi hội tụ các yếu tố như cổ, kỳ, mỹ, văn.
'Báu vật ẩn mình' 500 năm tuổi ở Hà Nội, trả 100 cây vàng không bán
Tác phẩm sanh cổ “Kỳ lân mộc thạch” nhìn tựa như một bức tường vững chãi. Bộ rễ như những móng rồng được coi như một “báu vật ẩn mình” vì chưa tham gia bất kỳ một cuộc triển lãm cây cảnh nào.
Tác phẩm sanh cổ “Kỳ lân mộc thạch”. |
Ông Phạm Lân (xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) - chủ nhân cây sanh cổ - cho biết, cây có tuổi đời gần 500 năm, đã có đại gia trả 100 cây vàng nhưng ông chưa bán. Theo chủ nhân tác phẩm, nhìn cây như một bức tranh cổ, càng ngắm càng thấy vẻ đẹp tiềm ẩn mà chỉ có thiên nhiên ban tặng mới có. Từ rễ đến thân nổi một màu đồng rất đẹp, cây nổi u cục từ da rất tự nhiên, các rễ lớn trườn từ gốc lễ ngọn, đan xen vào nhau tạo nên những hốc, hang lớn rất kì dị.
Cũng về sanh cổ, mới đây, một cuộc giao dịch làm “chấn động” làng cây cảnh giữa một nghệ nhân làm cây Hà Nội và đại gia Phú Thọ. Theo đó, tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” được giao dịch với giá 28 tỷ đồng. Còn phần gốc của cây sanh này chủ nhân vẫn chưa có ý định bán.
Độc đáo ngôi chợ bắp 'độc nhất vô nhị' ở TP.HCM
Tại TP.HCM, có một ngôi chợ được xem là độc nhất vô nhị, bởi nơi đây chỉ bán một mặt hàng duy nhất là trái bắp (ngô). Đó chính là chợ bắp ngã 3 Bầu, nằm ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
Chợ bắp lớn nhất TP.HCM. (Ảnh: Lao Động) |
Một tiểu thương cho biết, ngôi chợ này được hình thành từ 20 năm trước. Đây được xem là chợ bắp đầu mối lớn nhất Sài Gòn. Tại ngôi chợ này, có khoảng 50 vựa bắp, hoạt động nhộp nhịp cả ngày lẫn đêm để cung cấp bắp cho thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Món lạ giò cá gây sốt ở Hà Nội
Thường các bà nội trợ chỉ nghe đến giò heo, giò bò, giò ngựa, giò gà,... nay trên thị trường xuất hiện giò cá lạ miệng, thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giò cá rất thơm ngon (Ảnh: Thảo Nguyên) |
Theo một người bán hàng, để làm giò cá ngon cần phải chuẩn bị nguyên liệu kỹ càng. Nguyên liệu là thịt cá trôi hoặc cá trắm tươi, thịt nạc heo tươi, mỡ phần ngon và gia vị. Đặc biệt, phải có lá chuối và dây lạt để gói giò. Công đoạn làm giò cá cũng cầu kỳ hơn giò heo, giò bò rất nhiều.
Hiện giò cá làm từ cá trôi có giá 150.000 đồng/kg, còn làm từ cá trắm giá 200.000 đồng/kg.
Ly kỳ ngôi nhà xây trong một đêm, vững chãi suốt 300 năm ở Hà Nội
Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề chuyên tạc tượng, làm đồ thờ cúng... Vùng đất này cũng có một di sản văn hóa đặc biệt là ngôi nhà cổ được xây dựng chỉ trong một đêm. Ngôi nhà được xây từ năm 1676, đến nay vẫn vững chãi. Tất cả đều được gìn giữ gần như nguyên bản.
Toàn cảnh nhà cổ |
Đằng sau sự ra đời đầy bất ngờ của ngôi nhà cổ là câu chuyện được truyền đời về mối ân tình của hai vị quan nổi tiếng trong thời phong kiến Việt Nam. Nó là minh chứng cho tình bằng hữu và cũng là gia tài về tri thức, văn hóa của cha ông xưa để lại.
Nuôi gà bằng tỏi, gừng, nghệ,... gà thường biến thành gà đặc sản
Bình Định là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi khá phát triển, trong đó có chăn nuôi gia cầm. Nhưng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà còn thấp do các hộ chăn nuôi chưa áp dụng triệt để quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh... Đáng quan ngại là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, dẫn tới tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Cát triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hướng đặc sản tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát. Mô hình nuôi gà bằng thảo dược đã mang lại hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế cũng như môi trường, là hướng đi mới trong chăn nuôi gà nói riêng, chăn nuôi gia cầm nói chung, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét