Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Cực tăng trưởng mới: Từ Gangnam, Phố Đông Thượng Hải tới Thủ Đức

So sánh Gangnam (phía nam sông Hàn) ở Seoul và Phố Đông ở Thượng Hải (Trung Quốc) để thấy, TP.Thủ Đức được kỳ vọng là 1 điểm hút đầu tư tạo nên cực tăng trưởng mới cho TP.HCM.

Công nghệ, tài chính và đầu tư sáng tạo

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức.

Gần 10 năm trước đây, TP.HCM cũng đã từng đưa ra ý tưởng “thành phố trong thành phố” khi đề xuất đến việc tạo cơ chế cho bốn “thành phố” Đông - Tây - Nam - Bắc. Mỗi “thành phố” có một chính quyền đô thị riêng, trực thuộc chính quyền đô thị TP.HCM, được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm để tạo một cơ chế phát triển chủ động và độc lập.

Theo nhiều chuyên gia, trong số những ưu điểm của thành phố Thủ Đức so với những khu vực khác chính là nhờ hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ. Nhìn ra thế giới thì việc đề xuất mô hình “thành phố mới” nhằm tăng tốc và đẩy mạnh phát triển một khu vực hay một quốc gia đã được sử dụng từ rất lâu vì đô thị luôn được xem là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng và bứt phá kinh tế hữu hiệu.

{keywords}
 Gangnam thành phố sầm uất của Seoul

Đơn cử, quận Gangnam của Seoul hoặc tân khu phố đông của Thượng Hải từng là những khu vực kém phát triển vào thập niên 80. Sau quá trình đầu tư mạnh, hai khu vực trên đều trở thành trung tâm kinh tế, tài chính mới.

Với Phố Đông, Thượng Hải đã biết nắm bắt cơ hội lịch sử để thể hiện mình chỉ trong một thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành con át chủ bài của Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc.

Được ví như Phố Wall của New York hay The City của London, khu thương mại và tài chính quy hoạch hiện đại nhất với những công nghệ kiến trúc tiên tiến nhất và những vật liệu xây dựng mới nhất để làm tiền đề cho một thành phố hiện đại, biểu tượng mới của Thượng Hải.

Nguồn vốn tỷ USD đang chờ đầu tư

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết sức hấp dẫn của đề án TP. Thủ Đức đến từ tốc độ phát triển hạ tầng và quy hoạch tương lai. Nổi bật là quận 9 đang được đầu tư rất mạnh, kết nối nhanh chóng với trung tâm TP cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Môi trường sống tại đây trong lành, thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới rót vốn đầu tư, kéo theo lượng người nhập cư, chuyên gia, công nhân liên tục gia tăng.

{keywords}
Thủ Đức hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Tp.HCM

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho rằng, việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ kích thích phát triển kinh tế ở khu vực TP.HCM, còn đối với thị trường bất động sản, thông tin này sẽ kích thích phát triển thị trường tại các khu vực xung quanh, bên ngoài TP.HCM.

Theo khảo sát, thị trường bất động sản khu vực này đã có sự chuyển biến tích cực. Đơn cử, mức giá căn hộ đã thay đổi từ trung bình 30 triệu đồng lên tầm 45 triệu đồng/m2. Mức tăng gần 45% chỉ sau ba năm.

Mặt bằng giá chung giá đất cũng đã tăng khoảng 10-20 triệu đồng/m2, lên mức 90-110 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Giá đất các khu vực quận 2 vốn đã có mức sàn rất cao, nay còn nhích nhẹ so với năm 2019 khoảng 10 triệu đồng/m2. Giá đất trên tuyến đường Song Hành hiện khoảng 250-350 triệu đồng/m2, đường Trần Não giá khoảng 300-380 triệu đồng/m2,...

“Môi giới cho biết có thông tin đề án thành lập TP mới nên về hạ tầng tương lai sẽ phát triển lắm. Sau này giá còn tăng nữa”, một môi giới bất động sản cho biết. Còn theo CBRE Việt Nam thì giá đất quận 2 và quận 9 tăng rất mạnh, có nơi tăng gấp 2-3 lần trong 2 năm qua.

Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2020 của DKRA Vietnam cũng đã cho thấy phân khúc đất nền tại khu Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung mới và sức cầu, chiếm 74% cơ cấu nguồn cung mới và 85,7% lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới. Ở phân khúc căn hộ, khu đông và khu nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung.

Theo các chuyên gia, giá tăng có lợi cho nhà đầu tư cũ nhưng vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư mới tham gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chọn được sản phẩm phù hợp với khả năng của mình để sinh lợi.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở, CBRE Việt Nam dự báo 2020 vẫn là năm còn nhiều khó khăn, dù là xu hướng tất yếu nhưng mua BĐS vùng ven cũng có nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Tỷ suất sinh lời của các dự án tỉnh chịu tác động từ nhiều yếu tố như uy tín chủ đầu tư, tiện ích, hạ tầng, chất lượng sản phẩm, vị trí dự án, cảnh quan. Khi đầu tư thị trường tỉnh, lợi nhuận thường đi kèm rủi ro.

Bảo An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét