Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Phá sản mất trắng công ty, đại gia Trường Thành phải 'đền' thêm trăm tỷ

Thông tin về cựu lãnh đạo Võ Trường Thành, Johnathan Hạnh Nguyễn muốn tăng sở hữu tại Sasco, lãnh đạo FPT Bùi Quang Ngọc muốn bán ra 2,3 triệu cổ phiếu được chú ý tuần qua.

Cựu lãnh đạo Võ Trường Thành hoàn tất trả lại tài sản sau 3 năm

Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa thông báo ông Võ Trường Thành và ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với Gỗ Trường Thành.

Được biết, Nghị quyết thu hồi tài sản của lãnh đạo cũ đã được doanh nghiệp đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2017. Trước đó, ĐHCĐ cũ đã thông qua chấp thuận việc để ông Thành và ông Tuấn khắc phục một phần hậu quả do trách nhiệm quản lý yếu kém bằng cách chuyển giao quyền sở hữu tài sản cá nhân và người liên quan sang Công ty theo quy định pháp luật.

{keywords}

Theo kế hoạch, tài sản khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Diệp Văn Tuấn gồm hơn 15,4 triệu cổ phiếu TTF. Ngoài ra, tài sản khắc phục hậu quả của hai cá nhân trên còn là phần vốn góp tại một số công ty với tổng giá trị gần 57,4 tỷ đồng, bao gồm CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh...

Năm 2019, TTF cũng thông qua ý kiến cổ đông sẽ lấy tên mới, mang ý nghĩa Total Funiture, nhưng Công ty chưa làm vì cần giải quyết dứt điểm với cựu chủ tịch Võ Trường Thành. Lúc bất giờ, ông Tín nói: "Tôi rất vui hai bên nói chuyện thường xuyên, hàng ngày để giải quyết cho xong sớm bàn giao, anh Thành rất có thiện chí. Nó phải xong, thưa cổ đông", TTF bây giờ theo ông Tín chính thức chuẩn bị nhận lại các khoản mà ông Thành và gia đình trả lại. Bộ Công an sau khi làm việc đã giao vụ án cho công an Bình Dương, đầu tháng 6 vừa qua đã cho phép giải tỏa toàn bộ tài sản của TTF.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn tăng sở hữu tại Sasco

Công ty TNHH Thương mại Duy Anh - do IPPG sở hữu 90% vốn - đã đăng ký mua gần 3 triệu cổ phiếu của Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, SAS), tương đương với 2,21% vốn. Phương thức giao dịch thông qua thỏa thuận, thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 25/8-23/9/2020.

Nếu giao dịch thành công nhóm công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ sở hữu hơn 47,5% tại SAS. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn hiện đang giữ chức Chủ tịch của Sasco và vợ ông, bà Lê Hồng Thủy Tiên là Thành viên HĐQT.

Trên thị trường, cổ phiếu SAS đang hồi phục về mức 24.000 đồng/cp.

Hiện, cơ cấu cổ đông hiện tại của SAS gồm cổ đông Nhà nước là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV (49,07%), cùng 3 cổ đông chiến lược đều là các công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC), tổng tỷ lệ sở hữu của ông Jonathan Hạnh Nguyễn là 45,26%.

Chủ tịch HĐQT Petrosetco đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Ông Phùng Tuấn Hà, Chủ tịch HĐQT của Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco – mã chứng khoán PET) vừa thông báo đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu PET. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 31/8 đến 29/9/2020.

Hiện tại ông Hà đang sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu PET tương ứng 2,93% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Nếu giao dịch thành công ông Hà sẽ nâng tổng lượng sở hữu lên hơn 5,5 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 6,39% và trở thành cổ đông lớn của Petrosetco.

Trên thị trường, do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, cổ phiếu PET đã giảm mạnh từ đầu năm xuống đáy của nhiều năm, tuy nhiên ngay sau đó PET đã phục hồi mạnh bất chấp diễn biến khó lường của giá dầu thế giới. Hiện PET đang giao dịch quanh mức 8.340 đồng/cổ phiếu – tăng 29% kể từ vùng đáy vừa qua, và tăng 9% so với thời điểm đầu năm 2020.

Phó chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc muốn bán ra 2,3 triệu cổ phiếu

Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT của FPT vừa thông báo đăng ký bán bớt 2,3 triệu cổ phiếu FPT do nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ 3/9 đến 2/10/2020.

Hiện ông Bùi Quang Ngọc sở hữu hơn 21,55 triệu cổ phiếu FPT tương ứng 2,75% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.

{keywords}
Phó chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc muốn bán ra 2,3 triệu cổ phiếu

Trên thị trường, cổ phiếu FPT đang tăng mạnh, hiện giao dịch quanh mức 49.900 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu ông Bùi Quang Ngọc muốn bán ra có giá trị khoảng 114 tỷ đồng.

Ông Bùi Quang Ngọc không thường xuyên giao dịch cổ phiếu FPT. Lần gần đây nhất, tháng 11/2019 ông Bùi Quang Ngọc đã bán ra 4,5 triệu cổ phiếu FPT, thu về 244 tỷ đồng.

Còn lần giao dịch trước đó nữa cũng vào tháng 11/2017 - đây là lần ông Bùi Quang Ngọc chuyển nhượng cho ông Nguyễn Khắc Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.

Shark Hưng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu CenLand

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, mã chứng khoán CRE - sàn HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu CRE.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/8/2020 đến ngày 26/9/2020. Nếu giao dịch thành công, Shark Hưng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại CRE từ 0,589% lên 1,839% vốn điều lệ Cenland.

{keywords}
Shark Hưng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu CenLand

Kết thúc quý II/2020, CenLand ghi nhận doanh thu thuần gần 430 tỷ đồng, giảm 34% so cùng kỳ năm 2019. Tính cả 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu bán hàng đạt 705 tỷ đồng, giảm 32% so với mức 1.044 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế quý II của Công ty đạt 97 tỷ đồng, giảm 12,6% so với cùng kỳ. Theo giải trình của CRE, lợi nhuận trong quý II giảm chủ yếu do doanh thu thuần giảm 34%, đồng thời giá vốn hàng bán giảm 46,23%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2019.

Đại gia Nam Định ra chiêu mới

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động quyết định “bung quân” cho chuỗi Điện máy Xanh supermini nhằm tiến sâu thêm vào những vùng đất còn trống.

Từ tháng 6/2020, Thế giới Di động đã bắt đầu thực hiện thí điểm mô hình Điện máy Xanh supermini ở tỉnh Tiền Giang. Đến nay, mức doanh thu trung bình đạt 1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, tỷ suất lãi gộp tương đương toàn hệ thống (23%) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế ở mức 4,6%.

Theo đánh giá của Thế giới Di động, các thông số trên đủ để Công ty đi đến quyết định mở rộng “thần tốc” Điện máy Xanh supermini để khai thác khoảng trống thị trường.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG, tính hoảng loạn trong đợt bùng phát dịch lần thứ hai đã giảm đi nhiều do người dân bình tĩnh hơn và hiệu ứng mua hàng tích trữ không còn lớn như đợt đầu tiên.

"Tính hoảng loạn đã giảm đi, tuy nhiên sức mua vẫn bị ảnh hưởng do thu nhập của người lao động chưa thể phục hồi. Tôi cho rằng sức mua sẽ trì trệ trong giai đoạn cuối năm và kéo dài đến năm 2021", ông Tài nhấn mạnh.

Bảo Anh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét