Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Tin chứng khoán ngày 4/11: lợi nhuận thăng hoa, doanh nghiệp nhà Cường đôla xuống dốc đều đều

Doanh nghiệp của nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cương đôla) vẫn xuống dốc đều đều cho dù vừa công bố lợi nhuận quý 3 tăng đột biến do với cùng kỳ. Từ khi ông Cường rời đi, doanh nghiệp này vẫn chìm trong bết bát.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) - bà Nguyễn Thị Như Loan - vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2019 với lợi nhuận gộp đạt 43 tỷ đồng, cao gấp gần 3,7 lần so với cùng kỳ. Doanh thu cũng tăng trở lại.

Lũy kế 9 tháng, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu 689 tỷ đồng, tăng 33% và lợi nhuận sau thuế đạt 74 tỷ đồng.

Hầu hết các số liệu đều cải thiện hơn sau khi ông Nguyễn Quốc Cường từ bỏ các chức vụ tại doanh nghiệp của nhà mình ở vào thời điểm QCG gặp nhiều rắc rối, trong đó có vụ mua bán đất vàng giá bèo có liên quan tới nguyên phó chủ tịch TP.HCM Tất Thành Cang.

Cho dù kết quả kinh doanh tốt lên nhưng cổ phiếu QCG vẫn đang diễn biến khá tiêu cực, liên tục giảm trong những phiên gần đây. Cổ phiếu QCG chỉ tăng 3 trong 10 phiên gần nhất và hiện đang ở vùng thấp nhất trong 3 năm qua.

Sau khi ông Nguyễn Quốc Cường rút đi, Quốc Cường Gia Lai trên thực tế vẫn chưa có gì thay đổi, vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tồn tại trước đó, từ nợ nần chồng chất, tồn kho lớn, vướng dự án Phước Kiển và hoạt động báo cáo thông tin chưa tốt lên…

{keywords}
Cường Đô la và vợ mới Đàm Thu Trang.

Sở dĩ Quốc Cường Gia Lai ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh bằng trong quý 3/2019 không phải do từ hoạt động chính doanh chính. Công ty này thực chất lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh và có lãi là nhờ khoản bồi thường hợp đồng trị giá 59,7 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai giảm trong 9 tháng qua xuống còn khoảng 10,8 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 73% là hàng tồn kho. Hàng tồn kho của QCG tăng thêm hơn 330 tỷ đồng trong kỳ lên 7.850 tỷ đồng và nếu so với tài sản ngắn hạn thì đã lên tới trên 90%.

Trong khi ông Cường rút khi, vai trò của cha con ông Lại Thế Hà - một thành viên trong hội đồng quản trị ngày càng đi lên, có tên trong các giao dịch vay mượn với doanh nghiệp. Ông Hà còn có tên trong thiệp mời đám cưới con trai bà Loan - Cường đôla ở vị trí đại diện nhà trai.

Quan hệ vay mượn ở QCG vẫn khá lằng nhằng. Doanh nghiệp này vay nợ của khá nhiều cá nhân, tổ chức với số tiền lên tới cả ngàn tỷ đồng. Bà Loan và con gái Nguyễn Ngọc Huỳnh My đang cho QCG vay khoảng 120 tỷ đồng.

QCG cũng vay CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường (doanh nghiệp do ông Nguyễn Quốc Cường làm TGĐ và đại diện pháp luật) 73 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Quốc Cường Gia Lai đang sa lầy trong dự án Phước Kiển. QCG vẫn còn khoản phải trả là tiền đã nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển gần 2.883 tỷ đồng.

Mới đây HĐQT Quốc Cường Gia Lai đã thông qua nghị quyết cho phép chuyển nhượng 25% vốn góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng với giá tối thiểu 75 tỷ đồng

Giá cổ phiếu QCG hiện tại đang ở vùng đáy lịch sử với khoảng 4.650 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 27.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi đầu 2017.

Trong khi Quốc Cường Gia Lai chìm ngập trong khó khăn, kinh doanh bết bát, oằn mình trả nợ, thì ông Cương Đôla vẫn như thường lệ đón nhiều tin vui, nổi đình đám với hotgirl và siêu xe. Sau Hà Hồ, Hạ Vi, Cường Đôla gần đây cưới chân dài Đàm Thu Trang, lái xe 300km/h và trình làng siêu xe mới.

Trong hành trình Car & Passion 2019, thiếu gia nổi tiếng Cường Đôla tiếp tục là tâm điểm thu hút sự chú ý khi xuất hiện tại Hà Nội với một siêu xe mới: McLaren 720S màu cam, trị giá khoảng 1 triệu USD. Đây là 1 trong 2 chiếc hiếm hoi tại Hành trình siêu xe 2019.

Đây có lẽ cũng chính là chiếc siêu xe McLaren 720s mà Cường Đôla đã khoe trên trang cá nhân hồi đầu năm với tốc độ thực tế lên tới 300k/m ngay thời điểm thiếu gia phố núi này khoe thông tin cưới người đẹp Lạng Sơn Đàm Thu Trang.

Ông Nguyễn Quốc Cường sinh năm 1982, là cử nhân quản trị kinh doanh. Ông Cường tham gia QCG vào năm 2006 với vị trí Phó Tổng Giám đốc. Ông Cường và vợ cũ Hồ Ngọc Hà đã trải qua một cuộc chia tay nhiều ồn ào sau 8 năm chung sống.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tiếp tục tăng điểm và vững trên mốc 1.000 diểm. Một số mã blue-chips tác động tích cực tới thị trường như: Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, BIDV, FPT, GAS, Masan, Vietcombank…

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục đưa ra các dự báo tươi sáng hơn.

Theo BSC, VN-Index bứt phá 1.000 điểm, xác lập xu hướng tăng điểm sau hơn 6 tháng giao dịch giằng co. Tạo nền tích lũy trong thời gian dài, VN-Index có phiên tăng điểm ấn tượng xác nhận xu hướng tăng điểm với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu nhà Vin. Khối ngoại mua ròng trở lại cùng với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm hướng tới giá mục tiêu tại 1.050 điểm. Sau quá trình tăng điểm tạo nền giá mới, xu hướng vận động ngành sẽ rõ nét hơn trong tuần mới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/11, VN-Index tăng 16,77 điểm lên 1.015,59 điểm; HNX-Index tăng 0,56 điểm lên 105,75 điểm. Upcom-Index giảm 0,01 điểm xuống 56,22 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 270 triệu đơn vị, trị giá 5,5 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét