Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Miễn thu 5.000 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước: Loạt cán bị kỷ luật

Bộ Tài nguyên và Môi trường “xin nghiêm khắc nhận trách nhiệm” vì chậm trễ trình Chính phủ các Nghị định, khiến ngân sách có thể thiệt 5.000 tỷ đồng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi các Đại biểu quốc hội để giải trình một số vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu tại buổi thảo luận ở Tổ việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước làm ngân sách thất thu 5.000 tỷ đồng. (xem chi tiết tại đây)

{keywords}
Chính phủ muốn Quốc hội lùi thu tiền khai thác nước, khoáng sản.

Lý do phải lùi thời gian thu tiền cấp quyền nói trên, Chính phủ đã giải thích là do chậm trễ ban hành các Nghị định sau khi Luật có hiệu lực.

Trong văn bản ngày 1/11 gửi các Đại biểu Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề cập đến việc kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan đến sự chậm trễ này.

Cụ thể, kết quả đã kiểm điểm cấp Vụ, cấp Tổng cục, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (giai đoạn 2011- 2015) đã kiểm điểm và nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu trước lãnh đạo Bộ. Các Vụ, Cục có liên quan của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã kiểm điểm trách nhiệm và đã có hình thức kỷ luật tương xứng.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường không nói rõ “hình thức kỷ luật tương xứng” là hình thức nào.

Bộ Tài nguyên và Môi trường “xin nghiêm khắc nhận trách nhiệm” với tư cách là cơ quan chủ trì xây dựng, trình Chính phủ các Nghị định nêu trên.

Bộ này cũng giải thích rõ hơn về tổng số tiền dự tính lên tới 5.000 tỷ đồng không thu được tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (giai đoạn từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2013) và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (giai đoạn từ 01/01/2013 đến 31/8/2017).

Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (dự tính khoảng 2.800 tỷ), Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Tổng số gần 5000 Giấy phép khai thác phải thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (giai đoạn từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2013 là 2, 5 năm) được chia làm 3 loại.

Bộ này khẳng định số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 2,5 năm nêu trên khoảng 2.800 tỷ là con số dự tính (nếu được tính tại thời điểm đó). Tuy nhiên, sau khi Nghị định 203 có hiệu lực thì đã được thực hiện thu, trong đó có trên 90% số tiền dự tính nêu trên đã được thu sau năm 2013.

Đối với tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (dự tính khoảng 2.200 tỷ), Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích: Số tiền ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng được tính toán sơ bộ trên cơ sở áp dụng các quy định của Nghị định để tính ngược trở lại trước. Đây thực chất chưa phải khoản thu ngân sách đã được xác định mà chỉ là dự tính.

Về vấn đề có lợi ích nhóm hay không, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Việc chậm ban hành Nghị định số 203 và Nghị định số 82 là do các nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Đối tượng điều chỉnh của các Nghị định này là hàng ngàn doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

Riêng đối với tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng được hạch toán vào giá thành sản xuất, chủ yếu được tính vào giá điện, giá nước. Thực chất các nhà máy điện, nhà máy nước chỉ là người thu hộ từ người dùng điện, dùng nước để nộp cho nhà nước.

Do đó, nếu Quốc hội đồng ý cho lùi thời hạn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước về mặt bản chất thì người dùng điện, dùng nước sẽ không phải nộp thêm khoản tiền nêu trên chứ không phải các nhà máy điện, nhà máy nước được miễn.

“Vì vậy không có vấn đề về lợi ích nhóm”, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Lương Bằng

Thiếu quy định không thu được tiền, Chính phủ muốn miễn 5.000 tỷ cho dân

Thiếu quy định không thu được tiền, Chính phủ muốn miễn 5.000 tỷ cho dân

Chính phủ vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Đồng thời miễn thu trong khoảng thời gian chưa có nghị định hướng dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét