Trong những tháng qua, nhiều ngân hàng kinh doanh chứng khoán và lãi rất đậm trong bối cảnh thị trường chứng khoán lên cơn “sốt”.
Đến nay 27 ngân hàng trong hệ thống đã hoàn tất báo cáo tài chính quý III. Điểm gây chú ý là trong bối cảnh dịch bệnh lợi nhuận của các thành viên trong hệ thống vẫn tăng mạnh hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020, lên hơn 120 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Trong bối cảnh dịch bệnh, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tăng vọt nhờ kinh doanh chứng khoán, phân phối bảo hiểm (Ảnh minh họa)
Phân phối bảo hiểm đẩy thu ngoài lãi tăng vọt
Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho biết, đến hết tháng 10 MSB lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng và vượt 40% kế hoạch cả năm.
MSB là một trong số ít ngân hàng hoàn thành và vượt kế hoạch kinh doanh năm sớm nhất hệ thống. Ông Linh cũng thông tin, dự kiến ngân hàng sẽ cán mốc trên 5.000 tỷ lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021.
Gây chú ý hơn hết là thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB, lũy kế hết quý III đã tăng lên 2.448 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ 2020, trong đó đóng góp chính là nguồn thu từ hoạt động phân phối bảo hiểm.
Bên cạnh hợp tác với bảo hiểm Bảo Minh hồi năm 2020, đầu năm nay MSB đã gia hạn với Prudential Việt Nam, tiếp tục hợp tác chiến lược phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng trong vòng 15 năm.
Kể từ đầu năm, MSB không ghi nhận khoản thu đột biến nào nhưng theo ông Linh tiết lộ, ngân hàng đã tiếp xúc với 3 nhà đầu tư để xúc tiến bán toàn bộ 100% vốn Công ty tài chính FCCOM. Thương vụ sẽ được ký hợp đồng chuyển nhượng ngay trong tháng 11 này.
“Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận”, ông Linh nói.
Giá trị thương vụ ước tính sẽ không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800-2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022.
Cũng tăng trưởng mạnh nhờ phân phối bảo hiểm, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm của MB trong 9 tháng vừa qua đạt hơn 5.656 tỷ đồng, chiếm 66% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tăng tới 43,6% so với mức 3.937 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tại SeABank, báo cáo tài chính quý III/2021 cũng cho thấy thu từ hoa hồng môi giới bảo hiểm trong 9 tháng là hơn 186 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 106 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Qua đó, giúp thu nhập từ hoạt động dịch vụ của SeABank đạt hơn 812 tỷ đồng sau khi đã trừ đi các chi phí cho hoạt động dịch vụ.
Lãi đậm nhờ cơn “sốt” chứng khoán
Một điểm đáng chú ý trong những tháng qua là nhiều ngân hàng kinh doanh chứng khoán và lãi rất đậm trong bối cảnh thị trường chứng khoán lên cơn “sốt”.
Trong đó không thể không kể đến Sacombank. Mặc dù tổng lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng này trong quý III giảm mạnh 53% so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác giảm mạnh nhưng lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán tăng 11 lần, đóng góp vào lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng tăng 39,7% lên 3.249 tỷ đồng.
Không kém cạnh, MB cũng ghi nhận lãi từ kinh doanh chứng khoán tăng 64% khi đạt 1.427 tỷ đồng.
Cùng với lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 76,6% đạt 518 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác tăng 95% đạt 2.346 tỷ đồng đã đẩy lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 21,6% đạt 3.021 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng mang lại lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh tăng gần 10 lần (lên 183 tỷ đồng) cho ACB.
Theo chia sẻ từ lãnh đạo ngân hàng này, riêng lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư gấp 2,4 lần khi đạt 92 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ khác cũng tăng 29% khi đạt gần 636 tỷ đồng.
Chính vì các nguồn này bù đắp nên dù chi phí hoạt động trong quý III tăng 30% lên 2.254 tỷ đồng, đồng thời ngân hàng cũng tăng mạnh trích lập dự phòng gấp 4 lần cùng kỳ để đề phòng viễn cảnh nợ xấu nhưng lợi nhuận trước thuế của ABC gần như không thay đổi so với quý III năm ngoái khi duy trì 2.102 tỷ đồng, góp phần giữ lũy kế 9 tháng đầu năm của ACB lãi trước thuế tăng 40% lên 8.968 tỷ đồng.
Trong bảng thống kê kết quả kinh doanh 9 tháng không kể không kể đến NCB khi ngân hàng đứng đầu bảng về tăng trưởng lợi nhuận với tỷ lệ tăng 619% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của NCB, riêng trong quý III hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư mang về cho ngân hàng khoản lãi gấp 4,3 lần cùng kỳ là gần 55 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ cũng tăng 34% mang về khoản thu hơn 12 tỷ đồng. Do đó, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trích gần 146 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ trích 38 tỷ đồng) và ngân hàng còn 180 tỷ đồng trích cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc nhưng đến hết tháng 9 NCB lãi trước tăng vọt lên gần 206 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, lợi nhuận của ngân hàng báo lãi cao như vừa qua trên cơ sở hạch toán lãi dự thu nên không phản ánh đúng thực tế.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp và ảnh hưởng nặng nề, ông Hùng cho rằng, ngân hàng cũng là đối tượng bị tác động nặng nề.
Các ngân hàng vừa tự lo khắc phục ảnh hưởng của bệnh vừa cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế nên lợi nhuận năm 2021 chắc chắn bị ảnh hưởng.
“Nợ xấu gia tăng, có nhiều khoản cho vay cứ hạch toán lãi lời trước nhưng sau đó khách hàng không trả đúng hạn hay thậm chí không trả được nợ, ngân hàng phải trích lập dự phòng”, ông Hùng nói đồng thời đề nghị Bộ Tài chính không tính hạch toán dự thu mà nên thay đổi để kết quả kinh doanh của các ngân hàng được phản ánh đúng thực chất.
6 ngân hàng lợi nhuận trên 10.000 tỷ Đến cuối quý III/2021 ghi nhận có 6 ngân hàng lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Đó là Vietcombank 19.311 tỷ đồng giữ vị trí quán quân; Techcombank vọt lên vị trí thứ hai với 17.098 tỷ đồng. Tiếp theo là VietinBank13.911 tỷ đồng, MB 11.885 tỷ đồng, VPBank 11.736 tỷ đồng vàBIDV (10.733 tỷ đồng). Một số ngân hàng có lợi nhuận cao: ACB (8.968 tỷ đồng), HDBank (6.085 tỷ đồng), VIB (5.339 tỷ), SHB (5.055 tỷ)… Nhiều ngân hàng sớm cán đích lợi nhuận cả năm chỉ sau 9 tháng: VietBank lợi nhuận 9 tháng 400 tỷ đồng, kế hoạch 390 tỷ đồng năm 2021; SeABank lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 2.530 tỷ đồng (tăng 123,7% so với cùng kỳ) vượt xa kế hoạch cả năm là 2.414 tỷ đồng; VietCapital Bank thậm chí chỉ cần 6 tháng đã vượt kế hoạch năm khi đạt lợi nhuận 337 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu cả năm 2021 chỉ là 290 tỷ đồng… |
(Theo Báo Giao Thông)
'Ôm' lượng trái phiếu lớn, ngân hàng trước nỗi lo ập đến
Với vai trò là người mua chính trên thị trường, các ngân hàng thương mại đang “ôm” khối lượng lớn trái phiếu DN, trong đó chủ yếu là của DN bất động sản. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành quy định mới để siết chặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét