Nhóm cổ đông nổi danh tại doanh nghiệp từng đứng đầu ngành xây dựng Vinaconex tính thâu tóm doanh nghiệp sở hữu dự án ven biển trị giá tỷ USD Cát Bà Amatina.
Nhóm cổ đông nổi danh tại doanh nghiệp từng đứng đầu ngành xây dựng Vinaconex tính thâu tóm doanh nghiệp sở hữu dự án ven biển trị giá tỷ USD Cát Bà Amatina.
CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex - Vinaconex-ITC (VCR) vừa quyết định đưa ra lấy ý kiến liên quan đến việc miễn chào mua công khai đối với Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG) khi nhận chuyển nhượng cổ phiếu VCR, dẫn tới tỷ lệ nắm giữ trên 51% vốn.
Tới cuối quý III/2021, tỷ lệ sở hữu của Vinaconex tại Vinaconex-ITC đạt 23,47% vốn điều lệ.
Cuối 2020, Vinaconex-ITC phát hành 144 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp cho các nhà đầu tư chiến lược nhằm tăng vốn gấp 5 lần lên 1.800 tỷ đồng. Khi đó, Vinaconex đã không tham gia đợt chào bán riêng lẻ này dẫn tới tỷ lệ sở hữu tại Vinaconex-ITC giảm từ 54% xuống còn 10,7% vốn điều lệ.
Trong tháng 8/2021, Vinaconex-ITC phát hành 30 triệu cổ phiếu hoán đổi 3 triệu trái phiếu, trị giá 300 tỷ đồng, cho trái chủ Vinaconex và tăng vốn điều lệ lên 2.100 tỷ đồng. Nhờ vậy, vốn sở hữu của VCG tại VCR tăng lên 23,47%.
Trước đó, hồi tháng 7, Vinaconex huy động thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 36 tháng nhằm tăng quy mô vốn hoạt động hoặc thực hiện các dự án đầu tư.
Ông Đào Ngọc Thanh. |
Theo kế hoạch, Vinaconex sẽ sử dụng được nguồn tiền huy động được để bổ sung cho Dự án bất động sản nghỉ dưỡng Cát Bà Amatina, trong đó là các hoạt động hợp tác đầu tư cùng CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) trong dự án phát triển phân khu cao tầng CT02 và các hạng mục hạ tầng.
Ông Đào Ngọc Thanh (đại diện cho nhóm An Quý Hưng trong vụ tranh giành mua cổ phần nhà nước tại VCG hồi 2019) hiện là chủ tịch của của Vinaconex và cũng là chủ tịch của VCR. Sau khi bán đại dự án bất động sản Splendora phía Tây Hà Nội, Cát Bà Amatina được xem là một dự án tiềm năng của ông lớn ngành xây dựng Vinaconex.
Từ 2020, CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex - Vinaconex ITC (VCR) đã vay vốn ngân hàng và phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ để thực hiện dự án Cát Bà Amatina - giai đoạn 1. Vinaconex ITC đã chào bán 140 triệu cổ phiếu với giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về 1.400 tỷ đồng để đầu tư cho dự án.
Năm 2011, dự án Cát Bà Amatina được giới thiệu ra công chúng với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD. Tuy nhiên, do dự án sau đó bị đình trệ kéo dài và bị thu hồi. Gần đây, dự án đã được lãnh đạo Hải Phòng đồng ý chủ trương để Vinaconex tiếp tục triển khai thực hiện.
Trong quý III/2021, Vinaconex-ICT thua lỗ quý thứ 11 liên tiếp. VCR không ghi nhận doanh thu do đang trong giai đoạn đầu tư dự án nên chưa có sản phẩm. Kết quả, lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay âm gần 11 tỷ đồng, cao hơn khoản lỗ hơn 7 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2020.
Do đó, Vinaconex sẽ chuyển hướng mạnh mẽ từ lĩnh vực xây lắp sang đầu tư bất động sản, với dự án chủ lực là Cát Bà Amatina. Chủ tịch Đào Ngọc Thanh khẳng định dự án này sẽ mang về dòng lợi nhuận rất lớn, mỗi năm 1.000 tỷ đồng trong 6 năm tới.
VN-Index xa dần ngưỡng 1.500 điểm. |
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 30/11
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán vẫn khá mạnh. Tuy nhiên, tâm lý của các nhà đầu tư ổn định trở lại khi mà chứng khoán Mỹ quay đầu tăng giá sau một phiên sụt giảm vì thông tin chủng virus mới Omicron.
Theo BSC, thị trường vừa trải qua một phiên biến động nhưng kết thúc điều chỉnh nhẹ. Trong ngắn hạn, VN-Index có khả năng tiếp tục vận động trong vùng 1.480-1.500 điểm. Nhìn chung, dòng tiền vẫn đang ủng hộ đà tăng của thị trường. Dòng tiền ngắn hạn về cơ bản vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ
Còn theo MBS, thị trường ghi nhận một phiên giảm không nằm ngoài dự đoán của nhà đầu tư. Tín hiệu tích cực là thị trường đã nỗ lực phục hồi nhờ các cổ phiếu trụ, nổi bật là Vingroup và Vinhomes. Bên cạnh đó, dòng tiền vẫn tích cực bắt đáy, thanh khoản phiên này tương đương với bình quân thanh khoản ở tuần trước cũng là nhân tố hỗ trợ thị trường thu hẹp đà giảm còn hơn 8 điểm từ mức giảm 25 điểm.
Cơ hội đầu tư tiếp tục trở lại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhóm cổ phiếu này tiếp tục có phiên tăng trên đường kiểm tra lại đỉnh cao lịch sử. Ngoài ra, việc thanh khoản ở nhóm VN30 tăng lên ngưỡng 13.000 tỷ đồng cũng rất đáng chú ý khi chỉ số này đang retest đỉnh tháng 7 và nhóm cổ phiếu ngân hàng retest đỉnh tháng 8.
Như vậy, dòng tiền ngắn hạn về cơ bản vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bên cạnh đó đã có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu bluechip trong đó chủ yếu là cổ phiếu ngân hàng cho mục tiêu dài hạn hơn.
Chốt phiên chiều 29/11, chỉ số VN-Index giảm 8,19 điểm xuống 1.484,84 điểm. HNX-Index tăng 1,964 điểm lên 460,58 điểm. Upcom-Index giảm 0,27 điểm xuống 114,06 điểm. Thanh khoản đạt 37,5 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 31,6 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét