Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Tin chứng khoán ngày 1/12: Đưa xe điện sang Mỹ, Vingroup lên kế hoạch gọi tiền 1 tỷ USD

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tính thương vụ tỷ USD trong bối cảnh công ty con đang tấn công vào thị trường Mỹ với các dòng xe điện VF e35 và VF e36.

Theo Reuters, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang đàm phán với các nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư quốc gia Qatar và BlackRock, để huy động tới 1 tỷ USD cho VinFast. Vingroup chưa có bình luận gì về thông tin trên.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp quản lý mảng xe hơi của Vingroup là Vinfast đang tân công vào thị trường xe hơi của Mỹ với các dòng xe điện VF e35 và VF e36.

Trước đó, cũng theo truyền thông quốc tế, VinFast có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, có thể thông qua một công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC). Theo Reuters, VinFast vẫn đang theo đuổi kế hoạch này.

Dự kiến, VinFast có thể huy động vốn thành công ngay đầu năm 2022.

Giới đầu tư quốc tế rất quan tâm tới các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam như Vingroup, Masan, Thế Giới Di Động,... Những DN này thu hút hàng tỷ USD trong những năm gần đây từ các tổ chức quốc tế đến từ Hàn Quốc, Mỹ. Sức hút của các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường Việt Nam vẫn lớn.

{keywords}
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đẩy mạnh mảng ô tô.

Xe hơi là một mảng mới của Vingroup nhưng khá thành công ở thị trường trong nước. Mảng xe điện được cho là có thể bứt phá và nếu thành công trên trường quốc tế thì đây là một mũi nhọn như định hướng mà Vingroup đã đề ra trước đó.

Thay vì tập trung chỉ vào bất động sản, tỷ phú Vượng sẽ tập trung mạnh hơn vào công nghệ và công nghiệp, dịch vụ.

Trước đó, năm 2017, VinFast khởi công tổ hợp nhà máy với công suất dự kiến lên tới 500.000 xe/năm vào năm 2025 tại Hải Phòng. Nhà sản xuất này  hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty xe điện thông minh hàng đầu thế giới.

Trong cả thập kỷ qua, bất động sản vẫn là mảng chính mang lại lợi nhuận để Vingroup phát triển thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam và có tiền để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Nếu thành công, Vinfast là niềm tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.

Vinhomes - doanh nghiệp quản lý mảng bất động sản của Vingroup - là doanh nghiệp giữ vị trí quán quân về lợi nhuận trên TTCK. 

Sở dĩ Vinnhomes ghi nhận lợi nhuận tăng cao nhờ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận cao hơn. Trong quý III, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt để kiểm soát dịch Covid-19, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, doanh thu và lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, Vinhomes duy trì ổn định hoạt động kinh doanh ổn định nhờ chuyển đổi mạnh mẽ từ nền tảng offline (bán hàng trực tiếp) sang nền tảng online (bán hàng trực tuyến).

{keywords}
Biến động chỉ sô VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 1/12

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại. Tâm lý của các nhà đầu tư ổn định trở lại cho dù chứng khoán Mỹ vẫn giảm vì lo ngại chủng virus mới Omicron và tuyên bố mới từ Fed.

Theo Yuanta, VN-Index có thể sẽ tiếp tục nhịp điều chỉnh và kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1.469 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên các chỉ số có thể sẽ biến động hẹp và dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Còn theo MBS, mặc dù thị trường điều chỉnh ở vùng đỉnh lịch sử kèm thanh khoản cao nhưng áp lực bán chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu trong nhóm VN30, dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ cao.

Chốt phiên chiều 30/11, chỉ số VN-Index giảm 6,4 điểm xuống 1.478,44 điểm. HNX-Index giảm 2,53 điểm xuống 458,05 điểm. Upcom-Index tăng 0,03 điểm xuống 114,1 điểm. Thanh khoản đạt 40,9 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 34,4 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét