Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân chiếm từ 60 -70% tổng tăng trưởng kinh tế, nhưng đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng.
Chia sẻ khó khăn cùng khách hàng
Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các công ty tài chính đã đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế như: thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, xây dựng mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Với những chính sách ý nghĩa này, rất nhiều khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi của các công ty tài chính trong thời điểm khó khăn nhất đại dịch; hàng triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, hỗ trợ miễn giảm lãi.
“Mạnh tay” nhất trong các chính sách miễn, giảm lãi suất để hỗ trợ khách là FE Credit. Công ty này hiện có tới 400.000 khoản vay, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng được hưởng lãi suất ưu đãi. Tính đến cuối tháng 8, qua các đợt miễn, giảm lãi suất cửa đợt dịch mới, FE Credit đã hỗ trợ cho hơn 130.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, với số lãi phí lũy kế đã hỗ trợ gần 215 tỷ đồng.
FE Credit cho biết công ty này hiện có tới 400.000 khoản vay, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng được hưởng lãi suất ưu đãi. Tính đến cuối tháng 8/2021, qua các đợt miễn, giảm lãi suất cửa đợt dịch mới, FE Credit đã hỗ trợ cho hơn 130.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, với số lãi phí lũy kế đã hỗ trợ gần 215 tỷ đồng.
Cụ thể, kể từ tháng 6/2021, FE Credit đã thực hiện miễn, giảm lãi cho khách hàng theo nhóm nợ, đồng thời xem xét thêm việc chia nhỏ các khoản thanh toán cho khách hàng có khó khăn về tài chính nhưng vẫn thiện chí trả nợ. Bên cạnh việc miễn giảm một phần lãi quá hạn, kể từ tháng 8, FE Credit cũng thực hiện miễn giảm lãi từng kỳ dành cho khách hàng đóng đủ gốc và 50% lãi của một hoặc nhiều kỳ. Theo đó, nếu khách hàng đóng 50% tiền lãi và 100% tiền gốc của kỳ góp sẽ được miễn giảm 50% lãi của kỳ góp tương ứng.
Bên cạnh đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và thực hiện Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, từ tháng 9/2021, FE Credit thực hiện chương trình hoãn trả nợ cho khách hàng trong vòng 4 tháng. Việc tái cấu trúc khoản vay sẽ được áp dụng cho các khách hàng vay gặp khó khăn tài chính, hoặc đang bị phong tỏa/cách ly vì dịch Covid-19 và mong muốn thanh toán toàn bộ số tiền quá hạn để đảm bảo rủi ro luôn được kiểm soát.
Nói về các quyết định miễn, giảm lãi suất cho khách hàng, ông Kalidas Ghose, Tổng Giám đốc FE Credit, cho biết đại dịch và các chính sách hạn chế giãn cách xã hội khiến cho thu nhập của các phân khúc khách hàng chính bị giảm đáng kể. Cụ thể, với mức độ gần 40% người dân bị giảm và mất thu nhập sẽ tương đương với 40% phân khúc khách hàng của FE Credit bị giảm thu nhập.
Chủ động thích ứng với tình hình mới
Trên thực tế, đại dịch Covid-19 cũng khiến cho hoạt động của các công ty tài chính gặp khó khăn do nhiều điểm POS tạm thời đóng cửa. Điều này đã kìm hãm cả hoạt động cho vay mới và thu nợ của các tổ chức tài chính. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho kết quả kinh doanh của phần lớn các công ty tài chính bị suy giảm trong quý III/2021, đại diện FE Creadit cho biết.
Tuy nhiên, đại dịch cũng là cơ hội để các công ty tài chính có cơ hội “mổ xẻ” lại những vấn đề đang cản trở sự phát triển doanh nghiệp. Vấn đề càng cấp thiết hơn trong bối cảnh hành vi tiêu dùng của người dân đã thay đổi đáng kể, chuyển dịch sang xu hướng tiêu dùng, thanh toán trên các nền tảng kỹ thuật số.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, sự thay đổi về hành vi tiêu dùng sẽ có lợi cho các công ty tài chính có sự chuẩn bị tốt nền tảng công nghệ và đặc biệt là những doanh nghiệp có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính quốc tế.
Theo Tổng Giám đốc FE Credit cho biết, Covid-19 gây ra những khó khăn, trở ngại nhưng cũng là thời cơ để FE Credit rà soát và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, sẵn sàng cho đà tăng trưởng trở lại với bình thường mới. FE Credit tự tin với nền tảng công nghệ hiện có sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hậu Covid-19. Đặc biệt, với sự tham gia của đối tác Nhật, việc ứng dụng công nghệ và sáng tạo chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Ngoài vấn đề công nghệ, FE Credit còn chủ động thay đổi cách tiếp cận khách hàng theo hướng chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn, việc thu hồi nợ sẽ có chiến lược phù hợp các phân khúc khách hàng khác nhau, hay chủ động tăng cường các hoạt động pháp lý và đặc biệt tập trung vào việc thanh lý danh mục đầu tư đã tái cơ cấu để tối ưu hóa khả năng thanh khoản.
FE Credit cũng chủ động khai khác tiềm năng của lượng khách hàng hiện hữu để kích hoạt họ trên ứng dụng mới thông qua các sản phẩm không tốn phí và cung cấp hạn mức tín dụng sẵn có cho khách hàng trên các nền tảng số, thay vì tiếp cận qua các kênh telesales như hiện nay.
“Bức tranh ngắn hạn có thể còn nhiều điều chưa chắc chắn nhưng triển vọng dài hạn của thị trường và sự phát triển của FE Credit vẫn còn đang ở phía trước”, đại diện FE Credit chia sẻ.
Xuân Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét