Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Một số quy định mới về tiền lương

Từ tháng 8-2021, Thông tư 02/2021 và Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, với nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Chế độ nâng bậc lương của công chức, viên chức

Cụ thể, Điều 1 Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021) sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 08/2013 quy định thời gian không được tính để nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Một là thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

Hai là thời gian cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Ba là thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

Bốn là thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Theo Thông tư 03/2021, thêm một đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004. Nghị định 204/2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Một số quy định mới về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết - Ảnh 1.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì số lần nâng lương không được vượt quá hai lần liên tiếp. Quy định hiện hành không quy định về số lần nâng lương trước hạn do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngoài ra, quy định mới cũng bổ sung tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên là phải được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Xếp lương với công chức hành chính

Điều 14 Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ (có hiệu lực từ ngày 1/8/2021) quy định chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính thực hiện theo khoản 2 mục II Thông tư 02/2007 của Bộ Nội vụ.

Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, nhân viên thì tiếp tục xếp lương theo ngạch công chức hiện giữ trong năm năm, tính từ ngày 1/8/2021.

Trong năm năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch mới. Khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, công chức sẽ được xem xét bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đủ tiêu chuẩn thì bị tinh giản biên chế.

Xếp lương với công chức chuyên ngành văn thư

Điều 15 Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 ngạch này (thời gian tập sự hưởng 85% mức lương bậc 2).

Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch hiện giữ sang các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được thực hiện theo khoản 2 mục II Thông tư 02/2007.

- Công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 theo quy định tại Nghị định 204, khi chuyển xếp lương vào ngạch văn thư viên trung cấp thì căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

(Theo Người Lao Động)

Nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH thì nhận lương bao nhiêu?

Nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH thì nhận lương bao nhiêu?

Lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022, đóng đủ 30 năm BHXH có thể hưởng lương tối đa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét