Làn sóng bỏ phố về rừng làm farmstay đã tăng đột biến kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Đây được ví như cuộc chơi của những “đại gia” tiền tỷ khi chi phí đầu tư đất, xây nhà và tạo lập cảnh quan không hề nhỏ.
Trên một diễn đàn "bỏ phố về rừng" làm farmstay, đã có rất nhiều cuộc bàn thảo xoay quanh bài toán: Phải có chi phí bao nhiêu mới có thể thực hiện được giấc mơ, mua một mảnh đất lớn, xây căn villa và trồng cây ăn quả? 200 triệu đồng, 500 triệu đồng… hay phải tiền tỷ mới có thể bước vào cuộc chơi farmstay này? Theo chia sẻ kinh nghiệm của những người từng bỏ phố về rừng xây farmstay, hầu hết mọi người đều cho rằng, muốn bước vào cuộc chơi này, họ phải có khoản tiền tỷ.
Theo chia sẻ của chị Minh Huệ (Hà Nội), tổng số tiền đầu tư mua hơn 6000m2 đất tại Ba Vì và chi phí xây dựng 2 căn villa, 2 căn bungalow, vườn hồng và vườn cây ăn quả lên tới hàng chục tỷ đồng. Chị Huệ cũng cho biết, chi phí mua 6000m2 đất đã lên tới chục tỷ nếu căn cứ vào mức giá thị trường trong năm 2020. Chưa kể, chi phí vận hành duy trì khu villa.
|
Khu resort mini của nhà chị Minh Huệ. (Ảnh: NVCC). |
Trong khi đó, anh Đoàn Mạnh cũng cho biết thêm, chi phí mua 450m2 đất Ba Vì năm 2020 mà anh bỏ ra đã lên tới hơn 2 tỷ đồng. Chi phí xây dựng 2 căn biệt thự cũng đã đội lên tới hơn 4 tỷ đồng. Anh Mạnh nói, chi phí này chưa tính khoản đầu tư cho hệ thống cảnh quan, vườn cây.
Bỏ phố về rừng đã hơn 2 năm, chị Đỗ Ngọc cho biết thêm, để xây dựng được farmstay đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng thực sự không phải là tính bằng tiền trăm triệu.
Từ kinh nghiệm của chính bản thân gia đình mình, chị Ngọc chia sẻ, năm 2018, chi phí mua hơn 2000m2 đất Thạch Thất đã lên tới hơn 1 tỷ. Và hiện tại, mức giá này tăng gấp đôi, tức phải có ít nhất 2,5 tỷ mới có thể mua được mảnh đất tương đương. "Đầu năm 2020, mình bắt đầu xây nhà để ở. Chi phí để đầu tư cũng lên tới tiền tỷ. Để xây được farmstay, chúng tôi phải cả nhà Hà Nội, vay thêm ngân hàng".
Tuy nhiên cũng theo chị Ngọc, đối với gia đình xác định xây farmstay để cho khách thuê, bài toán kinh phí luôn là vấn đề khó khăn. Bởi muốn đầu tư, số tiền bỏ ra thường phát sinh hơn so với dự tính ban đầu.
"Thời điểm dịch bệnh như hiện tại, farmstay không thể hoạt động đón khách. Chi phí lãi vay ngân hàng vẫn phải trả trong khi nguồn thu nhập lại không hề có. Đó là điều mà những bạn trẻ muốn bỏ phố về rừng phải tính toán, không lại vỡ mộng" – chị Ngọc cho hay.
Còn chị Minh Huệ chia sẻ rằng, khi xác định đầu tư khu villa, gia đình chị đặt nhu cầu để nghỉ dưỡng, hưởng thụ. Thế nên, dù dịch bệnh xảy ra, gia đình chị không bị áp lực về việc cho thuê mà còn có cơ hội tận hưởng ở nơi như "resort".
Theo anh T.M, một môi giới chuyên trong lĩnh vực đất trang trại thẳng thắn cho rằng, nhiều bạn trẻ đọc báo, xem thông tin trên các hội nhóm, diễn đàn và mơ mộng về cuộc sống bỏ phố về rừng. Tuy nhiên, các bạn đều tưởng tượng mà không nhìn vào thực tế về loại hình nhà ở này.
Anh T.M nhấn mạnh: "Farmstay là cuộc chơi của những người nhiều tiền. Phải có tài chính tầm 4-6 tỷ hãy nghĩ tới việc sở hữu một ngôi nhà nghỉ dưỡng tương đối".
Phân tích sâu hơn về chi phí đầu tư, theo anh M, giá đất hiện tại đã không hề rẻ. Nếu một mảnh đất đẹp, có sổ đỏ, đường ô tô rộng, thì mức giá dao động trong khoảng 4-7 triệu đồng/m2.
Còn đối với quỹ đất chỉ có giá từ 1-2 triệu đồng/m2 thì nhà đầu tư phải cẩn trọng vì tính pháp lý, không được phép xây nhà, nằm ở khu trung tâm hẻo lánh, điện, nước bập bõm.
"Đó là chưa kể chi phí vận. hành. Nếu không ở thường xuyên, bạn phải thuê người chăm sóc, lau dọn nhà cửa. Nếu ở thường xuyên, bạn cũng phải lựa chọn khu vực gần dân cư. Mà đất gần chung cư lại không hề rẻ. Thế nên, khi xác định có căn nhà nghỉ dưỡng ven đô, đừng bao giờ tưởng tượng 200 triệu hay 1 tỷ đồng là có thể sở hữu được", anh M nói.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
Mang tiền về quê tích 'của để dành', ai ngờ trúng lớn lãi gấp đôi
Không chỉ những người trung niên mà ngay cả giới trẻ cũng đang nhiệt tình với trào lưu “bỏ phố về quê”, gây dựng cho mình một cách sống khác biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét