Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Giá vàng hôm nay 15-08: Tiếp tục đà tăng lên

Giá vàng thế giới tăng vọt nhờ sự suy yếu của đồng USD, cũng như dữ liệu khảo sát chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan công bố, đã giảm xuống 70,2 điểm trong tháng 8.

Giá vàng trong nước

Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Tại Hà Nội

Doji: 56,15 triệu đồng/lượng -  57,7 triệu đồng/lượng
SJC:  56,55 triệu đồng/lượng - 57,27 triệu đồng/lượng 

Tại TP.HCM:

Doji:: 56,15 triệu đồng/lượng -  57,65 triệu đồng/lượng
SJC: 56,55 triệu đồng/lượng - 57,25 triệu đồng/lượng 

bieu-do-gia-vang-sjc-trong-nuoc-7-ngay-tu-ngay-07-08-2021-den-ngay-14-08-2021
Biểu đồ giá vàng

Giá vàng trong nước tuần qua có xu hướng giảm. Chiều mua vào rời khỏi mốc 57 triệu đồng/lượng ngày 9/8, sau đó lấy lại đà tăng giá về mốc 57,27 triệu đồng/lượng ngày 14/8. Tương tự, chiều bán ra cũng xuống mức thấp nhất 56,2 triệu đồng/lượng ngày 9/8 và về lại mốc 56,55 triệu đồng/lượng vào cuối tuần.

Trong khi thị trường vàng thế giới đang trải qua giai đoạn giao dịch kém tích cực khi liên tục giảm sâu xuống dưới vùng 1.800 USD/ounce, giá vàng miếng trong nước lại ghi nhận xu hướng giảm thấp hơn.

Điều này đã khiến chênh lệch giá giữa 2 thị trường trong nước và thế giới bị nới rộng lên mức 9 triệu đồng/lượng. Theo đó, người mua vàng trong nước đang phải trả mức giá đắt hơn gần 20% để mua cùng một lượng vàng so với giá thế giới.

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 25,8 USD lên 1.779,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 28,9 USD lên 1.778,2 USD/ounce.

bieu-do-gia-vang-the-gioi-nhung-ngay-gan-day
Giá vàng thế giới

Tuần qua, giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm khá mạnh sau khi hồi phục đôi chút từ đợt bán tháo hiếm có vào cuối tuần trước.

Sau cú rơi tự do xuống mức thấp nhất trong năm vào cuối tuần trước và có lúc đã đánh mất ngưỡng 1.700 USD/ounce, giá vàng châu Á hồi phục lên ngưỡng 1.750 USD/ounce. Tuy nhiên, áp lực bán còn mạnh đã khiến giá của mặt hàng kim loại quý này rơi xuống ngưỡng 1.735 USD khi thị trường Mỹ mở cửa phiên đầu tuần.

Vàng trải qua 2 phiên giảm mạnh trong bối cảnh giới đầu tư bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch Covid-19. Mỹ và nhiều nước châu Á chứng kiến tình trạng lây nhiễm rất nhanh. Số người thiệt mạng tăng nhanh. Nhiều thành phố phong tỏa, đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế.

Giá vàng trên thị trường quốc tế hồi phục một phần sau đợt lao dốc vừa qua sau khi Mỹ công bố lạm phát đúng như dự báo của thị trường.

Số liệu vừa công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 của Mỹ tăng 0,5%, đúng bằng với dự báo của các nhà kinh tế và thấp hơn mức tăng 0,9% trong tháng 6. So với một năm trước, CPI tăng 5,4%, cũng đúng bằng với dự báo.

Các thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều với chứng khoán Mỹ và châu Âu lên các đỉnh cao kỷ lục mới, trong khi đó chứng khoán châu Á có chút suy yếu. Thượng viện Mỹ vừa thông qua gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở mức cao kỷ lục: 1.000 tỷ USD.

Gói chi tiêu này khiến chứng khoán Mỹ vững ở đỉnh cao kỷ lục, trong khi đó tác động tiêu cực tới vàng.

Dự báo giá vàng

Vàng chịu áp lực giảm trong ngắn hạn trong bối cảnh Fed có thể sẽ bắt đầu giảm chương trình mua lại 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc hàng tháng ngay trong quý IV này nếu nền kinh tế duy trì những tín hiệu tích cực. Nếu Fed cắt bỏ nới lỏng định lượng, đồng USD sẽ tăng giá, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới vàng.

Chủ tịch Kevin Grady của Phoenix Futures and Options nói rằng: "Ngưỡng then chốt mà giá vàng cần giữ vững là 1.754 USD/ounce. Nếu giữ được mốc này, giá vàng có thể tăng trở lại. Nhưng tôi không cho rằng giá vàng sẽ tăng. Giá vàng thời gian qua đã có một môi trường rất thuận lợi để bùng nổ, nhưng không, giá vàng đã không thể vượt được 2.000 USD/ounce”.

Giám đốc công ty tư vấn doanh nghiệp AirGuide, Michael Langford, cho rằng những gián đoạn do dịch vẫn tiếp diễn đang làm tăng khả năng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục các biện pháp kích thích, điều cuối cùng sẽ tác động đến lạm phát và đẩy giá vàng lên trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.750-1.800 USD/ounce.

Ông Bart Melek, chiến lược gia trưởng của TD Securities đánh giá, đây có thể chỉ là một bước lùi tạm thời của giá vàng, nhưng giá kim loại quý này vẫn có khả năng giảm dưới 1.730 USD/ounce.

Bảo Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét