Ở Việt Nam, có giống dừa đặc biệt được bổ như quả cam, bỏ nước, chỉ lấy phần vỏ để ăn. Lại có nơi, người dân coi đất là món ăn khoái khẩu, ăn như nhai kẹo
Dừa lạ bổ như cam, bỏ nước chỉ lấy vỏ ăn
Thế giới cây trái của Việt Nam vô cùng đa dạng. Chỉ riêng quả dừa cũng có vô vàn loại, từ dừa dùng uống nước, lấy cùi. Nhưng ít ai biết, ở Việt Nam còn có một loại dừa bỏ nước chỉ ăn vỏ.
Doanh Nghiệp và Tiếp Thị thông tin, mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một người bổ đôi quả dừa rồi xắt miếng như bổ quả cam. Sau khi gọt bỏ lớp vỏ mỏng ngoài cùng thì phần vỏ phía trong được cắt thành miếng vừa ăn và thưởng thức. Nhiều người thấy lạ với cách ăn dừa như vậy.
Dừa được bổ như cam, bỏ nước chỉ lấy vỏ ăn. |
Nhưng video này hoàn toàn là sự thật. Đây là 1 loại dừa rất đặc biệt, có tên là dừa ngọt, có nơi gọi là dừa nếp, dừa bông... có ở nhiều nơi như Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau. Loại dừa này không dùng để lấy nước (vì nước của chúng khá ít và cũng không ngon) mà chủ yếu dùng để ăn phần vỏ. Mỗi quả dừa ngọt cũng chỉ to cỡ cái bát. Phần vỏ mềm, dễ dàng dùng dao bổ miếng được. Theo chia sẻ của nhiều người, dừa ngọt ăn giòn, vị ngọt thanh, khá giống với củ hũ dừa (phần đọt dừa).
Loại đất lạ ăn như kẹo ở Việt Nam
Nằm ngay sau thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc có một làng được gọi với cái tên kỳ lạ là "làng ăn đất" hay "làng ăn đặc sản". Bởi dù lớp trẻ hiện nay ở làng không còn ăn đất phổ biến như trước nhưng những người cao niên ở đây xem đất ngói (còn gọi là đất cao lanh) là món ăn khoái khẩu.
Những năm chiến tranh đói khổ, dân làng thi nhau đào đất để ăn lót dạ. Họ còn coi việc làm ra những chiếc "bánh đất" này là một nghề mưu sinh.
Loại đất ăn được ở Vĩnh Phúc (Ảnh: Gia Đình và Xã Hội) |
Đất cao lanh là một loại đất sét có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong đất cao lanh là kaolinit và một số những khoáng vật khác. Cao lanh được cho là an toàn với con người.
Ở thị trấn Lập Thạch, mọi người thường chặt cao lanh ra thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc, cạo phần bên ngoài và chỉ lấy phần trắng bên trong, sau đó đem hun trên khói rơm hay lá sim để "làm chín". Loại đất này khi ăn có mùi của khói, hơi thơm thơm mà cũng hơi hắc hắc, vị bùi và có chút mặn. Trước đây, đất ngói có thể tìm thấy trên nhiều ngọn núi nhưng do việc khai thác diễn ra qua nhiều đời nên giờ số lượng chỉ còn rất ít.
Món ăn có tên lạ, gói trong rơm khô hút khách
Tré là đặc sản "trứ danh" của miền Trung, đặc biệt là ở đất võ Bình Định. Theo người dân địa phương, không ai biết tên gọi đặc biệt của món ăn có từ đâu, chỉ biết rằng nghề làm tré đã xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 19.
Dù mỗi nơi có một bí quyết riêng nhưng nhìn chung, nguyên liệu chính để làm nên món tré "trứ danh" đều gồm thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai, tai, bì (da) lợn và các gia vị đi kèm như riềng, hạt mè rang chín rồi gói trong lá chuối hoặc lá ổi già để món ăn có mùi thơm, hương vị đặc trưng, đồng thời giảm bớt độ ngấy của thịt heo. Theo báo Dân trí, một điều làm nên nét khác biệt cho món ăn này chính là tré được bao bọc bên ngoài bằng rơm khô. Vì vậy, đặc sản tré có hương vị riêng, khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Độc đáo món "bò tùng xẻo" Nam Bộ
Nói đến miền Tây Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là thiếu sót. Món "bò tùng xẻo" có cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng hương vị vô cùng thơm ngon.
Bò tùng xẻo nướng. (Ảnh: foodysaigon). |
Để có món bò tùng xẻo đạt chuẩn người chế biến phải cẩn thận từ khâu đầu tiên là chọn bò. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như đinh lăng, lá sả, tía tô... xong khâu chặt lại. Ðem bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bò chín vàng
Với món bò tùng xẻo khi ăn dùng dao bén xẻo từng miếng chỗ thịt mình ưa thích, ăn tới đâu xẻo thịt tới đó. Lúc ăn người ta chấm với tương hoặc muối tiêu, ăn cùng các loại rau khế chua, chuối chát cùng vài ly rượu đế để tăng thêm hương vị.
Biến vỏ hộp sữa giấy vứt đi thành sản phẩm giá trị
Là một người quan tâm đến môi trường và thích tìm hiểu, tự chế các loại máy móc trong sản xuất, anh Thái Khắc Tiến (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) đã nghiên cứu chế tạo các sản phẩm làm từ vỏ hộp sữa. Cuối năm 2018, anh mua các loại máy cũ về sửa chữa và cải tạo, bắt đầu thử nghiệm tái chế. Do chưa có nhiều kinh nghiệm và kinh phí hạn hẹp, anh đi xin và thu gom vỏ hộp sữa tươi từ nhà người quen, bạn bè,...
“Có nhiều người tò mò hỏi, thắc mắc và thấy kỳ lạ khi tôi xin vỏ hộp sữa nhưng họ vẫn vui vẻ thu gom cho”, anh kể trên báo Dân Việt.
Và những sản phẩm tái chế từ vỏ hộp sữa đầu tiên cũng ra đời, được Viện Vật liệu xây dựng cấp chứng chỉ về an toàn từ kim loại nặng, formandehit đến chỉ tiêu cơ lý. Hiện anh Tiến đã xây dựng một xưởng tái chế riêng biệt, mỗi tháng cho ra 3.000 sản phẩm. Do còn mới, anh mới chỉ sản xuất một số sản phẩm đơn giản, kích thước nhỏ như chậu cây, lót ly... với giá khoảng 5.000-500.000 đồng. Anh Tiến dự định sẽ làm các sản phẩm kích thước lớn, ứng dụng trong ngành xây dựng như vách tường, bàn ghế…
Làng đá "độc nhất vô nhị" ở Cao Bằng
Làng đá cổ Khuổi Ky (Trùng Khánh, Cao Bằng) nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, mang một vẻ đẹp cổ kính "độc nhất vô nhị" của núi rừng Đông Bắc. Toàn bộ 14 nhà sàn ở đây đều được làm bằng đá.
Nhà sàn đá ở Khuổi Ky xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng thờ "thần đá" của dân tộc Tày. (Ảnh: ellie_dang94). |
Nhà được xây bằng đá, vách đá, móng được làm bằng đá hộc, chân tảng cũng được làm bằng đá và gia công lại. Đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò... Để xây dựng được một ngôi nhà sàn hoàn chỉnh như ở làng đá Khuổi Ky, người dân thời đó đã phải mất từ 2 đến 3 năm.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Ít ai biết, Việt Nam có giống dừa bổ ra như bổ quả cam, bỏ nước chỉ lấy phần vỏ để ăn
Các loại dừa ở Việt Nam quả thật rất đa dạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét