Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Cực tăng trưởng mới: Từ Gangnam, Phố Đông Thượng Hải tới Thủ Đức

So sánh Gangnam (phía nam sông Hàn) ở Seoul và Phố Đông ở Thượng Hải (Trung Quốc) để thấy, TP.Thủ Đức được kỳ vọng là 1 điểm hút đầu tư tạo nên cực tăng trưởng mới cho TP.HCM.

Công nghệ, tài chính và đầu tư sáng tạo

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập TP. Thủ Đức trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức.

Gần 10 năm trước đây, TP.HCM cũng đã từng đưa ra ý tưởng “thành phố trong thành phố” khi đề xuất đến việc tạo cơ chế cho bốn “thành phố” Đông - Tây - Nam - Bắc. Mỗi “thành phố” có một chính quyền đô thị riêng, trực thuộc chính quyền đô thị TP.HCM, được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm để tạo một cơ chế phát triển chủ động và độc lập.

Theo nhiều chuyên gia, trong số những ưu điểm của thành phố Thủ Đức so với những khu vực khác chính là nhờ hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ. Nhìn ra thế giới thì việc đề xuất mô hình “thành phố mới” nhằm tăng tốc và đẩy mạnh phát triển một khu vực hay một quốc gia đã được sử dụng từ rất lâu vì đô thị luôn được xem là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng và bứt phá kinh tế hữu hiệu.

{keywords}
 Gangnam thành phố sầm uất của Seoul

Đơn cử, quận Gangnam của Seoul hoặc tân khu phố đông của Thượng Hải từng là những khu vực kém phát triển vào thập niên 80. Sau quá trình đầu tư mạnh, hai khu vực trên đều trở thành trung tâm kinh tế, tài chính mới.

Với Phố Đông, Thượng Hải đã biết nắm bắt cơ hội lịch sử để thể hiện mình chỉ trong một thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành con át chủ bài của Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc.

Được ví như Phố Wall của New York hay The City của London, khu thương mại và tài chính quy hoạch hiện đại nhất với những công nghệ kiến trúc tiên tiến nhất và những vật liệu xây dựng mới nhất để làm tiền đề cho một thành phố hiện đại, biểu tượng mới của Thượng Hải.

Nguồn vốn tỷ USD đang chờ đầu tư

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết sức hấp dẫn của đề án TP. Thủ Đức đến từ tốc độ phát triển hạ tầng và quy hoạch tương lai. Nổi bật là quận 9 đang được đầu tư rất mạnh, kết nối nhanh chóng với trung tâm TP cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Môi trường sống tại đây trong lành, thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới rót vốn đầu tư, kéo theo lượng người nhập cư, chuyên gia, công nhân liên tục gia tăng.

{keywords}
Thủ Đức hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Tp.HCM

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho rằng, việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ kích thích phát triển kinh tế ở khu vực TP.HCM, còn đối với thị trường bất động sản, thông tin này sẽ kích thích phát triển thị trường tại các khu vực xung quanh, bên ngoài TP.HCM.

Theo khảo sát, thị trường bất động sản khu vực này đã có sự chuyển biến tích cực. Đơn cử, mức giá căn hộ đã thay đổi từ trung bình 30 triệu đồng lên tầm 45 triệu đồng/m2. Mức tăng gần 45% chỉ sau ba năm.

Mặt bằng giá chung giá đất cũng đã tăng khoảng 10-20 triệu đồng/m2, lên mức 90-110 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Giá đất các khu vực quận 2 vốn đã có mức sàn rất cao, nay còn nhích nhẹ so với năm 2019 khoảng 10 triệu đồng/m2. Giá đất trên tuyến đường Song Hành hiện khoảng 250-350 triệu đồng/m2, đường Trần Não giá khoảng 300-380 triệu đồng/m2,...

“Môi giới cho biết có thông tin đề án thành lập TP mới nên về hạ tầng tương lai sẽ phát triển lắm. Sau này giá còn tăng nữa”, một môi giới bất động sản cho biết. Còn theo CBRE Việt Nam thì giá đất quận 2 và quận 9 tăng rất mạnh, có nơi tăng gấp 2-3 lần trong 2 năm qua.

Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2020 của DKRA Vietnam cũng đã cho thấy phân khúc đất nền tại khu Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung mới và sức cầu, chiếm 74% cơ cấu nguồn cung mới và 85,7% lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới. Ở phân khúc căn hộ, khu đông và khu nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung.

Theo các chuyên gia, giá tăng có lợi cho nhà đầu tư cũ nhưng vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư mới tham gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chọn được sản phẩm phù hợp với khả năng của mình để sinh lợi.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở, CBRE Việt Nam dự báo 2020 vẫn là năm còn nhiều khó khăn, dù là xu hướng tất yếu nhưng mua BĐS vùng ven cũng có nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Tỷ suất sinh lời của các dự án tỉnh chịu tác động từ nhiều yếu tố như uy tín chủ đầu tư, tiện ích, hạ tầng, chất lượng sản phẩm, vị trí dự án, cảnh quan. Khi đầu tư thị trường tỉnh, lợi nhuận thường đi kèm rủi ro.

Bảo An

Thay đổi về lương hưu từ năm 2021

Từ 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực. Theo đó, 3 thay đổi về lương hưu đối với NLĐ so với hiện nay.

Thứ nhất: Thay đổi số năm đóng BHXH với lao động nam để tính mức lương hưu

Theo điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. 

{keywords}

Trong đó, nếu nghỉ hưu vào năm 2021, số năm đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam được tính là 19 năm (tăng 1 năm so với năm 2020).

Thứ hai: Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu

Nếu như trước đây, người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ.

Thì từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo khoản 2 Điều 162 của Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, năm 2021, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ được nghỉ khi đủ 55 tuổi 4 tháng (trong điều kiện lao động bình thường).

{keywords}
Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu

Khi đủ tuổi như trên và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, đối với các công việc đặc biệt khác như: Làm công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại; làm công việc khai thác than trong hầm lò…thì có những quy định riêng.

Thứ ba: Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm lao động

Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm lao động cũng được thay đổi theo quy định mới tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61 đến dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng, trước đây nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi).

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; trước đây nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi).

(Theo Báo Dân Sinh)

Khoai sâm Lào Cai giá rẻ như khoai lang

Khoai sâm Lào Cai giống củ khoai lang vì củ to nhỏ lẫn lộn, lấm lem đất cát. Nhưng khi bổ ra ruột trắng trong hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ hệt như nhân sâm khiến nhiều chị em thích thú đặt mua về ăn dần.

Khoai sâm đặc sản nổi tiếng được trồng ở Lào Cai: Khoai sâm (hay còn gọi là sâm đất, địa tàng thiên, hoàng shin cô..) là loại cây mọc hoang trong vườn nhà, trong rừng hoặc những nơi ẩm ướt. 

Từ lâu đời, dân gian ta đã biết sử dụng lá sâm đất để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn trong Đông y, củ sâm đất được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

{keywords}
Khoai sâm Lào Cai - Ảnh minh họa

Được coi là một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai, củ khoai sâm được bà con dân tộc nơi đây trồng rất nhiều. Nhìn về ngoài, củ khoai sâm đất khá giống khoai lang. Tuy nhiên khi bổ ra, chúng có ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, mùi thơm tựa như nhân sâm.

Chị Quyên, 35 tuổi ở Lạc Long Quân, Hà Nội cho biết, mỗi năm cứ khoảng tháng 9, 10, 11 là mùa của củ sâm đất. Mùa khoai sâm đất kéo dài khoảng 2 tháng. Tuy nhiên củ này để được rất lâu nên nhiều bà nội trợ thành phố mua về ăn quanh năm.

"Khi mua khoai sâm đất về, chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản đến nửa năm. Do đó, cứ mùa sâm đất, rất nhiều bà nội trợ mua hàng yến về ăn dần. Thậm chí có nhiều người mua cả vài chục kg cất đi. Bởi củ sâm đất, ai đã ăn là nghiện luôn", chị Quyên chia sẻ.

{keywords}
Nhìn bề ngoài, khoai sâm Lào Cai chẳng khác gì củ khoai lang ở miền đồng bằng vì củ to nhỏ lẫn lộn, lấm lem đất cát. Ảnh minh họa.

Tiểu thương bán hàng trên chợ mạng này cho biết, nếu ăn sống, củ sâm đất có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu. Nhưng khi nấu với canh xương thì càng có mùi thơm rõ rệt: "Khi nấu canh chúng rất ngọt nước, củ hơi dẻo. Hoặc khách mua về có thể thái mỏng trộn nộm, ăn các món cuốn cũng rất thơm ngon", chị Quyên nói về cách ăn sâm đất.

Được biết, giá 1kg sâm đất đang được chị Quyên cũng như nhiều tiểu thương khác bán trên chợ mạng với giá 30 ngàn đồng/kg. Có nhiều tiểu thương bán với giá khuyến mãi để thu hút khách chỉ 25 ngàn đồng/kg. Riêng những củ khoai sâm to khoảng 1kg/củ thì chị bán với giá 35 ngàn đồng/kg.

{keywords}
Khi mua khoai sâm đất về, chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản đến nửa năm. Ảnh minh họa.

"Nếu mua lẻ củ khoai sâm ở chợ thì giá sẽ khoảng 35 ngàn đồng/kg. Nhưng do bán trên chợ mạng, khách hàng phải mất phí ship nên giá bán thường rẻ hơn 5 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng/kg. Khách mua củ khoai sâm chủ yếu là các bà nội trợ mọi lứa tuổi. Nếu khách mua 30kg trở lên, mình sẽ để cho khách giá lấy buôn là 23 ngàn/kg".

Được biết mỗi ngày nhờ nhiều người ưa chuộng củ khoai sâm này mà chị Quyên bán hàng rất chạy, khoảng 1 tạ/ngày.

Cũng là một khách thường xuyên mua củ khoai sâm khi vào mùa, chị Trần Thị Huế, 25 tuổi ở Cổ Nhuế, Hà Nội kể rằng, trước đó thấy đồng nghiệp đặt mua củ khoai sâm và khen ngon nên chị cũng đặt mua vài kg về ăn thử. Khi ăn thử thấy rất ngon nên từ đó chị thường đặt cả chục kg về ăn dần.

Bà nội trợ này cho biết, ăn khoai sâm vừa ngon vừa rẻ, lại có hương vị lạ hơn hẳn khoai lang đồng bằng. Chưa kể chúng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe: "Nhà mình hay mua khoai sâm về ăn sống, xào thịt bò, nấu canh xương, chân giò đều ngon. Thông thường mình hay mua 1kg khoai sâm được 3-4 củ với giá chỉ 25 ngàn đồng/kg".

{keywords}
{keywords}
Mua khoai sâm về ăn sống, xào thịt bò, nấu canh xương, chân giò đều ngon. Ảnh minh họa.

Mấy hôm nay chị Huế cũng đặt mua cả 10kg khoai sâm về ăn và biếu bà ngoại: "Do có vị ngọt mát, nhiều nước và nấu cùng thức ăn thì lại rất thơm dẻo, ngọt nên bà ngoại cũng rất thích ăn. Vì thế mình đặt nhiều để biếu bà 5kg. Giờ đang vào mùa thu hoạch khoai sâm nên có thể đặt mua rất dễ dàng. Củ khoai sâm vào vụ đều to đẹp, ăn ngọt lắm".

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)

Tin chứng khoán ngày 1/9: Liên tục bán tài sản, Bầu Đức chưa hết khó

Doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) chưa hết khó và vẫn ở trong tình trạng bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục cho dù đại gia từng giàu nhất Việt Nam đã bán một loạt tài sản để tái cơ cấu.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 với một khoản lãi ròng, thay vì lỗ như trong báo cáo trước đó.

Cụ thể, cổ đông công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận lãi ròng hơn 107 tỷ đồng, thay vì lỗ 48 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

Tuy nhiên, Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức đang đối mặt với rất nhiều khó khăn khi mà tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là tài sản dở dang dài hạn với tổng trị giá lên tới hơn 11,4 nghìn tỷ đồng; hàng tồn kho hơn 2,3 nghìn tỷ đồng và khoản phải thu ngắn và dài hạn tiếp tục tăng lên 10,8 nghìn tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu ý là kiểm toán có đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khả năng thu hồi các khoản dư nợ tồn đọng với giá trị lên đến 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với con số 5.670 tỷ đồng hồi đầu năm.

Theo đó, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi số dư nợ tồn đọng gần 7,3 nghìn tỷ đồng nói trên. Phía kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020 của HAG.

Ngoài ra, kiểm toán còn nhấn mạnh rằng, khoản nợ ngắn hạn tại ngày 30/06/2020 đã vượt quá tài sản ngắn hạn của HAG. Cùng với những vấn đề khác, báo cáo cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Trước đó, hồi đầu tháng, Hoàng Anh Gia Lai bị xử phạt và truy thu thuế hơn 822 triệu đồng do khai sai thuế và vi phạm nhiều lần.

Hồi cuối tháng 5 và trong 6 tháng, Tổng Giám đốc HAGL Võ Trường Sơn đã bán hết 803.000 cổ phần nắm giữ tại HAG.

Như vậy, niềm vui của Bầu Đức hồi cuối 2019 và đầu 2020 không kéo dài. Cổ phiếu HAG quay đầu giảm và hiện ở quanh ngưỡng 4.300 đồng/cp. Hoàng Anh Gia Lai vẫn trong quá trình tái cấu trúc và xử lý những món nợ khổng lồ còn lại từ các năm trước đó.

{keywords}
Bầu Đức tiếp tục gặp khó với HAGL.

Trong năm 2019, Thaco của ông Trần Bá Dương đã chi khoảng 13 ngàn tỷ đồng mua các công ty của HAGL. THADI - một công ty con phụ trách mảng nông nghiệp của Thaco - đã chi ra hơn 7.600 tỷ đồng để mua lại 3 công ty con của HAGL Agrico là Cao su Đông Dương, Cao su Trung Nguyên và Công ty Đông Pênh. Ba công ty này đang quản lý gần 22.500 héc ta đất nông nghiệp tại Campuchia và tỉnh Gia Lai.

Ngoài các giao dịch mua lại trên, Thaco còn tiến hành chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu qua đó nắm giữ 26,29% cổ phần của HAGL Agrico.

HAGL hiện trông cậy vào mảng nông nghiệp nhưng Bầu Đức phải trông cậy nhiều vào tỷ phú Trần Bá Dương.

Trong mảng nông nghiệp, nhóm cổ đông có liên quan tới ông Trần Bá Dương, gồm CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đang nắm giữ khoảng 26,3% HNG; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh nắm giữ 4,9% vốn HAGL Agrico. Ông Trần Bá Dương nắm giữ hơn 3,8%. Tổng cộng nhóm cổ đông liên quan tới Thaco đã nắm giữ 388,05 triệu cổ phiếu HNG, tương đương khoảng 35,5% vốn.

Theo một thỏa thuận được 2 bên ký kết hồi tháng 8/2018, Thaco và nhóm cổ đông sẽ sở hữu 35% tổng số cổ phần của HAGL Agrico (doanh nghiệp quản lý mảng nông nghiệp của HAGL). Thaco cũng sẽ sở hữu 65% Công ty HAGL Myanmar.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco được Forbes đưa vào danh sách các tỷ phú USD thế giới trong năm 2018 với khối tài sản của ông Dương và gia đình đạt 1,7 tỷ USD.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 1/9, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng nhẹ và hướng tới ngưỡng 885 điểm.

Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.

Theo BVSC, VN-Index sẽ vẫn gặp khó khăn tại vùng kháng cự 883-888 điểm. Sau một nhịp tăng điểm mạnh từ vùng đáy 780-800 điểm, nhiều nhóm cổ phiếu đã bước vào trạng thái quá mua. Điều này có thể sẽ khiến thị trường sớm xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh. Nếu kịch bản điều chỉnh xảy ra, thị trường có khả năng sẽ lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 850-860 điểm. Về tổng thể, BVSC duy trì đánh giá tích cực với xu hướng hiện tại của thị trường. Do đó, các nhịp điều chỉnh ngắn của thị trường (nếu có) được xem là các nhịp “nghỉ” cần thiết để cân bằng lại tương quan cung cầu ở các nhóm cổ phiếu và giúp chỉ số tích lũy thêm xung lực để hướng đến vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 895-905 điểm trong thời gian tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, VN-Index tăng 2,67 điểm lên 881,65 điểm; HNX-Index giảm 0,98 điểm xuống 124,85 điểm. Upcom-Index giảm 0,51 điểm xuống 58,82 điểm. Thanh khoản đạt 7,2 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam

Để mỗi gia đình Việt Nam sở hữu một chiếc ô tô, theo dân số Việt Nam như hiện nay thì ít nhất cả nước sẽ phải có khoảng từ 20 - 25 triệu ô tô.

Tỷ lệ sở hữu ô tô được coi là một trong những thước đo về mức độ phát triển của một quốc gia. Quy mô thị trường xe hơi cũng được xem là yếu tố quyết định đến cơ hội phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng như tác động đến giá bán của loại sản phẩm đặc biệt này.

Năm 2025 sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ?

{keywords}
Hiện tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam thuộc diện thấp nhất Đông Nam Á

Theo một số dự báo gần đây của Bộ Công thương, thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ vào năm 2025 khi mức thu nhập bình quân đầu người vượt qua ngưỡng 3.000 USD. Khi đó, thị trường ô tô trong nước có thể lên tới 600 nghìn xe/năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu về ngành ô tô Việt Nam năm 2020 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Asean (Asean Securities) đã đưa ra nhận định, ô tô tại Việt Nam là mặt hàng luôn bị đánh thuế cao, đồng thời xếp vào loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khiến giá bán xe đến tay người tiêu dùng cao hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam còn thấp cũng là lý do khiến giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam còn thấp.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lý do đầu tiên khiến người dân tại Việt Nam chưa mua nhiều ô tô là do điều kiện kinh tế chưa cho phép, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

Tuy nhiên, nếu so cùng thời điểm các nước có thu nhập như Việt Nam hiện tại thì thị trường trong nước vẫn tiêu thụ ô tô ít hơn vì giá thành xe cao hơn khoảng 20% so với các nước, cộng thêm một số loại thuế, phí cao dẫn tới giá bán xe cũng cao hơn.

Để tối thiểu mỗi gia đình Việt Nam sở hữu được một chiếc xe ô tô, theo dân số Việt Nam năm 2020 thì ít nhất sẽ phải có khoảng từ 20 - 25 triệu ô tô lưu hành trên đường. Nhưng với những số liệu về ô tô đang lưu hành hiện nay thì còn rất xa mới đạt được con số kể trên.

“VAMA cũng đã từng tính toán là đến năm 2030, mỗi năm sẽ bán được tầm 1 triệu xe con mới tại Việt Nam. Từ năm 2030 trở đi, 10 năm sau đó (tức đến năm 2040) sẽ có thêm khoảng 10 triệu xe mới bán ra. Còn từ bây giờ đến năm 2030 sẽ bán được thêm khoảng 5 triệu xe nữa. Vì vậy, có thể dự báo từ năm 2040 trở đi, có thể sẽ đạt được mục tiêu mỗi gia đình sẽ sở hữu ít nhất một xe ô tô, nếu tính toán theo sức mua và điều kiện như hiện nay. Hiện nay tại Thái Lan, trung bình 1.000 người sở hữu khoảng 300 xe, trung bình mỗi hộ cũng sở hữu ít nhất 1 xe. Trong ngành vẫn hay nói Việt Nam đi sau Thái Lan khoảng 20 năm về ngành ô tô. Vì thế cần có những chủ trương, định hướng để thu hẹp khoảng cách này”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Còn chuyên gia kinh tế, Ths. Đinh Tuấn Minh (thành viên Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ở các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia khi có mức GDP bằng Việt Nam hiện tại (GDP năm 2019 của Việt Nam là 2.786 USD/ người), họ đã đạt được mỗi gia đình có một chiếc ô tô, chứ không cần chờ đến khi phát triển với mức GDP cao như hiện nay.

“Nguyên nhân chính khiến mỗi gia đình Việt Nam khó có một chiếc ô tô hiện nay là do các loại thuế dành cho ô tô tại Việt Nam quá cao khiến giá ô tô đắt gấp 2, 3 lần các quốc gia khác. Do đó, để phát triển các ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thì việc đầu tiên cần phải hướng đến là giảm và giảm thật mạnh các loại thuế liên quan đến ô tô. Qua đó, kích thích người dân mua, từ đó tạo ra các nguồn thuế khác bù vào và Nhà nước cũng sẽ không bị mất đi nguồn thuế. Đồng thời, kích thích được sở hữu tiêu dùng liên quan đến ô tô”, ông Minh nhận định.

Cũng theo Ths. Minh, chỉ đến khi giá ô tô từ 5.000 USD/chiếc thì mỗi gia đình Việt Nam đều có thể sở hữu một chiếc ô tô, kể cả trong điều kiện hiện nay. Còn nếu không, phải đến khi GDP bình quân đầu người đạt được 5.000 USD thì mới có thể đạt được điều này. Và khi đó ước chừng phải mất từ 10 - 15 năm nữa.

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, ở nước ngoài, chiếc ô tô là phương tiện đi lại phổ thông như xe máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh là phương tiện đi lại, chiếc xe ô tô còn là thể diện xã hội của mỗi người.

Để “nuôi” một chiếc ô tô, mỗi tháng cần phải chi khoảng 5 - 10 triệu đồng cho các loại phí: Hao mòn, xăng dầu, sửa chữa, gửi xe (với những nhà không có chỗ để xe)…

“Trong khi đó, lương cơ bản của người dân Việt Nam hiện nay mới chỉ 3 triệu đồng/tháng. Do đó, khi nào thu nhập bình quân mỗi tháng đạt 30 triệu đồng thì mỗi gia đình hãy nghĩ đến việc mua ô tô”, ông Đồng nhận định.

Về vấn đề tỷ lệ nội địa hóa phương tiện thấp, ông Đồng cho biết do số lượng tiêu thụ nhỏ nên khó thu hút đầu tư sản xuất xe. “Cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện mới có thể thu hút các công ty sang Việt Nam sản xuất để phục vụ thị trường trong nước và bán ra các nước khác. Từ đó, mới có thể tăng tỷ lệ nội địa hóa phương tiện”, ông Đồng cho biết.

Hạ tầng giao thông có vai trò rất lớn

{keywords}
Gánh nặng thuế, phí khiến ô tô vẫn là một loại tài sản xa xỉ với nhiều người Việt.

Tuy nhiên, nếu GDP tăng trưởng hay giá xe giảm đi, nhiều người có tiền cũng chưa chắc đã mua ô tô bởi theo ông Nguyễn Trung Hiếu, còn có yếu tố thuận lợi khi sử dụng xe, yếu tố hạ tầng cơ sở. Ví dụ mua xe nhưng không có chỗ đỗ, hay di chuyển bằng ô tô khó khăn… khiến có tâm lý ngại sở hữu ô tô vì còn nhiều bất tiện.

“Hạ tầng giao thông rất quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp ô tô. Hạ tầng phát triển dẫn đến thúc đẩy điều kiện sử dụng thuận lợi hơn, mà khi thuận lợi sử dụng hơn dẫn đến thị trường tăng trưởng bền vững hơn cũng như các chính sách liên quan đến ô tô sẽ dễ làm hơn”, ông Hiếu cho biết thêm.

Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho biết, hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam chưa đáp ứng được việc mỗi gia đình có một chiếc ô tô. Khi nào không còn ngõ, hẻm, xe ô tô phải chạy vào được tận nhà thì mới đáp ứng được.

“Hiện nay, ngõ, hẻm ở Việt Nam còn quá nhiều, nhiều ngõ, hẻm xe ô tô không thể đi vào được, nếu được cũng chỉ đi được 1 chiếc. Mặt khác, đa số người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM sinh sống trong khu vực có ngõ, hẻm còn mặt đường lớn thì dành cho cơ quan, kinh doanh. Trong khi đó, một chiếc xe hơi phải cần tới 16 - 20m2 để đỗ xe, chưa tính chạy trên đường, để đảm bảo an toàn giao thông, cần phải giữ khoảng cách với các xe xung quanh ít nhất 0,5m ở cả 4 phía”, ông Đồng nói.

Ths. Đinh Tuấn Minh nhận định, khi đã đạt được mục tiêu mỗi gia đình có một chiếc ô tô sẽ làm thay đổi phương thức tổ chức giao thông, phương thức tổ chức đô thị để thích ứng với lượng ô tô lớn ở trong xã hội.

“Ví dụ, các hình thức mua bán ở mặt đường sẽ giảm đi để chuyển sang hình thức mua bán ngoại vi, kể cả việc sinh sống ở nội thành cũng giảm vì không có khả năng để được ô tô mà chuyển sang sinh sống ở các khu đô thị vệ tinh. Ngoài ra việc giảm thuế giúp giá ô tô rẻ hơn sẽ khiến cho những gia đình trung lưu ở các tỉnh mua được ô tô và sử dụng chúng để đi làm trong thành phố vì không còn sợ quãng đường di chuyển xa nữa”, Ths. Minh cho biết thêm.

Năm 2019, trang web Seasia (trụ sở tại Indonesia) đưa ra một dữ liệu đánh giá về tỷ lệ sở hữu ô tô trên mỗi 1.000 người của các nước Đông Nam Á. Theo đó, Brunei đứng đầu danh sách với 721 xe/1.000 dân, tiếp đến là Malaysia với 443 và Thái Lan 225. Việt Nam đứng gần cuối bảng với chỉ 23 xe/1.000 người dân.

(Theo Báo Giao Thông)

Trúng độc đắc vẫn làm nhân viên siêu thị

Mirror ngày 31-8 đưa tin, người phụ nữ là Elaine Thompson (64 tuổi), sống ở hạt Tyne and Wear, vẫn tiếp tục công việc làm nhân viên siêu thị trong suốt 25 năm, dù trước đó bà đã trúng số độc đắc gần 4 triệu USD.

Công việc chính của bà Thompson là sắp xếp hàng lên kệ ở siêu thị. Bà trúng số độc đắc trị giá 2,7 triệu bảng (khoảng 3,6 triệu USD), vào năm 1995.

{keywords}
Bà Elaine Thompson chụp ảnh cùng chồng là ông Derek - Ảnh: Newcastle Chronicle

Khi nói về việc tại sao bà không chịu nghỉ ngơi để có được một cuộc sống hưởng thụ bà cho biết: "Mỗi ngày tôi chỉ làm việc trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 9 giờ sáng. Đối với tôi, công ty thật thuyệt vời, họ biết tôi mắc bệnh hen suyễn nên tôi được phép rời đi lúc 8 giờ 30, nhằm tránh tiếp xúc vớ khách hàng trong mùa dịch nCoV. Nếu tôi không làm việc, tôi không thể làm gương cho con cái. Bạn phải cho chúng biết trong cuộc sống cần có sự nỗ lực, dù được ban phước cũng phải cho thấy mình xứng đáng. Còn sức khỏe, tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình".

Bà Thompson cùng chồng là Derek (62 tuổi), hiện đã nghỉ hưu. Sau khi trúng số, cặp vợ chồng đã dùng một phần số tiền mua một chiếc xe Ford Fiesta mới và ba con ngựa đua. Đồng thời giúp hai con mình là Gary (30 tuổi), và Karen (35 tuổi), có một số vốn làm ăn. Cả hai cũng rất tích cực trong các công tác từ thiện.

(Theo Công An TP.HCM)

5 địa phương trả lại 1600 tỷ vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đã nhận được văn bản hoặc ghi nhận thông tin từ năm địa phương, đề nghị trả lại kế hoạch vốn với tổng số vốn là 1.617,2 tỷ đồng, gồm 953,4 tỷ đồng vốn cấp phát là và 663,8 tỷ đồng vốn vay lại.

Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tài chính với 62 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài năm 2020, bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính - cho biết, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (cấp phát) năm 2020 từ nguồn vốn nước ngoài của các địa phương là 8.411 tỷ đồng tính đến ngày 27-8-2020.

{keywords}
Số vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài được các địa phương giải ngân sẽ không thể tăng nhiều nếu thiếu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc - theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà. Ảnh: Bộ Tài chính cung cấp.

Trong đó, có 2.878 tỷ đồng giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước - đạt tỷ lệ 21,86% so với dự toán được giao - tăng 9,14% so với số liệu đã báo cáo tại hội nghị giải ngân ngày 25-6 vừa qua. Với nguồn Chính phủ cho vay lại các địa phương, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn nước ngoài cho các địa phương vay lại là 5.767,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 29,3% so với dự toán được các địa phương nhập trong hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis), tính đến 27-8.

Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài ở các địa phương đã cải thiện trong hai tháng qua nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp. 

Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các địa phương được đơn vị này chỉ ra, gồm: vốn tạm ứng được rút về tài khoản của Ban Quản lý dự án nhiều; chậm làm thủ tục báo cáo chi tiêu, hoàn chứng từ nên Bộ Tài chính chưa kiểm tra và ghi nhận được trên hệ thống; chưa có khối lượng để giải ngân do chậm đấu thầu, chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng; không tiếp nhận được thiết bị, chuyên gia từ nước ngoài do dịch bệnh Covid-19.

Đáng chú ý là có năm địa phương đã đề nghị trả lại kế hoạch vốn, tổng số 1.617,2 tỷ đồng, gồm 953,4 tỷ đồng vốn cấp phát là và 663,8 tỷ đồng vốn vay lại. “Trường hợp không điều chỉnh giảm kế hoạch vốn cho các địa phương này thì tỉ lệ giải ngân sẽ đạt thấp”, bà Nguyễn Xuân Thảo cho biết.

Ông Nguyễn Doãn Toản – Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – cho biết, dự án tuyến đường sắt thí điểm TP Hà Nội - đoạn Nhổn - Ga Hà Nội - còn vướng mắc về thủ tục tạm ứng gói thầu số 9 do Bộ Tư pháp chưa cấp hiệu lực pháp lý cho Hiệp định vay bổ sung 20 triệu euro với Chính phủ Pháp. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội hiện vướng mắc về thủ tục điều chỉnh dự án.

Do đó, lãnh đạo thành phố Hà Nội kiến nghị cần sớm có văn bản điều chỉnh chủ trương dự án và bố trí vay vốn nước ngoài, phần điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án để sớm hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và thúc đẩy việc giải ngân trong năm 2020.

Còn đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một số dự án khi điều chỉnh thiết kế và các hạng mục dự án thường mất nhiều thời gian do cần lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn nước ngoài có nhiều ràng buộc về các chỉ tiêu như chất lượng môi trường, xã hội... cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Đại diện thành phố Cần Thơ chia sẻ, những nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài ở địa phương còn thấp gồm: đăng ký vốn chưa sát thực tế, chưa lường hết được các vấn đề trong quá trình triển khai, công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư chưa hợp lý khiến dự án cần điều chỉnh nhiều lần làm mất nhiều thời gian thực hiện.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, nếu không có các biện pháp thúc đẩy giải ngân, tháo gỡ vướng mắc thì số vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài được các địa phương giải ngân sẽ không thể tăng nhiều.

(Theo TBKTSG Online) 

Đại gia Việt có sở thích kỳ quái, chi tiền tỷ mua quan tài

Sở hữu khối tài sản siêu khủng, những đại gia này sẵn sàng chi "núi tiền" để thực hiện những sở thích kỳ quái.

Đại gia chi tiền sắm quan tài bạc tỷ

Chắc hẳn trong làng đại gia ai cũng biết đến ông P. - một doanh nhân kinh doanh vàng bạc đá quý ở chợ Lớn, TP.HCM.

Đại gia này đã chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.

{keywords}
Chiếc quan tài 7 tỷ đồng của một đại gia Sài Gòng

Được biệt, ông P. làm kinh doanh nên mê tín. Khi xem bói, thầy phán nếu chết xuống cõi âm mà muốn tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý bóng loáng như thế.

Theo một người kinh doanh hòm ở TP.HCM, giá cả của chiếc hòm phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm. Đó chỉ là tiền gỗ và tiền công, các đại gia còn chi tiền để đính thêm đá liệu, dát vàng. 

Đại gia Hòa Bình xây lăng mộ chờ ướp xác

Ở Sơn Lâm, Lương Sơn, Hoà Bình, hầu như ai cũng biết đến biệt danh "Đức gấu". Ông là Nguyễn Công Đức, người Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sống từ nhiều năm nay. Ông không chỉ nổi tiếng vì nuôi gấu mà còn tự xây dựng khu lăng mộ chờ ướp xác mình. Hầm mộ của ông được xây dựng năm 2000, hoàn thiện năm 2006, theo hướng Tây Bắc.

Được biết, để xây lăng mộ cho mình, ông Đức đã ngao du khắp Việt Nam rồi sang cả Trung Quốc, Ấn Độ để tìm hiểu kỹ thuật ướp xác. Sau đó, phải mất 3 năm rưỡi thuê 30 thợ lành nghề kỳ công đẽo đục đá trên đỉnh một ngọn núi ở Lương Sơn (Hòa Bình) sâu cả chục mét để làm hai hầm mộ chuẩn bị cho việc ướp xác khi ông và vợ về với tổ tiên.

{keywords}
Đại gia Đức "gấu".

Một người làm công của ông Đức cho biết, để có lối đi và đào được một hệ thống hang động chằng chịt,  ông Đức đã thuê 30 người đục đẽo đá trong vòng 3 năm. Số tiền chi cho việc xây ngôi mộ có một không hai này không được ông Đức tiết lộ, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người đây hẳn là một con số rất lớn.

"Ướp xác hẳn là cái "sự khó", nên tôi thử xem nó khó thế nào. Với lại, người già thường hay lo đến chuyện hậu sự. Tào Tháo lo từ khi 36 tuổi, Thành Cát Tư Hãn cũng lo xây mộ mình lúc 38 tuổi, lúc xây mộ tôi cũng ở cái tuổi "thất thập", lo đến chuyện hậu sự cũng là vừa rồi...", ông Đức từng chia sẻ .

Đại gia "khùng" bỏ 200 tỷ để xây dựng đường hầm điêu khắc dưới lòng đất

Ông Trịnh Bá Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Cty CP Đà Lạt Star được biết đến là một trong những đại gia "chơi ngông" khi chi 200 tỷ để xây dựng đường hầm điêu khắc dưới lòng đất ở Đà Lạt. 

Ông Dũng quê ở Thanh Hóa, học xong đại học hàng hải, ông Dũng vào Sài Gòn kiếm việc sinh sống. Một thời gian sau, ông đi tu nghiệp ở Đức rồi về cùng bạn bè mở công ty xây dựng, sau đó anh chuyển công ty lên Đà Lạt. Nhân một buổi đi thăm thú hồ Tuyền Lâm, ông Dũng chợt nhận ra cái màu đất ba-dan đỏ tươi dưới chân mình sẽ là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho công trình dị biệt của mình. Thế là ý tưởng ngôi nhà đất vụt hiện.

{keywords}
Đại gia Trịnh Bá Dũng, tác giả công trình đường hầm điêu khắc
{keywords}

Được biết, công trình này được khởi công xây dựng từ năm 2010, thực hiện bằng việc khoét núi cùng tạo hình bằng đất đỏ ba-dan tại chỗ, hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động, biến đổi của thời tiết. Đường hầm này dài 1,2 cây số, rộng từ 5-8m, chỗ cao nhất 12 m. Đây sẽ là đường hầm điêu khắc dài nhất thế giới.

Ông Trịnh Bá Dũng từng tiết lộ mục đích chính của công trình là muốn để lại cho đời một cái gì đó ý nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận. Điểm thú vị trong đường hầm là, mọi người có thể chiêm ngưỡng mô hình kiến trúc và văn hóa độc đáo xưa bởi từ hình ảnh ga xe lửa, dinh Bảo Đại cho đến khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà.

Đại gia dùng 140 cây vàng dát nhà vệ sinh

Năm 2014, một đại gia Hà Nội đã bỏ ra 140 cây vàng để dát vàng cho cả toilet căn hộ. Từ giá treo khăn, tới vòi hoa sen, vòi rửa thậm chí là cả hộp đựng giấy vệ sinh của phòng tắm được mạ vàng. 

{keywords}
Vòi hoa sen và các phụ kiện vệ sinh dát vàng

Được biết, toà nhà của vị đại gia này được hoàn thiện theo tiêu chuẩn sang trọng bậc nhất với thang máy, phào của sảnh toà nhà, thiết bị vệ sinh căn hộ mạ vàng 24K và thanh lan can căn hộ được mạ vàng 18K. Không những vậy, sảnh và nhà vệ sinh cũng được lát đá marble, loại đá có mức giá gấp 10 lần gạch thông thường. Nước sinh hoạt là loại nước tinh khiết có thể uống ở bất cứ đâu.

Ông quyết định mạ vàng cho công trình, để "vừa khẳng định sự vĩnh cửu, vì vàng không bị oxy hóa, vừa tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này". Để mạ vàng như ý, ông đã lập riêng một xưởng mạ vàng.

Đại gia Lê Ân chi 6 tỷ mua giường nhưng không phải để ngủ

Đại gia Lê Ân được biết đến không chỉ bởi ông sở hữu khối tài sản "siêu khủng" mà còn thuộc vào hàng “đại gia” các bà vợ. Cho tới giờ, ông đã lấy tổng cộng tới 6 người vợ. Năm 2012, dù đã 74 tuổi, đại gia Lê Ân vẫn khiến người dân Vũng Tàu tiếp tục xôn xao khi tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 mới 19 tuổi.

Đại gia Lê Ân từng chi số tiền khủng mua chiếc giường Hoàng gia. Chiếc giường có tên Royal Bed có giá 175.000 USD, cộng thêm phí đóng gói 1.920 USD và tiền vận chuyển bằng máy bay 9.600 USD. Về đến Việt Nam, ông Lê Ân phải đóng thêm thuế nhập khẩu gần 1,5 tỷ đồng. Tổng cộng, chiếc giường có giá gần 6 tỷ đồng.

{keywords}
 Chiếc giường 6 tỷ được đại gia Lê Ân đặt mua

Phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes. Đây là 1 trong 60 chiếc giường hoàng gia duy nhất trên thế giới của hãng Savior Beds.

Theo đại gia Lê Ân, ông mua giường không phải để ngủ mà chỉ muốn vinh danh con người và đất nước Việt Nam.

(Theo Dân Việt)

Sun Grand City Feria tung gói ‘quà tặng mùa hè’ hấp dẫn nhà đầu tư

Tháng 8 này, ngoài chính sách cho vay không lãi suất, những gói “quà tặng mùa hè” giá trị sẽ được dành tặng cho khách hàng mua biệt thự Mallorca thuộc dự án Sun Grand City Feria - khu đô thị cao cấp bên bờ biển Bãi Cháy, Hạ Long.

Ra mắt từ tháng 5/2020, Sun Grand City Feria sớm gây chú ý trên thị trường với vị trí đắc địa gần bãi tắm, đường bao biển Bãi Cháy và có tọa độ đẹp để chiêm ngưỡng Vịnh Hạ Long.

Giỏ hàng đầu tiên tại phân khu Calvia của Sun Grand City Feria đã nhanh chóng “cháy hàng” chỉ sau khoảng thời gian ngắn. Tại phân khu còn lại mang tên Mallorca, sự quan tâm của giới đầu tư được dành cho các căn biệt thự song lập - dòng sản phẩm mang tính thời thượng, đột phá trong thiết kế.

Từ việc tạo không gian sống vừa rộng rãi, riêng tư cho đại gia đình (3 mặt thoáng, biệt thự với 2 nửa đối xứng hoàn hảo) cho đến khả năng tương thích với những thiết kế nội thất, sân vườn đẳng cấp, biệt thự song lập Mallorca đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe và nhu cầu đa dạng trong nhịp sống hiện đại. 

Với quy hoạch diện tích lô đất từ 180m2 đến 320m2 và diện tích sàn xây dựng vào khoảng 350m2 cho một căn 3 tầng 1 tum, biệt thự Mallorca được đánh giá có tiềm năng sinh lời cao.

{keywords}
Biệt thự song lập Mallorca với không gian rộng rãi, riêng tư phù hợp với đại gia đình đồng thời cũng giúp khách hàng linh hoạt khi kinh doanh, đầu tư (Hình ảnh mang tính minh họa)

Nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư đến gần hơn với cơ hội sở hữu “siêu phẩm” biệt thự này, chủ đầu tư Sun Grand City Feria đang áp dụng gói “quà tặng mùa hè” với ưu đãi hấp dẫn. Theo đó, khách hàng giao dịch thành công biệt thự song lập Mallorca sẽ được tặng ngay gói quà tặng trị giá 150 triệu đồng (áp dụng có điều kiện). Ưu đãi này giúp chia sẻ áp lực tài chính với khách hàng, để bước đầu kinh doanh trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Quà tặng mùa hè không phải là ưu đãi duy nhất dành cho nhà đầu tư Sun Grand City Feria giai đoạn này. Hiện tại, chủ đầu tư dự án đang áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất 0% cho khoản vay lên tới 70% giá trị biệt thự trong 30 tháng và tặng gói dịch vụ quản lý trong vòng 3 năm. Theo tính toán của chủ đầu tư, với số vốn ban đầu chưa tới 1/3 giá trị sản phẩm, khách hàng đã có quyền sở hữu một căn biệt thự song lập tại phân khu Mallorca - phân khu có mật độ xanh, gần hồ nước 1,2ha và 2 công viên Gardenia 1, Gardenia 2.

{keywords}
 Với mỗi căn biệt thự song lập khách hành có thể kinh doanh lưu trú, nhà hàng, café… (Hình ảnh mang tính mình họa)

Lấy cảm hứng từ những địa danh cùng tên thuộc quần đảo Baleares, Tây Ban Nha, 2 phân khu Calvia và Mallorca cũng như toàn bộ khu đô thị Sun Grand City Feria được thiết kế theo phong cách kiến trúc Tây Ban Nha - Địa Trung Hải. Dự kiến, năm 2021, dự án với nét phóng khoáng cùng chất sống lãng mạn của vùng đất này sẽ được tái hiện bên bờ Vịnh Hạ Long.

Theo chủ đầu tư, Sun Grand City Feria đã hoàn thành san lấp mặt bằng và bắt đầu tiến hành triển khai các hạng mục liên quan. Trong đó, tiến độ ép cọc đạt 70%; xây móng cote 0.0 lên tới 85 căn; xây dựng phần thân đạt 10 căn.

Hotline: 0935205858

Website: https://ift.tt/3gbl9mT

Doãn Phong

Samsung bán nhà máy tại Trung Quốc

Bán mảng kinh doanh đang trong trạng thái "thoi thóp", Samsung vẫn thu về khoản tiền lớn.

Theo SamMobile, một số nguồn tin từ Hàn Quốc tiết lộ Samsung đã tìm được đối tác mua lại nhà máy sản xuất màn hình LCD tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây là một nhà máy lớn thuộc bộ phận Samsung Display.

{keywords}
Samsung thu về hơn 1 tỷ USD khi bán lại nhà máy sản xuất màn hình LCD tại Tô Châu, Trung Quốc. Ảnh: Koreaherald.

Bán đi nhà máy tại Tô Châu giúp tập đoàn công nghệ Hàn Quốc thu về 1,08 tỷ USD. Bên mua là China Star Optoelectronics Technology (CSOT), bộ phận kinh doanh màn hình của TCL, một hãng điện tử tiêu dùng Trung Quốc.

Trong đó, CSOT nắm giữ 60% cổ phần sau khi mua lại nhà máy của Samsung, tập đoàn mẹ TCL chiếm 10%. Phần còn lại do thành phố Tô Châu quản lý.

Sự kiện bán nhà máy tại Tô Châu là bước đi tiếp theo trong chiến lược thoái vốn kinh doanh màn hình LCD và chuyển trọng tâm sang OLED của Samsung.

Từ đầu năm 2020, tập đoàn này đã lần lượt giảm bớt hoạt động, đóng một số nhà máy và cửa hàng, sa thải 1.700 công nhân trong đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên tại Trung Quốc. Trước đó, nhà máy sản xuất tại đất nước tỷ dân chiếm đến 27% sản lượng màn hình LCD của Samsung.

Theo SamMobile, với tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay, cộng thêm việc Thế vận hội Tokyo 2020 hoãn lại, dự kiến doanh thu mảng TV sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Do đó, khó kỳ vọng sự khởi sắc của mảng kinh doanh màn hình LCD. Nhà máy tại Tô Châu cũng hoạt động cầm chừng từ đầu năm nay do ảnh hưởng của các đợt bùng phát Covid-19.

Tuy nhiên, thương vụ tỷ USD còn phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi hoàn tất. Samsung Display đang nắm giữ 12,33% cổ phần tại TCL, trị giá 739 triệu USD. Có thể lượng cổ phiếu này được dùng vào một phần thỏa thuận.

(Theo Zing)

Khả năng thu hồi 7.300 tỷ của Hoàng Anh Gia Lai

Đơn vị kiểm toán sau khi soát xét báo cáo tài chính của Hoàng Anh Gia Lai cho rằng còn lại khoảng 7.300 tỷ đồng dư nợ chưa xác định được khả năng thu hồi.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cho biết doanh thu và lỗ sau thuế 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp phố núi lần lượt là 1.471 tỷ và 134 tỷ đồng, không chênh lệch đáng kể so với số liệu trong báo cáo tự lập trước đó.

Tuy nhiên, khoản lợi nhuận của công ty mẹ thay đổi lớn. Trên báo cáo kiểm toán, công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai có lãi 107 tỷ. Trong khi đó, báo cáo tự lập cho hay công ty mẹ lỗ 48 tỷ. Đồng thời, mức lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát từ 84 tỷ cũng tăng lên 241 tỷ đồng sau kiểm toán.

{keywords}

Dù vẫn lỗ hợp nhất, kết quả kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai cải thiện đáng kể so với mức lỗ ròng 706 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Ban lãnh đạo cho biết mức thua lỗ của tập đoàn giảm hơn 570 tỷ nhờ doanh thu từ trái cây, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, tăng 179 tỷ; lãi từ hoạt động tài chính tăng 268 tỷ khi chi phí lãi vay giảm; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 193 tỷ vì chi phí phân bổ lợi thế thương mại giảm; khoản lỗ khác giảm 20 tỷ chủ yếu do chi phí đánh giá các tài sản không hiệu quả và chi phí chuyển đổi vườn vây cọ dầu, cao su sang trồng cây ăn quả giảm.

Bỏ ngỏ khả năng thu hồi 7.300 tỷ

Trong báo cáo tài chính soát xét lần này, đơn vị kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc “không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của số dư nợ tồn đọng 7.298 tỷ đồng” tại thời điểm ngày 30/6. Khoản phải thu của Hoàng Anh Gia Lai bị kiểm toán đặt nghi vấn tăng thêm 1.629 tỷ đồng so với con số 5.669 tỷ vào cuối năm 2019.

Phần lớn khoản phải thu này liên quan đến Công ty Chăn nuôi Gia Lai và Công ty Lê Me, Công ty Gỗ Hoàng Anh Gia Lai. Tổng các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng của Hoàng Anh Gia Lai với các công ty liên quan lên tới 10.800 tỷ.

Trong đó, tổng tài sản thuần của 2 công ty Chăn nuôi Gia Lai và Lê Me cùng bảo lãnh của Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), cần trừ khoản phải trả của các bên liên quan trị giá 3.500 tỷ. Còn lại 7.298 tỷ đồng dư nợ chưa xác định được khả năng thu hồi.

{keywords}

Trong văn bản giải trình do Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai Võ Trường Sơn ký, tập đoàn của bầu Đức đánh giá tiềm năng tạo ra dòng tiền từ các vườn cây của những công ty trên rất lớn.

Vì vậy, Hoàng Anh Gia Lai tin tưởng tài sản của những công ty đang tồn đọng nợ đủ khả năng tạo giá trị, dòng tiền, qua đó đảm bảo khả năng trả nợ cho tập đoàn. Doanh nghiệp phố núi cho rằng những số liệu định giá chỉ mang tính thời điểm với mục đích tham khảo nhiều hơn giá trị giao dịch.

Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn gần 1.400 tỷ

Ngoài vấn đề ngoại trừ, kiểm toán viên cũng tiếp tục nhấn mạnh khoản nợ ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai hiện cao hơn 1.372 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn. Vấn đề mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp phố núi đã được đơn vị kiểm toán nêu trước đây.

Điều này cùng thực tế Hoàng Anh Gia Lai vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu, chủ yếu liên quan việc không đảm bảo tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng, dẫn đến ý kiến “cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn” trong báo cáo kiểm toán.

Giải trình vấn đề này, lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho biết doanh thu từ bán trái cây tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và chuối là sản phẩm đem lại nguồn tiền chính trong ngắn hạn với thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, sản lượng thu hoạch cao, giá bán ổn định. Tập đoàn đang chủ trương tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng chuối. Song song đó, các loại cây có giá trị kinh tế cao như mít, xoài, bơ, sầu riêng cũng đến tuổi thu hoạch sẽ đem lại nguồn thu lớn.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bầu Đức cũng tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính và làm việc với các bên cho vay để thực hiện các biện pháp giãn nợ, giảm lãi suất. Do đó, tập đoàn xét đoán có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường và việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục là hợp lý.

(Theo Zing)

Cây sanh 28 tỷ đồng từ ngọn cây tưởng bỏ đi

Được cắt ra từ một cây sanh tưởng chừng như bỏ đi, nhưng sau 10 năm kiên trì tạo tác, nghệ nhân Dương Văn Mười (Hà Nội) đã thổi hồn, “biến” ngọn cây thành tác phẩm chuyển nhượng cao nhất Việt Nam.

Kiệt tác “Tiên lão giáng trần”

Trong đợt về xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội), chúng tôi được gặp gỡ những nghệ cây cảnh làm ra những tác phẩm nổi tiếng trong làng cây Việt. Gây tiếng vang lớn, làm “rung chuyển” làng cây bởi những giao dịch lên đến tiền tỷ trong thời gian ngắn.

Nổi bật nhất là cuộc giao dịch tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” với giá 16 tỷ đồng giữa anh Dương Văn Mười và anh Nguyễn Văn Chí. Sau vài tháng, anh Chí chuyện nhượng cho anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ) với giá 28 tỷ đồng. 

{keywords}
Gốc của cây “Tiên lão giáng trần” có tên “Thiên địa nhân hội tụ”. Hiện phần gốc do anh Mai Văn Tám sở hữu

Anh Mai Văn Tám, xã Hồng Vân - ngưởi sở hữu gốc cây của cây 28 tỷ đồng đã giới thiệu về nguôn gốc, thời điểm cắt ngọn cho anh Dương Văn Mười đem về nhà tạo tác qua bài “Ngọn cây 28 tỷ đồng, vậy gốc cây giá bao nhiêu” mà chúng tôi đã đăng

Chúng tôi được anh Tám giới thiệu vào nhà anh Dương Văn Mười, người làm ra tác phẩm gây chấn động làng cây. Khi gặp mặt, điều gây ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là một người đàn ông trung tuổi, ăn mặc giản dị, chất phác đúng chất của một người nông dân thực thụ.

{keywords}
Anh Dương Văn Mười (người đứng bên trong), thời điểm cây chưa chuyển nhượng cho anh Nguyễn Văn Chí

Anh Mười say sưa kể về những tháng năm tạo tác cây cảnh, đặc biệt nhất anh vẫn kể nhiều nhất về tác phẩm “Tiên lão giáng trần” dù trong còn hiện diện trong vườn cây.

Đứng bên những cây sanh cổ thụ trong vườn, anh Mười nói về tác phẩm anh đã giành tâm huyết nhất: “Đó thực sự là một tác phẩm để đời, có lẽ trong đời làm cây khó có thể tạo tác được một cây thứ hai. Trong ngày chuyển nhượng cây cho anh Chí tôi đã bật khóc, đến tận bây giờ hình ảnh, dáng cây vẫn in đậm tron tâm trí. Nuối tiếc rất nhiều nhưng vì hoàn cảnh đành bán”

Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch Hội sinh vật cảnh huyện Thường Tín - cho biết: “Trong những năm tháng tạo tác cây, rất nhiều thời điểm khó khăn, tưởng chừng khó giữ lại được tác phẩm quý. Có những cái Tết trong nhà anh Mười không còn một đồng nào, phải đi vay tạm anh em, bạn bè lấy tiền tiêu Tết. Anh Mười thực sự rất yêu tác phẩm mới giữ được khi cây hoàn thiện mới bán”.

{keywords}
Tác phẩm sanh cổ nằm tại vườn nhà anh Nguyễn Văn Chí, hàng ngày có rất nhiều nghệ nhân, người yêu cây đến ngắm, chiêm ngưỡng, chụp ảnh
{keywords}
Được biết cây cao gần 2m, đường kính bệ rễ gần 1,5m. Cây có tuổi đời khoảng 300 năm, có nguồn gốc từ Ninh Bình

Nói về “đứa con” đã bán đi, anh Mười vẫn không giấu được xúc động, nhớ nhung: “10 năn gắn bó với cây, từ ngày cây được cắt ra từ một ngọn cây sanh cổ, mất nhiều đêm suy nghĩ lên ý tưởng. Sau đó bắt tay vào tạo tác, hàng ngày giành mọi tâm sức để có một tác phẩm để đời, những lúc đi xa rất nhớ cây, khi về nhìn thấy cây mọi mệt nhọc tan biết hết”.

Cuộc giao dịch “chấn động” làng cây

Khi được hỏi, anh bán cây với giá 16 tỷ đồng, sau vài tháng cây lên giá 28 tỷ đồng anh có hối tiếc, anh Mười chia sẻ, thực sự từ ngày đầu bán cây tôi đã không kìm nén được cảm xúc, đến bây giờ không ngày nào nhớ nhưng cây nhưng vì hoàn cảnh.

“Hiện tại tôi có hối tiếc những rất tự hào, vinh dự vì mình đã tạo ra được một tác phẩm để đời, được anh em, bạn bè trong giới chơi cây biết đến với niềm cảm phục” - anh Mười tâm sự. 

{keywords}
{keywords}
Hình ảnh “rước cụ” về nhà anh Phan Văn Toàn tại TP Việt Trì (Phú Thọ), có rất nhiều người đến chia vui, chúc mừng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Chí - người mua cây tác phẩm “Tiên lão giáng trần” của anh Mười với giá 16 tỷ đồng - chia sẻ: “Thực sự, để bỏ ra với một số tiền lớn như vậy mua một cây sanh rất khó khăn, nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng phải bán một số bất động sản, vay tiền để mua vì đây là tác phẩm rất quý, nó xứng đáng với số tiền đó”.

Cũng theo anh Chí, khi mua cây về để chơi chứ không bao giờ có ý định bán: “Ngày đưa tác phẩm về vườn tôi rất vui, vì mình đã sở hữu được một “báu vật”. Hằng ngày, có rất nhiều anh em trong giới đến chơi, ngắm cây. Mình phải yêu cây thì cây mới phù cho mình, ngắm mãi không thể dời”.

{keywords}
Tác phẩm sanh cổ nằm tại vườn nhà anh Nguyễn Văn Chí, hàng ngày có rất nhiều nghệ nhân, người yêu cây đến ngắm, chiêm ngưỡng, chụp ảnh

Được biết, trong ngày anh Phan Văn Toàn đến hỏi mua, anh Chí vẫn chưa có ý định bán nhưng anh Toàn rất quyết tâm vì tình yêu cây cảnh cũng như vì làng cây Việt nên anh Chí đã nhượng lại cho anh Toàn với giá 28 tỷ đồng. Cuộc giao dịch làm “chấn động” làng cây bởi từ trước đến nay chưa có một cuộc giao dịch nào lớn như vậy

Trong ngày đến mua cây, anh Toàn cứ quanh quẩn đứng ngắm, ánh mắt hiện lên niềm vui sướng. Ngày “rước cụ” về đất Tổ (TP. Việt Trì, Phú Thọ) rất rầm rộ, khi xe đưa cây về tới đầu TP Việt Trì có cả một đoàn xe ra đón, ai cũng hân hoan chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc lịch sử,  không bao giờ quên trong giới chơi cây cảnh Việt.

(Theo Dân Trí)

Công ty sản xuất pate Minh Chay

Hiện công ty sản xuất pate Minh Chay đã gửi SMS xin lỗi khách hàng, đồng thời thông báo thu hồi sản phẩm cùng với khuyến cáo dừng ăn ngay lập tức.

Ngày 29/8, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn cấp về sản phẩm Pate Minh Chay có chứa độc tố, độc lực cực mạnh. Theo đó, trong thời gian từ ngày 13/7 đến 18/8, đã xuất hiện 9 ca bệnh có triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở từ một số tỉnh, thành phố trên cả nước khi sử dụng sản phẩm này.

Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới.

Liên quan đến sự việc này, chiều cùng ngày, đơn vị kinh doanh sản phẩm pate Minh Chay đã phát thông báo trên trang web minhchay.com về việc thu hồi sản phẩm, đồng thời khuyến cáo khách hàng mua sản phẩm pate có ngày sản xuất từ 1/7 đến 28/8 thì phải "dừng ăn ngay lập tức".

{keywords}
Thông báo hiển thị trên trang web chính thức của Pate Minh Chay. Ảnh chụp màn hình.

Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 5/1/2018 và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/5/2018, có địa chỉ tại số nhà 53, tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội do bà Nguyễn Thị Thùy Trang là chủ sở hữu. Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến thực phẩm chay, rang và đóng gói muối vừng các loại.

Doanh nghiệp này sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng (website của công ty là: pate.1001monchay.com; minhchay.com) với các sản phẩm như pate Minh Chay, pate nấm hầu thủ, ruốc nấm Heri vị hảo hạng, muối vừng bát bảo đặc biệt, ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, giò lụa lúa mì, ruốc nấm cháy tỏi. Mức giá dao động từ 60.000 đồng đến 200.000 đồng tùy sản phẩm.

Ngoài ra, công ty này còn mở một nhà hàng Minh Chay Vegan Restaurant tại địa chỉ 30 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyên kinh doanh món ăn chay. Hiện các sản phẩm của Minh Chay được rất nhiều khách hàng sử dụng, đặc biệt là những người ăn chay.

Sau sự việc trên, đại diện Minh Chay cho biết hiện công ty đang chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng mới có phương án xử lý. Hiện đại diện Minh Chay đã gửi SMS thu hồi sản phẩm và xin lỗi khách hàng đã từng mua sản phẩm.

Tuy nhiên, khi được hỏi về cách xử lý của doanh nghiệp đối với những người tiêu dùng bị hại vì sử dụng sản phẩm pate Minh Chay cũng như thông tin về số lượng sản phẩm đã thu hồi thời điểm kể trên, đại diện từ chối trả lời.

"Nếu thật sự sản phẩm pate Minh Chay có vấn đề thì đơn vị sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường cũng như thu hồi sản phẩm", vị đại diện này khẳng định.

Trước đó, vào tối cùng ngày, trên trang chủ của nhà hàng Minh Chay cũng đã đăng tải thông báo về sự việc tới khách hàng, kèm lời xin lỗi.

Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng tạm thời không mua và sử dụng các sản phẩm của công ty này. Người đã sử dụng các loại sản phẩm này nếu có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

(Theo Zing)

Trung Quốc thu mua quặng sắt, Australia gặp khó nền kinh tế hai tốc độ

Gần đây, việc Trung Quốc tăng mua quặng sắt với số lượng lớn đã đặt ra thách thức lớn cho chính phủ Australia về một viễn cảnh không xa “một nền kinh tế hai tốc độ”.

Cụ thể, thời gian vừa qua, Trung Quốc tăng mua quặng sắt đã giúp vực dậy nền kinh tế của vùng phía Tây Australi giàu tài nguyên, trong khi các bang phía Đông vẫn chật vật với đại dịch Covid-19 và đóng cửa biên giới.

{keywords}
Tàu chờ quặng sắt tại cảng Hedland thuộc bang Western Australia. Ảnh: Reuters

Sự khác biệt được tạo ra bởi nhu cầu từ Trung Quốc - quốc gia đầu tiên tăng trưởng trở lại sau đại dịch. Khi hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc hồi sinh, số quặng sắt xuất khẩu từ cảng Hedland thuộc bang Western Australia cũng lên kỷ lục.

Hiện tại, quặng sắt giao dịch với giá hơn 100 USD một tấn. Giá vàng cũng đang ở gần mức kỷ lục.

Vì vậy, các hãng khai mỏ ở thủ phủ Perth của Western Australia- nơi khai mỏ chủ chốt tại nước này đã phải tăng tốc đầu tư để thay thế nhà xưởng, máy móc, thiết bị và mỏ tài nguyên đang già cỗi. BHP Group và Fortescue Metals Group đang đầu tư hơn 3 tỷ USD cho hoạt động này.

Trong khi đó, trái ngược với cảnh nhộn nhịp tấp nập trên, cách 3.300 km về phía Đông – vùng ngoại ô ven biển của Sydney, rất nhiều người dân nơi đây đang phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn, đặc biệt là với nhân viên môi giới bất động sản Hannan Bouskila.

Theo ông Hannan, đợt phong tỏa tháng 4 “rất khắc nghiệt” với thị trường bất động sản. Việc đại dịch tái bùng phát tại bang Victoria càng khiến mọi người e ngại. Niềm tin tiêu dùng tại New South Wales - bang đông dân nhất nước này - đã lao dốc trong tháng 7.

Đối với Thống đốc Ngân hàng dự trữ Australia (RBA)- ông Philip Lowe thì sự khác biệt này quả thực là một thách thức lớn đối với ông, khi đại dịch Covid-19 đã tạo ra những ảnh hưởng tồi tệ như tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng và nền kinh tế rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm.

{keywords}
Ngân hàng dự trữ Australia. Ảnh: Bloomberg

Vào hồi tháng 3 vừa qua, cơ quan này đã hạ lãi suất tham chiếu xuống thấp kỷ lục 0,25% và được kỳ vọng duy trì mức này để hỗ trợ nền kinh tế. Số liệu GDP quý II của nước này dự kiến công bố trong vài ngày tới. Các nhà kinh tế học dự báo mức giảm là 6% so với quý I.

“Sự khác biệt giữa các bang hiện lớn hơn bình thường rất nhiều, do tốc độ mở cửa nền kinh tế khác nhau”, Stephen Walters - kinh tế trưởng tại Sở tài chính New South Wales giải thích, “Đây là vấn đề cố hữu với RBA”.

{keywords}
Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết trong một thông cáo đi kèm với quyết định cắt lãi suất này, nói rằng cần phải làm nhiều việc hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: Getty

Dù vậy, Walters cho rằng các chính sách phi truyền thống của ngân hàng trung ương đã giúp họ giải quyết tình trạng tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các vùng trong cả nước. “Họ khá thận trọng khi chọn loại trái phiếu để mua. Vì thế, họ có thể thực sự tác động đến kinh tế các địa phương”, ông nhận xét.

Đồng đôla Australia đã tăng 28% kể từ ngày 19/3, khi RBA hạ lãi suất và đặt mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm là 0,25%. Hiện tại, mỗi đôla Australia đổi được 0,74 USD. Westpac Banking dự báo tỷ giá này cuối năm sau là 0,8 USD.

Sức tăng của đồng tiền này “một phần liên quan đến sự hồi phục mạnh của kinh tế Trung Quốc và có thể kéo dài ít nhất 2 năm”, Bill Evans - kinh tế trưởng tại Westpac nhận định. Ông dự báo thặng dư tài khoản vãng lai của nước này sẽ lên 33,6 tỷ USD năm nay, càng hỗ trợ thêm cho nội tệ.

(Theo Bloomberg / Dân Trí)

Kinh doanh thực phẩm chay nở rộ

Trước nhu cầu ăn chay đông đảo của người dân, nhiều nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm và phát triển nở rộ.

Cứ mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, chị Thanh Quỳnh, nhân viên văn phòng ở Hà Nội lại tìm đến một nhà hàng chuyên chay trên đường Xã Đàn. Theo chị, ăn chay vào những ngày này sẽ giúp tâm hồn thanh thản, tránh sát sinh, giúp thân tâm lạc, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. 

Để tránh quán đông khách, chị thường gọi điện đặt bàn, đặt chỗ trước. Giá cho mỗi suất ăn buffet là 130.000 đồng dành cho người lớn và 60.000 đồng dành cho trẻ em. Nếu gọi đặt tiệc cỗ tại nhà sẽ có giá 800.000 - 1.500.000 đồng/mâm.

"Không chỉ tôi mà nhiều bạn bè tôi cũng chọn ăn chay vào ngày rằm, mùng 1. Mỗi buổi thế này, chúng tôi sẽ chi ra khoảng 200.000 đồng/người để mua đồ ăn chay, tính ra còn đắt hơn đồ ăn thường" - chị nói.

Theo chị Quỳnh, đồ ăn chay hiện nay được làm khá công phu, tỉ mỉ. Đơn cử như món cá, gà, nem, sườn xào tuy chỉ bằng đậu phụ nhưng trông giống y như thật. Nếu nhìn sơ qua bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt.

{keywords}
Những mâm cỗ chay có giá lên tới tiền triệu với đủ món ăn đa dạng

Còn theo chị Thúy Nga, chủ một quán chay ở Hà Nội, nhiều gia đình hiện nay có xu hướng cúng giỗ, ăn chay vào những ngày đặc biệt như mùng 1, mùng 2, ngày rằm. Như quán nhà chị, trước chỉ bán đồ chay sẵn cho khách về tự nấu nay kiêm luôn khoản nhận đặt cỗ thuê. 

Chỉ tính riêng rằm tháng 7, nhà chị Nga nhận làm hơn 300 mâm cỗ chay cho khách. Giá cho mỗi mâm cỗ chay từ 7 - 15 món sẽ dao động 500.000 - 2.000.000 đồng.

Để đảm bảo đúng hẹn, chị Nga phải thuê thêm 3 shipper thời vụ, nhận nhiệm vụ giao đồ tới cho khách. Đồng thời, chị cũng phải tăng thêm nhân viên làm bếp, chốt đơn, dọn dẹp trong những ngày tất bật.

"Càng về những ngày cuối, số đơn sẽ tăng lên gấp 2 - 3 lần nên không chuẩn bị kỹ là sập ngay. Như để có đủ nguồn cung, tôi phải làm việc với bên thực phẩm trước đó cả tháng. Nhân sự thiếu chỗ nào cũng phải thuê ngay, tránh trường hợp nước tới chân mới nhảy" - chị này nói.

{keywords}
Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua thực phẩm chay trên các chợ online, sàn thương mại điện tử

Tương tự, anh Nguyễn Chung, chủ một cửa hàng chuyên bán đồ chay ở Hà Nội nhận định, thị trường cho thực phẩm chay hiện khá sôi động. Nhiều nhà hàng, quán ăn từ bình dân cho đến cao cấp mọc lên như nấm để phục vụ đông đảo người ăn chay.

"Tuy nhiên, không phải nhà hàng, quán ăn nào mọc lên cũng thành công bởi làm thực phẩm chay phải cực kỳ am hiểu về phong tục, văn hóa. Không những thế, việc chế tạo, kết hợp món ăn cũng vô cùng phức tạp, không thể ào ào được" - anh cho hay.

Ngoài ra, anh Chung còn cảnh báo, hiện nay, trên thị trường nhiều loại thực phẩm chay không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng được bày bán tràn lan gây nguy hại tới người tiêu dùng.

(Theo Dân Trí)

Rằm tháng 7, hoa hoàng lan giá 1,5 triệu đồng/kg vẫn được lùng mua

Những bông hoa hoàng lan giá dao động 600.000-1.500.000 đồng/kg được người dân Hà Thành xếp hàng đặt mua về cúng Rằm tháng 7. Một số cửa hàng quá tải còn từ chối khách vì quá tải.

Hoàng lan vốn là một loài hoa có hương thơm thanh tao, ngọt ngào, thường được người xưa chọn để dâng lễ thờ cúng vào những dịp đặc biệt hay để ướp hương trong phòng cho thơm. Những năm gần đây, loài hoa có màu vàng, thơm quyến rũ này ngày càng đắt đỏ, được nhiều người lùng mua, đặc biệt là ở Hà Nội.

Thời điểm này, hoa hoàng lan bắt đầu nở rộ. Trên thị trường, loại hoa này đang là mặt hàng cực kỳ đắt khách dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Song, để mua được, người dân Hà Nội phải chi từ 600.000-1,5 triệu đồng/kg tùy số lượng và thời điểm.

Thông thường, khách mua hoa hoàng lan chỉ mua vài lạng để chơi, ướp trà, để trong phòng hay ban thờ cho thơm, song cũng có người gom mua chung cả cân để đi lễ. Nhiều nơi phải từ chối bớt khách vì quá tải.

{keywords}
Hoa hoàng lan được nhiều người ở Hà Nội lùng mua về cúng Rằm tháng 7 

Cầm trên tay một giỏ hoa hoàng lan đặt mua từ hai hôm trước, chị Vũ Minh Thu ở Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), chia sẻ: “Tôi thích chơi các loại hoa truyền thống, đặc biệt là hoa hoàng lan vì nó có hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng gợi nhớ đến kí ức quê nhà”. Đó là lý do cứ mỗi độ chớm thu, chị lại mua về để trong nhà cho thơm và để dành đi lễ chùa.

Theo chị Thu, Rằm tháng 7 năm nào nhà chị cũng làm cỗ chay và đi lễ chùa nên chị rất thích đặt những giỏ hoa quả thơm về cúng, trong đó không thể thiếu hoa hoàng lan. Tuy vậy, chị chỉ dám mua 3 lạng, bởi hoa này có giá khá đắt đỏ, lên đến 1 triệu đồng/kg.

“Những tháng khác, vào ngày tuần tôi đặt mua khá dễ, nhưng vào dịp Rằm tháng 7 mọi người mua cúng lễ nhiều nên việc tìm mua loại hoa này tương đối khó. Tôi phải hỏi đến hàng thứ 3, còn phải đặt trước mới có”, chị Thu nói.

Trên “chợ online”, những mẹt hoa hoàng lan đang là mặt hàng cực kỳ đắt khách dịp lễ này. Theo đó, loại mẹt gồm 1 lạng hoa, đường kính 15cm có giá 100.000-120.000 đồng/mẹt được nhiều người ưa chuộng hơn cả.

Các đầu mối bán hoa hoàng lan cho biết, những ngày gần đây, hoa hoàng lan liên tục cháy hàng, khách phải đặt trước 2-3 ngày may ra mới có.

{keywords}
Dịp này giá hoa hoàng lan lên tới 1 triệu đồng/kg vẫn khó mua

“Suốt từ đầu tháng đến nay, hôm nào tôi cũng phải báo hết hoa hoàng lan từ sớm. Giờ loại hoa này ít nơi trồng nên mỗi ngày tôi chỉ có được 1-2kg hoa gom của người dân đi hái dưới quê, chứ không có nhiều”, chị Trần Thu Phương bán hoa ở Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) nói. Phần lớn khách mua 2-3 lạng, người mua nhiều thì khoảng 5 lạng. Từ mùng 10 tháng 7 âm lịch, chị đã từ chối nhận đơn hàng vì quá tải.

Chị Phương cho biết, trước đây, hoa hoàng lan thường mọc ở khu vực đồi núi, trong những cánh rừng sâu hay được trồng ở các vùng quê nhưng hoa cũng không có nhiều. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, nhu cầu mua hoàng lan rất cao thành ra chị phải gom mua tương đối vất vả mới có hàng bán, giá mỗi năm cũng một tăng.

“Dịp này đang rộ mua hoa nên giá đã giảm xuống còn 1 triệu đồng/kg. Cách đây 2 tuần tôi bán 1,5 triệu đồng/kg hoàng lan mà khách vẫn phải tranh nhau, hàng không đủ bán”, chị nói.

Chị Lê Thị Tuyến - một đầu mối chuyên bán hoa ở Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), cho hay, năm nào chị cũng bán hoa hoàng lan để phục vụ mọi người làm lễ mùng một và ngày Rằm. Tuy vậy, loại hoa truyền thống này lúc nào cũng trong tình trạng nhập về không đủ bán, bởi ngày càng hiếm.

Thời điểm giao mùa chuẩn bị sang thu cũng là lúc hoa hoàng lan bắt đầu tỏa hương. Hoa khi nở như những ngón tay xòe thuôn mềm mại của Phật, cánh hoa chín ngả dần sang màu vàng, có hương thơm ngọt ngào tinh khiết rất dễ chịu. Nhờ đó, hoàng lan thường được các bà, các mẹ mua đi lễ hay để ướp trà, cắm trong phòng cho thơm.

“Mỗi ngày tôi chỉ gom được 3kg. Hoa bán lẻ có giá 100.000 đồng/lạng được khoảng 40-50 bông.Hoa thường về buổi sáng chỉ đến tầm trưa là giao hết sạch”, chị cho hay.

Theo chị Tuyến, hoa hoàng lan có thể để được 2-3 ngày. Tùy theo yêu cầu của khách, chị còn bán những mẹt hoa gồm nhiều loại khác nhau như: hoa hoàng lan, hoa nhài, hoa ngọc lan, hoa móng rồng,... với giá dao động 150.000-300.000 đồng/mẹt tùy loại.

Nhật Thanh

Trung Quốc thiếu hụt nông sản, Việt Nam tăng tốc sản xuất chờ thu 36.000 tỷ

Trung Quốc bị lũ lụt, nguy cơ thiếu hụt nông sản. Tận dụng thời cơ, các tỉnh miền Bắc nước ta có thể tăng diện tích sản xuất rau màu vụ đông để xuất sang Trung Quốc. Làm tốt doanh thu lên tới 36.000 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sản xuất vụ đông năm nay ở các tỉnh miền Bắc nước ta có nhiều thuận lợi. Nhiều địa phương coi vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm. Trong khi đó, lúa vụ mùa 2020 tại các tỉnh phía Bắc thu hoạch sớm hơn 5-7 ngày so với trung bình nhiều năm là điều kiện thuận lợi để giải phóng đất làm cây vụ đông.

Đặc biệt, gần đây Trung Quốc đang bị lũ lụt nặng cùng dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diện tích đất nông nghiệp cũng như cây trồng bị hại lớn, chưa thể khắc phục kịp khả năng sản xuất. Do đó, nhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc sẽ tăng cao và đây là cơ hội tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản vụ đông đặc biệt là nhóm rau, củ của Việt Nam.

{keywords}
Bộ NN-PTNT tính toán vụ đông miền Bắc có thể tăng diện tích sản xuất lên 450.000ha

Với những lợi thế trên, vụ đông năm 2020, Bộ NN-PTNT đặt ra mục tiêu diện tích canh tác đạt khoảng 430.000-450.000ha, tăng khoảng 10-20% so với vụ đông năm 2019. Sản lượng phấn đấu đạt 4,6-4,9 triệu tấn. Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34.000-36.000 tỷ đồng, trung bình đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.

Trong đó, nhóm cây ưa ấm gồm ngô, khoai lang, đậu tương, lạc, rau,... chiếm tỷ lệ khoảng 55%; nhóm cây ưa lạnh như khoai tây, rau đậu chiếm khoảng 45%.

Tại Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 ở các tỉnh phía Bắc vào sáng 31/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, năm 2020, ngành nông nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh đó, toàn ngành nông nghiệp và các địa phương, bà con nông dân đã vượt qua thách thức.

Đến nay nước ta đã căn bản giành thắng lợi các mục tiêu lớn về an ninh lương thực. Tất cả các vùng, các vụ lúa trên cả nước đều đã vượt qua khó khăn về thiên tai để giành thắng lợi lớn, được mùa, được giá so với năm 2019, ông Cường cho hay.

{keywords}
Dự kiến doanh thu từ cây trồng vụ đông ở các tỉnh phía Bắc đạt 34.000-36.000 tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, 31 tỉnh ở miền Bắc được thiên nhiên ưu đãi có mùa đông lạnh. Đây là lợi thế làm cây vụ đông nên phải tập trung đẩy mạnh sản xuất.

“Vụ đông thời gian sản xuất ngắn nhưng giá trị kinh tế đem lại cao, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh,... Nếu tổ chức sản xuất tốt thì có thể thu tới 200-300 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần so với sản xuất lúa", Bộ trưởng Cường nói.

Mưa lũ diễn ra nghiêm trọng ở khắp 27 tỉnh/thành tại Trung Quốc, khiến sản xuất rau màu của nước này bị thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng, khó có thể phục hồi kịp.

Vì thế, người đứng đầu ngành nông nghiệp nhận định, đây sẽ là thời cơ để các sản phẩm cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc của nước ta đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa bởi ít chịu cạnh tranh của các sản phẩm cùng chủng loại nhập khẩu từ Trung Quốc; đồng thời, có thêm cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế sang thị trường Trung Quốc.

Song, ông đề nghị các địa phương chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng... theo kế hoạch tổ chức sản xuất, tiêu thụ bài bản, chặt chẽ. Các doanh nghiệp cố gắng sát cánh cùng bà con trong tiêu thụ nông sản. Nếu các địa phương thi nhau trồng một loại cây vụ đông, không tính toán đến việc tiêu thụ, chế biến thì lại có nguy cơ dư thừa, rớt giá.

T.An

Giá vàng hôm nay 1/9: Tăng vọt ngay đầu tháng

Giá vàng hôm nay 1/9 trên thị trường thế giới tăng mạnh trong bối cảnh đồng USD sụt giảm và sức cầu bắt đáy đối với mặt hàng kim loại quý tăng nhanh.

Đêm 31/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.972 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.979 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 31/8 cao hơn khoảng 30,0% (451 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 1,3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều 31/8.

Vàng thế giới tăng mạnh trong bối cảnh đồng USD sụt giảm và sức cầu bắt đáy đối với mặt hàng kim loại quý tăng nhanh.

Đồng USD quay đầu giảm nhanh sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố sự thay đổi lịch sử trong các mục tiêu chính sách. Fed chuyển sang chế độ quản lý lạm phát theo số liệu trung bình và không thực hiện việc nâng lãi suất trước để ngăn ngừa lạm phát  có thể tăng cao trong tương lai.

Chính sách mới được xem là sẽ tốt đối với vàng, một mặt hàng thường được mua vào để phòng ngừa lạm phát.

{keywords}
Giá vàng hôm nay: tăng mạnh.

Vàng tăng giá còn do giới đầu tư kỳ vọng Mỹ cũng như nhiều nước phát triển sẽ duy trì chính sách lãi suất thấp trong một thời gian dài sau khi Fed công bố định hướng chính sách tiền tệ mới.

Đồng USD giảm đã kéo giá vàng đi lên. Đồng bạc xanh chịu áp lực khá lớn sau quyết định của Fed cũng như sự hồi phục mạnh mẽ của đồng Nhân dân tệ và đồng euro của Liên minh châu Âu.

Số liệu vừa công bố cho thấy, Trung Quốc ghi nhận chỉ số quản trị mua hàng chính thức (PMI) tăng từ mức 54,1 điểm trong tháng 7 lên mức 54,5 điểm trong tháng 8. Trong khi đó, đồng euro tăng mạnh nhờ nhận định từ Goldman Sachs.

Khảo sát trên Kitco cho thấy, 80% chuyên gia dự đoán giá vàng tăng trong tuần này, không ai dự đoán giá giảm và 20% dự đoán thị trường sẽ đi ngang.

Trước đó, nhiều dự báo cho rằng, vàng có thể lên mức 2.000-3.000 USD/ounce trong vòng 1 tháng tới.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 31/8 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm hơn 1 triệu đồng đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên áp cuối tuần trước.

Kết thúc phiên giao dịch 31/8, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,20 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,42 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9, USD giảm nhanh, euro tăng vọt

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường thế giới giảm nhanh, trong khi đồng euro và Nhân dân tệ tăng mạnh.

Đầu phiên giao dịch 31/8 trên thị trường Mỹ (đêm 31/8 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,14 điểm.

Đồng USD trên thị trường quốc tế giảm nhanh, trong khi đồng euro của Liên minh châu Âu (EU) và Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng mạnh.

Đồng USD giảm nhanh sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố sự thay đổi lịch sử trong các mục tiêu chính sách. Fed chuyển sang chế độ quản lý lạm phát theo số liệu trung bình và không thực hiện việc nâng lãi suất trước để ngăn ngừa lạm phát có thể tăng cao trong tương lai.

Chính sách mới của Fed được dự báo sẽ tạo ra một kỷ nguyên bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ.

Đồng bạc xanh chịu áp lực lớn sau quyết định của Fed cũng như sự hồi phục mạnh mẽ của đồng Nhân dân tệ và đồng euro của Liên minh châu Âu.

Đồng Nhân dân tệ tăng vọt lên mức cao nhất trong 15 tháng sau khi Trung Quốc ghi nhận chỉ số quản trị mua hàng chính thức (PMI) tăng từ mức 54,1 điểm trong tháng 7 lên mức 54,5 điểm trong tháng 8.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD giảm sâu.

Trong khi đó, đồng euro tăng mạnh nhờ nhận định từ Goldman Sachs. Tổ chức này mới đây nhận định cặp EUR/USD sẽ chạm 1,25 trong vòng 12 tháng tới.

Tuy nhiên, đà giảm giá của USD chậm lại bởi sự suy yếu của đồng yen Nhật sau khi thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga có ý định tranh cử và được cho là sẽ mở rộng các chương trình kích thích tài chính và tiền tệ đã được triển khai dưới thời Abe.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 31/8, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD.

Tới cuối phiên 31/8, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.052 đồng/USD và 23.232 đồng/USD. BIDV: 23.085 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. ACB: 23.100 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 31/8, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.163 đồng (mua) và 28.263 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.445 đồng (mua) và 31.399 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 214,6 đồng (mua vào) và 222,7 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.342 đồng và bán ra ở mức 3.447 đồng.

V. Minh

Thời trà đá, đánh giày quét QR code

Từ cửa hàng bánh mỳ tới quán trà đá, đánh giày đều có thể sử dụng QR code để thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt đang nở rộ tại Việt Nam.

Cuộc đua thanh toán điện tử

Chỉ cần quét mã để thanh toán không còn xa lạ với người tiêu dùng tại các thành phố lớn, từ các quán cà phê tới tạp hoá, thậm chí là trà đá, đánh giày vỉa hè, xe ôm. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng thanh toán phi tiền mặt đang có tốc độ phát triển vượt bậc. Ở các khu vực nông thôn, người nông dân cũng đang tiếp cận dần với kênh bán hàng và thanh toán online.

Theo thống kê của VISA, lượng thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã tăng 500% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước - cho biết, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 đơn vị thực hiện qua điện thoại di động.

{keywords}
Tiết kiệm hàng triệu đồng nhờ thanh toán không tiền mặt

Trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng giao dịch qua kênh Internet là hơn 200 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng (tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt hơn 472 triệu giao dịch, giá trị khoảng 4,9 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 178% và 177% so cùng kỳ năm 2019).

Đến cuối tháng 6/2020, số lượng thẻ lưu hành đạt mức 106 triệu thẻ (tăng khoảng 14,5% so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt trên 171 triệu giao dịch với giá trị đạt khoảng 399 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 20,9% và 9,1% so với cùng kỳ năm 2019).

Bên cạnh thẻ, giải pháp thanh toán qua mã QR Code được quan tâm đẩy mạnh như một lựa chọn thanh toán linh hoạt, triển khai nhanh, chi phí hợp lý, hướng tới các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ. Hiện có khoảng 30 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, toàn thị trường có hơn 70.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho rằng: “Covid-19 đang bước vào giai đoạn thứ hai, chúng ta cũng chưa biết bao giờ có thể khống chế dịch bệnh này, do đó, không có cách nào khác là phải thay đổi nhanh hơn, chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho kinh doanh bền vững trong bối cảnh sẽ phải sống chung với đại dịch”.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho biết, đây cũng là cơ hội để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chuyển đổi mô hình kinh tế số, thay vì thủ công như trước.

Chỗ thừa chỗ thiếu

Sự phát triển mạnh của các công cụ thanh toán phi tiền mặt tập trung tại các thành phố lớn khiến cho nguồn lực bị dư thừa, trong khi đó nhiều khu vực vẫn còn thiếu. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, các tổ chức tài chính đều xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán, vừa gây lãng phí, vừa không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng.

Theo ông ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn Phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đang quá nhiều, nhưng lại không đồng bộ với nhau dẫn tới lãng phí trong việc mở rộng thị trường và bối rối cho người sử dụng lựa chọn kênh thanh toán. Do đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nên tích hợp đồng bộ với nhau để tiết kiệm nguồn lực phủ thị trường về dịch vụ.

{keywords}
Ví điện tử đua nhau nở rộ 

Về “vùng trũng” trong giải quyết vấn đề thanh toán ở thị trường nông thôn, ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch LienVietPostBank, chia sẻ, thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá nhanh, song còn nhiều việc phải làm từ hạ tầng kỹ thuật, quản lý, hệ thống an toàn, quan trọng nhất vẫn là thói quen của người tiêu dùng.

Người Việt có thói quen thanh toán tiền mặt, vì họ chưa có niềm tin vào phương thức thanh toán này. Đơn vị này có hệ thống bưu điện offline khá lớn để người dân nhận diện, có niềm tin, qua đó đẩy mạnh triển khai hệ thống thanh toán online.

Trả lời cho câu hỏi làm thế nào hỗ trợ giảm phí thanh toán cho người tiêu dùng, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, theo bà Nguyễn Thị Hải Bình, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, một số quốc gia đã có chính sách hỗ trợ các ngân hàng, các doanh nghiệp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Chẳng hạn, chính sách chiết khấu một mức nào đó cho các hóa đơn khi thanh toán bằng ví điện tử, mức chiếu khấu này được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Một trong những giải pháp có thể xem xét, đó là phí dịch vụ hóa đơn điện tử được trừ vào các phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp... Tất cả nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Còn theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, các nhà băng đang thu nhiều loại phí khiến khách hàng ngần ngại khi lập tài khoản ngân hàng, như: phí phát hành thẻ, phí sao kê, phí chuyển tiền quá cao so với các thanh toán nhỏ lẻ,...

Do đó, để có thể thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, có thể xem xét giảm, điều chỉnh các loại phí một cách hợp lý. Ngân hàng cũng có thể bù trừ các loại phí đó bằng cách tăng phí bảo lãnh.

Về thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, thanh toán trực tuyến dịch vụ hành chính công, hệ thống điện tử liên ngân hàng đã được kết nối với toàn bộ 63 kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời.

Khoảng 50 ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Hải quan, của Tổng cục Thuế trên 63 tỉnh/thành và tất cả các quận, huyện trên cả nước, với 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện; doanh thu tiền điện thanh toán, thu qua qua ngân hàng, trung gian thanh toán lên tới gần 90%. 

 Duy Anh 

6 tháng đầu năm, VietJet báo lãi 47 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả hợp nhất đạt doanh thu 10.970 tỷ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỷ đồng.

Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính soát xét ghi nhận doanh thu 9.228 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 54% (bình quân trên thế giới các hãng giảm trên 80%) và lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng, thấp hơn dự kiến tới 670 tỷ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không được khôi phục.

Với tổng tài sản 46.317 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.313 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ; Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,1 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần; Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp trong ngành hàng không thế giới, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.

{keywords}
Do tập trung nguồn vốn cho hoạt động vận chuyển hàng không nên sáu tháng đầu năm 2020, Vietjet đạt kết quả tài chính tích cực.

Khi thị trường hàng không trong nước được khôi phục, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6/2020, tăng gấp 3 - 5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch. Đồng thời hãng mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14.000. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển của Vietjet đạt 1,2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa.

Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%. Vietjet tích cực sử dụng nguồn nhiên liệu giá thấp theo chương trình mua trữ xăng dầu triển khai thành công vào tháng 5/2020, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass... Vietjet còn chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC).

{keywords}

Vietjet được nhận định sẽ bật tăng phát triển sau khi thị trường hàng không phục hồi.

Ngoài ra, hãng đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép và bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để chủ động khai thác, giảm chi phí, tăng doanh thu phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Với việc chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, cộng với việc kinh doanh hiệu quả theo mô hình hàng không chi phí thấp và nếu được ưu đãi vốn vay, Vietjet hy vọng tiếp tục trụ vững và nhanh chóng khôi phục và phát triển sau khi thị trường hàng không phục hồi.

Xuân Thạch