Sudico thường được nhắc đến cùng các "lời hứa" trả cổ tức các năm 2016 và 2017 với 5 lần "xin khất" trả cổ tức do nguồn tiền chưa có.
Doanh thu thuần trong quý đạt 47 tỷ đồng, giảm 49%. Lãi gộp 11 tỷ và lãi sau thuế 5 tỷ đồng; cùng giảm 50% cùng kỳ. Sudico cho biết lợi nhuận giảm do cùng kỳ năm trước có phát sinh hoàn nhập khoản đầu tư tại công ty liên kết (Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN sông Đà miền Trung - Socenid).
Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận 244 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp đôi cùng kỳ nhờ nguồn thu lớn từ hoạt động chuyển nhương bất động sản trong khi thu từ cho thuê và cung cấp dịch vụ không đổi. Tuy nhiên, do không còn khoản lãi chuyển nhương cổ phần lớn như cùng kỳ năm trước nên lãi sau thuế còn đạt 20 tỷ đồng, giảm 69%. Công ty mới thực hiện 17,4% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Tồn kho nghìn tỷ, đại gia BĐS gặp khó |
Tính đến cuối kỳ, công ty có 6.541 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 1,4% so thời điểm đầu năm. Đến 85,5% tổng tài sản nằm tại hàng tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn, 5.594 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận giá trị 3.611 tỷ đồng, tăng thêm 100 tỷ so với đầu năm; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn 1.974 tỷ đồng, tăng thêm 30 tỷ đồng.
Trong năm 2019, Sudico ghi nhận 101,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với mức 113,6 tỷ đồng trong năm 2018.
Sudico tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Ðà, được thành lập năm 2001, cổ phần hóa vào năm 2003. Công ty sở hữu quỹ đất lớn tại nhiều tỉnh, thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ðà Nẵng.
Trong đó, dự án có quy mô lớn nhất là Nam An Khánh, được cấp phép đầu tư từ năm 2004 trên diện tích 312 ha, thuộc địa bàn hai xã An Khánh và An Thượng (huyện Hoài Ðức, TP. Hà Nội).
Sau giai đoạn 2011 - 2012 kinh doanh thua lỗ do ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, với lợi thế quỹ đất dồi dào, giá vốn rẻ tại nhiều vị trí, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng khi thị trường “ấm” trở lại Sudico sẽ bứt phá.
Tuy nhiên, lợi nhuận của Sudico lại đi xuống. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 của Công ty là 290,2 tỷ đồng, thì đến năm 2016 là 228 tỷ đồng, năm 2017 là 178,6 tỷ đồng và đến năm 2018 là 134,8 tỷ đồng.
Sudico thường được nhắc đến cùng các "lời hứa" trả cổ tức các năm 2016 và 2017 với 5 lần "xin khất" trả cổ tức do nguồn tiền chưa có. Nhóm quỹ Dragon Capital vừa thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ hơn 7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,16%. Sau giao dịch này, nhóm quỹ Dragon Capital không còn nắm giữ cổ phiếu SJS.
Cùng họ Sông Đà, Thanh tra UBCKNN vừa ban hành quyết định về việc xử phạt hành chính đối với CTCP Sông Đà 3 (SD3 – UPCoM) do không công bố thông tin theo quy định pháp luật.
Cụ thể, sông đà 3 bị phạt 85 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nguyên nhân cụ thể do Công ty không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của HNX về Báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất quý I, III/2017, BCTC hợp nhất quý II/2017, BCTC riêng và hợp nhất bán niên năm 2017 đã được soát xét; công bố thông tin không đúng thời hạn về BCTC hợp nhất năm 2016 được kiểm toán; thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 9 ngày 9/5/2017.
Trước đó, Tổng công ty cổ phần Sông Đà (SJG) vừa thông báo bán đấu giá toàn bộ 3.932.400 cổ phiếu nắm giữ tại Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng và Phát triển Năng lượng Vinaconex - Vinaconex Power (VCP - UpCoM), tương đương tỷ lệ sở hữu 6,9% với giá khởi điểm 55.100 đồng/cổ phiếu.
Ngày 25/2, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu GTN vào diện kiểm soát kể từ ngày 3/3. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của GTN tại 31/12/2018 là âm 39,73 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 là âm 66,26 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2019 là âm 208,7 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, VN-Index giảm 13,7 điểm (-1,51%) xuống 985,97 điểm. HNX-Index giảm 0,05 điểm (-0,05%) xuống 106,61 điểm.
Giao dịch của khối ngoại vẫn diễn ra theo chiều hướng tiêu cực khi mua vào 11,5 triệu cổ phiếu, trị giá 401,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 19,6 triệu cổ phiếu, trị giá 950 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 248 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 233 tỷ đồng (gấp đôi so với giá trị bán ròng của phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 6,7 triệu cổ phiếu, đây cũng là phiên bán ròng thứ 12 liên tiếp của khối ngoại sàn này với tổng giá trị lên đến 1.600 tỷ đồng.
Nếu không có bất ngờ lớn trong 2 phiên giao dịch tiếp theo (27 và 28/2), VN-Index sẽ ghi nhận chuỗi 4 tháng giảm điểm liên tiếp (từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020). Không những vậy, kể từ năm 2009 tới nay, đây là lần đầu tiên VN-Index ghi nhận việc giảm điểm trong cả 2 tháng đầu năm.
Bảo Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét