Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Thống kê tháng 2 qua số liệu của Tổng cục Thống kê

Dưới tác động của dịch bệnh Covid - 19 nên tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm nay có nhiều chỉ báo đáng lo nhưng vẫn cho thấy 1 nền tảng tốt của nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 2/2020 ước tính tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày sản xuất trong tháng 2 năm nay nhiều hơn.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê lưu ý: Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp nên tính chung hai tháng đầu năm 2020. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ sản xuất một số ngành công nghiệp bị giảm sút so với thời điểm trước khi có dịch. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất hai tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%...

{keywords}
Sản xuất suy giảm do ảnh hưởng dịch Covid 19.

Dù vậy, Tổng cục Thống kê vẫn ghi nhận số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/2/2020 tăng 1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong hai tháng đầu năm 2020 có 17,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019 và 11,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 17,1%.

Đáng chú ý , Tổng cục Thống kê ghi nhận trong 2 tháng có tới gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên đán và chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công, đồng thời trong các tháng đầu năm hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước nên nhìn chung tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm đạt không cao so với kế hoạch năm 2020 (8,3%). 

Cùng với đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hai tháng ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

"Đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/2 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,5 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, kết hợp với tác động của dịch Covid-19, nhiều hoạt động của nền kinh tế bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước trong 2 tháng đầu năm nay. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/2 ước tính đạt 214 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% dự toán năm.

Ngoài ra, hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng không sôi động như những tháng trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất của 2 tháng kể từ năm 2014 đến nay.

Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng trong tháng 2/2020, Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa hai tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân hai tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây.

Lương Bằng

Bế tắc ngưng trệ cận kề, hành động giải cứu khẩn cấp

Bế tắc ngưng trệ cận kề, hành động giải cứu khẩn cấp

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phản ảnh nhiều doanh nghiệp điện tử, dệt may, da giày,... chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét