Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh, lại sắp lập đỉnh

Sau 2 tuần giá hạ nhiệt, giữ ổn định ở mức 75.000-80.000 đồng/kg thì thịt lợn bất ngờ tăng giá mạnh. Cả người chăn nuôi và thương lái đều dự báo, giá lợn hơi có thể sắp lập đỉnh so với hồi cuối tháng 12 năm ngoái.

Còn nhớ, vào hồi giữa tháng 2 vừa qua, tại một hội nghị chăn nuôi của Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã kêu gọi, khuyến cáo các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngành giảm giá thịt lợn hơi xuống còn 75.000 đồng/kg, bởi ở mức giá này theo ông là hợp lý.

Bộ trưởng Cường cho rằng, các doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành phải biết bảo vệ thị trường, sản xuất bền vững. Phải gặp người tiêu dùng ở một điểm đó là văn hóa. Giá thịt lợn phải ở mức độ hợp lý, hài hòa. Đồng thời cảnh báo, nếu giá thịt lợn quá cao sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng vì họ có rất nhiều lựa chọn khác như: tôm, trứng, cá,...

Ngay sau đó, các doanh nghiệp chăn nuôi có tổng đàn lớn đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống còn 72.000-75.000 đồng/kg. Kéo theo, giá lợn hơi tại các hộ chăn nuôi, trang trại cũng hạ nhiệt, giảm xuống dưới mức 80.000 đồng/kg.

Song, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi sau khi giá lợn hơi xuất chuồng giảm liên tục trong vòng nửa tháng qua, thì khoảng 3 ngày trở lại đây giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh trở lại.

{keywords}
Giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh trong những ngày gần đây

Chị Nguyễn Thị Chúc - chủ một trang trại chăn nuôi lợn lớn ở Phúc Thọ (Hà Nội) - phấn phởi khoe, sáng nay chị vừa xuất bán 100 con lợn, biểu cân trung bình đạt 120kg với giá 86.000 đồng/kg, thu được một khoản lãi kha khá.

Cách đây nửa tháng, khi lợn sắp đến lứa xuất chuồng, chị nghe nói doanh nghiệp chăn nuôi giảm giá xuống còn 75.000 đồng/kg và dự đoán kiểu gì đến lúc trang trại của chị có lợn bán giá cũng giảm thêm nữa. Thế nhưng ai ngờ, chỉ trong 2-3 ngày hôm nay giá lợn lại quay đầu tăng mạnh.

“Thương lái điện thoại hỏi mua liên tục. Cứ hôm sau trả giá cao hơn hôm trước vài giá. Nay được giá 86.000 đồng/kg tôi xuất bán luôn vì lâu rồi giá mới tăng mạnh như thế này, nếu giữ lại giá giảm thì mình thiệt. Song, cứ đà tăng như hôm nay thì giá lợn hơi sẽ lại lập đỉnh so với thời điểm cuối năm ngoái”, chị chia sẻ.

Ghi nhận của PV. VietNamNet vào ngày 1/3, giá lợn hơi xuất chuồng tại hầu khắp các tỉnh miền Bắc đều tăng mạnh. Đơn cử, tại Hà Nội, giá lợn hơi hôm nay tăng lên mức 85.000-87.000 đồng/kg, trong khi hai ngày trước đó giá chỉ ở mức 81.000 đồng/kg.

Tương tự, tại Hưng Yên giá lợn hơi tăng từ 77.000-80.000 đồng/kg lên 85.000-86.000 đồng/kg; Hoà Bình giá cũng tăng từ 83.000-85.000 đồng/kg; Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc... giá lợn hơi cũng đang ở mức cao, dao động từ 86.000-87.000 đồng/kg.

Anh Lê Văn Tuấn, thương lái thu mua lợn với số lượng lớn ở Việt Trì (Phú Thọ), cho biết, giá thịt lợn thu mua trong dân thường cao hơn giá mua của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đang bán ở mức 76.000-77.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng. Nhưng mấy hôm nay, số lượng lợn các doanh nghiệp xuất bán ra không nhiều, khá nhỏ giọt, anh không thể mua lợn được từ nguồn này.

Trong khi đó, nguồn lợn dân nuôi hiện nay không nhiều dẫn đến tình trạng khan hàng, giá tăng mạnh.

Giá cả thường theo quy luật cung cầu, cung nhiều giá giảm và ngược lại. Theo anh Tuấn, nếu cứ tình trạng khan hàng như hiện nay, giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức 90.000 đồng/kg hoặc cao hơn trong vài ngày tới.

{keywords}
Người tiêu dùng lại tiếp tục phải ăn thịt lợn với giá đắt đỏ

Trái ngược với miền Bắc, tại khu vực miền Nam giá lợn hơi xuất chuồng ổn định ở mốc 74.000-76.000 đồng/kg. Cá biệt có một số địa phương tại tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, giá lợn hơi giảm xuống còn 70.000-72.000 đồng/kg.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 23/02/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.549 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là gần 6 triệu con; tổng trọng lượng là 342.142 tấn (chiếm khoảng 9,0% tổng trọng lượng lợn của cả nước).

Riêng hai tháng đầu năm nay, bệnh dịch này phát sinh thêm 24 xã, số lợn buộc phải tiêu hủy 17.133 con. Hiện 8.224 xã (chiếm 96% tổng số xã có dịch) trong cả nước đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới; có 34 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã qua 30 ngày.

Số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tính đến 5/2, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.

Sau khi dịch qua đỉnh điểm vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5-7 tháng. Do đó, theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi, từ tháng 1/2020 đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn.

Dự báo, sản lượng sẽ tăng cao từ tháng 2/2019 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP).

Theo đó, cố gắng tháng 10 năm nay ngành chăn nuôi lợn sẽ ổn định giống như thời điểm trước khi có DTCLP.

Tuy nhiên, trên thực tế giá lợn hơi đang diễn biến khá phức tạp. Trong khi đó, tại chợ giá thịt lợn các loại vẫn neo ở mức cao, người tiêu dùng phải mua thịt với giá tương đối đắt đỏ, dù trước đó có thời điểm giá lợn hơi xuất chuồng giảm xuống mức 72.000-75.000 đồng/kg.

Châu Giang

100 giờ triệt phá băng nhóm sản xuất tiền giả: 1 triệu thật mua 3 triệu giả

Chỉ sau 4 ngày được nhân dân báo tin về một băng nhóm sản xuất tiền giả, Công an quận Thủ Đức phối hợp với Phòng An ninh Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã kịp thời triệt phá và bắt giữ 5 đối tượng trong vụ án.

Bị bắt khi mang tiền giả đi… bán

Khoảng 15h ngày 4/2, tại ngôi nhà ở số 63/3C1 đường 36, phường Linh Đông quận Thủ Đức, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Thủ Đức phối hợp các trinh sát Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hồ Chí Minh) đã bắt quả tang đối tượng Trần Tiến Quang (SN 1989, thường trú huyện Củ Chi, ngụ quận 12) đang tàng trữ trái phép 4,9789 gram ma túy Methamphetamine. Khi kiểm tra túi áo khoác của Quang, các trinh sát phát hiện 12 tờ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng (tổng cộng 6 triệu đồng).

{keywords}
Số tiền giả bị thu giữ.

Khai nhận với cơ quan điều tra, Quang cho biết số ma túy trên mua của một người tên Tùng (không rõ lai lịch) tại khu vực Văn Hiến, phường Tân Định, quận 1 để sử dụng, còn số tiền giả Quang mua của một người tên Lê Nguyên Thanh Tùng (SN 1994; thường trú quận 3) với giá 2 triệu đồng.

Tùng là bạn quen biết của Quang trong thời gian thụ án tù tại một trại giam trước đây. Trước đó, ngày 3/2/2020, Quang còn mua của Phạm Đức Huy (SN 1991; cư trú quận Bình Tân) là bạn bè, 6 triệu đồng tiền giả tại khu vực phường 12, quận Bình Thạnh để bán lại cho một người tên Thắng (không rõ lai lịch). Khi Quang chuẩn bị bán ma túy và tiền giả cho Thắng thì bị cơ quan Công an bắt giữ.

Từ lời khai của Quang, ngày 5/2/2020, Công an quận Thủ Đức phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh điều tra và bắt giữ Lê Nguyễn Thanh Tùng tại trước một khách sạn trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, thu giữ 4 tờ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng.

Tùng khai nhận số tiền này nhờ một người tên Nguyễn Thà (tên thường gọi "Béo", SN 1992; thường trú quận 3) mua của Cường, bạn quen biết vào giữa tháng 12/2019. Từ lời khai của Tùng, ngày 6/2/2020 Công an quận Thủ Đức bắt giữ Trương Chí Cường (SN 1992, cư trú đường Hồng Bàng, quận 6) tại một phòng trọ gần vòng xoay Phú Lâm, quận 6, thu giữ một máy in hiệu Epson, một máy tính xách tay hiệu Sony, cùng nhiều dụng cụ vật liệu dùng để làm tiền giả và 0,8514 gam ma túy Methamphetamine.

Tại cơ quan điều tra, Trương Chí Cường khai khoảng tháng 5/2019, Cường quen biết với tên Thắng (chưa rõ lai lịch, sống ở Campuchia) thông qua một người bạn chưa rõ lai lịch. Và sau đó Thắng đã chỉ cho Cường cách thức làm tiền giả để bán. Có được "bí kíp" làm tiền giả, Cường đã lên mạng Internet tìm mua các dụng cụ phục vụ làm tiền giả đem về để tại phòng trọ của Cường tại đường Hồng Bàng, phường 12, quận 6. Sau khi mua đủ các dụng cụ trên, Cường đã sử dụng các phần mềm làm tiền giả.

{keywords}
Đối tượng Trương Chí Cường và Phạm Đức Huy.

Theo Công an quận Thủ Đức, từ khoảng tháng 10/2019 đến ngày 6/2/2020, Cường đã làm giả được khoảng 120 tờ tiền mệnh giá 500 ngàn đồng, tổng trị giá khoảng 60 triệu đồng mang bán cho Thà, Tùng và một số đối tượng (không rõ lai lịch).

Khi có điện thoại đặt hàng với tỷ lệ 1 triệu đồng tiền thật mua được 3 triệu đồng tiền giả hoặc 3 triệu đồng tiền thật mua được 10 triệu đồng tiền giả thì Cường bán sử dụng tiêu xài cá nhân hết.

Thủ đoạn mới của các đối tượng sản xuất tiền giả

Từ lời khai của Cường về cách thức làm tiền giả cùng với việc giao dịch với một số đối tượng khác, Công an quận Thủ Đức đã bắt giữ các đối tượng trong băng nhóm. Một chi tiết đáng chú ý là băng nhóm này có thủ cả súng ngắn và đa số các đối tượng đều có tiền án, tiền sự.

22h ngày 6/2/2020, các trinh sát Công an quận Thủ Đức phát hiện và tạm giữ đối tượng Nguyễn Thà khi hắn đang có mặt tại TP Tân An, tỉnh Long An. Thà khai hắn là bạn của Cường, khoảng giữa tháng 11/2019 Thà sang phòng trọ của Cường ở quận 8 chơi thì thấy Cường đang phơi 7 tấm tiền giả, mỗi tấm có 3 tờ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng.

Chẳng giấu giếm gì mà Cường còn nhờ Thà cắt các tấm tiền này rời ra thành từng tờ theo chỉ dẫn của Cường. Thà đã dùng dao rọc giấy, thước kẻ cắt tiền giả giúp cho Cường. Thà đã giúp Cường cắt tiền giả ba lần, mỗi lần từ 7 đến 8 tấm tiền giả được hơn 20 tờ tiền mệnh giá 500 ngàn đồng, tương đương hơn 10 triệu đồng tiền giả. Cường không trả công cho Thà do Thà đang nợ Cường 2 triệu đồng, mà Cường đã trừ cho Thà 700 ngàn đồng tiền nợ.

Trong những lần giúp Cường cắt tiền giả, Thà cắt bị lỗi khoảng 7 tờ. Số tiền giả bị lỗi này Thà đem về đưa cho bạn cùng xóm là Lê Nguyễn Thanh Tùng để sử dụng. Ngoài ra, ngày 4/2/2020, Thà còn mua của Cường 6 triệu đồng tiền giả rồi bán lại cho Huy, tiếp đó Huy bán lại cho Quang, Quang mang giao cho Thắng thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Khi bị bắt, Cường rất bất ngờ vì không nghĩ mình bị Công an phát hiện nhanh đến vậy.

Trong vụ án này, tổng số tang vật cơ quan điều tra thu giữ gồm 39 tờ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng (trị giá 19,5 triệu đồng), 0,85 gram ma túy, 1 súng ngắn, 1 băng tiếp đạn, 1 bình xịt hơi cay, 1 roi điện và nhiều công cụ, phương tiện làm tiền giả.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Tài, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Thủ Đức, số tiền giả trong vụ án này được các đối tượng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bằng các cách thức như trả tiền chơi hụi; mua đồ, hàng bán lẻ, nhất là ở các cửa hàng, tiệm có người bán lớn tuổi để dễ dàng qua mắt; chưa kể cả những giao dịch mua bán nhà đất khi giao tiền sẽ chen một số tiền giả vào số tiền thật… Đây là những thông tin người dân cần lưu ý và cảnh giác.

{keywords}
Phương tiện sản xuất tiền giả.

Ngoài vụ án này, ngày 21/1/2020, Phòng An ninh Kinh tế, Công an TP Hồ Chí Minh, đã phối hợp Công an quận Gò Vấp bắt giữ hai đối tượng chủ chốt là Nguyễn Quang Bình (30 tuổi) và Vũ Duy Phương (26 tuổi, cùng thường trú quận Gò Vấp) trong đường dây sản xuất, vận chuyển, mua bán tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng, hoạt động chủ yếu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Trong vụ án này, Công an TP Hồ Chí Minh đã thu giữ tiền giả mệnh giá 500 ngàn đồng với tổng trị giá 14,5 triệu đồng, cùng nhiều phương tiện, dụng cụ, nguyên vật liệu để làm tiền giả.

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, hai vụ án kể trên cho thấy tiền giả được sản xuất ngay tại TP Hồ Chí Minh, là phương thức thủ đoạn mới của các đối tượng. Bởi trước đây, việc sản xuất tiền giả đều do các đối tượng ở nước ngoài thực hiện, các đối tượng trong nước đặt mua tiền giả về để tiêu thụ.

(Theo Cảnh sát toàn cầu)

Độc đáo bánh cuốn thanh long hút khách Hà Nội

Sau bánh mì thanh long, pizza thanh long, ở Hà Nội còn xuất hiện cả bánh cuốn thanh long.

“Chiến dịch giải cứu” nông sản Việt ngày càng lên cao trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Từ “chiến dịch giải cứu” đó đã ra đời món bánh mì thanh long, bánh pizza thanh long độc đáo. Và ở một góc phố cổ của Hà Nội những ngày này, thanh long lại tiếp tục được giải cứu bằng món bánh cuốn vô cùng độc lạ, thu hút nhiều người dân.

(Theo Lao Động)

Lỗi nhỏ, đồng 1 USD đắt gấp 3.000 lần

Do một lỗi nhỏ khi đúc mà đồng xu 1 USD của Úc được giới sưu tầm rao bán với mức giá lên tới hàng nghìn lần.

Đồng xu này được sản xuất vào năm 2000, bởi Xưởng đúc tiền Hoàng gia Úc. Theo người sở hữu, đồng xu bị lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Nó có kích cỡ dày hơn đồng xu 1 AUD thông thường và đặc biệt nó có tới tận 2 vòng tròn bao xung quanh hình Nữ hoàng tại viền của đồng xu.

Tiền xu Úc được sản xuất theo lô với số lượng ít ỏi, tuy nhiên do trong quá trình sử dụng khuôn in không chính xác nên đã tạo ra điểm đặc biệt cho những đồng xu này. Sau 2 năm phát hành, lỗi của đồng tiền trên bị phát hiện, tuy nhiên đã có một số lô bị phát tán ra ngoài và không thể thu hồi.

{keywords}
Lỗi nhỏ, đồng 1 USD có giá gấp 3.000 lần

Khoảng 6.000 đồng xu bị lỗi phát hành năm 2000. Những đồng này trên Ebay đang được giao dịch với giá từ 700-5.000 AUD. Sau khi câu chuyện may mắn của người phụ nữ được đăng tải, nhiều người đang đã bảo nhau: "Hãy kiểm tra ngay những đồng xu lẻ trong nhà, biết đâu may mắn cũng sẽ mỉm cười với bạn".

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) đã phát hiện ra lỗi chính tả trên tờ 50 AUD, được lưu hành từ tháng 10/2018. Hình ảnh chụp qua kính phóng đại cho thấy một lỗi chính tả trong đoạn văn trích từ bài phát biểu của bà Edith Cowan (1861-1932), nữ dân biểu đầu tiên của Quốc hội Úc.

Lỗi chính tả được phát hiện trong câu “it is a great responsibility to be the only woman here” (tạm dịch: Quả là một trọng trách khi tôi là người phụ nữ duy nhất tại đây). Trong đó chữ “responsibility” bị viết sai thành “responsibilty” đến 3 lần.

{keywords}
Lỗi chính tả trên mặt in hình Edith Cowan trên tờ 50 AUD

Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Úc, khoảng 46% tiền giấy đang lưu hành tại nước này là những tờ mệnh giá 50 AUD. Một phát ngôn viên RBA cho biết ngân hàng đã hay tin về sai sót và sẽ chỉnh sửa vào lần in sau.

Trong lĩnh vực tiền tệ cũng từng có nhiều đồng tiền tương tự. Đồng xu in hình Tổng thống Mỹ đầu tiên phát hành năm 2007 có một số lỗi trong quá trình đúc ở bên cạnh. Mặc dù không được sử dụng nhưng mọi người vẫn giữ nó như một biểu tượng trong lịch sử. Giá trị của đồng xu rơi vào khoảng 50 đến 3.000 USD.

{keywords}
Lỗi nhỏ, đồng 1 USD có giá gấp 3.000 lần

Ra đời năm 1969, đồng xu in hình Cựu Tổng thống Lincoln được coi là đồng xu in lỗi đắt đỏ nhất khi có giá trị lên tới 35.000 USD.

Đồng xu "One Cent" được nhiều người Mỹ biết đến khi nó xuất hiện trên tờ báo nổi tiếng nhất năm 1995 USA Today. Ước tính giá trị của đồng xu khoảng 50 USD. Nhiều người có sở thích sưu tập One Cent bởi sự hiếm của nó.

Bảo Anh

Chị bán cá chợ đầu mối tiết lộ bí mật cá chép nuôi gắn mác cá sông bán khắp chợ

Nắm bắt được tâm lý thích ăn cá chép sông tự nhiên tươi ngon, an toàn, nhiều tiểu thương bán cá chép hám lợi vẫn sẵn sàng gắn mác "cá sông nuôi" thành "cá sông tự nhiên" xịn để lừa khách hàng.

Thời gian gần đây, tại các chợ đầu mối, chợ cóc hay chợ mạng, người rao bán cá chép khá nhiều. Đặc biệt, tiểu thương nào cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột đó là những chú cá chép quê được thả tự nhiên ở ao hồ, các sông. Điều này khiến cho nhiều bà nội trợ e ngại.

Bởi hiện nay, diện tích ao hồ sông nước ngày càng bị thu hẹp, làm sao có quá nhiều cá chép tự nhiên? Hơn nữa, trong thực tế nhan nhản những câu chuyện nuôi cá chép và các loại thủy hải sản khác lạm dụng chất kháng sinh hoặc được bảo quản bằng cách tẩm ướp phân urê.

Chính vì điều này, để yên tâm ăn món cá quê, nhất là cá chép mà không lo sợ cá còn tồn dư những chất độc hại, nhiều người tiêu dùng chuyển sang săn lùng các loại cá chép sông tự nhiên vì nghĩ sẽ thơm ngon, an toàn hơn hẳn so với cá chép nuôi.

{keywords}
Cá chép sông thả tự nhiên giờ cực hiếm, người bán cá thi thoảng cũng mới thu mua được 1 mẻ về bán

Song nắm bắt được tâm lý này, nhiều tiểu thương bán cá chép hám lợi vẫn sẵn sàng gắn mác "cá sông nuôi" thành "cá sông tự nhiên" xịn để lừa khách hàng. Thực tế tại các chợ hay trên chợ mạng, các loại cá chép nuôi được rao bán khá nhiều.

Nhưng tất cả các chủ hàng đều khẳng định rằng cá chép mình bán là cá ao, cá sông tự nhiên, cá được dân dùng lưới đánh bắt từ sông Đà… Hầu như chẳng một ai nhận mình bán cá sông nuôi.

Tại chợ đầu mối Hà Đông, chị Lê Thị Hà ở Hà Trì, Hà Đông vừa bỏ ra số tiền hơn 100 ngàn đồng để sở hữu chú cá chép được quảng cáo là cá chép đồng 1,4 kg về nhà.

Song khi hỏi về cá chép này có thực sự là cá chép quê không, chị Hà cho rằng, đây chỉ là cá chép nuôi. Vì cá chép nuôi mới có giá 70.000 đồng/kg.

Bà nội trợ này kể lại: "Có nhu cầu mua cá, mình đi tới hàng cá chép thì thấy những người bán chào mời đây là cá chép nuôi sông tự nhiên, chỉ còn mấy con. Vì thế mình vào xem thử. Song mình cũng thừa biết cá chép này chỉ là cá nuôi. Về nấu canh dưa cá, mình thấy rõ khi hương vị, chất lượng không ngon ngọt như cá chép đồng tự nhiên".

Chị Hà cũng bức xúc: "Đi chợ như mình nhiều khi toàn bị mất tiền oan khi mua cá và các loại tôm, cua, ghẹ khác. Ai cũng nói đó là hàng ngon. Nhiều khi người mua như mình sẵn sàng trả giá cao để mua đúng cá tôm quê, thả tự nhiên ở ao hồ, sông. Nhưng vẫn nhiều lần phải ngậm trái đắng vì mua tốn nhiều tiền mà vẫn sở hữu tôm cá kém chất lượng".

{keywords}
Những chú cá chép sống ở sông, hồ, ao được đánh bắt tự nhiên thì thân của chúng cứng, phần bụng nhỏ.

Chia sẻ về điều này, cô Minh, 55 tuổi – một người bán cá ở chợ 365 nhận định: Những năm trước, nếu đi thu mua cá chép ao, hồ, sông thì vẫn có. Lượng cá chép quê này chiếm khoảng 10-20% số hàng về mỗi đêm. Song hiện nay, diện tích đồng ruộng, sông suối ngày càng thu hẹp, tôm cá bị khai thác cạn kiệt nên thời gian qua, cá đồng nói chung và cá chép quê rất hiếm.

Chính bởi thế, người bán cá này khuyên khi đi mua tôm cá cua ếch đồng, nhất là cá chép đồng, người tiêu dùng cần nhận dạng đúng, tránh mua nhầm, không có chuyện đâu đâu cũng bày bán cá chép đồng?

Tiểu thương bán cá lâu năm ở chợ này còn tiết lộ cách phân biệt, nhận dạng cá chép sống tự nhiên với cá chép nuôi: "Những chú cá chép sống ở sông, hồ, ao được đánh bắt tự nhiên thì thân của chúng cứng, phần bụng nhỏ. Nhất là nếu chúng đang chửa, có trứng sẽ càng dễ nhận biết. Bởi trứng của cá chép đồng nằm sát đáy bụng trong khi cá nuôi trứng nằm hết ở bụng trên. Ngoài ra, cá chép sông da hơi vàng, da bụng hồng. Còn cá chép nuôi có bụng to hơn, thân ngắn và thân màu trắng".

{keywords}
Trứng của cá chép đồng nằm sát đáy bụng trong khi cá nuôi trứng nằm hết ở bụng trên. Ngoài ra, cá chép sông da hơi vàng, da bụng hồng.

Ngoài ra, cô Minh cũng hướng dẫn cách bà nội trợ có thể phân biệt cá chép nuôi hay cá sông bằng mắt thường.

Thông thường cá nuôi theo lứa, khi đi mua sẽ thấy các con cá chép tương đối bằng nhau về cân nặng. Nếu nhìn vào một chậu cá của người bán, người tiêu dùng thấy cùng một loại cá chép mà các con cá đều nhau thì phần lớn là cá nuôi.

Hoặc khi đi mua cá chép, có thể dựa vào địa lý, nếu chợ nào gần sông, hồ nhiều thì thi thoảng cũng có thể có cá chép sông.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào chậu cá bán ở chợ, nếu cá chép nào bơi chậm, lờ đờ thì đó cũng là cá nuôi. Bởi cá chép tự nhiên do sống trong ao, hồ rộng rãi nên sẽ bơi nhanh và khỏe.

"Khi mua phải cá chép nuôi về chế biến, người tiêu dùng càng thấy rõ. Bởi về độ ngon, thơm thì cá sông hơn hẳn. Nguyên nhân do cá ăn thức ăn tự nhiên. Không như cá chép nuôi, chỉ ăn một số loại thức ăn mà người chủ cho và thường được trộn thêm các loại thức ăn nhằm tăng trọng, nuôi trong một ao nhỏ. Chưa kể, nhiều khi người nuôi cũng sẽ phun thuốc phòng và chữa một số bệnh của cá. Vì thế nếu quá trình chuyển hóa thuốc kháng sinh này trong cá chưa hết, thì ít nhiều sẽ tồn dư và người có thể ăn vào", người bán cá này nói.

{keywords}
Khi chế biến, cá chép đồng sẽ rất chắc thịt, giòn và thơm ngon

Cuối cùng, giá bán cá chép cũng có thể tiết lộ phần nào về giá trị của cá tự nhiên hay cá nuôi: "Cá sông tự nhiên thường có giá cao hơn gấp 2 lần so với giá cá chép sông nuôi. Ở chợ, cá chép nuôi được bán phổ biến ở mức 60-70 ngàn đồng/kg. Thế nhưng nếu là cá chép đồng thật sự, chúng tôi sẽ bán với giá 110-120 đồng/kg. Dù có mức giá vậy nhưng cá chép đánh bắt tự nhiên vẫn khá hiếm, không phải lúc nào cũng có hàng cung cấp đủ cho khách. Vì thế bà nội trợ mua cá chép phải hết sức cảnh giác vì dễ mua phải cá chép nuôi được gắn mác cá sông tự nhiên".

(Theo Nhịp Sống Việt)

Đói khách, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm giá phòng còn 299.000 đồng

Hàng loạt khách sạn từ 3 sao trở lên hay những hotel nhỏ hơn đang lỗ từ vài trăm triệu để vài tỷ đồng mỗi tháng vì dịch Covid-19. Để cầm cự, nhiều nơi giảm sốc tiền thuê phòng để hút khách.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 1.

Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội cho biết, lượng khách du lịch tại Hà Nội sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong tháng 2, Hà Nội chỉ có 1,3 triệu khách du lịch, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra ảnh hưởng sụt giảm doanh thu không hề nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành và dịch vụ du lịch. Trên các tuyến phố Hàng Bạc, Gia Ngư, Lương Ngọc Quyến, Lò Sũ... những tấm biển giảm "sốc" giá phòng xuất hiện ngày càng nhiều ở mặt tiền, sảnh hay cửa ra vào của các khách sạn.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 2.

Trong đó, mức giảm giá thuê phòng cao nhất là từ 50 -60%, đưa giá phòng thuê phòng từ 1,5 triệu đồng xuống còn 500.000 - 600.000 đồng/đêm. Một số nơi quảng cáo phòng giá rẻ từ 10-15 USD (khoảng 232.000 - 348.000 đồng) để hút khách.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 3.

"Thông thường, các đợt giảm giá phòng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần lễ, với tỉ lệ khoảng 10-15%, nhưng vì ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19, chúng tôi đã giảm giá thuê phòng hai tuần lễ rồi mà chưa thấy khả quan hơn", nhân viên quản lý của một khách sạn trên phố Gia Ngư cho hay.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 4.

Dù đã cắt giảm chi phí, nhân sự và tung nhiều chương trình ưu đãi giá phòng, nhưng vẫn có khách sạn phải đóng cửa vì vắng khách.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 5.

"Đây là khách sạn thứ 3 mà tôi đã phải đóng cửa trong tháng này. 20 năm trong nghề du lịch khách sạn, chưa bao giờ, tôi thấy tình cảnh bi đát thế này, kể cả từ dịch SARS năm 2003", chủ một khách sạn 3 sao trên phố Lò Sũ, Hoàn Kiếm cho biết.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 6.

Không chỉ khách sạn, hàng loạt công ty lữ hành trên phố cổ Hà Nội cũng lao đao khi lượng khách du lịch sụt giảm so với trước đây. Nhiều hành trình đi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý hay Iran... đều bị hủy cho đến khi hết dịch Covid-19.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 7.

Tour trong nước cho các hành trình tới Hạ Long, Sapa, Ninh Bình - Tràng An.... giảm giá từ 30 - 40%. Đơn cử, giá tour Hà Nội- Sapa (3 ngày 2 đêm) giảm từ 3 triệu đồng xuống còn 1.9 triệu đồng/người.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 8.

Các khu phố sầm uất nhất về dịch vụ Massage cho khách du lịch như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm... cũng lâm vào tình trạng vắng khách.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 9.

"Áp lực lớn nhất là chi phí thuê mặt bằng, tiền thuê nhà ở khu vực này thì rẻ nhất cũng đã 40 triệu đồng/tháng, còn nếu diện tích rộng hơn thì khoảng 200 triệu đồng/tháng, chưa tính chi phí vận hành, lương nhân viên... cứ đà này thì trụ làm sao nổi", chủ cửa hàng massage chân trên phố Lương Ngọc Quyến than thở.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 10.

Đa phần các công ty, doanh nghiệp nhỏ đều đang cố gắng cầm cự trong đợt khó khăn chung của du lịch.

Đói khách vì dịch Covid-19, khách sạn 3 sao ở Hà Nội giảm sốc giá phòng còn 299.000 đồng - Ảnh 11.

Dù đã có những dấu hiệu tích cực về việc kiểm dịch tại Việt Nam, nhưng theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 3 tháng tới, ngành du lịch vẫn chịu tác động mạnh, ước tính con số thiệt hại sẽ vào khoảng 5,9 - 7 tỷ USD. 

(Theo Báo Dân sinh)

34 tháng của vợ chồng nghèo với 160 triệu mua chung cư 80m² ở Hà Nội

Khi nhắc tới hành trình mua nhà, chị Bùi Thu Hòa, 32 tuổi vẫn nhớ như in về 34 tháng mua nhà vội vã của mình. Đi kèm với thành quả đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng và lăn lộn trong cuộc sống của vợ chồng chị.

Theo chị Hòa chia sẻ, vợ chồng chị đều là dân ngoại tỉnh. Chị quê ở Nam Định còn chồng chị quê Thái Bình. Cả hai kết hôn từ giữa năm 2005. Cưới xong, vợ chồng chị vẫn đi thuê nhà ở Hà Nội để tiện đi làm, chỉ thỉnh thoảng lễ Tết hay nhà có việc vợ chồng mới về quê.

Ngày đó, chi tiêu gia đình mỗi tháng, chị Hòa tiêu lương của 1 người. Còn tiền của chồng chị kiếm được thì chị để tích lũy để dành, nếu không vợ chồng cũng đi du lịch hết. Tiền thưởng Tết hay quý cứ có bao nhiêu là vợ chồng chị tiêu hết ngay.

"Khi ấy chưa có con cái nên tiêu thoải mái. Ngày ấy, mình còn khoản tiền tự gom góp khi chưa cưới của riêng mình. Sau khi cưới tổng cộng tất các khoản thì có trong tay 100 triệu", chị Hòa kể lại.

Người vợ trẻ này cũng cho biết, ý định mua nhà riêng của vợ chồng chị chỉ bắt đầu manh nha xuất hiện từ khi chị đang bầu. Đó là vào khoảng tháng 7/2006.

"Cuối tháng 12/2006, mình đọc trên báo thấy nhiều topic "Nhà chung cư bình dân 500-600 triệu". Mình bắt đầu tìm hiểu trên các hội nhóm, diễn đàn và thấy nhiều chị em bàn tán rôm rả khiến mình cũng có hứng mua. Nhất là khi nhiều người rỉ tai nhau chỉ mất cho cò 15 triệu mới biết chỗ mua giá gốc 1 căn ở khu Bắc Hà, Tố Hữu, Hà Nội. Chung cư ấy lúc đó đang đào móng. Càng tìm hiểu, mình càng nhen nhóm cái ý định ấy và cũng liên hệ với cò chung cư để tiến hành giao dịch mua bán chung cư", chị Hòa kể lại.

{keywords}
Không gian sống trong ngôi nhà của hai vợ chồng tuy đơn giản nhưng là cả một sự nỗ lực, cố gắng và lăn lộn trong cuộc sống của vợ chồng chị.

Ngày ấy, chị Hòa gom hết của nả trong nhà chỉ được 120 triệu đồng. Sau đó, chị vay ông bà ngoại 30 triệu. Còn bố mẹ chồng chị cho 10 triệu đồng (ngày đó là cả gia tài của bà nội, ông bà hai bên nghèo lắm). Sau đó, vợ chồng chị mang đi đặt cọc và nộp tiền đợt đầu tiên mua căn nhà 80m2, tầng 13. Khi chị Hòa quyết định mua nhà là khi chị đang mang bầu 8 tháng.

"Vợ chồng mua căn 80m2 với giá là 550 triệu đồng. Khi ấy chỉ trả được 160 triệu đồng đợt đầu tiên. Số tiền còn lại phải vay hết ngân hàng và trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng. Thời điểm ấy, vừa mua nhà, mình lại đẻ con nữa nên trăm thứ phải chi tiêu. Mình thì nghỉ thai sản ở nhà sinh con còn mỗi chồng đi làm. Bao nhiêu tiền tích cóp đổ cả vào căn nhà đó. Đó là thời kỳ khó khăn nhất của 2 vợ chồng mình", chị Hòa nhớ lại.

Quá sốt ruột khi tiền nhà chồng chất, khi con 3 tháng tuổi, chị Hòa đã bỏ con ở nhà cho bà nội trông để bắt đầu làm việc: "Một ngày của mình làm cho 3 công ty. Từ 7h-9h sáng, mình dịch và viết bài thêm cho 1 tờ báo điện tử. Từ 9h-6h tối mình làm cho 1 trường quốc tế. Từ 6h tối đến nửa đêm, mình làm hồ sơ thầu cho công ty tư vấn. Đến nỗi khi bầu mình được 72kg, lúc cai sữa con gái mình chỉ còn 47kg. Cả thể trạng và tinh thần lúc đó đều yếu ớt".

Rồi cũng đến thời hạn vợ chồng chị Hòa phải nộp tiền nhà đợt 2. Ở đợt 2 này, vợ chồng chị phải vay ngân hàng hoàn toàn. Mức lãi suất chị phải trả hàng tháng cao ngất 1,7%/tháng. Tiền lương chồng chị chỉ đủ trả lãi ngân hàng. Còn bản thân chị vừa làm bò sữa nuôi con, vừa phải cày cục để có tiền nuôi cả nhà.

Cũng may mắn cho vợ chồng chị, từ đợt trả tiền nhà lần 3, công việc của chị Hòa đã thuận lợi hơn hẳn: "Khi ấy con cái cũng lớn hơn, công việc của mình dễ thở hơn. Những dự án mà mình làm cộng tác đã đi vào hoạt động, lương của mình tăng gấp vài lần. Chỉ trong 1 năm đó mà mình đã gom được vào trả nợ gốc ngân hàng món vay thanh toán tiền nhà đợt 2, lại vừa gom đủ tiền trả đợt 3".

Đợ trả tiền nhà lần 4 là đợt thanh toán cuối cùng. Vợ chồng chị Hòa không phải vay mượn thêm nhiều. Nói chung chị chỉ phải vay thêm tiền mua nội thất hoàn thiện căn nhà.

"Mình mua nhà khi mang bầu con lúc 8 tháng. Và khi con mình được 32 tháng tuổi, vợ chồng mình đã quyết chuyển về ngôi nhà đầu tiên tự mua của mình bằng những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi và công sức cố gắng của cả hai. Cả một hành trình 34 tháng đúng là rất cực nhọc, vất vả và gánh nặng áp lực đè lên. Thế nhưng cứ cố gắng thì dân ngoại tỉnh, nhà lại rất nghèo như vợ chồng mình cũng có chỗ chui ra chui vào", chị Hòa cười hạnh phúc nói.

Theo chị Hòa cho biết, hiện nay căn nhà chung cư 80m2 chị đang ở so với giá ban đầu, giá thị trường giờ chênh gấp rất nhiều lần. Thế nhưng vợ chồng chị cũng chưa có ý định bán đi để đổi sang mua nhà đất.

"Ngôi nhà đầu tiên này phải nói vợ chồng mình trầy vi tróc vẩy mới mua được. Vì thế giờ kinh tế đã khá giá hơn, vợ chồng cũng mua được thêm 1 căn chung cư khác đang cho thuê tháng 7 triệu. Thế nhưng căn nhà đầu tiên này cả 2 đều không muốn bán dù rất muốn chuyển đổi sang mua nhà mặt đất ở", chị Hòa chia sẻ.

(Theo Nhịp Sống Việt/ Tổ quốc)

Giá vé máy bay Trung Quốc rẻ hơn một ly cà phê

Hoạt động trở lại khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các hãng hàng không Trung Quốc phải hạ giá vé để kích cầu. Nhiều chuyến bay nội địa có giá rẻ hơn một ly cà phê.

Theo South China Morning Post, các hãng hàng không Trung Quốc đang giảm giá vé máy bay rất mạnh nhằm thúc đẩy nhu cầu đi lại trong nước bị suy yếu do dịch virus corona chủng mới (Covid-19).

Ở thời điểm hiện tại, hành khách chọn chuyến bay một chiều dài 1.400 km từ trung tâm kinh tế ven biển Thượng Hải đến đô thị Trùng Khánh có thể mua được vé rẻ hơn một ly cà phê.

Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc gây sức ép tài chính nặng nề lên các hãng hàng không và sân bay của nước này. Theo thống kê, các hãng hàng không Trung Quốc cắt giảm 2/3 công suất hoạt động trong tháng 2, đồng nghĩa với việc hủy bỏ khoảng 10.000 chuyến bay mỗi ngày.

Bay 3 tiếng chỉ mất 4,1 USD

Ngày 25/2, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết rằng các chuyến bay sẽ được nối lại dần dần vì nước này đang nỗ lực đưa cuộc sống kinh tế và xã hội trở lại bình thường. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 nguy hiểm chưa được kiểm soát, người dân Trung Quốc vẫn hạn chế đi lại.

{keywords}
Cảnh vắng ngắt ở một sân bay Trung Quốc. Ảnh: Kyodo.

Spring Airlines, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Trung Quốc, bán vé các chuyến bay một chiều dài 3 tiếng từ Thượng Hải đến Trùng Khánh với giá chỉ 29 NDT (4,1 USD), trong khi một ly cà phê cỡ lớn tại Starbucks ở Trung Quốc có giá 32 NDT (4,5 USD).

Đây là ưu đãi đặc biệt mà Spring Airlines dành cho các khách hàng thường xuyên. Trong khi đó, vé một chiều cho chặng bay dài hơn 1.600 km từ Thượng Hải đến Cáp Nhĩ Tân cũng chỉ có giá 69 NDT (9,8 USD).

Shenzhen Airlines, công ty con của hãng hàng không quốc gia Air China, tổ chức chương trình khuyến mại đặc biệt cho các chuyến bay đến Trùng Khánh.

Hành trình 1.000 km dài hơn 2 tiếng từ Thâm Quyến đến Trùng Khánh hiện chỉ có giá 100 NDT (14 USD), bằng 5% của giá tiêu chuẩn 1.940 NDT (276 USD) trước đây.

Tương tự, Chengdu Airlines, công ty con của Sichuan Airlines, cũng cung cấp các chuyến bay một chiều giá rẻ cho hành trình hơn 1.300 km từ Thâm Quyến đến Thành Đô với giá chỉ 100 NDT (14 USD).

Không có lợi nhuận

Luya You, nhà phân tích hàng không tại Ngân hàng Truyền thông Quốc tế, nhận định rằng với tình trạng giá vé thấp như hiện nay, các hãng hàng không Trung Quốc gần như không có lợi nhuận, thậm chí là hòa vốn bởi giảm giá sâu hơn nhiều so với bình thường.

Tuy nhiên, ông dự đoán: "Khi tình hình dịch bệnh ổn định hoặc giảm trong thời gian tới, các hãng hàng không có thể điều chỉnh lại giá vé. Vì vậy những vé rẻ này sẽ không tồn tại lâu nếu tình hình nhanh chóng chuyển biến tốt hơn".

"Nhiều hãng hàng không Trung Quốc nhận được trợ cấp để khai thác các tuyến nội địa quan trọng. Vì vậy, các hãng hàng không vẫn cần khai thác những tuyến bay này, bất chấp giá vé như thế nào, do đây là những tuyến tạo liên kết trọng yếu giữa các khu vực quan trọng của quốc gia".

{keywords}
Sân bay tại Trung Quốc vắng người trong dịch Covid-19. Ảnh: Getty Images.

Đầu tháng 2, chính quyền Trung Quốc xác nhận từ ngày 25/1 đến 14/2, lượng hành khách trung bình hàng ngày ở Trung Quốc chỉ là 470.000 người, giảm 75% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành hàng không Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi một loạt các biện pháp hạn chế đi lại của các quốc gia và hãng hàng không khác. Tuần trước, theo khuyến cáo của chính phủ Anh, British Airways thông báo kéo dài việc tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc tới sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào giữa tháng 4.

Dịch Covid-19 lây nhiễm hơn 78.000 người và giết chết ít nhất 2.700 người ở Trung Quốc. Những ngày gần đây, Hàn Quốc, Italy và Iran đều báo cáo số lượng trường hợp nhiễm bệnh gia tăng, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan rộng rãi của dịch virus corona chủng mới.

(Theo Zing)

Chợ đá quý tiền tỷ trong hẻm nhỏ

Một phiên chợ độc đáo trong lòng Hà Nội bán những sản phẩm có giá trị cao như đá quý, trang sức.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 1 1_zing_1.jpg

Trong hẻm dốc đầy rêu phong trên đường Hoàng Hoa Thám, ít ai ngờ bên trong là một phiên chợ với đầy rẫy màu sắc từ đá quý. Chợ nằm lọt thỏm trong khuôn viên khoảng 400 m2, họp từ 8h30-15h chiều chủ nhật hàng tuần.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 2 2_zing_1.jpg

Chị Nguyễn Thu Hương, quản lí CLB chợ phiên đá quý Hà Nội cho biết chợ đã hoạt động được 4 năm. Trước đây, chợ là nơi giao lưu của những người kinh doanh trong giới, người bán đến từ những miền có mỏ đá quý tự nhiên như: Yên Bái, Nghệ An, Phan Thiết... nhưng sau đó nhiều khách mua lẻ cũng đã biết tới nơi này.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 3 3_zing_1.jpg

Ruby là một loại đá đẹp, quý hiếm, viên ruby đắt nhất tại chợ lên đến 1 tỷ đồng. Để tạo sự tin tưởng về chất lượng, chợ phiên đã mời Tiến sĩ ngọc học Phạm Văn Long đến thẩm định ngọc hàng tuần cho khách hàng có nhu cầu.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 4 4_zing_1.jpg

Mua được một viên đá giá 800.000 đồng, chị Hà Hiền hài lòng với mức giá và vẻ đẹp của món hàng. Chị dự định sẽ làm mặt dây chuyền. Các loại đá ở đây đa dạng từ đá tự nhiên, đá đã qua chế tác, khiến chị cũng khó để quyết định trước khi mua.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 5 8_zing_1.jpg

Các sản phẩm đá quý được chuyển đến từ nhiều vùng miền trên cả nước. Anh Lã Thanh Sơn hàng tuần đều đến hội chợ bán hàng. Anh bắt xe khách tử Lục Yên, Yên Bái lúc 21h thứ 7, 3h sáng chủ nhật đến Hà Nội, cuối ngày lại về. Một chuyến đi chi phí xe, phí bàn khoảng 1 triệu đồng. Phiên chợ luôn đông đúc người mua hàng nên không tuần nào anh bỏ lỡ.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 6 5_zing_1.jpg

Anh Đỗ Sỹ Hùng đang dùng đèn pin để kiểm tra đá có trong, có vị vỡ rạn hay không. Anh cho biết hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đá nhân tạo, cách đơn giản nhất để phân biệt là dùng đèn soi.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 7 6_zing_1.jpg

Viên đá thạch anh tím có nguồn gốc từ Brazil được tính tiền theo Carat. Ở phiên chợ này đá từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài trăm triệu đồng đều có.

Cho da quy tien ty trong hem nho hinh anh 8 7_zing_1.jpg

Với hơn 40 gian hàng, chợ phiên là điểm hẹn của những người yêu đá quý. Phiên chợ độc đáo trong ngõ nhỏ hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan mua sắm.

(Theo Zing)

Giá vàng hôm nay 1/3: Tuần giảm mạnh từ 2016

Giá vàng thế giới khép lại phiên giao dịch cuối tuần cũng như tháng 2 với chiều giảm. Đây là mức giảm theo tuần mạnh nhất kể từ cuối năm 2016.

Tuần qua, thị trường vàng trong nước tăng giảm thất thường theo quốc tế. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/2, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,30 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,850triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,52 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 46,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng liên tiếp các phiên trước đó đều giảm sau khi đạt đỉnh lên mức hơn 49 triệu đồng/lượng. Nếu tính cả chênh lệch giá mua - bán vàng, người dân mua vàng tại SJC từ đầu tuần đến nay đã chịu khoản lỗ 4,2 triệu đồng/lượng.

{keywords}
Giá vàng tuần qua

Mở đầu tuần mới, giá vàng có mức tăng đột biến. Trong chiều 24/2, giá vàng đã lên đỉnh 49,2 triệu/lượng, mua vào 47,7-49,2 triệu đồng/lượng. Khoảng cách mua vào bán ra tăng rộng đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, giá vàng liên tục tăng vì nhiều nhà đầu tư coi vàng là kênh trú ẩn an toàn. Đặc biệt gần đây, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lan nhanh ngoài Trung Quốc, nhất là thông tin về diễn biến phức tạp của dịch ở Hàn Quốc, Nhật Bản,... khiến nhiều người đổ xô mua vàng tích trữ.

Nhiều chủ tiệm vàng cho biết giá vàng đã giảm hơn 2 triệu đồng/lượng sau khi lập đỉnh hơn 49 triệu đồng/lượng nhưng mức hiện tại vẫn cao hơn rất nhiều so với thời điểm trước Tết. Từ đó, nhiều người dân đem vàng cất trữ ra bán để chốt lời. Tại một số tiệm vàng, khách hàng bán vàng phải chờ khá lâu mới được chủ tiệm thanh toán tiền.

{keywords}
Vàng bật tăng mạnh tuần qua

Sang các phiên sau đó, giá vàng bắt đầu sự giảm. Ngày 25/2, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 45,850 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,350 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,800 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,820 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tiếp các phiên sau đó, giá vàng giao dịch ở ngưỡng 45,8-46,6 triệu đồng/lượng. Ngày 28/2, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,40 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,0 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,62 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 46,60 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng biến động liên tục. Kết thúc tuần, giá vàng giao ngay đã giảm 4,5% xuống còn 1.568,96 USD/ounce, dẫn đến mức sụt giảm theo ngày lớn nhất kể từ giữa năm 2013 đối với kim loại quý này. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng đã giảm 4,6% xuống còn 1.566,70 USD/ounce.

Những lo lắng về diễn biến dịch đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới rơi vào tình trạng tụt dốc tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi gần 6.000 tỷ USD đã bị “thổi bay” khỏi giá trị thị trường chứng khoán cho đến thời điểm hiện tại của tuần này.

Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với kinh tế toàn cầu. Năm 2003, khi dịch SARS diễn ra, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và dịch bệnh này khiến tăng trưởng GDP tổn thất từ 0,5 – 1%. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và dịch bệnh có thể làm trầm trọng hơn đà giảm tốc của Trung Quốc đại lục.

Chuyên gia phân tích Margaret Yang Yan, thuộc CMC Markets, cho rằng giá vàng đi xuống do các nhà đầu tư chốt lời vì vàng đã được mua quá nhiều trong hai tuần qua trước tác động của dịch COVID-19, cùng với tâm tý kỳ vọng vào chính sách nới lỏng tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Nhiều dự báo cho rằng, vàng đang có một xu hướng tăng giá rõ ràng và sẽ hướng tới ngưỡng 1.700 USD/ounce. Một số chuyên gia thậm chí còn dự báo vàng sẽ lên đến 2.000 USD/ounce vì các ngân hàng trung ương thế giới tiếp nới lỏng chính sách tiền tệ.

Đông Sơn

Đại gia 600 tỷ bất ngờ lộ diện, MC Long Vũ từ bỏ ghế sếp lớn

Một doanh nghiệp đăng ký vốn 6,3 tỷ USD gây xôn xao giới kinh doanh tuần qua. Trong khi đó, MC Long Vũ xin từ nhiệm, còn 1 đại giá 600 tỷ bất ngờ lộ diên sau cú thâu tóm.

Doanh nghiệp 6,3 tỷ đô: "Tôi làm gì có tiền"

Câu chuyện hy hữu tuần qua khi một một doanh nghiệp đã đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 144.000 tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD). Trụ sở chính tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Doanh nghiệp có 3 cổ đông sáng lập là bà Kim Thị Phương (thường trú huyện Đan Phượng, Hà Nội) góp 43.200 tỷ đồng (chiếm 30%). Ông Nguyễn Hoàn Sơn (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) góp 57.600 tỷ đồng chiếm 40% vốn điều lệ. Cổ đông thứ ba là ông Trần Gia Phong (huyện Đan Phượng, Hà Nội) góp 43.200 tỷ đồng (chiếm 30%).

Với số tiền khủng như vậy, ngay cả các tỷ phú lớn cũng phải ngả mũ. Chính vì thế, thông tin doanh nghiệp này đã ngay lập tức thu hút dư luận. Tìm hiểu, mọi người mới ngã ngửa ra khi bản thân cổ đông cũng giật mình vì được báo chí phỏng vấn.

{keywords}
Chơi trội đăng ký vốn 6,3 tỷ USD vượt mặt ông lớn

Bà Phương, một cổ đông cho hay: “Họ nhờ địa chỉ nhà tôi làm văn phòng đấy mà, tôi có biết gì đâu. Họ cầm chứng minh thư để đi làm, bảo ký thì tôi ký chứ mình biết gì đâu. Nếu họ bảo phải đóng 100 triệu vào đây, thì ai dám ký. Còn giờ có mất cái gì của mình đâu. Cứ nói mồm thế, làm được thì làm, chẳng được thì thôi”.

“Tiền đâu ra mà góp, tiền ăn, nuôi con còn chẳng đủ. Thực sự nhà tôi ăn bữa nọ, chạy bữa kia, nhà còn đang cắm cái đây này. Sang tên cho người ta rồi mà giờ còn chưa có tiền chuộc lại được, làm gì có đồng nào”, bà Phương tâm sự.

Sau khi bị dư luận nhiều quá, bà Phương cho hay đã đi xin hủy bỏ hồ sơ, hủy bỏ công ty rồi. “Giấy tờ đầy đủ rồi, thứ hai này ra là xong thôi. Khổ quá, mấy ông kia uống rượu vào, nhiều chữ số quá nên ghi nhầm vào đấy”, bà Phương nói.

Thâu tóm 600 tỷ, đại gia kín tiếng lộ diện

Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, ngày 19/2/2020 vừa qua ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư cá nhân, đã mua vào gần 11,5 triệu cổ phiếu VCP của CTCP Đầu tư phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex Power).

Số cổ phiếu ông Nguyễn Tuấn Anh mua vào tương ứng 20,16% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyêt đang lưu hành của Vinaconex Power. Trước giao dịch, ông Tuấn Anh không sở hữu cổ phiếu nào.

Cũng trong ngày 19/2 xuất hiện giao dịch thỏa thuận gần 19,5 triệu cổ phiếu VCP với giá thỏa thuận bình quân 55.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, ông Tuấn Anh đã chi khoảng 630 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát chi hơn 300 tỷ đồng mua cổ phiếu

Bà Trần Uyên Phương, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát, vừa trở thành cổ đông lớn sau khi tăng sở hữu 6,7 triệu cổ phiếu Tập đoàn Yeah1 (YEG), tương đương 21,61% vốn. Mục đích mua cổ phiếu để đầu tư cá nhân.

Giao dịch thực hiện qua phương thức thỏa thuận từ ngày 17-19/2 với khối lượng lần lượt 1,63 triệu, 1,42 triệu và 3 triệu cổ phiếu. Tổng cộng, bà Phương mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu YEG với mức giá khoảng 50.000 đồng/cp, tương ứng với số cổ phiếu mà hai lãnh đạo chủ chốt là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT và ông Đào Phúc Trí - Tổng Giám đốc bán ra cho đối tác chiến lược.

{keywords}
Bà Trần Uyên Phương, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát

Bà Phương là con gái ông Trần Quý Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam.

Cái “tham” cái “muốn” trở thành “cái tai hại"

Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HVG - chia sẻ tại ĐHCĐ: "Đáng lẽ chúng tôi đã làm được kế hoạch này 3 năm trước, nhưng do dòng vốn từ ngân hàng chậm trễ nên không thể làm, không được sự ủng hộ của ngân hàng dẫn đến cái ‘tham’ cái ‘muốn’ của tôi trở thành cái tai hại".

Doanh thu 2019 của HVG giảm gần 50% so với năm 2018, lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ lên đến 1.075 tỷ sau kiểm toán, dẫn đến tổng lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/9/2019 (kết thúc niên độ 2018-2019) là 1.489 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, HVG đã đầu tư tổng cộng trên 1.800 tỷ cho mảng chăn nuôi heo nhưng phần lớn vốn được sử dụng từ nguồn ngắn hạn. Mặc dù được ngân hàng phê duyệt hạn mức khoảng 4.000 tỷ đồng cho trung và dài hạn nhưng thực tế đến nay mới chỉ giải ngân 800 tỷ. Theo HVG, việc này dẫn đến sự bế tắc vốn triển khai dự án cũng như khai thác sản xuất.

{keywords}
Vua tôm gặp khó khăn

HVG đã tiến đến đạt được sự ký kết chiến lược với THACO. Theo nội dung hợp tác chiến lược được ký vào ngày 9/1, THADI (Công ty nông nghiệp của THACO) sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống. Tính đến nay, THADI đã sở hữu 24,28% vốn Hùng Vương, ứng với 53,9 triệu cổ phiếu. Năm 2020, HVG tiếp tục sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn, đối tượng chào bán dự kiến là THACO cùng các bên liên quan.

Con trai bầu Hiển giàu hơn Trầm Bê

Đầu tháng 2, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết ông Đỗ Vinh Quang, con trai bầu Hiển, đã mua thành công 35,9 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 15/1-3/2/2020 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Sau giao dịch, ông Đỗ Vinh Quang sở hữ 2,98% tỷ lệ vốn ngân hàng SHB. Trong thời gian diễn ra giao dịch, giá cổ phiếu SHB dao động từ 6.000 đồng tới 6.500 đồng/CP. Như vậy, ông Đỗ Vinh Quang đã phải chi ra từ 215-235 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.

Sau khi ông Quang mua vào cổ phiếu SHB, thị trường đã trải qua 24 ngày. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cổ phiếu SHB đã tăng 3.100 đồng/CP, tương đương 48%. Điều đó đồng nghĩa với việc tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Đỗ Vinh Quang cũng tăng tới 48%. Như vậy, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Quang đạt khoảng 330 tỷ đồng.

Ông Quang đã lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Vị trí của ông Quang được cải thiện theo ngày. Cuối ngày 28/2, ông Quang tiến sát Top 150. Vị trí hiện tại của ông Quang l51.

MC Long Vũ xin rút lui khỏi vị trí sếp lớn

Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) chuẩn bị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 27/2 để miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ miễn nhiệm 1 thành viên ban kiểm soát.

3/5 thành viên HĐQT VTVCab đã nộp đơn từ nhiệm, trong đó có ông Trịnh Long Vũ. Ông Trịnh Long Vũ sinh năm 1974, được khán giả biết đến qua vai trò MC các chương trình truyền hình trên kênh sóng của VTV, đặc biệt là Chiến nón kỳ diệu. Từ năm 2011 đến nay, MC Long Vũ giữ vị trí Trưởng ban biên tập Truyền hình Cáp thuộc Đài truyền hình Việt Nam.

Trong đơn từ nhiệm, MC Long Vũ cho biết xin thôi giữ vị trí HĐQT VTVCab theo sự phân công nhiệm vụ của Đài Truyền hình Việt Nam.

Đây cũng là lý do từ nhiệm của một thành viên HĐQT VTVCab khác là ông Nguyễn Hữu Long.

Thành viên HĐQT còn lại từ nhiệm là ông Nguyễn Trung Huấn cho biết xin thôi nhiệm vụ vì công việc cá nhân nên không sắp xếp được thời gian đảm nhận nhiệm vụ.

Bảo Anh

Thống kê tháng 2 qua số liệu của Tổng cục Thống kê

Dưới tác động của dịch bệnh Covid - 19 nên tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm nay có nhiều chỉ báo đáng lo nhưng vẫn cho thấy 1 nền tảng tốt của nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 2/2020 ước tính tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày sản xuất trong tháng 2 năm nay nhiều hơn.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê lưu ý: Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp nên tính chung hai tháng đầu năm 2020. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ sản xuất một số ngành công nghiệp bị giảm sút so với thời điểm trước khi có dịch. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất hai tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%...

{keywords}
Sản xuất suy giảm do ảnh hưởng dịch Covid 19.

Dù vậy, Tổng cục Thống kê vẫn ghi nhận số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/2/2020 tăng 1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong hai tháng đầu năm 2020 có 17,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019 và 11,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 17,1%.

Đáng chú ý , Tổng cục Thống kê ghi nhận trong 2 tháng có tới gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên đán và chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công, đồng thời trong các tháng đầu năm hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước nên nhìn chung tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm đạt không cao so với kế hoạch năm 2020 (8,3%). 

Cùng với đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hai tháng ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

"Đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/2 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,5 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, kết hợp với tác động của dịch Covid-19, nhiều hoạt động của nền kinh tế bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước trong 2 tháng đầu năm nay. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/2 ước tính đạt 214 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% dự toán năm.

Ngoài ra, hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng không sôi động như những tháng trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất của 2 tháng kể từ năm 2014 đến nay.

Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng trong tháng 2/2020, Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa hai tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân hai tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây.

Lương Bằng

Bế tắc ngưng trệ cận kề, hành động giải cứu khẩn cấp

Bế tắc ngưng trệ cận kề, hành động giải cứu khẩn cấp

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phản ảnh nhiều doanh nghiệp điện tử, dệt may, da giày,... chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020. 

Một thời ồn ào, điện mặt trời, kẻ cười người khóc

Sức nóng của điện mặt trời đã kéo hàng trăm nhà đầu tư vào cuộc. Dồn dập và vội vã, nhiều nhà đầu tư chạy nước rút cho kịp ngày vận hành, hưởng giá ưu đãi. Nhưng cũng không ít người lỡ chuyến tàu.

Người cười vì được giá

Cả năm 2019, PV. VietNamNet đã có mặt tại nhiều dự án điện mặt trời rầm rộ thi công trên khắp cả nước: Từ những vùng kém ưu đãi về bức xạ mặt trời như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cho đến vùng có lợi thế như Ninh Thuận, Bình Thuận, rồi Tây Nguyên, Long An, Bình Phước, Tây Ninh,...

Không khó để nhận ra những dải cát ven biển cằn khô năm nào giờ đã trở thành những cánh đồng năng lượng mặt trời rộng mênh mông. Hàng trăm nhà đầu tư lao vào cuộc đua để kịp vận hành trước giờ G. “Giờ G” chính là thời điểm cuối cùng điện mặt trời được hưởng mức giá cao ngất ngưởng so với các nguồn điện truyền thống khác. “Giờ G” ấy cũng là dấu mốc để trao thưởng cho những nhà đầu tư nhanh chân, nhưng cũng là cột mốc buồn cho những câu chuyện về sau.

{keywords}
Điện mặt trời đã trải qua một sự bùng nổ ở Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Thực tế, sức nóng của điện mặt trời bắt đầu “bùng nổ” khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời vào tháng 4/2017. Lý do là mức giá điện rất hấp dẫn, lên tới 9,35 UScent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh - giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD) và kéo dài tới 20 năm, cao hơn nhiều giá nguồn điện khác.

Số liệu được Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đưa ra tại hội nghị vận hành các nhà máy điện mặt trời và gió các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức hồi 7/2019 cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn, gần trăm nhà máy điện mặt trời đã ồ ạt vận hành.

Năm 2018 chỉ có 3 nhà máy đóng điện thành công. 3 tháng đầu năm 2019, thêm 5 nhà máy. Thế nhưng từ tháng 4 đến tháng 6, có tới 81 nhà máy đóng điện thành công vào hệ thống điện.

Như vậy, chỉ riêng 6 tháng năm 2019, có tới gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới. Công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời lên tới gần 4.500 MW (trong khi công suất nguồn điện cả nước là 45.000 MW).

Mức tăng trưởng thần tốc ấy khiến nhiều tổ chức nước ngoài cũng phải “nghiêng mình kính nể” trước sự đổi chiều quá mạnh của điện mặt trời ở Việt Nam.

Gần trăm dự án về đích thành công, vận hành trước tháng 7/2019 được hưởng giá ưu đãi 2.100 đồng/số. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Họ phải đối mặt với thực tế phũ phàng khác: Điện làm ra không bán được hết.

Những ngày cuối năm 2019, phóng viên lại có mặt ở “điểm nóng” điện mặt trời Ninh Thuận. Chuyến đi có cả các lãnh đạo của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tổng công ty, ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Chính vì sự phát triển nhanh, trong khi thủ tục đầu tư lưới điện theo quy trình của nhà nước không theo kịp, dẫn đến tình trạng giảm phát và các vấn đề khác.

Thực tế, do quá tải lưới điện 110 kV, nhiều nhà máy chỉ phát được 30-40% lên lưới. 

Vì thế, ngành điện phải thúc đẩy các đơn vị cải tạo hệ thống đường dây 110 kV ở Ninh Thuận, Bình Thuận để giải quyết tình trạng quá tải. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư các dự án lưới điện trong giai đoạn đến năm 2025 theo quy hoạch điện 7 điều chỉnh, quyết định 1891/TTg-CN và 667/QĐ-BCT đảm bảo giải phóng công suất cho các nhà máy năng lượng tái tạo.

{keywords}
Cấp tập làm đường dây để khắc phục tắc nghẽn đường truyền.

Chuyện đau xót của những người lỡ ngày về đích

Cuộc đua nào cũng có người thắng kẻ thua. Người chạm đích thành công, kẻ lỡ chuyến đò. Điện mặt trời cũng vậy.

Nhiều tháng nay, các lãnh đạo của Công ty TNHH GA Power Solar Park (Đức) - một DN 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - như ngồi trên đống lửa.

Công ty này đang đầu tư 2 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 60 MW ở Hà Tĩnh với số vốn 50 triệu USD. Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy sẽ phát điện lên lưới để được hưởng mức giá ưu đãi là 2.100 đồng/số (tương đương 9,35 cent), nhưng vì một số lý do nên dự án chưa thể phát điện trước tháng 7/2019.

Chính vì thế, giá điện sau 30/6 như thế nào luôn được các lãnh đạo công ty này trông ngóng. Tuy nhiên, khi dự thảo mới nhất về giá điện mặt trời sau ngày 30/6 chỉ còn 1 vùng, với mức giá giảm xuống còn 1.620 đồng/số, thì họ không khỏi sửng sốt.

Trả lời PV. VietNamNet, ông Bùi Quang Cường, Giám đốc Công ty TNHH GA Power Solar Park, không giấu được sự lo lắng và thất vọng: “Chúng tôi mà chưa triển khai thì chắc chắn sẽ không bao giờ làm nữa”.

“Với mức giá này, làm tiếp cũng lỗ, không làm tiếp thì cũng rất khó khăn. Nhiều thiết bị chúng tôi đã chuyển tiền, thiết bị đã cập cảng, và một số hợp đồng chuẩn bị chuyển tiền. Tình thế bây giờ rất gay go”, ông Bùi Quang Cường âu lo.

Nhưng ông Cường chắc không thể nghĩ được rằng, ngay cả giá điện 1.620 đồng/số công ty của ông cũng khó lòng có được bởi một thay đổi “chấn động” khác. Thủ tướng quyết định đấu thầu các dự án điện mặt trời, chỉ có một số dự án được hưởng mức giá FIT.

Theo rà soát của Bộ Công Thương, chỉ có 7 dự án với tổng công suất khoảng 320 MW đáp ứng tiêu chí để được áp dụng giá FIT. Có nghĩa, 7 dự án này thuộc diện đã ký hợp đồng mua bán điện và đáp ứng điều kiện cơ sở về dự án đã và đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019.

Vậy nên, hàng chục nhà đầu tư đang có dự án dở dang, nằm đắp chiếu “ngóng” giá điện mới như bị dội một gáo nước lạnh.

Ông Lê Văn Hoàng, một nhà đầu tư ở Thanh Hóa, cũng trải qua nhiều đêm mất ngủ. Bởi dự án của ông đang chưa rõ ràng cơ chế giá vì đang đầu tư dở dang. Nguy cơ phá sản trực chờ. Chỉ cần một chữ ký được ban hành, dự án của ông sẽ phá sản, còn ông sẽ trở thành “con nợ” của ngân hàng.

Điều đáng nói, những nhà đầu tư ấy không “đơn độc”. Hàng chục nhà đầu tư lỡ hẹn ngày về đích cũng chung số phận như vậy.

Mới đây, hàng chục nhà đầu tư điện mặt trời trên cả nước đã đồng ký tên, đóng dấu đỏ vào bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về những vướng mắc của các dự án điện mặt trời đã và đang được đầu tư xây dựng. Họ muốn được áp dụng biểu giá FIT mua điện từ các dự án điện mặt trời không thấp hơn 7,09 US cent/kWh (1.620 đồng) đối với các dự án điện mặt trời mặt đất và 7,69 US cent/kWh đối với các dự án điện mặt trời nổi.

Bài học sau "cơn sốt"

Cơn sốt điện mặt trời giờ đã qua. Việc cấp tập đầu tư vào năng lượng mặt trời khó có thể bùng nổ như trước. Nhiều nhà đầu tư “lạnh nhạt” với nguồn điện từng phát triển quá nóng này. Đây cũng là lúc nhìn lại chính sách khuyến khích điện mặt trời thời gian qua, để phát huy những mặt được, khắc phục những hạn chế. 

Có một sự thật, điện mặt trời không thể thay thế được thủy điện, nhiệt điện, nhưng cũng là nguồn bổ sung đáng kể vào hệ thống điện quốc gia, nhất là khi nguy cơ thiếu điện đang cận kề.

Qua câu chuyện điện mặt trời cho thấy, chỉ cần có chính sách khuyến khích, cụ thể là giá điện, sẽ thu hút được nguồn lực tư nhân đầu tư vào hệ thống nguồn điện. Nhưng mức giá là bao nhiêu phải cân nhắc kỹ, bởi giá điện mặt trời 2.100 đồng là không hề rẻ, chưa kể cộng thêm các chi phí khác, một kWh điện mặt trời đến tay người tiêu dùng phải có giá lên đến 3.500 đồng/số. Nếu tỷ trọng điện mặt trời giá cao tăng đột ngột, sẽ tác động tới giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Mặt khác, trong cơn sốt điện mặt trời, cần đánh giá đúng mức tác động của nguồn điện ấy đến hệ thống điện quốc gia, bổ sung quy hoạch ở mức phù hợp, đảm bảo khả năng truyền tải. Như vậy, sẽ không tái diễn tình cảnh “điện mặt trời thừa không phát được lên lưới” mà trong nước lại có nguy cơ thiếu điện. Đó là nghịch lý rất khó chấp nhận được.

Mặt khác, chính sách nào cũng cần có sự ổn định, nhất quán, tránh tình trạng sau một đêm mọi thứ bỗng thay đổi, từ “ưu đãi thành bạc đãi” khiến nhà đầu tư trở tay không kịp. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng như niềm tin vào chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Lương Bằng

Như ngồi trên lửa vì không có giá điện mặt trời

Như ngồi trên lửa vì không có giá điện mặt trời

 - Các nhà đầu tư điện mặt trời đang ngồi trên lửa vì ngóng giá điện mới mà mãi không có do các dự thảo của Bộ Công Thương lần lượt bị “bác”.