Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Vàng tây, vàng ta và vàng trắng khác nhau như thế nào?

1. Vàng Trắng

Vàng Trắng được tạo ra từ việc nấu chảy những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp đến cùng với Vàng, sau khi kết tinh sẽ thu được một hợp kim có màu trắng. Nói một cách khác đơn giản hơn, Vàng Trắng là hợp chất của đa nguyên tố kim loại không phải là một đơn chất có trong bảng tuần hoàn Mendeleep. Thành phần có trong Vàng Trắng bao gồm: Vàng và các kim loại quý hiếm khác như Niken, Pladi, Platin,…Như vậy Vàng Trắng có giá trị đảm bảo bằng hàm lượng Vàng có trong nó. Thi trường thường áp dụng cách tính của Vàng Tây để tính giá trị và giá thành cho Vàng Trắng.

Vàng Trắng có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng với đặc tính cứng, dẻo khiến Vàng Trắng phản quang, đàn hồi tốt và chịu đựng được ma sát khi đeo vì vậy ít bị hao mòn biến dạng, gãy đứt, đặc biệt có khả năng giữ chắc các loại Đá Quý, Kim Cương trên đồ Trang sức.

{keywords}

Một số người nhầm lẫn Vàng Trắng là Bạch Kim, nhưng thực tế Bạch Kim là một loại kim loại quý khác. Thường Bạch Kim được phân biệt với Vàng Trắng dựa vào yếu tố như màu sắc: Bạch kim thường có màu trắng ánh kim tự nhiên hơi ngả sang xám bạc, độ bóng sáng thường kém hơn Vàng Trắng. Trong khi đó màu gốc của Vàng Trắng là trắng ngà, khi được dùng để chế tác Trang sức thì Người thợ phải phủ một lớp Rhodium – một loại kim loại quý hơn cả Vàng để tạo được màu trắng sáng cho sản phẩm. Sau thời gian sử dụng lớp Rhodium này dần mất đi, Trang sức cần phải si mạ lại để giữ được vẻ đẹp trắng sáng như ban đầu.

2. Vàng Ta

Vàng Ta hay còn gọi là Vàng 24k cũng là hợp kim với phần lớn là Vàng nguyên chất và một số ít kim loại quý khác. Vàng Ta thường chứa phần lớn hàm lượng Vàng nguyên chất, nên thường có màu vàng kim đậm hơn và có giá trị cao hơn Vàng Tây. Vàng Ta khá mềm và chịu va chạm kém. Nữ Trang làm bằng Vàng Ta không được đa dạng vì khó tạo kiểu, gắn đá quý. Vì thế hầu như Vàng Ta thường chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, đám tiệc.

3. Vàng Tây

Vàng Tây là loại vàng được sử dụng phổ biến nhất. Trong thị trường, Vàng Tây được quy định theo số “tuổi” vàng, tức là: phần trăm hàm lượng Vàng nguyên chất có trong Trang sức. Tùy theo Khách hàng yêu cầu và nhu cầu của mỗi loại Trang Sức, mà người thợ Kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau vào với Vàng để chế tác. Vàng Tây thường có đặc tính dai, bền và cứng hơn nên thường được dùng để chế tác Trang sức phổ biến.

(Theo SHTT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét