Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Hoảng loạn toàn cầu, tín hiệu đáng sợ và nỗi lo cho Donald Trump

Tụt giảm ngang khủng hoảng hơn 10 năm trước

Chỉ trong vòng 2 phiên, chứng khoán Mỹ đã giảm tổng cộng gần 840 điểm, ngang ngửa cú giảm thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ cách đây hơn 10 năm.

Trong phiên giao dịch 2/10 trên thị trường Mỹ (rạng sáng 3/10 giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm gần 500 điểm sau khi đã “bốc hơi” hơn 340 điểm trong phiên trước đó. Tổng cộng 2 phiên, chỉ số này giảm gần 840 điểm.

Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm tổng cộng khoảng 3% trong hai phiên và xuống dưới ngưỡng 3.000 điểm, dưới mức trung bình động 100 ngày, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm tổng cộng gần 3% xuống dưỡi ngưỡng 8.000 điểm.

Gần như tất cả các cổ phiếu công nghệ lớn đều lao dốc, trong đó có các gương mặt như Amazon, Apple, Alphabet,... 

{keywords}
Chứng khoán Mỹ sụt giảm hơn 800 điểm.

Tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán xảy ra trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về quá trình luận tội tổng thống Mỹ Donald Trump. Một khi ông Trump bị kết tội thì nền kinh tế sẽ có những biến động rất lớn khi mà nước Mỹ đang tiến hành những cải tổ lớn về mặt kinh tế, trong đó có những thỏa thuận thương mại với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật, Ấn, EU,...

Gần 3 năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump có hàng loạt chính sách kinh tế cởi mở, cắt giảm thuế doanh nghiệp, cắt bỏ nhiều rảo cản trong thủ tục cho hoạt động kinh doanh cũng như hút dòng vốn về nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã có những thành tích đáng kể. Thất nghiệp xuống mức thấp nhất 50 năm, tăng trưởng khá cao và chứng khoán lên mức cao kỷ lục.

Chứng khoán Mỹ tụt giảm còn do Mỹ vừa công bố hoạt động sản xuất trong tháng 9 bất ngờ tụt giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm. Giới đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi mà các nền kinh tế lớn nuối đuôi nhau báo cáo số liệu tiêu cực.

Trước Mỹ, châu Âu cũng ghi nhận triển vọng kinh tế u ám khiến đồng euro giảm. Tại khu vực kinh tế sử dụng đồng euro (Eurozone), chỉ số sản xuất PMI (đo lường sức mua) giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm. Chỉ số sản xuất PMI của Đức thậm chí còn tồi tệ hơn, chỉ đạt 41,7 điểm trong tháng 9.

Hôm 1/10, Ngân hàng Trung ương Úc cũng giảm lãi suất cơ bản bớt 25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục mọi thời đại: 0,75% sau khi nước này ghi nhận tăng trưởng quý 2 chậm nhất trong một thập kỷ. 

{keywords}
Hoạt động sản xuất xuống mức thấp nhất 10 năm trong tháng 9 vừa qua.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2019 sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng thương mại thấp nhất trong hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo đó, tăng trưởng sẽ chỉ đạt 1,2% so với mức 3% trong năm 2018. Lý do là do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Cú “săn phù thủy” của Đảng Dân chủ

Hiện các nhà đầu tư đang chờ động thái chính sách mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), xem cơ quan này có tiếp tục cắt giảm lãi suất nữa hay không. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng chờ một sự tiến triển thực sự từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần tới.

Với nhiều chuyên gia, 2 cú tụt giảm trong 2 phiên vừa qua của TTCK Mỹ được cho là quá đà, bởi hoạt động sản xuất không chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Mỹ, chỉ khoảng 10%, trong khi ngành dịch vụ chiếm tới 90% và vẫn đang phát triển mạnh. Sự lo ngại chính vẫn nằm ở tương lai của ông Trump và một cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Theo kế hoạch, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ gặp nhau vào đầu tuần tới tại Washington. Hai bên được cho là đã có những bước lùi cần thiết để giải quyết một cuộc chiến thương mại đang ngày càng leo thang. 

{keywords}
Ông Trump bị cáo buộc gây sức ép lên Ukraine.

Gần đây, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết Nhà Trắng chưa có ý định cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ vào thời điểm này. Đây được xem là một những lời đe dọa trước một cuộc đàm phán.

Hôm 25/9, Tổng thống Donald Trump đã chính thức bị điều tra luận tội. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã chính thức khởi động một cuộc điều tra luận tội ông Trump sau nhiều tháng trước các áp lực từ bên trong nội bộ Đảng Dân chủ.

Ông Donald Trump bị cáo buộc đã lạm dụng quyền lực, cản trở công lý và vi phạm lời thề khi tuyên thệ nhậm chức. Vụ việc liên quan trực tiếp tới cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi tháng 7. Theo đó, đảng Dân chủ cáo buộc trong cuộc điện đàm đó ông Trump đã hối thúc Ukraine điều tra các hoạt động của con trai ông Joe Biden, cựu phó tổng thống và hiện là ứng cử viên tổng thống tiềm năng nhất của Đảng Dân chủ. 

Theo phía Dân chủ, ông Trump đã trì hoãn một gói viện trợ 400 triệu USD cho Ukraine trước cuộc điện đàm.

Ông Trump phủ nhận mọi cáo buộc và cho rằng "việc luận tội này vô nghĩa", “quấy rối tổng thống” “săn phù thủy” và là lý do khiến thị trường chứng khoán giảm điểm.

{keywords}
Ông Trump bị luận tội trong bối cảnh đang đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Áp lực đè lên ông Trump ngày một lớn. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Đảng Cộng hoà sẽ chặn đứng “kịch bản” luận tội Tổng thống Trump ở Thượng viện.

Theo trình tự, sau khi được quá bán trong tổng số 435 thành viên hạ viện đồng ý luận tội, tiến trình được đẩy lên thượng viện. Một cuộc bỏ phiếu sẽ được tiến hành tại thượng viện và cần ít nhất 2/3 số phiếu tán thành.

Hiện tại, Đảng Cộng hòa hiện có 53 ghế tại thượng viện, trong Đảng Dân chủ có 45 ghế nhưng thường nhận được sự hỗ trợ từ 2 thượng nghị sĩ độc lập nên có thể xem là đang giữ 47/100 ghế.

Để có thể kết tội và bãi nhiệm tổng thống, Đảng Dân chủ sẽ phải cần ít nhất 67 phiếu ủng hộ, đồng nghĩa với việc có 20 thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ đứng về phe Dân chủ. Nếu không, quá trình luận tội sẽ bị chặn đứng ở thượng viện.

Trong lịch sử, chưa có một tổng thống nào bị buộc rời khỏi Nhà Trắng vì kết quả trực tiếp của tiến trình luận tội. Một số tổng thống bị luận tội như Andrew Johnson (1868) và Bill Clinton (1998) cũng bị hạ viện luận tội nhưng không bị thượng viện kết án.

Mời độc giả xem clip tự tạo từ bài viết:

M. Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét