Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về sự hiện diện của sự kiện bất khả kháng này trong một thời hạn hợp lý.
Theo khoản 4 Điều 79 Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) có quy định như sau:
“Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”
Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại 2005 thì:
“Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn
trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại”.
Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm hợp đồng theo như các điều khoản nêu trên là hoàn toàn hợp lí, vì lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thông báo cho bên có quyền biết, điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã không quan tâm đến những trở ngại đó, và không coi đó là sự kiện bất khả kháng. Chính vì vậy, trong trường hợp này, những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng, không là căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn xác đáng. Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng.
Về việc vi phạm nghĩa vụ thông báo hiện nay đang tồn tại hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu người gặp phải sự kiện bất khả kháng không thông báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý thì họ sẽ mất quyền viện dẫn nó để làm căn cứ miễn trách nhiệm cho mình. Chẳng hạn, như điều kiện chung của Ủy ban kinh tế Châu Âu nêu rõ: “Người bán phải thông báo cho người mua bằng điện tín hay thư, tùy theo từng loại hàng, nếu không họ sẽ mất quyền viện dẫn sự kiện biện minh, trừ khi họ không thể thông báo được”.
Quan điểm thứ hai và hiện nay đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn, đó là nếu không thông báo kịp thời thì bên gặp bất khả kháng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thời toàn bộ thiệt hại do việc không thông báo kịp thời đó gây ra, nhưng vẫn được quyền viện dẫn đến sự kiện bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm. Điển hình cho quan điểm này là Công ước Viên năm 1980 như vừa nêu trên. Quan điểm này theo tôi là hợp lý. Bởi vì việc thông báo bất khả kháng là một nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc theo pháp luật quy định cho nên vi phạm nghĩa vụ thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do việc vi phạm đó gây ra. Còn việc miễn trách nhiệm do gặp bất khả kháng vẫn phải được thừa nhận. Lý do miễn trách phát sinh hiệu quả từ thời điểm xảy ra trở ngại hoặc nếu giấy báo không được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thông báo. Việc không thông báo làm cho bên vi phạm không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất do những mất mát đáng lẽ ra có thể tránh được, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, các bên cần quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:
- Gửi đến bên kia thông báo bằng văn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật
áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.
- Kèm theo thông báo là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận.
Nguồn tham khảo và đóng góp ý kiến hỗ trợ pháp lý công ty Luật Đại Nam - Niềm Tin Pháp Lý
https://social.msdn.microsoft.com/Profile/luatdainam
https://vimeo.com/luatdainam
https://www.instapaper.com/p/luatdainam
https://www.diigo.com/profile/luatdainam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét