Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Chứng khoán 28/2: Công ty bán giấy vệ sinh duy nhất trên sàn, lập kỷ lục 10 năm

CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) là doanh nghiệp bán giấy vệ sinh duy nhất trên sàn, có doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm.

Theo BCTC, năm 2021, HAP có doanh thu tăng 1,5 lần so với 2020, lên 498 tỷ đồng, đây cũng là mức doanh thu cao kỷ lục của công ty từ khi lên sàn. Trong năm doanh thu tài chính đạt gần 14 tỷ đồng, giảm 28 tỷ đồng so với cùng kỳ chủ yếu do không còn khoản thu lãi thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác (gần 38 tỷ đồng) như năm 2020.

Tính chung cả năm, HAP có lãi trước thuế hơn 52 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỷ đồng, tăng 23,2% so với số lãi 34 tỷ đồng đạt được năm 2020, tương ứng lãi bình quân khoảng 3,5 tỷ đồng mỗi tháng. Năm 2021 cũng là năm lãi cao nhất của công ty kể từ năm 2007 đến nay.

{keywords}
Biểu đồ giá của HAP

Công ty Giấy Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến, được thành lập ngày 14/09/1960. Ngày 28/10/1999, Công ty Giấy Hải Phòng chính thức hợp nhất vào CTCP Hải Âu, đổi tên thành CTCP Giấy Hải Phòng HAPACO. Tháng 8/2000, công ty là một trong 4 công ty cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.

Liên quan tới giấy nhưng bán vàng mã, CTCP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 (từ 1/10/2021 đến 31/12/2021), niên độ tài chính năm 2021-2022 (từ 1/10/2021 và kết thúc vào 30/9/2022). Doanh thu thuần đạt 165,3 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận bao gồm bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng 23% so với cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận trước thuế của công ty này ở mức 21,8 tỷ đồng, sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lợi nhuận còn lại đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 4,3% so với quý 1 niên độ năm 2020-2021.

Kết quả sản xuất kinh doanh cả năm đạt 519,4 tỷ đồng, vượt 15%, lợi nhuận sau thuế là 57,2 tỷ đồng, vượt 54% so với kế hoạch đề ra và thông báo chia cổ tức niên độ 2020-2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%.

Trên sàn còn một số doanh nghiệp có ngành nghề độc lạ có doanh thu tốt như Mai táng Hải Phòng (CPH), doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn là CTCP Merufa (MRF),... 

Nhà đầu tư quan sát

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 25/2, VN-Index đứng ở mức 1.498,89 điểm, tương ứng giảm 5,95 điểm (-0,4%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 4,55 điểm (1,04%) lên 440,16 điểm. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%) xuống 112,66 điểm.

Điểm tích cực là việc thanh khoản có sự cải thiện tốt với trung bình khoảng 30.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tuy thanh khoản đã cải thiện được khoảng 30% so với tuần trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần. Khối ngoại tuần qua bán ròng ở mức 20,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 76 tỷ đồng.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, SHS nhận định, VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vẫn kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1.490 điểm cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa đáng lo ngại.

Do đó trong tuần giao dịch tiếp theo 28/2-4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại.

Theo VCBS, lực cung chốt lời ngắn hạn vẫn là khá lớn quanh vùng 1.520 điểm, khiến cho chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy đi ngang quanh mốc 1.500 điểm kể từ đầu tháng đến hiện tại.

Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine cũng làm dấy lên quan ngại về triển vọng thị trường trong ngắn hạn. Lực cầu bắt đáy trong tuần vừa qua tuy vẫn có nhưng là không đủ để khiến VN-Index đi ngược lại xu hướng chung trên thế giới.

D. Anh

Nửa năm 3 lần thay chủ tịch, chuyện lạ 'nhà' đại gia bất động sản

Nửa năm 3 lần thay chủ tịch, chuyện lạ 'nhà' đại gia bất động sản

Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh đăng ký bán cổ phiếu, Louis Land thay ba lần chủ tịch, thêm 2 lãnh đạo từ nhiệm sau lùm xùm truy thu thuế tại Thuduc House,... là những tin đáng chú ý tuần qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét