Một hãng bay đưa ra mức thu nhập tối đa lên tới 13.300 USD/tháng cho cơ trưởng dòng máy bay thân rộng B787. Con số này cao hơn nhiều so với thời điểm trước dịch.
Trao đổi với Dân trí, đại diện Bamboo Airways cho biết trong bối cảnh thị trường hàng không dần hồi phục, thị trường quốc tế mở cửa trở lại, hãng đang tuyển thêm nhân sự nhằm phục vụ khách hàng và mở rộng đường bay, mạng lưới bay. Hãng này thông báo tuyển dụng nhiều vị trí từ bộ phận tiếp viên đến bộ phận văn phòng trên website.
Theo đó, hãng này đưa ra mức thu nhập tối đa lên tới 13.300 USD/tháng (tương đương khoảng 300 triệu đồng) cho cơ trưởng dòng máy bay thân rộng B787, cơ phó là 8.000 USD/tháng (khoảng 180 triệu đồng); thu nhập tối đa cho cơ trưởng và cơ phó ở dòng máy bay thân hẹp Airbus và Embraer 190 lần lượt khoảng 10.450 USD/tháng (khoảng 236 triệu đồng) và hơn 6.300 USD/tháng (khoảng 142 triệu đồng).
So với thu nhập bình quân của cơ trưởng dòng máy bay thân rộng thời điểm trước dịch (khoảng 250 triệu đồng), con số tối đa mà hãng này đưa ra đã có sự tăng trưởng và được đánh giá ở mức khá cao.
Đối với thông báo tuyển tiếp viên 5 sao, hãng đưa ra thu nhập lên đến 1.500 USD/tháng (khoảng 34 triệu đồng), tiếp viên trưởng 3.000 USD/tháng (khoảng 68 triệu đồng).
Tương tự, Vietjet Air cũng đang thông báo tuyển cơ trưởng, cơ phó cho các dòng máy bay Airbus A320F và A330 đến hết năm nay.
Đại diện Vietravel Airlines cũng thông tin hãng đang tìm thêm phi công cho dòng Airbus A320, cùng số lượng lớn tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, thu nhập không được hãng tiết lộ.
Hãng hàng không du lịch đầu tiên tại Việt Nam khẳng định đang chủ động bổ sung nguồn lực chất lượng cao, với việc tuyển dụng và đào tạo một loạt vị trí nhằm phục vụ cho kế hoạch mở rộng đội bay của hãng lên 6 tàu bay và khai thác thêm nhiều đường bay quốc tế mới đến Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ quý III.
Dẫu vậy, Vietravel Airlines đánh giá khi thị trường phục hồi, nhu cầu tuyển dụng của các hãng hàng không bắt đầu tăng cao, bên cạnh việc hiện nay, một số dự án thành lập hãng hàng không mới cũng đang được triển khai rất rốt ráo.
"Dự báo trong năm nay, nhân lực hàng không trong nước sẽ trở lại khan hiếm và xuất hiện hiện tượng cạnh tranh nguồn nhân lực, điều này cũng sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho kế hoạch mở rộng đội ngũ chất lượng cao của hãng", đại diện Vietravel Airlines nói.
Số liệu thống kê cho thấy trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ, trung bình khách quốc tế đi/đến Việt Nam là khoảng 40.000-50.000 khách/tháng. Kể từ thời điểm thí điểm mở lại các đường bay quốc tế từ tháng 1, lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam tăng lên hơn 103.000 khách trong tháng 1 và cập nhật đến hết ngày 14/2 là 153.000 khách.
Tại tọa đàm mới diễn ra, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, nhìn nhận quyết định mở lại các đường bay quốc tế từ 15/2 và mở cửa du lịch từ ngày 15/3 sẽ tạo điều kiện để ngành hàng không Việt Nam tiến dần tới bình thường hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hành khách, đồng thời tạo lực đẩy cho sự phát triển kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Bùi Minh Đăng - Phó trưởng phòng Vận tải Hàng không - Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng việc khôi phục hoạt động hàng không, du lịch không phải chỉ là cơ hội, mà đã hiện hữu. Theo kịch bản lý tưởng, năm 2022 thị trường hàng không Việt Nam đón 42-43 triệu hành khách, trong đó có khoảng 8 triệu khách quốc tế, 6 triệu khách du lịch.
Ở một số nước châu Âu, quả thanh long được cho là siêu thực phẩm, có giá bán 600.000 đồng/kg. Tại Việt Nam, mỗi năm sản lượng thanh long lên tới 1,4 triệu tấn nhưng giá tại vườn chỉ 3.000-5.000 đồng/kg, giá tại chợ cũng rẻ như cho.
Trong một diễn đàn kết nối nông sản mới đây, ông Như Nguyễn - đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Lan và Việt Nam - cho biết, nông sản từ châu Á được coi là “siêu thực phẩm” ở châu Âu. Thanh long đang dần trở thành một mặt hàng như vậy, đặc biệt tại Hà Lan.
Theo ông Nguyễn, mua thanh long ở Hà Lan không dễ, nhất là với người bản địa tại châu Âu. Giá thanh long bán trong siêu thị gốc Á tại thị trường này vào khoảng 260.000 đồng với quả 400gram. Tính ra thanh long có giá khoảng 650.000 đồng/kg.
Không chỉ tại châu Âu, theo hướng dẫn MyPlate của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100gram thanh long có thể cung cấp 264 kcal; 107 mg canxi; 82,14 g carbohydrate; 82,14g đường; 39mg Natri; 6,4mg vitamin C; 3,57g protein; 1,8g chất xơ. Bởi vậy, chúng được coi là loại trái cây hoàn hảo hay còn được gọi là "siêu trái cây" (super fruit).
Ở một số nước châu Âu thanh long được coi là "siêu thực phẩm" (anh: BH)
Tại Việt Nam, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nhiều năm nay thanh long trở thành cây trồng chủ lực tại các tỉnh Tiền Giang, Bình Thuận và Long An. Diện tích thanh long khoảng 64.000 ha với sản lượng gần 1,4 triệu tấn/năm.
Loại trái cây này giúp Việt Nam thu về cả tỷ USD mỗi năm. Năm 2021, xuất khẩu thanh long đạt kim ngạch 998 tỷ USD.
Song, những năm gần đây, câu chuyện của quả thanh long được người tiêu dùng Việt biết đến không phải là thành tích "tỷ đô" hay sự thịnh vượng của người nông dân, mà chính là những đợt "giải cứu". Hầu như năm nào cũng có những đợt thanh long dội chợ với giá rẻ như cho, thậm chí bỏ thối ngoài đồng. Điệp khúc “tắc biên - rớt giá” lặp đi lặp lại.
Riêng năm 2021, thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đã vài lần “tắc biên”. Nguyên nhân là do Trung Quốc kiểm soát chặt dịch Covid-19, đồng thời siết chặt hoạt động kiểm dịch thực vật. Mỗi lần như vậy, thanh long tại các vùng trồng ở nước ta lại ùn ứ, giá giảm mạnh, người nông dân chịu cảnh thua lỗ và lại kêu gọi “giải cứu”, hỗ trợ tiêu thụ.
Là cây trồng chủ lực, sản lượng thanh long ở nước ta lên tới hàng triệu tấn mỗi năm.
Thời điểm hiện tại, khi chuỗi ngày ùn ứ nông sản tại cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh kéo dài từ cuối năm 2021 chưa chấm dứt, giá thanh long vẫn chìm sâu dưới đáy.
Ông Quân - nhà vườn trồng thanh long ở Long An - cho biết, giá loại quả này hiện chỉ 3.000-5.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ vì đang tắc đường sang Trung Quốc.
Tại Bình Thuận, dù đang là vụ nghịch nhưng thanh long giảm rất sâu, chỉ 1.000-2.000 đồng/kg, khiến nhà vườn trồng thanh long lỗ nặng. Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, số lượng thanh long của các doanh nghiệp trong tỉnh đang tồn ở cửa khẩu và các kho lạnh lên đến 30.000 tấn, cần phải tiêu thụ trong vòng 15 ngày.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, thừa nhận những tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá thanh long giảm sâu, còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Trong quý I/2022, sản lượng thanh long các tỉnh trồng lớn phía Nam đạt khoảng 247.000 tấn, trong đó riêng tháng 3 khoảng 63.000 tấn. Hiện nay, một số nông dân đã tạm dừng sản xuất rải vụ thanh long để tránh rủi ro.
Tại Hà Nội, từ cuối năm 2021 đến nay, thanh long được rao bán la liệt với giá rẻ như cho. Theo đó, thanh long ruột đỏ và ruột trắng có giá dao động từ 5.000-9.000 đồng/kg tuỳ loại.
Thanh long được bán tràn chợ với giá chỉ vài nghìn đồng 1kg (ảnh: BH)
Các DN chế biến nông sản cũng cho rằng, bên cạnh xuất khẩu quả tươi còn có thể đẩy mạnh chế biến sâu. Thanh long chất lượng cao, to đẹp có thể tiêu thụ dưới hình thức quả tươi. Loại hàng kém hơn, mẫu mã xấu đưa vào chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng khác như: thanh long sấy, kem thanh long, làm rượu, cấp đông, làm tương,... Thậm chí, vỏ thanh long cũng được tận dụng để lấy màu dùng trong chế biến thực phẩm.
Việc đưa vào chế biến cũng sẽ làm giảm áp lực mùa vụ với loại cây trồng có sản lượng lớn như thanh long. Thực tế hiện nay, nhiều HTX sản xuất đã thành công, không còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng thị trường xuất khẩu.
Trong chuyến công tác vào Bình Thuận mới đây, khi bàn về giải pháp để cây thanh long phát triển bền vững, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương phải tổ chức lại sản xuất thanh long bắt đầu từ cấp xã theo hướng hiểu rõ về sản xuất đến nắm rõ nhu cầu thị trường, hiểu rõ từng thị trường, đối tác và đối tượng cạnh tranh.
Cùng với đó hướng dẫn nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Có như vậy mới từng bước nâng cao giá trị trái thanh long, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.
Với kế hoạch hút cả nghìn tỷ đồng và đầu tư sang lĩnh vực mới bất động sản. Đây là một kế hoạch mở rộng kinh doanh mạnh mẽ của Shark Thủysau một năm doanh nghiệp chuyên về giáo dục gặp khó do đại dịch Covid-19.
HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (IBC) của chủ tịch Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) vừa công bố tờ trình đưa ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 16/3 với kế hoạch phát hành 83,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, theo tỷ lệ 1:1 với mệnh giá 10.000 đồng/cp và dự kiến sẽ thu về thêm 831 tỷ đồng, tăng vốn doanh nghiệp lên 1.663 tỷ đồng.
Số vốn hút về, Apax Holdings dự kiến để trả nợ, góp vốn hợp tác đầu tư dự án bất động sản tại khu du lịch Hồng Quang Long Hải - Vũng Tàu (diện tịch hơn 50 nghìn m2) đồng thời bổ sung vốn lưu động.
Trong 2021, Apax Holdings của Shark Thủy ghi nhận doanh thu đạt hơn 1,7 nghìn tỷ và lợi nhuận 96 tỷ đồng. Lợi nhuận đến chủ yếu từ khoản doanh thu tài chính 271 tỷ đồng từ bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại Anh ngữ Apax và Phát triển giáo dục Igarten.
Trong năm 2022, nhiệm vụ chính của Apax Holdings là thực hiện huy động vốn để đầu tư vào các công ty con, công ty thành viên. Doanh nghiệp của Shark Thủy duy trì và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống là đầu tư tài chính dài hạn, dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn xúc tiến thương mại.
Trong năm qua, Apax Holdings của Shark Thủy gặp rất nhiều khó khăn. Nợ tăng mạnh trong khi doanh thu, lợi nhuận giảm sâu.
Tới cuối 2021, Apax Holdings ghi nhận nợ phải trả tăng mạnh từ mức 2.228 tỷ đồng cuối năm 2020 lên hơn 3.069 tỷ đồng vào cuối 2021, trong đó nợ dài hạn tăng mạnh từ mức 514 tỷ đồng lên gần 1.408 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ của Apax Holdings là rất lớn nếu so với quy mô vốn điều lệ hơn 830 tỷ đồng và vốn hóa thị trường khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng.
Tổng nợ vay của Apax Holdings lên tới trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 2020. Đây là một dấu hiệu không mấy tích cực đối với doanh nghiệp này trong bối cảnh mà dòng tiền vào rất eo hẹp.
Trên thị trường, cổ phiếu IBC đang ở mức thấp nhất 1 năm qua, ở mức 20.800 đồng/cp.
Trong khoảng 2 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động với số lượng nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường tăng vọt. Đây cũng là lúc nhiều doanh nghiệp trên sàn thực hiện huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chứng khoán VNDirect (VND) vừa công bố 10/3 tới là ngày giao dịch không hưởng quyền chào bán cổ phiếu tăng vốn. Theo kế hoạch VNDirect sẽ tăng vốn gấp 3 lần lên gần 12,2 nghìn tỷ đồng, trở thành một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường. VND sẽ chào bán 434,9 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành là 100% với giá chào bán 10.000 đồng/cp. VND cũng sẽ phát hành thêm hơn 347,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 80% (100 cổ phiếu được quyền nhận 80 cổ phiếu phát hành thêm).
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã thông qua việc triển khai phương án phát hành 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 95.000 đồng/cp và dự kiến huy động hơn 1.400 tỷ đồng nhằm tăng cường năng lực sản xuất tại Công ty TNHH MTV chế tác và kinh doanh trang sức PNH.
Chứng khoán SHS dự kiến chào bán hơn 325 triệu cổ phiếu cho cổ đông, tăng vốn điều lệ lên hơn 6.500 tỷ đồng ngay trong tháng 4 nhằm bổ sung vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về margin, đầu tư kinnh doanh cổ phiếu, trái phiếu…
Theo FiinGroup, tiếp tục đà tăng năm 2021, các doanh nghiệp niêm yết dự kiến sẽ huy động 120 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 thông qua các hoạt động phát hành vốn trên TTCK. Tuy nhiên, các đợt phát hành được công bố gần đây cho thấy tỷ lệ thành công rất thấp.
Thế giới khó lường, thị trường giằng co
Theo Agriseco, VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong phiên vừa qua khi rớt xuống mốc 1.490 điểm. Giao dịch giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang duy trì sự thận trọng. Lực đỡ của thị trường đến từ nhóm cổ phiếu hàng hóa tập trung chủ yếu vào các mã thuộc nhóm ngành như than, thép, dầu khí và phân bón. Các nhóm này đang được hưởng lợi từ giá thế giới khi tình hình địa chính trị chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dẫn đến lo ngại về gián đoạn nguồn cung.
Agriseco cho rằng, VN-Index có thể tiếp tục dao động giằng co tại quanh vùng 1.480-1.500 trước khi có những tin tức quốc tế mới.
Theo MBS, thị trường điều chỉnh nhưng vẫn nằm trong xu hướng đi ngang kéo dài từ đầu tháng 2 đến nay với dùng dao động từ 1.471 điểm đến 1.500 điểm. Dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ và các cổ phiếu được hưởng lợi từ thị trường hàng hóa.
Chốt phiên giao dịch 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm xuống 1.490,13 điểm. HNX-Index tăng 0,26 điểm tăng 440,42 điểm. Upcom-Index giảm 0,46 điểm xuống 112,2 điểm. Thanh khoản đạt 27,9 nghìn tỷ đồng, trong đó có 23,6 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
Apax Holdings (IBC) của của Shark Thủy đang gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh khiến nhiều hoạt động, trong đó có dạy học đình trệ. Nợ tăng mạnh trong khi doanh thu, lợi nhuận giảm sâu.
Giá Bitcoin vào hôm nay (1/3) bất ngờ tăng mạnh, từ mốc 37.000 USD lên ngưỡng 44.000 USD. Giá Bitcoin tăng mạnh kéo theo sự tăng trưởng của toàn thị trường tiền mã hóa.
Tuần trước, giá Bitcoin giảm rất mạnh, có thời điểm về mốc 34.000 USD. Tuy nhiên, từ đầu tuần này, giá Bitcoin đã có dấu hiệu khởi sắc. Vào hôm nay (3/1), giá Bitcoin tiếp tục tăng lên, có thời điểm lên ngưỡng trên 44.000 USD. Chênh lệch của giá Bitcoin từ lúc thấp nhất đến thời điểm cao nhất tới 7.000 USD.
Cụ thể, theo dữ liệu của CoinDesk lúc 8h20' hôm nay (3/1, giờ Việt Nam), đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới được giao dịch ở ngưỡng 43.254,18 USD/đồng, tăng 13,64% so với ngày hôm qua. Trong 24 giờ gần nhất, giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 44.165,9 USD, thấp nhất ở mức 37.502,9 USD.
Giá Bitcoin bất ngờ tăng mạnh, lên ngưỡng 44.000 USD.
Còn theo dữ liệu của CoinGecko, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là gần 31 tỷ USD. Vốn hóa của thị trường Bitcoin vào tối nay đạt gần 824 tỷ USD.
Nhiều đồng tiền mã hóa khác cũng leo giá mạnh theo đà tăng của Bitcoin, thị trường tiền mã hóa ngập sắc xanh hi vọng.
Đơn cử, so với 24 giờ trước đó, Ethereum tăng 10,6%, ở mức giá 2.933 USD; XRP tăng 6,88%, có giá 0,777 USD; Terra tăng 20,73%, có giá 89,01 USD; Solana tăng 13,77%, giá lên 97,48 USD; Cardano tăng 11,78%, giá là 0,966 USD; Polkadot tăng 7,84%, có giá 18,95 USD; Dogecoin tăng 6,99%, ở mức giá 0,133 USD; Polygon tăng10,99%, có giá 1,62 USD; Internet Computer tăng 14,66%, giá là 20,09 USD; Bitcoin Cash tăng 9,26%, ở mức giá 335,96 USD...
Do Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa khác tăng giá mạnh nên giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa tăng cao, sát ngưỡng 2.000 tỷ USD. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vào tối nay đạt hơn 1.996 tỷ USD, tăng 12,2% so với ngày hôm qua.
Các nhà phân tích cho rằng, giá Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa khác tăng giá mạnh sau khi Bộ Tài chính Mỹ ra quy định cấm công ty và cá nhân tại Mỹ thực hiện giao dịch với Nga bằng tiền kỹ thuật số. Việc này khiến giao dịch Bitcoin của người Nga đang tăng lên đột biến.
Sau khi phục hồi lên vùng giá 39.000 USD vào ngày hôm qua, giá Bitcoin hôm nay lại quay đầu giảm mạnh, về ngưỡng 36.000 USD. Thị trường tiền mã hóa rực trong sắc đỏ.
Từ ngày 1/3, giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 3.500 đồng/kg, tương đương 42.000 đồng/bình 12kg. Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng vượt mức 500.000 đồng/bình 12kg, cao nhất từ trước đến nay.
Thông tin từ nhiều công ty gas đầu mối cho biết, từ ngày 1/3/2022, giá gas bán lẻ trong nước sẽ được điều chỉnh tăng thêm 3.500 đồng/kg, tương đương 42.000 đồng/bình 12kg. Như vậy, giá bán lẻ mỗi bình gas 12 kg đã vượt mức 500.000 đồng.
Cụ thể, theo thông báo của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương, từ ngày 1/3, giá các loại gas Pacific, City Petro, Vimexco Gas và Esgas tăng 42.000 đồng/bình loại 12kg và tăng 175.000 đồng/bình loại 50kg. Giá gas bán lẻ cao nhất là 524.500 đồng/bình 12 kg và 2.184.500 đồng/bình 50kg.
Công ty Saigon Petro cũng cho hay, từ ngày 1/3, giá bán gas Saigon Petro tăng 42.000 đồng/bình, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 502.000 đồng/12kg.
Giá gas tăng mạnh, vượt 500.000 đồng/bình
Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng thông báo, từ ngày 1/3, giá gas tăng 3.500 đồng/kg, tương đương 42.000 đồng/bình 12kg và 157.500 đồng/bình 45kg. Giá gas bán lẻ là 503.900 đồng/bình 12kg và 1.889.640 đồng/ bình 45kg.
Công ty TNHH Gas Petrolimex (Sài Gòn) và Công ty TotalEnergies LPG Vietnam cũng tăng giá gas với mức 42.000 đồng/bình 12kg.
Các công ty gas cho hay nguyên nhân giá gas tháng 3 tăng mạnh là vì giá gas thế giới tăng rất cao. Giá gas thế giới bình quân tháng 3 đạt 907,5USD/tấn, tăng 132,5USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với tháng 2. Giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao khi cuộc chiến giữa Nga - Ukraina nổ ra, tác động đến nguồn cung khí hóa lỏng trên toàn cầu.
Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào giá gas thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.
Đây là tháng thứ hai trong năm 2022, giá gas trong nước tăng mạnh. Trước đó, vào ngày 1/2, giá gas bán lẻ trong nước cũng tăng 16.000 đồng/bình 12 kg.
Sau 6 lần tăng liên tiếp, từ hôm nay (1/12), giá gas quay đầu giảm mạnh. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ giảm 24.500 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng xuống còn 454.000 đồng/bình.
Nhiều tập đoàn phương Tây làm điều chưa từng có: tháo chạy khỏi những lợi ích lớn tại Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tấn công vào Ukraine.
Tháo chạy vì Putin
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh hôm 27/2 đưa ra tuyên bố sẽ rút số cổ phần trị giá 14 tỷ USD khỏi ông lớn dầu khí quốc doanh Rosneft của Nga một cách đột ngột và tốn kém, kết thúc 3 thập kỷ hợp tác. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cộng phương Tây đang chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với Nga vì cuộc tấn công vào Ukraine. Tổn thất từ vụ tháo chạy này có thể rất lớn.
Khoản đầu tư vào Rosneft của BP từng là thương vụ lớn chưa từng có của một tập đoàn phương Tây vào Nga. Rosneft chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu, khí đốt và 1/3 sản lượng của BP.
Tập đoàn BP được cho là đã cắt đứt mối quan hệ với Rosneft dưới áp lực từ Chính phủ Anh. Trước đó, Giám đốc điều hành BP Bernard Looney và cựu Giám đốc điều hành Bob Dudley cũng đã từ chức khỏi Hội đồng quản trị Rosneft.
Trên Reuters, đại diện Eurasia Group cho rằng, trong môi trường hiện tại, bất kỳ công ty châu Âu hoặc Mỹ nào có tài sản ở Nga đều phải xem xét các động thái tương tự.
Tháo chạy vì Vladimir Putin, các tập đoàn phương Tây làm điều chưa từng có
Việc PB rút khỏi Rosneft động thái mới nhất của phương Tây để gây áp lực lên Kremlin. Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada đã nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu lớn nhất thế giới SWIFT và và ngăn chặn CRB sử dụng dự trữ quốc tế để làm suy yếu tác động của các biện pháp trừng phạt.
Các nền tảng thanh toán phổ biến như Apple Pay, Google Pay cho hay sẽ ngừng hoạt động ở Nga để tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào các ngân hàng lớn của nước này sau sự kiện ông Putin quyết định tấn công Ukraine.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga (CRB), khách hàng của các ngân hàng trong nước đang chịu trừng phạt của phương Tây gồm VTB Group, Sovcombank, Novikombank, Promsvyazbank và Otkritie FC Bank sẽ không thể sử dụng thẻ của họ để thanh toán qua Google Pay hay Apple Pay.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc phê chuẩn nghị quyết 2623 triệu tập một "phiên họp đặc biệt khẩn cấp" vào ngày 28/2 để xem xét và khuyến nghị một hành động tập thể trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine - nghị quyết đầu tiên như vậy được HĐBA thông qua trong 40 năm qua.
Giới quan sát thị trường đang chú ý đến động thái của một số công ty phương Tây lớn khác có hoạt động tại nước này, gồm TotalEnergies của Pháp (TTEF.PA) và Shell của Anh (SHEL.L).
Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến thế giới chao đảo.
Nước Nga thiệt hại lâu dài
Vài ngày qua, người dân Nga đổ xô rút ngoại tệ, đặc biệt đồng USD tại các ATM và chi nhánh ngân hàng vì lo sợ đồng Rúp sụp đổ sau khi đồng nội tệ của Nga lao dốc. Trong ngày 28/2, đồng Rúp rớt gần 30%, từ mức 84 Rúp đổi 1 USD trong phiên trước xuống 119 Rúp đổi 1 USD.
Đồng rúp đã rớt khỏi ngưỡng quan trọng 100 Rúp/USD, khiến nhiều người lo ngại CRB sẽ buộc phải tăng lãi suất. Thông tin mới nhất trên CNBC cho thấy, CRB đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20%, mức cao nhất trong 20 năm nhằm vực đỡ cho một đổng úp đang lao dốc và kiềm chế lạm phát leo thang.
Mức lãi suất này có thể khiến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nga đình trệ.
Trên Reuters, Giám đốc chiến lược thị trường của Corpay Karl Schamotta nhận định, việc Ngân hàng TƯ Nga đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng khi can thiệp tiền tệ, đồng Rúp sẽ phải vật lộn để tìm đáy. Không ai muốn bắt một con dao đang rơi. Các lệnh trừng phạt có làm tê liệt nền kinh tế Nga và làm giảm sức hấp dẫn của bất kỳ tài sản nào liên quan đến Nga.
Trong khi Nga vật lộn với tình trạng chứng khoán rực lửa, đồng Rúp lao dốc thì tại châu Âu, người dân chứng kiến giá khí đốt tại tăng chưa từng có, thêm gần 40% do lo ngại thiếu năng lượng khi phương Tây đưa ra một loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga cuối tuần qua.
Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Nga.
Nga được biết đến là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu (cung cấp 40% khí đốt tự nhiên), với khoảng 1/3 nguồn cung đó thường đi qua các đường ống của Ukraine.
Trong một động thái mới, Đức có dấu hiệu xoay chiều trong các chính sách năng lượng và quyết liệt hơn trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Nước này để ngỏ khả năng kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện chạy than (từ cuối 2022 thành 2030) và thậm chí là hạt nhân.
Ở chiều ngược lại, mặc dù chính phủ Đức trừng phạt Nga, Tập đoàn E.ON của Đức (nhà điều hành mạng lưới năng lượng lớn nhất châu Âu) từ chối đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 của Nga. E.ON nắm giữ 15,5% cổ phần của Nord Stream 1. Chính phủ Đức đã đình chỉ đường ống Nord Stream 2 vào hôm 26/2.
Nord Stream 1 có khả năng vận chuyển tới 55 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên trong 1 năm từ Nga tới châu Âu, trong khi đường ống Nord Stream 2 (đã được hoàn thành cuối 2021) được kỳ vọng sẽ làm tăng gấp đôi công suất lên 110 tỷ m3/năm, nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
Nord Stream là một liên doanh giữa Gazprom của Nga, nhà sản xuất dầu khí Wintershall DEA của Đức, PEG Infrastruktur E.ON, Dutch Gasunie (GSUNI.UL) và French Engie.
Tới thời điểm này, Nga và Ukraine đã đồng ý đàm phán tại Belarus trong ngày 1/3. Tuy nhiên, tình hình còn rất căng thẳng và các lệnh trừng phạt có thể khiến kinh tế Nga và thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực lâu dài.
Nhiều người lo ngại, căng thẳng leo thang nếu đàm phán đổ vỡ. Trước đó, Nga đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động, sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO. Đây là một động thái được đánh giá vô cùng mạo hiểm và cho thấy dấu hiệu của sự mất kiểm soát.
Các nước phương Tây đưa ra một quyết định chưa từng có lên Nga khi Kremlin đẩy mạnh cuộc chiến tại Ukraine. Đây là bước đầu cho một cuộc chiến có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Giá vàng hôm nay 1/3 trên thị trường quốc tế biến động dữ dội, tăng giảm cả triệu đồng/lượng trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine diễn biến khó lường. Giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc đàm phán Nga-Ukraine.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 1/3, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 65,15 triệu đồng/lượng - 65,97 triệu đồng/lượng
Đêm 1/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.909 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.910 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 1/3 cao hơn khoảng 0,7% (14 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 54,0 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 11,9 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 1/3.
Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động dữ dội, tăng giảm cả triệu đồng/lượng trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine diễn biến khó lường. Giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc đàm phán Nga-Ukraine.
Vàng tăng khá mạnh trở lại sau khi sụt giảm với thông tin 2 Nga và Ukraine đồng ý đàm phán. Vàng tăng mạnh sau khi có thông tin Ngân hàng Trung ương Nga (CRB) tới khởi động mua vào trên thị trường nội địa nhằm ổn định thị trường tài chính trong bối cảnh phương Tây áp một loạt các biện pháp trừng phạt Nga.
Mặt hàng kim loại quý liên tục biến động mạnh theo những diễn biến khó lường trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Vàng tăng mạnh theo giá dầu. Giá dầu tăng sau khi Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh hôm 27/2 đưa ra tuyên bố cho biết sẽ rút số cổ phần trị giá 14 tỷ USD khỏi ông lớn dầu khí quốc doanh Rosneft của Nga một cách đột ngột và tốn kém, kết thúc 3 thập kỷ hợp tác.
Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada đã nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu lớn nhất thế giới SWIFT và và ngăn chặn CRB sử dụng dự trữ quốc tế để làm suy yếu tác động của các biện pháp trừng phạt.
Các nền tảng thanh toán phổ biến như Apple Pay, Google Pay cho biết sẽ ngừng hoạt động ở Nga để tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào các ngân hàng lớn của nước này sau sự kiện ông Putin quyết định tấn công Ukraine.
Giới quan sát thị trường đang chú ý đến động thái của một số công ty phương Tây lớn khác có hoạt động tại nước này bao gồm TotalEnergies của Pháp (TTEF.PA) và Shell của Anh (SHEL.L).
Thị trường tài chính thế giới biến động rất mạnh. Đồng rúp trong ngày 28/2 rớt gần 30% từ mức 84 rúp đổi 1 USD trong phiên trước xuống 119 rúp đổi 1 USD.
Thông tin mới nhất trên CNBC cho thấy, CRB đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20%, mức cao nhất trong 20 năm nhằm vực đỡ cho một đổng úp đang lao dốc và kiềm chế lạm phát leo thang.
Tại châu Âu, người dân chứng kiến giá khí đốt tại tăng chưa từng có, tăng thêm gần 40% do lo ngại thiếu năng lượng.
Chính quyền ông Putin vừa đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO.
Dự báo giá vàng
Thị trường vàng được dự báo trong ngắn hạn sẽ biến động theo những hành động mà ông Putin sẽ thực hiện tiếp theo.
Theo phân tích kỹ thuật, vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng đã xuất hiện sự suy giảm về lực đẩy.
Giá vàng đứng ngưỡng cản mạnh là đỉnh cao trong tháng 2: 1.976,5 USD/ounce. Ngưỡng cản gần nhất là 1.935,2 USD/ounce.
Trong khi đó, ngưỡng hỗ trợ mạnh là 1.850 USD/ounce và trước đó là 1.900 USD/ounce.
Giá vàng thế giới theo sát diễn biến của khủng hoảng Ukraine và kỳ họp tháng 3 của Fed đang đến gần.
Giá vàng trong nước
Mở cửa thị trường ngày 28/2, giá vàng 9999 hôm nay của SJC tại Hà Nội tăng 550 nghìn đồng ở chiều mua vào và tăng 250 nghìn đồng ở chiều bán ra so với kết thúc phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, lúc 8h30' ngày 28/2, vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:
Mua vào
Bán ra
SJC Hà Nội
65,1 triệu đồng/lượng
66,02 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM
65,1 triệu đồng/lượng
66 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội
64,1 triệu đồng/lượng
65,60 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM
65 triệu đồng/lượng
66 triệu đồng/lượng
Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 8h30' ngày 28/2
Kết thúc phiên giao dịch 27/2, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:
Tính tới 8h50' sáng 28/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.912,6 USD/ounce, tăng 9,1 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.913,2 USD/ounce, tăng 13,1 USD/ounce so với đêm qua.
Diễn biến giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ ở mức 1.903,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 15,9 USD lên 1.926,3 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước vào khoảng 12,95 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng từ chỗ bị chi phối bởi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, tuần này quay ngoắt sang bị chi phối hoàn toàn bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhà đầu tư ồ ạt rời khỏi các tài sản rủi ro cao để tìm tới tài sản an toàn, trong đó có vàng.
Chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã tăng 2,1% trong tháng Một sau khi giảm 0,8% trong tháng 12 năm ngoái. Sau khi được điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tăng 1,5% trong tháng Một sau khi giảm 1,3% trong tháng trước đó.
Chi tiêu tiêu dùng gia tăng bất chấp chỉ số niềm tin tiêu dùng, do Đại học Michigan công bố ngày 25/2, đã giảm xuống 62,8 điểm trong tháng Hai, thấp hơn mức 67,2 diểm trong tháng Một và cũng là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua.
Theo số liệu của Dow Jones Market Data, giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine. Cụ thể, Khép lại cuối tuần 25/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư ở mức 91,59 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao là 97,93 USD/thùng; lần lượt tăng 1,5% và 4,7% trong tuần qua.
Số liệu này cho thấy sức mạnh tiềm ẩn có thể giúp nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng khi Fed bắt đầu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, cũng như bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới này trước tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine.
Dự báo giá vàng
Theo khảo sát của Kitco News, 15 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia có 6 người, tương đương 40%, dự báo giá sẽ tăng trong tuần tới; 7 người, tương đương 47%, dự báo giá sẽ giảm; và 2 người dự báo giá đi ngang.
Trong khi đó, 1.001 phiếu khảo sát trực tuyến ở Main Street, có 710 người dự báo giá sẽ tăng, tương đương 71%; 187 người, tương đương 19%, dự báo giá giảm; và 104 người, tương đương 10%, có ý kiến trung lập.
Adam Button, chiến lược gia tiền tệ trưởng của công ty Forexlive.com, cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng, vàng là tài sản trú ẩn an toàn duy nhất mà các nhà đầu tư muốn sở hữu. Vàng cho thấy giá trị là một tài sản quan trọng. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý khiến cho nhu cầu kim loại quý bị giảm nhẹ.
Theo một số nhà phân tích, thay vì tập trung vào sự biến động từng ngày, các nhà đầu tư cần nhìn nhận vàng từ góc độ dài hạn.
Nắm trong tay thứ vũ khí lợi hại là hệ thống SWIFT, thế nhưng cả EU lẫn Mỹ vẫn tỏ ra chần chừ trong việc block Nga bởi những rủi ro mà họ có thể đối mặt.
Sau nhiều lời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ về ngoại giao và khí tài quân sự, đến thời điểm này, chính quyền Ukraine đang hối thúc Mỹ và phương Tây cần nhanh chóng "xuống tay" loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT.
SWIFT là thứ vũ khí lợi hại gì mà Tổng thống Volodymyr Zelensky lại tỏ ra đặc biệt quan tâm như vậy? Liệu Phương Tây có dám loại Nga ra khỏi SWIFT hay không? Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu bị ngắt kết nối với SWIFT?...
SWIFT là gì?
SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) được thành lập cách đây hơn 35 năm tại Bỉ với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia ngay từ những ngày đầu thành lập. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 11.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.
SWIFT được xem là xương sống của hệ thống chuyển giao tài chính quốc tế (Ảnh: Eureporter)
Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính. SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin thông qua mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
Thống kê cho thấy, đã có hơn 40 triệu tin nhắn với lệnh chuyển hàng tỷ USD được gửi đi mỗi ngày thông qua SWIFT khiến nền tảng này trở thành mạng lưới thanh toán quan trọng nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao khiến hacker phải "bó tay" trong việc tấn công vào hệ thống này.
SWIFT hiện đang được quản lý bởi các ngân hàng trung ương thuộc nhóm G10 cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu với sự điều phối của Ngân hàng Quốc gia Bỉ.
SWIFT có liên quan thế nào đến Nga?
Theo Hiệp hội SWIFT Quốc gia Nga thì Nga là quốc gia có số lượng người dùng dịch vụ của SWIFT nhiều nhất thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, với hàng trăm tổ chức tài chính của Nga là thành viên của hệ thống này.
Người biểu tình ở thủ đô Berlin (Đức) kêu gọi loại bỏ Nga ra khỏi SWIFT (Ảnh: Reuters)
Bà Alicia García Herrero, chuyên gia kinh tế chuyên trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng đầu tư Natixis có trụ sở tại Hong Kong, nói rằng, việc loại Nga ra khỏi SWIFT là một cú đánh chí mạng xuống quốc gia này.
"Sẽ là một vấn đề nghiêm trọng khi các khoản chi trả tài chính thương mại và các khoản nợ không thể thực hiện được. Nó còn đáng quan ngại hơn cả việc ngăn cản EU nhập khẩu khí đốt từ Nga", bà García Herrero giải thích.
Theo phân tích của hãng tin BBC thì các doanh nghiệp của Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu mất đi khả năng giao dịch nhanh và thuận tiện nhờ dịch vụ do SWIFT cung cấp, trong đó, những khoản thanh toán "khủng" cho sản phẩm nông nghiệp và năng lượng chắc chắn sẽ bị gián đoạn một cách nghiêm trọng.
Hệ thống ngân hàng của Nga cũng là nhóm đối tượng chính bị ảnh hưởng trực tiếp nếu bị "ngắt" khỏi SWIFT dẫn đến sự chậm trễ trong giao dịch cũng như phải gánh chịu các khoản chi phí gia tăng. Điều này sẽ gây nên nhiều hệ lụy, trong có vấn đề sụt giảm đáng kể nguồn thu của chính phủ Nga.
Tong quá khứ, Nga cũng đã từng bị đe dọa loại khỏi SWIFT sau sự kiện sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ngay lập tức, chính phủ Nga tuyên bố một cách cứng rắn rằng, hành động đó tương đương với lời tuyên bố chiến tranh.
Không rõ vì lý do gì mà các quốc gia phương Tây "chùn tay", nhưng sự việc này cũng đã khiến chính phủ Nga quyết định phát triển một hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính nội địa của riêng mình, bao gồm hệ thống SPFS cho chuyển khoản ngân hàng và hệ thống Mir cho thanh toán thẻ với cơ chế hoạt động tương tự như hệ thống Visa và Mastercard.
Tuy nhiên, không mấy ngân hàng nước ngoài tỏ ra mặn mà cho việc sử dụng các hệ thống này.
Tại sao châu Âu và Mỹ chần chừ với việc loại Nga ra khỏi SWIFT?
Việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT sẽ là hành động "lợi bất cập hại" đối với châu Âu, nhất là với Đức, bởi nó sẽ gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nga và ngược lại.
Người biểu tình ở thủ đô Berlin (Đức) kêu gọi loại bỏ Nga ra khỏi SWIFT (Ảnh: Reuters)
Nga hiện là nhà cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên chính cho cả Liên minh châu Âu, trong khi tìm kiếm một nhà cung cấp thay thế Nga là điều không hề dễ dàng. Giá nhiên liệu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây cũng khiến nhiều chính phủ phương Tây e ngại khi phải làm một điều gì đó khiến tình hình càng trở nên xấu đi. Với những doanh nghiệp châu Âu đang là chủ nợ của Nga thì càng lo lắng hơn nếu Nga bị cắt đứt khỏi SWIFT, đồng nghĩa với việc đòi nợ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bản thân Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 24/2 thừa nhận rằng, lệnh cấm Nga là rất "nhạy cảm" đối với các quốc gia thành viên của EU, bởi quyết định đó sẽ gây ra "tác động to lớn đối với bản thân chúng ta".
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thì nhận thấy "nguy cơ cao cho nước Đức khi không thể mua được khí đốt và nguyên liệu thô khác từ Nga" nếu hệ thống SWIFT loại bỏ Nga ra khỏi cuộc chơi. Nỗi lo này cũng nhận được sự đồng tình từ một số quốc gia thành viên EU khác như Italia, Hungary, Latvia và đảo Síp.
Với Mỹ thì Tổng thống Joe Biden lại quan tâm hơn đến các phương án trừng phạt khác áp đặt lên Nga bởi chính bản thân ông cũng lo sợ nền kinh tế của Mỹ và nhiều nước sẽ bị "ăn đủ" nếu chọn cách loại Nga ra khỏi SWIFT.
Bà Liz Truss (trái) rời cuộc họp về vấn đề Nga - Ukraine hôm 25/2 (Ảnh: James Manning/PA)
Trái ngược với Mỹ và châu Âu, nước Anh lại rất sốt sắng trong việc "làm mọi cách để cùng các đồng minh của mình loại Nga ra khỏi cuộc chơi với hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT", bà Liz Truss, Thư ký Bộ ngoại giao Vương quốc Anh tuyên bố.
Nga nói gì về chuyện này?
Về phía Nga thì nguy cơ rối loạn cho hệ thống ngân hàng là khá lớn, và nền kinh tế của quốc gia này có thể sẽ "bốc hơi" khoảng 5% nếu không thể kết nối được với hệ thống SWIFT, theo dự đoán của cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng tỏ ra nghi ngờ về tác động của lệnh trừng phạt này đối với nền kinh tế của Nga bởi các ngân hàng của Nga có thể sẽ chuyển hướng sang cổng thanh toán của các quốc gia khác không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận, chẳng hạn như với Trung Quốc với hệ thống thanh toán của riêng mình.
Ông Nikolay Zhuravlev, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng đã từng nghĩ đến viễn cảnh nước Nga bị "ngắt kết nối" khỏi hệ thống SWIFT.
"SWIFT là một hệ thống thanh toán, là một dịch vụ. Bởi vậy, nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi sẽ không nhận được ngoại tệ. Tuy nhiên, các nước châu Âu cũng sẽ không nhận được hàng hóa của chúng tôi – dầu, khí đốt, kim loại và nhiều mặt hàng quan trọng khác", ông Zhuravlev nói với hãng thông tấn TASS.
Nga tỏ ra không quá bận tâm đến việc bị cấm gia nhập SWIFT (Ảnh: CNN)
Ông Zhuravlev cũng lưu ý rằng, mặc dù SWIFT rất tiện lợi, nhưng nó không phải là cách chuyển tiền duy nhất. Chưa kể, quyết định ngắt kết nối của Nga với hệ thống này sẽ cần có sự nhất trí đồng loạt của các thành viên của SWIFT.
"SWIFT là một công ty của châu Âu, và là một hiệp hội có liên quan tới rất nhiều quốc gia", ông Zhuravlev nói. "Để đưa ra quyết định loại bỏ Nga thì cần phải có quyết định chung mà tất cả các nước tham gia SWIFT đều nhất trí. Tôi không chắc rằng các quốc gia có hợp tác thương mại đáng kể với Nga sẽ ủng hộ điều đó"
Các nước phương Tây đưa ra một quyết định chưa từng có lên Nga khi Kremlin đẩy mạnh cuộc chiến tại Ukraine. Đây là bước đầu cho một cuộc chiến có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Các doanh nghiệp châu Âu có hoạt động tại Nga đang chuẩn bị cho những thiệt hại dự kiến khi phương Tây áp các lệnh trừng phạt nhằm cô lập nền kinh tế Nga.
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu đang "làm ăn" ở Nga
Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu, từ công ty năng lượng Pháp đang hoạt động tại vùng biển Bắc Cực của Nga hay những cửa hàng thời trang xa xỉ Italia gần Quảng trường Đỏ đến các nhà máy ô tô của Đức quanh miền nam nước Nga… đang cấp tập chuẩn bị cho những tổn thất có thể xảy ra khi các nước phương Tây gồm Mỹ, EU và Anh áp các lệnh trừng phạt Nga.
Ông Christian Bruch - Giám đốc điều hành của Siemens Energy có trụ sở tại Đức, nhà sản xuất tua bin và máy phát điện lớn, cho biết: "Chúng tôi phải phân tích chính xác tình hình này sẽ tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi".
Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 37% thương mại toàn cầu của Nga trong năm 2020. Phần lớn trong số đó là năng lượng, chiếm khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của Nga là sang châu Âu.
Doanh số bán hàng ở Nga chỉ chiếm 5% trong tổng kim ngạch thương mại của châu Âu, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, Nga là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu từ các lĩnh lực như tài chính, nông nghiệp, thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và hàng hóa xa xỉ.
Thậm chí, một số công ty châu Âu, đặc biệt là các công ty của Đức, đã có quan hệ kinh doanh với Nga trong nhiều thế kỷ. Deutsche Bank và Siemens đã có hoạt động kinh doanh tại Nga từ cuối thế kỷ 19.
Sau khi Liên Xô tan rã, các doanh nghiệp phương Tây đến Nga vì nhiều lý do khác nhau như bán ô tô Renault, Volkswagen cho tầng lớp trung lưu thành thị hay để phục vụ cho tầng lớp giàu có những mặt hàng xa xỉ của Pháp và Italia. Một số khác lại muốn bán máy kéo của Đức cho các nông dân Nga hay mua titan của Nga để sản xuất máy bay.
Đến năm 2014 sau sự kiện Crimea, trong khi một số công ty đa quốc gia như Deutsche Bank đã rút bớt các giao dịch ở Nga, thì vẫn có những công ty tích cực mở rộng thị phần tại nước này bất chấp Tổng thống Nga Vladimir Putin rục rịch cho kế hoạch quân sự tại Ukraine.
Thậm chí tháng trước, theo New York Times, 20 giám đốc điều hành hàng đầu của Italia còn tổ chức một cuộc gọi video với ông Putin để thảo luận về việc tăng cường quan hệ kinh tế ngay cả khi tình hình căng thẳng tại Ukraine leo thang và các nhà lãnh đạo châu Âu đang thảo luận về các lệnh trừng phạt.
Các giám đốc điều hành của UniCredit, công ty lốp xe Pirelli, công ty điện nhà nước Enel và một số công ty khác đã lắng nghe hơn nửa giờ khi ông Putin nói về các cơ hội và đầu tư kinh doanh tại Nga.
Một cuộc gọi tương tự cũng dự kiến tổ chức vào tuần tới với các lãnh đạo doanh nghiệp Đức, bao gồm cả lãnh đạo của công ty năng lượng Uniper và chuỗi siêu thị Metro. Tuy nhiên, cuộc gọi này đã được hoãn lại.
Tiến thoái lưỡng nan
Với khối tài sản kinh tế khổng lồ như vậy, giới lãnh đạo EU buộc phải tìm những lựa chọn phù hợp cho các biện pháp trừng phạt.
Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, những lựa chọn đó nhằm giảm thiểu tác động cho nền kinh tế Nga và hạn chế mức độ tổn hại có thể có cho các doanh nghiệp EU.
Trong tuần qua, các đại diện từ Italia đã yêu cầu loại hàng hóa xa xỉ của mình ra khỏi các gói trừng phạt. Tương tự, cùng với Áo, họ đề xuất các biện pháp trừng phạt hẹp hơn, bỏ qua các biện pháp mạnh tay với các ngân hàng Nga, bởi ngân hàng quốc tế Raiffeisen Bank của Áo đang duy trì hàng trăm chi nhánh ở Nga.
Đáng chú ý, EU cũng bỏ qua các lệnh trừng phạt có thể gây tổn hại cho nhập khẩu năng lượng từ Nga sang châu Âu, trong đó một nhóm các công ty có tầm ảnh hưởng từ Paris tới Berlin nắm giữ lợi ích lớn. Trước đó, họ cũng không đồng ý loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
Riêng đối với Pháp, 35 trong số 40 công ty lớn nhất của Pháp niêm yết trên sàn chứng khoán CAC 40 của nước này có các khoản đầu tư đáng kể ở Nga, từ chuỗi siêu thị Auchan trên các đường phố ở Moscow đến hoạt động khai thác khí đốt tự nhiên hóa lỏng của gã khổng lồ năng lượng Pháp TotalEnergies ở bán đảo Yamal trên Bắc Cực. 38 trong 40 công ty niêm yết trên chỉ số DAX Index ở Frankfurt (Đức) cũng có đầu tư vào Nga.
Theo Bộ Tài chính Pháp, khoảng 700 công ty con của Pháp đang hoạt động tại Nga trong nhiều ngành công nghiệp sử dụng trên 200.000 công nhân. Mặc dù, ông Le Maire khẳng định tác động của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Pháp là rất nhỏ, song ảnh hưởng đối với các công ty Pháp vẫn chưa rõ ràng.
Những doanh nghiệp sớm chịu ảnh hưởng
Tuy nhiên, trong số những doanh nghiệp làm ăn tại Nga, nhà sản xuất ô tô Pháp Renault có hiện diện nhiều nhất. Hãng này có 2 nhà máy tại Nga và là nhà sản xuất ô tô hàng đầu ở nước này thông qua quan hệ đối tác với Avtovaz, hãng sản xuất xe Lada, dòng xe phổ biến nhất tại Nga. Đây cũng là thị trường lớn thứ 2 của hãng xe Renault sau Pháp.
Tuần trước, ông Luca de Meo, Giám đốc điều hành của Renault đã lên tiếng cảnh báo căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khác của công ty.
Vấn đề đó đã xảy ra với hãng xe của Đức Volkswagen. Hôm 25/2, hãng này cho biết sẽ tạm dừng hoạt động của 2 nhà máy sản xuất xe điện tại miền đông của Đức trong vài ngày vào tuần tới vì việc giao các bộ phận quan trọng từ miền tây Ukraine bị gián đoạn.
Volkswagen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga. Bởi kể từ năm 2009, hãng xe Đức này đã có một nhà máy tại Kaluga sử dụng 4.000 công nhân, sản xuất các mẫu xe Tiguan và Polo cũng như Audi Q8, Q9 và Skoda Rapid.
Mercedes-Benz cũng có một nhà máy sản xuất ở ngoại ô Moscow, trong khi BMW đang làm ăn với các đối tác địa phương. Cả 3 hãng xe này đều đã đầu tư vào thị trường Nga và ngày càng có nhiều người tiêu dùng Nga mua xe của họ.
Tuy nhiên, trong tuần này, khi Nga đem quân sang các thành phố Ukraine và các nước tiến hành các lệnh trừng phạt, Volkswagen cho biết ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của họ được liên tục xác định.
Còn BMW cho rằng "chính trị đặt ra các quy tắc trong đó chúng tôi hoạt động như một công ty" và "nếu các khuôn khổ thay đổi, chúng tôi sẽ cân nhắc và quyết định phải đối phó ra sao".
Các ngân hàng như Raiffeisen Bank của Áo, UniCredit của Italia và Société Générale của Pháp là những ngân hàng có quan hệ đáng kể với Nga. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, vào cuối năm ngoái, các ngân hàng của Italia và Pháp đã có khoản nợ chưa thu khoảng 25 tỷ USD ở Nga.
Pháp, Italia, Đức là những cường quốc chính của châu Âu ban đầu kêu gọi không cắt Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Bởi việc này sẽ khiến các chủ nợ châu Âu khó thu được tiền nợ từ các nguồn cung của Nga, hoặc thanh toán tiền mua khí đốt của Nga, thứ mà châu Âu vẫn đang phụ thuộc.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực giảm thiểu thiệt hại cho quốc gia của họ, các quan chức châu Âu vẫn phải thừa nhận tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 24/2 thừa nhận các lĩnh vực của nền kinh tế Đức khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. "Cái giá của việc lập lại hòa bình hoặc quay trở lại bàn ngoại giao là ít nhất chúng ta phải thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế", ông nhấn mạnh.
Các nước phương Tây đưa ra một quyết định chưa từng có lên Nga khi Kremlin đẩy mạnh cuộc chiến tại Ukraine. Đây là bước đầu cho một cuộc chiến có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Công ty Vua Nệm cho biết đã trang bị máy đo áp lực cơ thể tại các cửa hàng, nhằm mang lại trải nghiệm thật, giúp khách hàng nhanh chóng tìm được loại nệm phù hợp với cơ thể và giấc ngủ của họ.
Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng
Các nhà kinh doanh cho biết trước đây, khi có nhu cầu mua nệm, người tiêu dùng muốn mua sản phẩm cũng chỉ dựa trên tư vấn của người bán hoặc tìm hiểu trên báo chí, thông tin từ nhà sản xuất nhưng không rõ sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của cơ thể và tư thế ngủ của mình hay không.
Hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, Vua Nệm đã ứng dụng công nghệ thử nệm bằng cảm biến hàng đầu thế giới - máy đo áp lực cơ thể Reveal By Xsensor vào quá trình thử nệm. Hệ thống cảm biến sẽ đo tự động và hiển thị bản đồ trực tuyến trên màn hình, hệ thống phân tích AI dựa trên bản đồ áp lực cơ thể của khách để đề xuất loại nệm phù hợp với thể trạng. Từ đó rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin sản phẩm, thời gian lựa chọn, chi phí “mua thử” của khách.
Khách hàng sử dụng máy đo áp lực cơ thể Reveal By Xsensor vào quá trình thử nệm (Nguồn: Vua Nệm)
Kể về trải nghiệm đi mua nệm, chị Lan Phương (39 tuổi, TP.HCM) cho biết: "Khi mua nệm tôi cũng chỉ nghĩ là mua nện lò xo hay nện cao su gì đó miễn sao nằm êm là được, chứ không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn nệm sao cho phù hợp để có giấc ngủ sâu. Sau khi được chị đồng nghiệp giới thiệu về máy đo áp lực cơ thể khiến chị chọn được nệm phù hợp cho sức khỏe và giấc ngủ, và khi chính tôi đã được trải nghiệm, tôi mới biết việc chọn nệm phù hợp không dễ dàng chút nào”.
Theo đại diện Công ty Vua Nệm, máy đo áp lực cơ thể đang là công cụ hỗ trợ đặc lực cho đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng, giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng được chính xác khi xem được bản đồ đo áp lực cơ thể với chất lượng hình ảnh cao, từ đó giúp khách hàng tìm được loại nệm phù hợp cho cơ thể của họ.
Khi sử dụng máy đo áp lực cơ thể, nhiều khách hàng đã được trải nghiệm thật và có thể lựa chọn được sản phẩm nệm và phụ kiện phù hợp với cơ thể và nhu cầu cá nhân thông qua hồ sơ giấc ngủ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mua sắm.
Khách hàng được xem trực tiếp hình ảnh hiển thị về sức ép của các vùng khác nhau trên cơ thể
Nỗ lực đặt mục tiêu chuỗi 500 cửa hàng Vua Nệm đến năm 2023
Tháng 10/2017, Mekong Capital đã rót đầu tư vào Vua Nệm 58 tỷ đồng. Kết quả nghiên cứu của quỹ này cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu gia đình và khoảng chỉ 40% trong số này có sử dụng nệm. Bên cạnh rót vốn, Mekong Capital còn hỗ trợ Vua Nệm trong xây dựng chiến lược kinh doanh, quản lý - đào tạo cũng như mở rộng hợp tác quốc tế. Từ đó đến nay, số cửa hàng của Vua Nệm liên tục gia tăng. Tháng 10/2021, số cửa hàng của Vua Nệm đã đạt đến con số 100 trên toàn quốc.
Khách hàng được tư vấn tại của hàng Vua Nệm
Đại diện Vua Nệm chia sẻ về chiến lược tiếp tục đầu tư đồng bộ các thiết bị sức khỏe với công nghệ tiên tiến, trang bị máy đo áp lực cơ thể tại các cửa hàng lớn, là bước đột phá giúp doanh nghiệp này thích ứng dần cuộc chơi bằng công nghệ.
Vua Nệm cũng đưa ra những mục tiêu đến năm 2023, số cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc sẽ đạt 500 cửa hàng, giúp khách hàng có thể mua sắm các sản phẩm chính hãng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, đưa định giá công ty lên mức 150 triệu USD, phấn đấu đạt mục tiêu: "Vua Nệm là hệ thống bán lẻ nệm - phụ kiện uy tín và lớn nhất Việt Nam".
Tham khảo thêm thông tin về Vua Nệm: www.vuanem.com
CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) là doanh nghiệp bán giấy vệ sinh duy nhất trên sàn, có doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm.
Theo BCTC, năm 2021, HAP có doanh thu tăng 1,5 lần so với 2020, lên 498 tỷ đồng, đây cũng là mức doanh thu cao kỷ lục của công ty từ khi lên sàn. Trong năm doanh thu tài chính đạt gần 14 tỷ đồng, giảm 28 tỷ đồng so với cùng kỳ chủ yếu do không còn khoản thu lãi thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác (gần 38 tỷ đồng) như năm 2020.
Tính chung cả năm, HAP có lãi trước thuế hơn 52 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỷ đồng, tăng 23,2% so với số lãi 34 tỷ đồng đạt được năm 2020, tương ứng lãi bình quân khoảng 3,5 tỷ đồng mỗi tháng. Năm 2021 cũng là năm lãi cao nhất của công ty kể từ năm 2007 đến nay.
Biểu đồ giá của HAP
Công ty Giấy Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến, được thành lập ngày 14/09/1960. Ngày 28/10/1999, Công ty Giấy Hải Phòng chính thức hợp nhất vào CTCP Hải Âu, đổi tên thành CTCP Giấy Hải Phòng HAPACO. Tháng 8/2000, công ty là một trong 4 công ty cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.
Liên quan tới giấy nhưng bán vàng mã, CTCP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 (từ 1/10/2021 đến 31/12/2021), niên độ tài chính năm 2021-2022 (từ 1/10/2021 và kết thúc vào 30/9/2022). Doanh thu thuần đạt 165,3 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận bao gồm bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng 23% so với cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận trước thuế của công ty này ở mức 21,8 tỷ đồng, sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lợi nhuận còn lại đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 4,3% so với quý 1 niên độ năm 2020-2021.
Kết quả sản xuất kinh doanh cả năm đạt 519,4 tỷ đồng, vượt 15%, lợi nhuận sau thuế là 57,2 tỷ đồng, vượt 54% so với kế hoạch đề ra và thông báo chia cổ tức niên độ 2020-2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%.
Trên sàn còn một số doanh nghiệp có ngành nghề độc lạ có doanh thu tốt như Mai táng Hải Phòng (CPH), doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn là CTCP Merufa (MRF),...
Nhà đầu tư quan sát
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 25/2, VN-Index đứng ở mức 1.498,89 điểm, tương ứng giảm 5,95 điểm (-0,4%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 4,55 điểm (1,04%) lên 440,16 điểm. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%) xuống 112,66 điểm.
Điểm tích cực là việc thanh khoản có sự cải thiện tốt với trung bình khoảng 30.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tuy thanh khoản đã cải thiện được khoảng 30% so với tuần trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần. Khối ngoại tuần qua bán ròng ở mức 20,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 76 tỷ đồng.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, SHS nhận định, VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vẫn kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1.490 điểm cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa đáng lo ngại.
Do đó trong tuần giao dịch tiếp theo 28/2-4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại.
Theo VCBS, lực cung chốt lời ngắn hạn vẫn là khá lớn quanh vùng 1.520 điểm, khiến cho chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy đi ngang quanh mốc 1.500 điểm kể từ đầu tháng đến hiện tại.
Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine cũng làm dấy lên quan ngại về triển vọng thị trường trong ngắn hạn. Lực cầu bắt đáy trong tuần vừa qua tuy vẫn có nhưng là không đủ để khiến VN-Index đi ngược lại xu hướng chung trên thế giới.
Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh đăng ký bán cổ phiếu, Louis Land thay ba lần chủ tịch, thêm 2 lãnh đạo từ nhiệm sau lùm xùm truy thu thuế tại Thuduc House,... là những tin đáng chú ý tuần qua.
Trái ngược với giá cam sành, quýt nội địa tăng giá dựng đứng, gấp 2-4 lần chỉ trong vài ngày, thì nhiều loại trái cây nhập khẩu giá lại rẻ bất ngờ. Thậm chí có loại rẻ như rau ngoài chợ.
Sáng nay, khi bắt đầu mở cửa bán hàng, chị Thanh Tuyên ở Hà Đông (Hà Nội) lên các hội nhóm bán hàng online rao bán lê nâu Hàn Quốc với giá chỉ 500.000 đồng/thùng 15kg. Tức, giá bán lẻ lê Hàn chỉ 33.300 đồng/kg. Chị nhận ship cho khách khi đặt từ nửa thùng trở lên.
Chị cho biết, lê nâu Hàn chị bán có trọng lượng từ 500-650 gram/quả, đây là cỡ quả to. Thời điểm đầu tháng 2, giá loại trái cây này vẫn ở mức 80.000-85.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khoảng một tuần trở lại đây kho báo giá lê rẻ bất ngờ.
“Thấy giá rẻ nhiều khách còn nghi ngờ chất lượng, sợ hàng loại nên mới có mức giá vậy”, chị chia sẻ. Đặt mua ăn thử buổi sáng, buổi chiều lại nhắn ship thêm lê.
Các loại cam, quýt nhập khẩu giảm giá mạnh.
Trên thị trường, nhiều nơi cũng rao bán lê nâu Hàn Quốc với giá từ 35.000-45.000 đồng/kg. Với mức giá này, lê nâu giá rẻ bằng nửa so với thời điểm đầu tháng 2. Còn so trước Tết, giá đã giảm còn khoảng 1/3.
Chị Nguyễn Hoà Vy - quản lý một hệ thống cửa hàng trái cây nhập khẩu tại Hà Nội - cho biết, cửa hàng đang có chương trình khuyến mãi lê nâu Hàn giá 40.000 đồng khi khách mua lẻ 1kg, mua set 3kg giá chỉ 100.000 đồng.
Theo chị, lê nâu Hàn vỏ mỏng, mọng nước, ăn ngọt mát. Bình thường loại trái cây nhập khẩu này có giá 85.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá còn neo ở mức 110.000 đồng/kg. Nhưng mấy ngày hôm nay, hệ thống xả kho để chuẩn bị cho những lô trái cây mới về, nên giá lê mới giảm mạnh.
Không chỉ lê nâu Hàn, cam vàng Mỹ tại cửa hàng cũng giảm 50%, xuống còn 70.000 đồng/kg. Hay quýt mật Đài Loan giá giảm mạnh từ 450.000 đồng xuống còn 250.000 đồng/thùng 6-6,5kg (khoảng 41.000 đồng/kg).
Nhiều người rao bán lê nâu Hàn với mức giá rẻ đến khó tin.
Tương tự, tại cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội), chị Phạm Thu Uyên - nhân viên bán trái cây - cho hay, cam Úc lòng vàng không hạt, ngọt lịm giá cũng chỉ 50.000 đồng/kg, rẻ ngang ngửa với giá canh sành Hà Giang hay Tuyên Quang hiện tại.
Nhưng rẻ nhất vẫn là na Đài Loan. Loại quả này trước bán giá 200.000-250.000 đồng/kg, nay giảm còn 500.000 đồng/thùng 5,5kg, khoảng hơn 90.000 đồng/kg.
Giá rẻ nên người dân tranh thủ mua ăn nhiều, đặc biệt là cam Úc. Ngày hôm qua cửa hàng bán theo set 5kg, lượng đơn khách đặt lên tới hơn 200. Còn na Đài Loan không có nhiều, giá lại rẻ hiếm nên gần 100 thùng khách mua hết sạch trong vòng vài giờ đồng hồ khi cửa hàng thông báo khuyến mãi, chị Uyên cho hay.
Chốt mua được nửa thùng lê nâu Hàn với giá chỉ 250.000 đồng/kg, thêm tiền phí ship 30.000 đồng, chị Trịnh Kim Tuyến ở Nguyễn Khanh (Cầu Giấy, Hà Nội), khoe lần đầu tiên mua được lê Hàn với giá chưa đến 35.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng còn ví lê nâu Hàn có giá rẻ như rau ngoài chợ.
Chị chia sẻ, ăn lê tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể đem lê chưng cách thuỷ với đường phèn để trị ho. Song, chị thường phải mua loại quả này với giá 80.000-110.000 đồng tuỳ thời điểm.
"Nay mua được lê Hàn Quốc với giá 35.000 đồng/kg thì chỉ bằng tiền ra chợ mua đúng 1kg bắp cải hay khoai lang", chị nói.
Trên thị trường, nhiều loại trái cây nhập khẩu như cam vàng Mỹ, cam Úc, lê Hàn Quốc, na Đài Loan cũng giảm mạnh. Thậm chí, có loại giá còn rẻ như rau ngoài chợ.
Theo dân buôn, những loại trái cây này rất hút khách. Trong đó, cam quýt nhập khẩu đắt khách nhất. Bởi, dịch bệnh nên nhu cầu mua 2 loại trái cây này ăn nhiều hơn. Chưa kể, giá cam, quýt nhập khẩu không chỉ rẻ, hàng cũng bảo quản được lâu hơn nên người dân chuộng mua.
Là trái cây đứng đầu trong danh sách được ưu tiên chọn mua ăn để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, thậm chí các gia đình còn mua với số lượng lớn nên chỉ vài ngày giá cam sành, quýt tăng gấp 2-4 lần.
VAMI cho rằng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và không còn phù hợp thực tiễn.
Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành gây chồng chéo, không phù hợp pháp luật và thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh ô tô.
Theo VAMI, hiện tại phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đang được Bộ KH&CN quy định tại các văn bản: Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BHCN ngày 12/3/2012.
Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không còn phù hợp
VAMI nhận thấy, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô tại các văn bản nêu trên của Bộ KH&CN không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gây chồng chéo, không phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn sản xuất, kinh doanh ô tô
Lý do là các văn bản trên được Bộ KH&CN ban hành căn cứ tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 3/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Thế nhưng Quyết định số 175 đã được thay thế bởi Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
Như vậy, VAMI cho rằng: Theo khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hơn 7 năm từ khi Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Bộ KH&CN chưa ban hành văn bản bãi bỏ và công bố công khai trên thông tin đại chúng.
Theo các doanh nghiệp ô tô, việc tính tỷ lệ nội địa hóa quy định tại Quyết định số 28 không phù hợp với thông lệ quốc tế đang được các nước ASEAN và trên thế giới áp dụng (dựa theo tỷ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước). Cụ thể, theo quy định này của Bộ KH&CN, Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Theo đó, mỗi cụm linh kiện/phụ tùng chính được áp một điểm số và quy ra một tỷ lệ (%) nội địa hóa nhất định mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện/phụ tùng đó.
Trong khi đó, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ô tô sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên, khi đó hàng hóa được xác định có nguồn gốc từ các nước ASEAN theo phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa nội khối. Đồng thời, phương pháp tính tỷ lệ nội địa hóa theo ASEAN hiện nay cũng được Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018. Theo đó, ô tô nhập khẩu về Việt Nam hay từ Việt Nam xuất khẩu đi các nước ASEAN nếu muốn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% thì đều phải áp dụng quy định này.
Mặt khác, cách tính toán và xác định tỷ lệ nội địa hóa tại Quyết định số 28 cũng không phù hợp với thực tiễn công nghệ sản xuất ô tô trên thế giới hiện nay. Cùng với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng và linh kiện trên ô tô ngày càng đổi mới, hiện đại và chiếm tỷ trọng giá trị lớn so với giá trị của chiếc xe đặc biệt đối với các dòng xe con cao cấp, xe điện hóa (xe hybird, xe hybrid sạc ngoài, xe điện chạy pin... ), thiết kế và công nghệ vật liệu sản xuất thân vỏ xe có sự thay đổi (theo hướng tăng cường tỷ trọng sử dụng các loại vật liệu mới: sợi cacbon, titanium, nhôm hợp kim, composite,... để đảm bảo nhẹ, cứng vững; đồng thời, giảm tỷ trọng kim loại).
Trong khi đó, danh mục linh kiện quy định tại các Phụ lục 1, 2, 3, 4 ban hành kèm theo Quyết định số 28 lại chưa đề cập cụ thể (ví dụ: các công nghệ an toàn, hệ thống điều khiển thông minh, hệ thống giải trí đa phương tiện, camera trước/sau, camera 3600 và các cảm biến trong xe,... ).
Trước thực tế này, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ theo thẩm quyền sớm bãi bỏ Quyết định số 28, Quyết định số 05 và Thông tư số 05 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN với thuế suất 0% từ năm 2018.
Luật sư Phạm Xuân Sang, đoàn Luật sư TP. HCM:
Hiện tại, sản xuất lắp ráp ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và tiếp đó là Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, theo đó, mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn sản xuất lắp, ráp ô tô tại Việt Nam đều phải chấp hành. Do đó, theo quy định tại Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ cần bãi bỏ các quy định không còn cơ sở pháp lý là Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN để đảm bảo sự thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
Giới chuyên môn cho rằng, sự lựa chọn công nghệ mà ngành công nghiệp ô tô phải đối mặt hiện nay giống như “cuộc chiến” giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều hồi cuối thế kỷ 19.
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ ở mức 1.903,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 15,9 USD lên 1.926,3 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước vào khoảng 12,95 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng từ chỗ bị chi phối bởi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, tuần này quay ngoắt sang bị chi phối hoàn toàn bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhà đầu tư ồ ạt rời khỏi các tài sản rủi ro cao để tìm tới tài sản an toàn, trong đó có vàng.
Chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã tăng 2,1% trong tháng Một sau khi giảm 0,8% trong tháng 12 năm ngoái. Sau khi được điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tăng 1,5% trong tháng Một sau khi giảm 1,3% trong tháng trước đó.
Chi tiêu tiêu dùng gia tăng bất chấp chỉ số niềm tin tiêu dùng, do Đại học Michigan công bố ngày 25/2, đã giảm xuống 62,8 điểm trong tháng Hai, thấp hơn mức 67,2 diểm trong tháng Một và cũng là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua.
Theo số liệu của Dow Jones Market Data, giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine. Cụ thể, Khép lại cuối tuần 25/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư ở mức 91,59 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao là 97,93 USD/thùng; lần lượt tăng 1,5% và 4,7% trong tuần qua.
Số liệu này cho thấy sức mạnh tiềm ẩn có thể giúp nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng khi Fed bắt đầu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, cũng như bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới này trước tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine.
Dự báo giá vàng
Theo khảo sát của Kitco News, 15 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia có 6 người, tương đương 40%, dự báo giá sẽ tăng trong tuần tới; 7 người, tương đương 47%, dự báo giá sẽ giảm; và 2 người dự báo giá đi ngang.
Trong khi đó, 1.001 phiếu khảo sát trực tuyến ở Main Street, có 710 người dự báo giá sẽ tăng, tương đương 71%; 187 người, tương đương 19%, dự báo giá giảm; và 104 người, tương đương 10%, có ý kiến trung lập.
Adam Button, chiến lược gia tiền tệ trưởng của công ty Forexlive.com, cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng, vàng là tài sản trú ẩn an toàn duy nhất mà các nhà đầu tư muốn sở hữu. Vàng cho thấy giá trị là một tài sản quan trọng. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý khiến cho nhu cầu kim loại quý bị giảm nhẹ.
Theo một số nhà phân tích, thay vì tập trung vào sự biến động từng ngày, các nhà đầu tư cần nhìn nhận vàng từ góc độ dài hạn.
USD giảm khi các nhà đầu tư đánh giá lại những ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và dữ liệu lạm phát được công bố.
Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 96,98 giảm 0,16%.
Dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng nước này trong tháng 1 đã tăng hơn dự kiến bất chấp áp lực giá cả gia tăng, với tỷ lệ lạm phát hàng năm đạt mức gần đây nhất bốn thập kỷ. Lạm phát của Mỹ tháng 1 là 0,6% (so theo tháng), so với 0,5% của tháng 12.
Tỷ giá USD, Euro
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World kết thúc phiên 25/2 tăng 2,43%; đưa mức giảm tính chung trong cả tuần chỉ còn 0,7%.
Đáng chú ý, chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên này tăng 834,92 điểm (2,51%), sau khi đã tăng 0,28% ở phiên thứ Năm (24/2), trong khi S&P 500 tăng 95,95 điểm (2,24%) sau khi tăng 1,5% vào ngày hôm trước và Nasdaq Composite tăng 221,04 điểm (1,64%) sau khi tăng 3,3% vào thứ Năm.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ mới nhất của ngân hàng trung ương trước Quốc hội, Fed cảnh báo lạm phát có thể kéo dài hơn dự đoán nếu tình trạng thiếu lao động và lương tăng nhanh còn tiếp diễn.
Các nhà đầu tư lo ngại về tác động của việc lạm phát tăng đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất.
Đồng yên Nhật kết thúc tuần giảm 0,09% so với đồng bạc xanh, xuống 115,65 JPY/USD, trong khi bảng Anh tăng 0,19% trong phiên này, lên 1,34 USD.
Rúp Nga phiên cuối tuần mạnh lên, tăng 1,67% so với đồng bạc xanh lên 83,04 RUB, sau khi chạm mức thấp kỷ lục lịch sử 89,986 trong phiên liền trước.
Ngày 25/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giátrung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.146 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.550 đồng - 23.050 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.149 đồng - 26.705 đồng.
Báo cáo Hướng dẫn lương 2022 của Adecco Việt Nam vừa đưa ra con số choáng ngợp về mức lương 'khủng' của ngành công nghệ thông tin, cao nhất là 400 triệu và thấp nhất là 15 triệu.
Thị trường tuyển dụng CNTT được coi là "đại dương đỏ" với vô số cơ hội hấp dẫn luôn sẵn sàng và là một trong 4 ngành có tỷ lệ nhảy việc cao nhất, với 20 tháng là thời gian trung bình cho một lập trình viên nhảy việc và tỷ lệ nghỉ việc đạt mốc 24% theo một thống kê năm 2020.
Từ đó đã xuất hiện một cuộc cạnh tranh săn đầu người, "đào góc tường" lẫn nhau giữa các công ty công nghệ. Có tới 89% nhân sự CNTT nhảy việc vì "lương cao hơn", trở thành nguyên nhân các doanh nghiệp liên tục đưa ra chế độ đãi ngộ, phúc lợi hậu hĩnh nhằm mời gọi và "giữ chân" người tài..
Báo cáo Hướng dẫn lương mới nhất của Adecco cho thấy, vào năm 2022, trước đà phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế nhờ chuyển đổi số và đổi mới sản phẩm, các tài năng công nghệ có tay nghề cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, Fintech, blockchain sẽ dẫn đến cuộc chiến cạnh tranh nhân lực gay cấn nhất dành cho các công ty công nghệ.
Đặc biệt là việc nhanh chóng đón đầu mọi xu hướng công nghệ mới của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam dẫn đến nhu cầu cao ở các vị trí CIO, Solution Architect, DevOps và các vai trò kỹ sư khác.
Vị trí kiếm "bội tiền" dẫn đầu bảng xếp hạng là CIO và CTO thuộc lĩnh vực phần mềm. Cụ thể, ở TP. HCM, nhân sự có thể nhận từ 180-250 triệu/tháng nếu ở mức 1-5 năm kinh nghiệm, 250-400 triệu/tháng nếu có thâm niên trên 5 năm.
Tương tự ở Hà Nội, mức lương tuy không cao ngất ngưởng như ở TP. HCM nhưng vẫn thuộc hàng top với 130-275 triệu cho người trên 5 năm kinh nghiệm, từ 1-5 năm kinh nghiệm được trả 90-165 triệu/tháng.
Nối gót là vị trí giám đốc công nghệ thông tin với thu nhập 80-240 triệu/tháng ở mảng IT in-house. Còn ở lĩnh vực thương mại điện tử, trưởng bộ phận thương mại điện tử/kinh doanh là các vị trí cấp cao với thu nhập 60-180 triệu/tháng.
Ngoài ra, QA/QC, infrastructure manager, customer success manager, quản lý CNTT,...là các vị trí chưa bao giờ giảm nhiệt trong thị trường lao động CNTT với đãi ngộ cao nhất lên đến 160 triệu/tháng.
Adecco chỉ ra thêm, khi việc tương tác trực tuyến ngày càng phổ biến, các vị trí sáng tạo liên quan đến trực quan và trải nghiệm trực tuyến như thiết kế đồ họa, thiết kế UI/UX cũng được đặc biệt quan tâm. Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra mức đãi ngộ từ 15 - 80 triệu/tháng để chiêu mộ nhân tài với điều kiện không quá khắt khe về kinh nghiệm.
Qua báo cáo, không khó để thấy, TP. HCM vẫn luôn là đầu tàu công nghệ cao của cả nước, là thiên đường của giới CNTT khi sẵn sàng trả lương cao vượt bậc ở nhiều vị trí so với đầu cầu Hà Nội.
Tất nhiên, ứng viên phải đáp ứng được yêu cầu không chỉ về chuyên môn mà còn cả các kỹ năng liên kết cá nhân khác, đồng thời không ngừng cập nhật kiến thức về AWS, điện toán đám mây,...
Theo các chuyên gia kinh tế, kỹ sư công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, Digital Marketing... vẫn là những ngành có thu nhập cao, có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng.