Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Tin chứng khoán ngày 1/9: Ôm khoản lỗ 7 nghìn tỷ, Bầu Đức về lo chăm cây, nuôi bò

Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) nổi tiếng và đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, cao su, thủy điện nhưng giờ chỉ tập trung vào mảng cây ăn trái và chăn nuôi. Đây sẽ là các lĩnh vực cứu nguy cho tập đoàn.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa có báo cáo giải trình cho biết, doanh nghiệp có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường. Mảng trái cây và hoạt động chăn nuôi sẽ tạo ra dòng tiền cho tập đoàn.

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức bị kiểm toán nhấn mạnh vi phạm cam kết vay vốn và nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Theo kiểm toán, HAGL vi  phạm một số cam kết đối với hợp đồng vay và doanh nghiệp này tồn tại các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất soát xét nửa đầu năm 2021, HAGL ghi nhận lỗ lũy kế gần 7,4 nghìn tỷ đồng.

Giải trình ý kiến nhấn mạnh trong báo cáo tài chính đã soát xét, HAGL cho biết, tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.

HAGL cho biết, tập đoàn cũng đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan. Theo đó, HAGL có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Dựa trên cơ sở này, ban lãnh đạo tập đoàn tiến hạnh lập báo cáo tài chính giữa niên độ trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

Ngoài ra, HAGL đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc chốt ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc sử dụng thặng dư vốn cổ phần để giảm lỗ lũy kế với tổng giá trị gần 3.264 tỷ đồng.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 1/9: Bầu Đức về bán trái cây, nuôi bò

Trong năm 2021, doanh thu từ bán trái cây của HAGL tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu. Trong đó, doanh thu từ bán chuối đem lại nguồn tiền chính trong ngắn hạn do thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, sản lượng thu hoạch cao, giá bán ổn định. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo tập đoàn đã và đang chủ trương mở rộng hoạt động chăn nuôi heo và bò sinh sản. Trong tương lai, hoạt động chăn nuôi hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu lớn và tạo ra dòng tiền cho HAGL.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Bầu Đức cũng đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính và làm việc với các bên cho vay để thực hiện các biện pháp giãn nợ, giảm lãi suất. Vì vậy, HAGL xét đoán rằng sẽ có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường và việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục và hợp lý.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, HAGL ghi nhận lãi sau thuế sau soát xét đạt 8,3 tỷ đồng trong 6 tháng, trong khi cùng kỳ lỗ 1.397 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tại báo cáo tự lập trước đó, lãi sau thuế của HAG sụt giảm 55%.

Nguyên nhân do trong quá trình soát xét, phía kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đề nghị điều chỉnh các số liệu: Tăng giá vốn hàng bán do các điều chỉnh liên quan đến phân bổ giá trị hợp lý của tài sản trên khía cạnh hợp nhất; giảm dự phòng các khoản phải thu sau khi thực hiện ra soát khả năng thu hồi.

Mặc dù doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng con gái ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) - bà Đoàn Hoàng Anh gần đây đã hoàn tất mua vào 4 triệu cổ phiếu HAG của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).

Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức gần đây đẩy mạnh việc tái cơ cấu và rút dần khỏi đế chế nông nghiệp HAGL Agrico (HNG) mà ông tâm huyết xây dựng trong cả thập kỷ qua.

Bầu Đức vừa trải qua một thập kỷ lao đao với khối tài sản sụt giảm, vị thế chìm dần. Từ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam (trong 2 năm 2008-2009, với tài sản tương ứng 6,2 nghìn tỷ và 11,4 nghìn tỷ đồng), Bầu Đức hiện ra khỏi top 80, với tổng tài sản chỉ còn hơn 1,6 nghìn tỷ đồng, bằng chưa tới 1% so với người đứng đầu và khoảng 1/25 người đứng ở vị trí thứ 2.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Do vẫn còn gặp nhiều khó khăn với khối nợ còn lớn, nên giá cổ phiếu vẫn ở vùng đáy, bằng khoảng 1/2 mệnh giá.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nối tiếng trong nhiều lĩnh vực, từ gỗ, bất động sản, thủy điện, cao su, mía đường, bò, trái cây và giờ đây chuyển qua trồng cây và nuôi bò.

Phần lớn các tài sản doanh nghiệp của Bầu Đức ở mảng kinh doanh gần nhất là nông nghiệp được bán cho Thaco của tỷ phú USD Trần Bá Dương sau khi Hoàng Anh Gia Lai và Thaco hợp tác chiến lược từ giữa năm 2018. Sau 10 năm chuyển từ bất động sản sang nhiều lĩnh vực rồi chốt lại ở nông nghiệp, Bầu Đức vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 1/9

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu tiếp đà đi lên. Dòng tiền đổ mạnh vàocác cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt ở một số nhóm ngành nóng gần đây như dược phẩm, y tế, thép. Chỉ số VN-Index tăng nhẹ 2-3 điểm lên trên ngưỡng 1.335 điểm.

Tuy nhiên áp lực bán tăng cao trước dịp nghĩ lễ 2/9.

Thông tin khối ngoại bán ròng hàng chục nghìn tỷ khiến nhiều nhà đầu tư e ngại. TTCK sẽ nghĩ giao dịch 2/9 đến 6/9.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn tích cực trong các dự báo.

Theo VDSC, TTCK vẫn đang trong xu thế tăng nhưng đà tăng chậm lại, đây là xu thế chung khi nhịp tăng vừa qua các NĐT đang thành công và thực hiện chốt lãi.

Chốt phiên chiều 31/8, chỉ số VN-Index tăng 3,33 điểm lên 1.331,472 điểm. HNX-Index tăng 1,51 điểm lên 342,81 điểm. Upcom-Index tăng 0,55 điểm lên 93,77 điểm. Thanh khoản đạt 26,7 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 22,9 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Những cây lúa cao 2 m ở Trung Quốc

Có chiều cao gấp đôi giống lúa bình thường, loại cây trồng này có khả năng chịu hạn mặn, ngập úng tốt và cho sản lượng cao.

(Theo New China TV/ Zing)

Lúa gạo tắc đường, hoả tốc xin mở 'luồng xanh' trên sông

Lúa gạo tắc đường, hoả tốc xin mở 'luồng xanh' trên sông

Bộ Công Thương kiến nghị mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy để tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL

Du lịch Tây Nguyên, đánh thức giấc mơ đại ngàn

Dù sở hữu nguồn tài nguyên phong phú hiếm có trên một không gian rộng lớn, Tây Nguyên vẫn như một ‘người khổng lồ’ đang ngủ say, chưa chuyển mình kịp với đất nước và thời đại.

Độc đáo “mái nhà” Đông Dương

Nằm tại vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở trung tâm khu vực và là “mái nhà” Đông Dương, Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên hơn 54 nghìn km2. Với địa hình cao nguyên liền kề có độ cao từ 500 – 1500m, Tây Nguyên được bao bọc bởi những rặng núi hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, được ví như “vùng tiểu ôn đới trong lòng nhiệt đới”.

Đây còn là vùng đất linh thiêng với hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, kho tàng văn hóa cổ xưa giàu bản sắc của 47 dân tộc đang sinh sống. Đặc biệt là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2 lần được UNESCO vinh danh kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nhân loại.

{keywords}
Tây Nguyên sở hữu kho báu tự nhiên và văn hóa giàu bản sắc để phát triển du lịch

Có thể nói nơi đây hội tụ mọi sự ưu ái nhất của tạo hóa: có sự hoang sơ của núi rừng, sự bình yên, êm đềm của vùng đồng bằng thôn quê và những nét quyến rũ, bí ẩn rất riêng đậm chất đại ngàn.

Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu Tây Nguyên. Tuy nhiên, tiềm năng quý giá của thủ phủ cà phê đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ du lịch còn ở mức độ thấp, chậm so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước.

Như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Thủ tướng Chính phủ từng đánh giá, Tây Nguyên vẫn như một cô gái đẹp không những ngủ quên mà còn chưa chuyển mình kịp với đất nước và thời đại.

‘Nàng thơ’ Gia Lai

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, ngoài Lâm Đồng đã phát triển du lịch từ khá sớm và tạo dựng thương hiệu Đà Lạt trên bản đồ du lịch, hầu hết các tỉnh vẫn chưa tìm ra lời giải cho bài toán đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu vắng của cơ sở hạ tầng, lưu trú, sự phát triển tự phát của các sản phẩm du lịch, chưa tạo dựng được mối liên kết giữa các địa phương trong vùng và các địa phương khác.

Đơn cử như Gia Lai, địa phương có diện tích lớn nhất Tây Nguyên và xếp thứ 2 của Việt Nam, nếu xét về tiềm năng không hề thua kém các điểm đến nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Mộc Châu…

{keywords}
Thiên nhiên hoang sơ và trong trẻo tại Gia Lai

Gia Lai sở hữu hệ sinh thái tự nhiên trù phú, được xem là lợi thế vô cùng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với 2 khu vực Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đang được xem xét được công nhận là Khu sinh quyển thế giới. Khu du lịch Biển Hồ - núi lửa Chư Đăng Ya được Chính phủ đưa vào quy hoạch Khu du lịch quốc gia rộng trên 6.000 héc-ta. Hệ thống thác nước tự nhiên kỳ thú như: thác Phú Cường, thác Mơ, thác Chín Tầng... cùng những rừng thông, đồi chè, cà phê xanh ngút tầm mắt.

5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch Gia Lai khá tích cực, đạt 22,7%/năm. Nhưng nếu xét về lượt khách và doanh thu, thời điểm trước dịch năm 2019, Gia Lai đón 845.000 lượt khách với doanh thu đạt 510 tỷ đồng. Con số này vẫn còn khiêm tốn khi so sánh với những điểm đến sở hữu các tiềm năng tương tự như Đà Lạt (hơn 6,3 triệu lượt khách), Sa Pa (3,2 triệu lượt khách), Mộc Châu (1,2 triệu lượt khách).

Đánh thức giấc mơ đại ngàn

Theo báo cáo mới đây nhất của website du lịch trực tuyến Agoda, từ nửa cuối năm 2020, du khách ngày càng yêu thích khám phá và nghỉ dưỡng tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, với không gian trong lành, gần gũi với thiên nhiên và dịch vụ tiện ích an toàn, đồng bộ.

Khi du lịch biển đang ngày càng trở nên bão hoà, du lịch các vùng cao nguyên, đồi núi sẽ trở thành món mới trên bàn tiệc du lịch. Đây chính là cơ hội đắt giá để du lịch Tây Nguyên phục hồi, bắt nhịp xu thế, khi sở hữu kho tàng quý giá là hệ sinh thái đa dạng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ.

 Hệ sinh thái này mở ra dư địa dồi dào cho nhiều loại hình du lịch chất lượng cao đang được ưa chuộng và dự đoán sẽ phát triển “bùng nổ” sau đại dịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch trải nghiệm và khám phá…

{keywords}
Du lịch Tây Nguyên đứng trước cơ hội bứt phá sau đại dịch

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các mô hình du lịch sinh thái đồng bộ (các khu resort cao cấp, khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng khép kín trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, tự nhiên độc đáo) có thể xem là một trong những “chìa khóa” quan trọng để mở cánh cửa du lịch cho vùng đất đại ngàn.

Câu chuyện còn lại là một chiến lược phát triển du lịch thống nhất, với cơ chế thu hút đầu tư tập trung, không dàn trải, thông thoáng và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn về hội tụ.  Chỉ có những “cú hích” thiết thực như vậy, du lịch Tây Nguyên mới có khả năng cất cánh.

 Mai Nam 

Độc đáo nghề săn kiến vàng ở Tây Nguyên

Độc đáo nghề săn kiến vàng ở Tây Nguyên

Đặc sản chế biến từ những con kiến vàng là lộc trời ban ở Tây Nguyên, mỗi năm chỉ có một mùa trong khoảng cuối tháng 5 - đầu tháng 6.

Ghế massage, máy chạy bộ Yamaguchi - giải pháp khỏe đẹp ngay tại nhà

Trên hành trình xây dựng thương hiệu, Yamaguchi - thương hiệu hướng tới mục tiêu giúp người Việt tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Yamaguchi sản xuất và phân phối các mẫu máy chạy bộ, ghế massage chất lượng phục vụ nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khoẻ của người tiêu dùng. Với mong muốn đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp khách hàng có thể luyện tập ngay tại nhà, Yamaguchi đã mở rộng hệ thống bán lẻ khắp cả nước.

{keywords}
Yamaguchi cung cấp nhiều sản phẩm vì sức khỏe

Đại diện Yamaguchi cho biết, hiện công ty với hệ thống gần 60 chi nhánh, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Mỗi showroom đều có cơ sở hạ tầng rộng rãi, bãi để xe thuận tiện cho khách hàng đến trải nghiệm và mua sắm sản phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tại mỗi showroom của Yamaguchi đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

{keywords}
 Ghế massage Yamaguchi YA-400 kiểu dáng sang trọng, công nghệ hiện đại

Với tôn chỉ lấy chất lượng sản phẩm làm cốt lõi, Yamaguchi cung cấp các sản phẩm ghế massage, máy chạy bộ có công nghệ hiện đại và đa dạng phân khúc giá đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Hiện có nhiều sản phẩm được khách hàng ưa chuộng như các mẫu máy chạy bộ Yamaguchi YA-29, YA-26, YA-24…; các sản phẩm ghế massage YA-190, YA-750, YA-400, YA-300...

{keywords}
 Ghế massage Yamaguchi YA-190 thế hệ mới

Chú trọng đến chất lượng, mỗi sản phẩm Yamaguchi phân phối đều có những tiện ích riêng phù hợp với nhu cầu, mục đích luyện tập của người sử dụng.

Với ghế massage, Yamaguchi tập trung phân phối dòng ghế massage toàn thân, tích hợp công nghệ cao. “Mỗi ghế massage đều được trang bị nhiều bài massage đem lại nhiều lựa chọn cho khách hàng. Các sản phẩm có công nghệ hiện đại như tính năng Body Scan quét tự động xác định huyệt đạo; công nghệ massage không trọng lực Zero Gravity; công nghệ điều khiển bằng giọng nói; massage nhiệt hồng ngoại...” - đại diện Yamaguchi cho biết.

{keywords}
 Yamaguchi luôn chú trọng chất lượng sản phẩm

Bên cạnh ghế massage, Yamaguchi còn phân phối những dòng máy chạy bộ hiện đại. Nhiều sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, thông minh được trang bị hệ thống piston thủy lực cho phép gấp gọn và di chuyển máy dễ dàng; hay được trang bị hệ thống thảm chạy Diamond Running Belt 7 lớp giúp chống ồn, chống trơn trượt. Ngoài ra, các máy chạy bộ còn được trang bị đai massage, tạ tay, đĩa xoay eo, gập bụng giúp luyện tập toàn diện và đa dạng.

Yamaguchi kỳ vọng các sản phẩm ghế massage, máy chạy bộ sẽ là giải pháp giúp người sử dụng có thể chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà trong thời gian phải hạn chế ra đường vì dịch bệnh.

Hiện Yamaguchi đang thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt với nhiều ưu đãi: giảm giá sâu máy chạy bộ và ghế massage lên tới 48% cùng nhiều phần quà ý nghĩa khác. Các sản phẩm được công ty cam kết bảo hành lên tới 6 năm, bảo trì trọn đời, đổi trả hàng trong 7 ngày nếu xảy ra lỗi do nhà sản xuất. Yamaguchi cũng hỗ trợ khách hàng mua trả góp với lãi suất 0% qua thẻ tín dụng, thủ tục nhanh gọn.

Yamaguchi Group:

Website: https://ift.tt/3BoSPr6

Hotline chăm sóc khách hàng: 1900 3083

Hệ thống các showroom: https://ift.tt/3gQLHfl

Fanpage: https://ift.tt/38vDKb6

Tố Uyên

Techcombank chi viện 100 tỷ đồng xây bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ở Hà Nội

Techcombank tài trợ 100 tỷ đồng để xây dựng và cung ứng trang thiết bị y tế hiện đại cho Bệnh viện điều trị Covid-19 tại Hoàng Mai (Hà Nội), nhằm đáp ứng yêu cầu cứu chữa các ca Covid-19 nặng tại Thủ đô và các tỉnh phía Bắc.

Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, bệnh viện đã được hoàn thiện cấp tốc trong vòng 30 ngày. Ngày 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 với quy mô 500 giường, được thiết kế thành 19 khối nhà điều trị người bệnh covid-19 và các khu phụ trợ về chuyên môn, hậu cần đã đi vào hoạt động.

Bệnh viện dự kiến hoạt động như tuyến cuối trong “bậc thang” điều trị người bệnh Covid-19 tại khu vực TP. Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Cùng với đó, bệnh viện sẽ thực hiện chức năng của trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia, với nhiệm vụ tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, đồng thời hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong hồi sức tích cực và điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở được phân công trong khu vực.

{keywords}

Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 2 - 8/2021, Techcombank và hơn 12.000 cán bộ nhân viên của ngân hàng đã đóng góp hơn 290 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và an sinh xã hội, bao gồm: đóng góp cho Quỹ vắc xin, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch, cung ứng hơn 1.000 trang thiết bị y tế cấp thiết đến các bệnh viện Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, cùng nhiều hoạt động hỗ trợ khác đến các trung tâm y tế tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang…

{keywords}

Theo ông Phạm Quang Thắng - Phó Tổng Giám đốc Techcombank, “Hoạt động hỗ trợ của Techcombank chỉ là một trong hàng triệu tấm lòng của các doanh nghiệp và nhân dân trên cả nước đang đồng hành cùng đất nước, Chính phủ và các lực lượng tuyến đầu thực hiện thành công sứ mệnh cao cả: Chiến thắng dịch bệnh và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường”.

{keywords}

Không chỉ tiên phong thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo lời kêu gọi của Chính phủ, Techcombank còn đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp số hóa giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, hạn chế tiếp xúc tiền mặt và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ngân hàng đồng thời tập trung nguồn lực để bảo vệ an toàn sức khỏe cho cán bộ nhân viên, đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn để ổn định phát triển.

Doãn Phong

Rủi ro khi vay tiền qua các ứng dụng trực tuyến

Vay tiền trực tuyến thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp. Để được vay tiền, người vay chỉ cần tải ứng dụng trên mạng về điện thoại, máy tính cá nhân. Sau đó, cung cấp ảnh, CMND hoặc sổ hộ khẩu, số điện thoại của mình.

Hiện  nay, các hoạt động cho vay này  mang tính rủi ro khá cao cho bên vay. Đồng thời, đã và đang phát sinh nhiều hệ lụy như tín dụng đen, đòi nợ thuê, lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong  xã hội.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì không ít người đang gặp khó khăn về kinh tế, cần tiền đột xuất đã tìm đến các kênh vay vốn  nhanh, trong đó có vay tiền qua các App.

Thông thường, lãi suất phổ biến cho vay qua App  được quảng cáo dao động quanh mức 16%/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là cái bẫy để thu hút sự quan tâm của những người có nhu cầu. Bởi, trên thực tế sẽ phát sinh nhiều loại phí tư vấn, phí dịch vụ được tính gộp vào khoản lãi phải trả. Do các đối tượng tính rất nhiều loại phí vào, tổng cộng lãi suất  có thể lên tới trên 300-500 %/năm, vượt quá khả năng chi trả của nhiều người.

Hiện có nhiều App cho vay biến tướng, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của xã hội. Để phân biệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ…  Và khi đã lỡ vay tiền với lãi suất cao nên trình báo đến cơ quan chức năng để được hướng dẫn biện pháp giải quyết kịp thời, tránh bị lún sâu vào vòng xoáy của tín dụng đen.

(Theo ANTV)

Hết tiền đi vay tiêu dùng, cay đắng bị lừa mất trắng

Hết tiền đi vay tiêu dùng, cay đắng bị lừa mất trắng

Tình trạng mạo danh các công ty tài chính để cho người dân vay tiền rồi đưa vào bẫy lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi, khiến nhiều nạn nhân đã hết tiền lại khó khăn càng khó khăn hơn.

Xăng pha chì bị xóa sổ trên toàn cầu

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vừa đưa ra công bố không còn quốc gia nào trên thế giới sử dụng xăng pha chì. Đây được coi như “sự kết thúc của một kỷ nguyên độc hại”.

Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 – đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Vào đầu những năm 1920, chất chì bắt đầu được thêm vào xăng để cải thiện hiệu suất động cơ. Cảnh báo được đưa ra ngay từ năm 1924, khi 5 công nhân được tuyên bố tử vong và hàng chục người khác phải nhập viện vì co giật tại một nhà máy lọc dầu do tập đoàn dầu mỏ Standard Oil của Mỹ điều hành.

Tuy nhiên, bất chấp điều này, chì vẫn tiếp tục được thêm vào xăng trên toàn cầu. Cho đến những năm 1970, các nước phát triển bắt đầu loại bỏ dần loại nhiên liệu này. Tuy vậy, ba thập kỷ sau, vào đầu những năm 2000, vẫn còn 86 quốc gia sử dụng xăng pha chì.

Nhiên liệu độc hại này đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước nghiêm trọng trong gần một thế kỷ qua. Không những thế, loại xăng này có thể gây ra bệnh tim, ung thư, đột quỵ và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển não bộ của trẻ em.

Hầu hết các nước phát triển đã cấm sử dụng nhiên liệu này từ những năm 80 của thế kỉ trước. Cho đến tháng 7/2021, Algeria là quốc gia cuối cùng chính thức khai tử xăng pha chì. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres gọi việc loại bỏ loại xăng này là một "sự thành công quốc tế".

Thandile Chinyavanhu, nhà vận động khí hậu tại Greenpeace Châu Phi, cho biết: "Việc này cho thấy nếu chúng ta có thể loại bỏ một trong những loại nhiên liệu gây ô nhiễm nguy hiểm nhất trong thế kỷ 20, chúng ta cũng hoàn toàn có khả năng loại bỏ tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch trong tương lai".

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Giá xăng vào kỳ điều chỉnh, chờ 1 đợt biến động mạnh

Giá xăng vào kỳ điều chỉnh, chờ 1 đợt biến động mạnh

Giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (26/8) sẽ giảm theo xu hướng của giá xăng thế giới. Theo dự báo, giá xăng trong nước vào ngày mai sẽ giảm từ 900-950 đồng/lít.

Cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tháng 8

Dữ liệu thị trường ghi nhận có tới 19/27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tháng 8, với mức giảm phổ biến dao động khoảng 5-7% so với đầu tháng.

Thị trường chứng khoán đã khép lại tháng 8 với phiên tăng điểm trên cả sàn HoSE và HNX.

Dù cả VN-Index và HNX-Index đều chịu những phiên điều chỉnh trong nửa sau của tháng 8, nhưng cả 2 chỉ số này vẫn ghi nhận mức tăng so với cuối tháng 7 liền trước. Trong đó, VN-Index vẫn tăng 1,52% trong tháng 8, trong khi HNX-Index tăng tới 8,6%.

Trái ngược với xu hướng tăng của cả 2 chỉ số thị trường kể trên, các cổ phiếu ngành ngân hàng trong tháng 8 lại chịu tác động điều chỉnh mạnh khiến 19/27 cổ phiếu nhóm ngành này giảm điểm. Đáng chú ý, một số cổ phiếu ghi nhận mức giảm 2 chữ số.

Cụ thể, trong 27 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM hiện nay, có tới 19 mã ghi nhận xu hướng giảm tháng 8 vừa qua. Trong đó, VIB và ACB là 2 mã giảm mạnh nhất, đều đạt trên 10%.

{keywords}
Hơn 19/27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tháng 8 vừa qua, trong đó VIB và ACB đều giảm trên 10%. Ảnh: Nam Khánh.

Cổ phiếu ngân hàng suy yếu

Thị giá VIB trong tháng 8 đã giữ xu hướng giảm liên tục từ vùng 41.750 đồng/cổ phiếu xuống 36.250 đồng (cuối ngày 31/8), tương đương mức giảm ròng 13% trong tháng. Xu hướng này cũng nối dài chuỗi ngày giảm giá của cổ phiếu VIB kể từ khi đạt đỉnh trên 53.000 đồng vào đầu tháng 7.

Từ đó đến nay, cổ phiếu VIB đã giảm liên tục hơn 30% giá trị. Tuy vậy, so với đầu năm, thị giá VIB hiện vẫn cao hơn 54%.

Tương tự, đầu tháng 8, cổ phiếu ACB vẫn được giao dịch với giá 35.550 đồng/đơn vị. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều phiên điều chỉnh tháng 8, thị giá cổ phiếu này đã giảm liên tục xuống mức 32.000 đồng/đơn vị hiện tại, mức giảm hơn 10%.

Đây cũng là vùng giá thấp nhất mà cổ phiếu ACB giao dịch kể từ tháng 5 đến nay. Tuy vậy, tương tự VIB, dù giảm 2 chữ số trong tháng 8 nhưng so với đầu năm, thị giá ACB hiện vẫn cao hơn gần 40%.

Ngoài 2 nhà băng nói trên, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng cùng ghi nhận mức giảm sâu trong tháng 8 này, trong đó, chủ yếu là các cổ phiếu niêm yết trên HoSE.

{keywords}

Cụ thể, cổ phiếu BID (BIDV) và LPB (LienVietPostBank) có cùng mức giảm 8% trong tháng 8, hiện lần lượt giao dịch ở mức 38.950 đồng/cổ phiếu và 23.050 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, cổ phiếu HDB (HDBank), STB (Sacombank), OCB (OCB) có cùng mức giảm 7% trong tháng; cổ phiếu CTG (VietinBank) giảm 6%; TCB (Techcombank) giảm 5%; NAB (NamABank) giảm 4%...

Ngoài 19 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tháng 8, BAB (BacABank), KLB (Kienlongbank) và BVB (Vietcapital Bank) là 3 cổ phiếu đi ngang trong tháng.

Ngược lại với nhóm kể trên, dù cũng chịu xu hướng điều chỉnh nhưng một số cổ phiếu ngân hàng lại vẫn giữ được mức tăng tích cực trong tháng 8 vừa qua.

Trong đó, cổ phiếu NVB (Ngân hàng Quốc Dân) ghi nhận mức tăng mạnh nhất, lên tới 17%, hiện giao dịch ở mức 28.900 đồng/cổ phiếu.

Thực tế, NVB đã tăng liên tục từ cuối tháng 7, khi ngân hàng này công bố thay đổi loạt nhân sự trong ban quản trị và điều hành doanh nghiệp. Trong đó, nhân sự chủ tịch HĐQT mới tại Ngân hàng Quốc Dân là bà Bùi Thị Thanh Hương, người trước đó đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc tại Sun Group.

- Giá cổ phiếu ngân hàng trong tháng 8 (đồng/cổ phiếu):

{keywords}
{keywords}

Sau thông tin nhân sự kể trên, thị giá NVB đã tăng một mạch từ vùng 17.000 đồng/cổ phiếu cuối tháng 7 lên xấp xỉ 30.000 đồng vào giữa tháng 8, tương đương mức tăng gần 80% và duy trì mặt bằng giá này đến cuối tháng.

So với đầu năm, thị giá NVB hiện đã tăng tới 165% và là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay.

Một cổ phiếu khác ghi nhận mức tăng 2 chữ số trong tháng 8 là PGB (PGBank) khi tăng từ 19.900 đồng/cổ phiếu lên 21.800 đồng, tương đương 10%.

Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn vẫn giữ được mức tăng trong một tháng qua như VCB (Vietcombank) và VPB (VPBank) tăng 2%; SHB và VAB (VietABank) cùng tăng 1%.

Triển vọng ngân hàng cuối năm

Đánh giá về triển vọng cổ phiếu ngân hàng từ nay đến cuối năm, chuyên gia phân tích tại các công ty chứng khoán đều cho rằng lợi nhuận các ngân hàng sẽ chịu tác động trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Như tại VietinBank, các chuyên gia tại SSI Research cho rằng gói tín dụng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ 15/7 có thể khiến ngân hàng mất 2.000 tỷ đồng thu nhập lãi cho nửa cuối năm nay.

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng của VietinBank cũng được dự báo tăng trong năm nay và 2022 để phản ánh ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Điều này có thể khiến lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng giảm xuống.

{keywords}
Lợi nhuận các ngân hàng được dự báo tăng thấp trong nửa cuối năm nay do tác động từ việc giảm lãi suất cho vay từ tháng 7-8. Ảnh: Nam Khánh.

Tương tự với Vietcombank, ngân hàng này ước tính đợt giảm lãi suất lần thứ 8 bắt đầu từ 18/8 kéo dài đến cuối năm sẽ khiến thu nhập lãi của ngân hàng giảm khoảng 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số thu nhập lãi giảm trong cả năm nay lên mức 7.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, các biện pháp giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam kéo dài có thể khiến tỷ lệ hình thành nợ xấu mới tăng nhanh và thu nhập lãi thuần chịu áp lực trên một số mặt.

Tương tự, báo cáo phân tích ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho biết khoản trích lập dự phòng của các ngân hàng đã tăng gấp rưỡi trong quý II và dự báo còn tăng thêm vào cuối năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng có thể cải thiện một phần nhờ việc tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm tốt khi dịch bệnh được khống chế.

Yuanta Việt Nam dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong thời gian tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và tăng trưởng tín dụng cả năm nay có thể đạt 14%, cao hơn cả năm 2020.

Bên cạnh đó, do các ngân hàng đã được yêu cầu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên NHNN cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng trong nửa cuối năm.

Điều này khiến thu nhập lãi của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng do lãi suất cho vay giảm nhưng chi phí huy động vốn cũng sẽ thấp hơn. Do đó, NIM dự kiến của ngành ngân hàng sẽ đi ngang hoặc chỉ giảm nhẹ so trong nửa cuối năm nay.

Theo công ty chứng khoán này, việc gia tăng thu nhập phí sẽ là yếu tố tạo sự khác biệt giữa các ngân hàng trong thời gian tới.

(Theo Zing)

Lỗ nặng khi mua cổ phiếu ngân hàng tháng 7

Lỗ nặng khi mua cổ phiếu ngân hàng tháng 7

Từ đầu tháng 7, thị giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm bình quân 13%. Thậm chí, một số mã đã giảm xấp xỉ 20% khiến các nhà đầu tư chọn cổ phiếu ngân hàng đến nay đều chịu thua lỗ.

Đề xuất chỉ cần có thẻ hướng dẫn viên sẽ được nhận hỗ trợ

Tại cuộc họp trực tuyến về việc thực hiện chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch (HDV) ngày 31/8, một số địa phương đề xuất chỉ cần có thẻ là HDV nhận được trợ cấp.

Triển khai còn chậm

Do còn nhiều vướng mắc về thủ tục để HDV được nhận khoản trợ cấp 3,71 triệu đồng/người nên cuộc họp này là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng số lượng HDV được hưởng chính sách này.

Tổng cục Du lịch cho biết, trong tháng đầu tiên triển khai chính sách, chỉ có khoảng 400 hướng dẫn viên trong cả nước được nhận hỗ trợ hơn 1,4 tỷ đồng. Tổng cục Du lịch đã liên tục đôn đốc các Sở ở địa phương khẩn trương triển khai việc hỗ trợ HDV. Tính đến 24/8, có 55 Sở gửi báo cáo về việc triển khai Quyết định 23. Có 45 Sở báo cáo về tình hình nhận hồ sơ của hướng dẫn viên du lịch đề nghị nhận hỗ trợ.

Trong tổng số 3.027 hồ sơ gửi về các Sở, có 2.741 hồ sơ hợp lệ, hướng dẫn viên du lịch được duyệt hỗ trợ với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

{keywords}
Tổng cục Du lịch họp với các địa phương để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho HDV sớm được nhận hỗ trợ (ảnh Báo Văn hóa)

Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, đến nay, có trên 1.200 HDV của Đà Nẵng, hơn 500 HDV của Thừa Thiên - Huế... được nhận tiền hỗ trợ.

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ HDV vẫn khá chậm. Chẳng hạn, mới có 390 HDV của TP.HCM được nhận hỗ trợ hơn 900 triệu đồng. Tại Hà Nội, đến nay Sở Du lịch mới nhận được 96 hồ sơ đề nghị, trong đó có 49 hồ sơ đủ điều kiện. Khánh Hoà mới có 86/108 hồ sơ được duyệt. Tính đến 24/8, Sở Du lịch Quảng Ninh mới hoàn tất thủ tục và chi trả hỗ trợ cho 71 HDV, với tổng số tiền là 263,4 triệu đồng.

Trong khi đó, các địa phương trên lại tập trung rất đông HDV, như TP.HCM 6.000 người, Đà Nẵng 4.700 người, Hà Nội 5.800 người, Khánh Hoà trên 1.500 người,... chiếm gần 70% tổng số HDV toàn quốc.

Lý giải nguyên nhân chậm trễ, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng đó là do nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên hạn chế đi lại để phòng chống dịch Covid-19; người lao động, người sử dụng lao động chưa hiểu rõ chính sách, chưa tích cực, chủ động gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ; cán bộ các địa phương có cách hiểu khác nhau, chưa linh hoạt trong xử lý hồ sơ, một số địa phương chưa chủ động quyết liệt; một số địa phương thực hiện chậm,...

Đề xuất chỉ cần thẻ HDV là được nhận hỗ trợ

Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận xét, sau gần 2 tháng thực hiện, đã xuất hiện một số vướng mắc cần giải quyết để các hướng dẫn viên du lịch có thể tiếp cận gói hỗ trợ sớm nhất.

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho rằng, quá trình giải quyết hồ sơ cho thấy nhiều hợp đồng không đúng quy định; số hội viên hội nghề nghiệp không nhiều nên hồ sơ không hợp lệ. Tuy nhiên, rất nhiều HDV chỉ có hợp đồng vụ việc, đi tour thật, có đóng góp cho ngành,... nếu không nhận được hỗ trợ (vì hồ sơ không hợp lệ) sẽ rất thiệt thòi cho họ.

{keywords}
Vướng thủ tục, nhiều HDV du lịch, đặc biệt là HDV tự do, có thể bị lọt ra khỏi đối tượng được nhận hỗ trợ

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cũng cho hay, trong số 1.229 HDV đã nhận tiền hỗ trợ, chỉ có 33 hồ sơ đã được duyệt ở Đà Nẵng có hợp đồng lao động với các công ty du lịch, còn lại hầu hết là hội viên hội hướng dẫn viên.

Như vậy, vấn đề khó khăn nhất chính là ở thủ tục về hợp đồng lao động, theo đúng quy định của luật. Như VietNamNet đã phản ánh, đó là việc xác định loại hợp đồng: dài hạn, có biên chế và ngắn hạn, theo tour,... Chưa kể, trong bối cảnh hơn 90% DN lữ hành đã đóng cửa, nhiều địa phương lại đang giãn cách xã hội, đi lại khó khăn, việc xác nhận giấy tờ liên quan đến hợp đồng là không dễ dàng. Do đó, tại cuộc họp, phần lớn các địa phương đều đề xuất nên giảm tối đa các thủ tục này.

Lãnh đạo 6 Sở Du lịch/Sở quản lý du lịch các địa phương là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Quảng Ninh đề nghị chỉ cần HDV còn thẻ hành nghề, còn hạn, là được nhận hỗ trợ mà không cần điều kiện gì khác. Qua đó động viên, giữ chân nguồn nhân lực quan trọng này.

Ông Trần Hữu Thuỷ Giang, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, góp ý, tất cả hướng dẫn viên được cấp thẻ trước 7/7/2021 đều được nhận hỗ trợ (trừ những trường hợp nhận lương từ ngân sách nhà nước). Thậm chí, nếu thẻ hết hạn mà HDV chưa kịp gia hạn (do giãn cách xã hội), nên linh động cho nợ.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh ghi nhận các ý kiến trên và cho biết, ngay sau cuộc họp, Tổng cục Du lịch sẽ tổng hợp lại để hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn lên Bộ VH-TT&DL; trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hỗ trợ HDV, nhưng cũng phải phù hợp với các quy định hiện hành.

Ngọc Hà

Hàng nghìn hướng dẫn viên du lịch nguy cơ không được nhận hỗ trợ

Hàng nghìn hướng dẫn viên du lịch nguy cơ không được nhận hỗ trợ

Hướng dẫn viên du lịch (HDV) là một trong số các đối tượng được hưởng hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ của Chính phủ. Thế nhưng, những quy định chưa rõ ràng về điều kiện được nhận hỗ trợ đang gây ra làn sóng tranh cãi và gây khó HDV.

Bí quyết săn sale ‘không tiền mặt’ cho người mới tham gia Shopee 9.9

Kích hoạt ví điện tử ShopeePay, thêm trước sản phẩm muốn mua vào giỏ hàng, đặt lịch hẹn flash sale... là các bước quan trọng để người dùng sẵn sàng cho ngày hội săn sale Shopee 9.9.

Lên danh sách những sản phẩm muốn mua và thêm vào giỏ hàng

{keywords}

Để nắm thế chủ động trong cuộc săn sale đầy cạnh tranh, người dùng cần chuẩn bị danh sách các món hàng muốn mua, sau đó thêm sản phẩm vào giỏ hàng Shopee trước ngày sale. Tới đúng “giờ vàng”, người mua chỉ cần truy cập Shopee và sử dụng ví ShopeePay thanh toán nhanh chóng. Đây là mẹo thông minh giúp “tân binh” tiết kiệm thời gian cho các bước mua sắm, lựa chọn, từ đó hạn chế bỏ lỡ các deal hot được nhiều người quan tâm.

Đặt lịch hẹn khung giờ flash sale trên trang chủ Shopee

{keywords}

Một gợi ý khác cho việc săn ưu đãi thêm trọn vẹn là người dùng nên liên tục cập nhật thông tin flash sale ngay tại trang chủ Shopee. Trong ngày hội 9.9 sắp đến, Shopee ấn định 6 khung “giờ vàng” với loạt khuyến mãi hấp dẫn, bao gồm: 0H (Sale hủy diệt giữa đêm) – 9H (Siêu sale hàng hiệu) – 12H (Giữa ngày nửa giá) – 15H (Giờ vàng săn hàng quốc tế) – 18H (Deal xịn dẫn đầu xu hướng) – 21H (Gì cũng rẻ - Đồ xịn giá yêu chỉ từ 9K) và hai khung giờ Bất Ngờ 9.9 từ 10H - 11H và 16H - 17H.

Ở trang chủ, người dùng có thể lưu các mã ưu đãi phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời đặt lịch hẹn để không quên ghé Shopee đúng thời điểm.

Gom voucher khuyến mãi siêu giá trị tại mục “Mã giảm giá”

{keywords}

Bên cạnh các mã ưu đãi hiển thị trên trang chủ Shopee, người mới săn deal nên chăm chỉ thu thập voucher tại mục “Mã giảm giá”. Đây là nơi người dùng có thể tìm thấy những mã khuyến mãi giá trị cao và đa dạng dành cho mọi ngành hàng. Từ mã miễn phí vận chuyển, hoàn xu khi thanh toán bằng ShopeePay cho đến những voucher siêu hấp dẫn từ các gian hàng thời trang, đời sống, điện tử, hàng quốc tế... và cả từ những thương hiệu lớn trên Shopee, người dùng không thể bỏ lỡ.

Kích hoạt ví điện tử ShopeePay, nhận ưu đãi lên đến 250.000 đồng

{keywords}

Đây là bước quan trọng để người dùng trở thành “cao thủ mua sắm không tiền mặt”. Không chỉ giúp người dùng tối ưu quá trình mua sắm, việc đăng ký ví điện tử ShopeePay còn đồng thời gia tăng cơ hội nhận mã hoàn xu lên đến 50%, ưu đãi miễn phí vận chuyển tận nhà cùng bộ sưu tập e-voucher từ 1 đồng.

Bên cạnh đó, Shopee còn tung ra chương trình “Shopee tặng bạn mới tới 250.000 đồng” với ưu đãi hấp dẫn chào đón người dùng mới.

Theo đó, tất cả người dùng chưa từng mua hàng trên Shopee (chưa có tài khoản Shopee hoặc đã có nhưng chưa mua hàng) đều đủ tiêu chuẩn tham gia. Người dùng bắt đầu bằng việc truy cập https://ift.tt/3xPTxvH, điền thông tin vào mẫu đăng ký, sau đó chọn “đăng ký ngay” và làm theo hướng dẫn.

Nếu đã có tài khoản Shopee, người dùng chỉ cần kích hoạt thêm ví ShopeePay trong ứng dụng. Nếu chưa có tài khoản của sàn thương mại này, người dùng cần lần lượt tạo tài khoản Shopee và kích hoạt ví ShopeePay trên ứng dụng. Lưu ý, ngày thực hiện các bước tạo và liên kết tài khoản, ngày điền mẫu đăng ký phải giống nhau.

{keywords}

Sau khi đăng ký thành công, người dùng sẽ nhận được ưu đãi có giá trị lên đến 250.000 đồng, bao gồm tiền thưởng 100.000 đồng được tặng vào ví ShopeePay, voucher 100.000 đồng áp dụng cho lần đầu thanh toán đơn Shopee bằng ví ShopeePay, voucher 50.000 đồng áp dụng cho đơn đầu thanh toán bằng thẻ VISA.

Đáng chú ý, người dùng có thể yên tâm mua sắm trong giai đoạn này nhờ các cam kết duy trì hoạt động của nền tảng thương mại trực tuyến Shopee. Sau khi kết thúc thời gian giãn cách (dự kiến sau ngày 6/9/2021) theo chỉ thị của cơ quan chức năng hoặc ngay khi có thông báo hướng dẫn mới, người dùng có thể nhận được các đơn hàng Shopee mà không phải chờ đợi lâu.

Với những đơn hàng đã thanh toán qua ví điện tử, thẻ ngân hàng... nhưng có khả năng bị hủy cao do khu vực lấy hàng, giao hàng đang bị cách ly hoặc đơn vị vận chuyển không thể xử lý đơn vì các hạn chế trong vận hành do dịch bệnh, Shopee sẽ thông báo đến người dùng và thực hiện hoàn trả tiền.

Trong thời gian ở nhà, người dùng vẫn có thể an tâm mua sắm tại Shopee để đảm bảo an toàn, tiện lợi và tận hưởng ưu đãi giá rẻ cho người dùng mới. Ngày hội mua sắm Shopee 9.9 còn nhiều chương trình hấp dẫn khác đang chờ, sau khi đã đăng ký làm “tân binh” thành công, hãy mở ngay ví ShopeePay, chọn "nạp tiền" và bắt đầu công cuộc săn sale.

Doãn Phong

Hải sản Phú Quốc giảm giá

Tôm tít, tôm mũ ni, cá mú và mực là những loại hải sản đang giảm giá rất mạnh tại đảo ngọc Phú Quốc.

Ngày 31/8, biển Phú Quốc (Kiên Giang) khá êm, gió nhẹ và trời mát. Nhiều ghe khai thác hải sản ở đảo ngọc thu hoạch được nhiều tôm, mực, cá trong đêm qua đã cập bến.

Anh Phạm Văn Sỹ ở khu phố 7, phường Dương Đông (TP Phú Quốc), cho biết cá thu, cá mú, cá bớp, ghẹ… tại Phú Quốc chủ yếu phục vụ khách du lịch. Ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều nhà hàng đóng cửa, khách du lịch không đến đảo ngọc nên các loại hải sản đều giảm giá.

Tôm tít, mũ ni giảm giá một nửa

“Những ngày biển êm và không trăng, ngư dân Phú Quốc đánh bắt được nhiều tôm, cá nên giá bán lúc này càng giảm. Người dân ảnh hưởng dịch bệnh buộc họ phải chọn thực phẩm hợp túi tiền. Doanh nghiệp sản xuất mua cá, mực cho công nhân ăn cũng chọn loại vừa”, anh Sỹ chia sẻ.

Hai san Phu Quoc giam gia anh 1

Tôm mũ ni ở Phú Quốc chỉ còn 250.000 đồng/kg. Ảnh: Anh Chiêu.

Chiều cùng ngày, anh Phan Minh Hoàng ở khu phố 6, phường Dương Đông đi chợ mua tôm tít loại nhất với giá 280.000 đồng/kg. Theo anh Hoàng, trước dịch Covid-19 loại tôm này có giá dao động 600.000-700.000 đồng/kg, còn lúc hút hàng, giá trên 1 triệu đồng mỗi kg.

Đối với mực “chớp” (mực oxy) có trứng, trước dịch Covid-19 giá dao động 350.000-400.000 đồng/kg thì nay giảm còn 120.000-150.000 đồng/kg. Ghẹ loại 250.000-300.000 đồng/kg giảm xuống 120.000-150.000 đồng/kg. Ốc voi 120.000-150.000 đồng chỉ còn 90.000 đồng/kg...

“Cá mú trên 200.000 đồng/kg giảm xuống còn 110.000 đồng/kg. Không có khách du lịch và nhà hàng đóng cửa nên loại cá đặc sản này chỉ bán cho người dân địa phương. Dịch Covid-19 ảnh hưởng quá lớn”, một tiểu thương ở xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc nói.

Hàng tươi sống phải neo ao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tổng sản lượng thủy sản nuôi của địa phương này đang tồn đọng trên 1.300 tấn. Trong đó, cá bớp và cá mú tồn khoảng 300 tấn, giá dao động 120.000-140.000 đồng/kg; tôm các loại bình quân 120.000 đồng/kg, mực 70.000-230.000 đồng/kg và thủy sản khác giá từ 30.000-250.000 đồng/kg.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cho rằng từ khi thực hiện giãn cách xã hội (19/7) theo Chỉ thị 16, địa phương tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản thông qua nhiều kênh kết nối. Bước đầu có kết quả rất khả quan, nhưng cũng gặp khó khăn do sự di chuyển người cùng thiết bị thu hoạch, thu mua, vận chuyển giữa các địa phương vùng xanh và vùng đỏ, các tỉnh giáp ranh do phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch bệnh.

Hai san Phu Quoc giam gia anh 2

Ốc voi tại chợ Dương Đông, TP Phú Quốc giá 90.000 đồng/kg. Ảnh: Anh Chiêu.

Đặc biệt, khâu thu hoạch, bốc vác, phân loại sản phẩm, số lượng lao động thường vượt quá quy định theo Chỉ thị 16, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Một số mặt hàng thủy sản nuôi như tôm càng xanh, cua biển, cá bớp, cá mú, sò huyết giá mua tại ao giảm nhưng vẫn chưa kết nối tiêu thụ được số lượng lớn do các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các nhà hàng, quán ăn, thương nhân, thương lái... tạm dừng hoạt động.

Những mặt hàng đòi hỏi sử dụng tươi như tôm càng xanh, sò huyết... gặp khó khăn trong tiêu thụ. Người dân phải neo lại ao nuôi làm phát sinh chi phí, hao hụt nhiều do tới lứa chưa thu hoạch được.

Về hoạt động khai thác thủy sản, các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn, phải hoạt động cầm chừng chờ dịch bệnh ổn định trở lại. Mặt khác, giá nguyên liệu cho chuyến đi biển cũng tăng như, dầu, nhớt và nước đá… là rào cản lớn cho ngư dân.

“Khi tàu cá về cập cảng, việc đi lại từ nhà đến cảng để bốc dỡ hàng thủy sản đối với các chủ doanh nghiệp khai thác và công nhân bốc xếp, bốc dỡ hàng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội”, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang nêu.

Hai san Phu Quoc giam gia anh 3

Cá mú tại chợ Dương Đông giá 110.000 đồng/kg. Ảnh: Anh Chiêu.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Kiên Giang tiếp tục duy trì tổ chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản; phản ánh, phối hợp tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa, vật tư nông nghiệp, thu mua, thu hoạch nông sản, thủy sản.

Ngành nông nghiệp tỉnh này phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trong thực hiện kế hoạch thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ, bảo quản nông thủy sản trong điều kiện khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

(Theo Zing)

Giá tôm ở miền Tây lại giảm mạnh

Giá tôm ở miền Tây lại giảm mạnh

Các tỉnh nam sông Hậu xuất hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng khiến việc đi lại của công nhân thủy sản khó khăn. Thiếu lao động nên các doanh nghiệp hạn chế nhập tôm nguyên liệu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mở con đường mới để tiêu thụ nông sản

Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người e cách núi sông. Chúng ta phải tính cách mở con đường mới để kết nối nông sản từ ruộng vườn ra thị trường.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản diễn ra trong bối cảnh yêu cầu mở đường tiêu thụ cho nông sản bị ách tắc bởi đại dịch Covid-19 đang rất cấp bách.

Lập bản đồ số nông nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, lần đầu tiên ông ra Hà Nội thấy rất xa. Bây giờ ngồi tại Thủ đô, nói trực tiếp với 63 đầu cầu. Từ đó có thể thấy công nghệ giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề, cùng nhau tìm hướng đi.

"Hôm nay chúng ta chính thức mở con đường mới, với đầu nguồn là Tổ công tác 970. Con đường mới này khẳng định ngành nông nghiệp sẽ chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế xác định từ thị trường chứ không phải xác định từ khâu sản xuất. Bởi thị trường quyết định và điều chỉnh luôn phần sản xuất kinh doanh nông sản. Công nghệ 4.0 kết nối người với vật được, vậy tại sao không kết nối trái xoài, trái chuối, kết nối ngành nông nghiệp. Chúng ta đặt ra những câu hỏi, thì sẽ tìm ra câu trả lời, tìm ra giải pháp”, Bộ trưởng nói.

Theo ông, trước chúng ta bán cái chúng ta làm ra được, bây giờ chúng ta bán cái thị trường cần. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu, từ đó kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi, nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài.

{keywords}
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước chúng ta bán cái mình có, nay phải bán cái thị trường cần (ảnh: BH)

Theo Bộ trưởng, thị trường chỉ đáp ứng được khi chúng ta tối ưu tiện ích cho người tiêu dùng, tối ưu sản xuất. Người tiêu dùng ngồi ở nhà, nông sản được đưa đến tận nơi. Thấy tiện ích, người ta sẽ đặt hàng. Mở tổng cầu sẽ mở được tổng cung. Chúng ta cần thẩm thấu câu chuyện đơn giản này, để ban chỉ đạo phát triển thị trường, xúc tiến thị trường đưa ra những quyết sách phù hợp.

Ông nhận định, nền nông nghiệp sở dĩ bị đứt gãy là do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, dịch bệnh Covid-19 chỉ là tác động ở một thời điểm. Còn bình thường, đứt gãy lâu nay vẫn lặp lại có tính chất chu kỳ, mà chúng tay hay dùng từ "giải cứu" thanh long, hành tím, xoài, dưa hấu,... vì mù mờ về thông tin, về tích hợp giữ liệu.

Thông qua diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhà vườn, nông dân sẽ hiểu hơn quy luật thị trường, tín hiệu thị trường để tìm cách đáp ứng. Các Sở NN-PTNT cũng tìm thấy vai trò của mình trong định hướng sản xuất. Mọi điều đều phụ thuộc vào thị trường và cách ứng xử với thị trường.

“Diễn đàn là nơi để khớp nối dữ liệu cung - cầu giống như khớp nối lệnh của thị trường chứng khoán. Lúc đó sẽ quyết định ra được thị trường”. Ông cho rằng, đây là không gian giao dịch thương mại để kết nối giữ hai đầu cung - cầu, giống như những sàn giao dịch thương mại điện tử thời gian qua.

Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Bộ NN-PTNT định hình lại chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ sản xuất tới phân loại bảo quản, sơ chế, chế biến, logistics cho đến thị trường. Nói dễ hiểu, nó như là một “bản đồ số nông nghiệp” để khi nhìn vào vào sẽ biết tắc ở chỗ nào.

Mới đây, tổ điều hành cũng xây dựng website về thương mại nông sản như “chợ online”, qua đó kết nối nông dân với thị trường, giữa bên bán và bên mua. Cùng với đó, xây dựng Triển lãm nông sản ảo để người dân có thể tham dự triển lãm trên không gian 3D, 4D để tìm hiểu thông tin chất lượng, mẫu mã sản phẩm nông sản.

“Tổ điều hành cũng sẽ ứng dụng công nghệ số để quản trị thông tin nông sản, bản đồ nông sản, cập nhật dữ liệu về sản lượng, giá cả nông sản, nhất là quản lý dữ liệu vùng trồng. Đây là tham vọng mà Cục Trồng trọt đã tính toán và có khát vọng làm sao để có dữ liệu nông sản các vùng miền, vùng đất, vùng trồng để đưa ra nhận định, đánh giá, tổng hợp”, ông Thạch nói.

{keywords}
Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản sẽ giúp người bán gặp người mua (ảnh: TL)

Phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu online

Để kết nối thành công, theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, cần có bộ khung quy tắc về liên kết chuỗi cho từng sản phẩm ngành hàng cụ thể. Khi đó, chọn ra các doanh nghiệp đầu tàu trong ngành để hưởng ứng.

Thêm nữa, phải chọn các sản phẩm rồi đặt ra hạn ngạch, tỷ trọng và rà soát quy hoạch vùng, địa phương có lợi thế, phù hợp năng lực sản xuất cho từng sản phẩm, ngành hàng từ giống đến nuôi trồng, quy hoạch, lưu trữ, chế biến, thương mại, ông gợi ý.

Ông Hoàng Văn Duy - Tổng giám đốc Mekong Sea Food Group - cho hay, thông qua liên kết với Tổ công tác 970, công ty đã chốt được khoảng 300 tấn thực phẩm. Song, ông đề nghị được kết nối thêm với các cơ sở có năng lực, nguyên liệu đầu vào ổn định, đáp ứng sâu hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường.

Trên diễn đàn kết nối, ông Duy lưu ý cần thông tin thông suốt giữa cung - cầu, nhằm giúp những đơn vị có nhu cầu lớn sớm chốt đơn, đồng thời minh bạch đơn giá, tăng tính cạnh tranh, giảm những liên kết nhỏ lẻ với từng HTX, đơn vị sản xuất.

Là doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Coop), khẳng định sẽ thu mua, kết nối với các vùng nguyên liệu ở các địa phương.

Theo ông Đức, hiện có rất nhiều hình thức phân phối hàng hoá. Ngoài sàn điện tử, còn có gói mua chung, đi chợ hộ. Việc phát triển nông sản tại các địa phương cũng nên theo xu hướng này. Tức phát triển sản phẩm nông sản phù hợp nhu cầu online, ngay cả khâu đóng gói để việc kết nối được hiệu quả hơn.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu cần bắt tay sớm vào công việc. Nhiệm vụ sắp tới không chỉ dừng các kết quả ở miền Nam, không thể hài lòng trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, mà cần nhân rộng mô hình ra cả nước. Từ người sản xuất, tiêu dùng, đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý cùng thay đổi, để thay đổi, phát triển hình ảnh, chất lượng, giá trị của nông sản.

"Kết nối nông sản sẽ kết nối được con người. Chúng ta cần trân quý những người tạo ra giá trị cho nông sản Việt. Đó là giá trị chiều sâu của diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản này, cũng là phương hướng chúng ta phải đi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Tâm An

Đừng 'trăm dâu mà đổ đầu tằm', chuyện gì cũng nói thương lái ép giá

Đừng 'trăm dâu mà đổ đầu tằm', chuyện gì cũng nói thương lái ép giá

Phải đưa đội ngũ thương lái vào hệ thống quản lý, coi họ là đối tác đồng hành. Nếu thương lái không xuống được cánh đồng để thu mua nông sản vận chuyển về nhà máy thì doanh nghiệp cũng gặp khó.

Tiểu thương 'cháy hàng' sấu chín, ngày bỏ túi 500 nghìn đồng

Nếu tháng cuối tháng 5 đầu tháng 6, chị em háo hức đợi mua sấu non đầu mùa thì từ cuối tháng 8, khi thời tiết sang thu, nhiều người lại đặt mua sấu chín cuối vụ về ngâm mặn ngọt.

Chị Ngọc ở Giáp Bát (Hà Nội), một tiểu thương bán sấu chín trên chợ mạng, chia sẻ: “Mùa sấu chín chỉ kéo dài trong vài tuần là hết. Sấu chín rộ, người thu hoạch phải hái quả nhanh tay, nếu không sấu chín quá sẽ khó bán. Nhiều nhà đã mua sấu xanh để ngăn đá tủ lạnh tích trữ, dùng cho cả năm, hoặc ngâm sấu bánh tẻ rồi nhưng vẫn mua thêm sấu chín về thưởng thức.

Mặc dù sấu chín không để được lâu, mua về là phải ăn ngay hoặc dầm đường luôn, nhưng điều mọi người thích chính là hương vị đặc trưng riêng của sấu chín và coi đó như món quà của mùa thu Hà Nội”.

{keywords}
Mỗi ngày, chị Ngọc lấy được 50 đến 60kg sấu chín bán cho khách

Chị Ngọc cho biết, nhà chị có một quầy hàng ở chợ Giáp Bát. Mọi năm khi không có dịch, cứ tới trung tuần tháng 8 là chị nhập sấu chín về bày đầy sạp cho khách thoải mái chọn mua. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị chuyển sang bán hoàn toàn qua mạng. 

“Sấu chín không có nhiều, mình phải nhập từ nhiều mối khác nhau mà mỗi ngày cũng chỉ lấy được khoảng 50-60kg. Khách đặt mua nhiều lắm. Họ mua về chế biến đủ các món như dầm mặn ngọt, xào đường, làm ô mai, ngâm đường... Có những người hỏi mua liền lúc chục cân luôn. Thường mình chỉ rao bán trong nửa ngày là hết”, chị Ngọc nói.

Chị Ngọc nhận xét, giá sấu chín năm nay cao hơn năm ngoái một chút vì dịch bệnh khó thuê thợ hái, khó thuê shipper, chi phí vận chuyển cũng cao hơn.

Khi nhập sấu chín về, chị chia loại để bán. Sấu chín loại 1, quả to đều, màu đẹp, chín vừa phải được chị bán với giá 60.000 đồng/kg. Loại 2 kích cỡ quả nhỏ hơn, vỏ sấu không được đẹp mã bằng loại 1 có giá 40.000 đến 50.000 đồng/kg. 

{keywords}
Chị nhận gọt sấu chín, dầm mặn ngọt, ngâm đường bán cho khách

Ngoài ra, theo yêu cầu của khách, chị Ngọc nhận gọt vỏ sấu, cắt khoanh tròn để khách chỉ việc mang về chế biến thành các món. Công gọt như vậy chị tính 5.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, chị cũng dầm đường, ngâm đường luôn với giá 90.000 đồng/kg sấu chín dầm mặn ngọt, 130.000/hộp 2 kg sấu chín ngâm đường.

Chị kể, cứ chịu khó nhặt nhạnh phục vụ theo đơn hàng của khách, trừ mọi chi phí, trung bình một ngày chị cũng thu về khoảng 300.000-400.000 đồng.

Là người chuyên bán hoa quả rong, chị Hà ở Hoàng Mai cho hay: “Mọi năm, vào mùa sấu chín tôi bán được nhiều sấu dầm lắm. Mỗi ngày, tôi dầm 5kg, cứ tới chiều là hết bay. Năm nay dịch bệnh, không đi bán rong được thì tôi làm ở nhà rồi nhờ con gái đăng bán trên chợ mạng".

{keywords}
Sấu chín dầm là đặc sản của thu Hà Nội

Theo chị, lượng khách đặt mua qua mạng cũng khá đông vì sấu chín đúng thời gian giãn cách, mọi người mua về làm quà ăn vặt. Tưởng dịch khó buôn bán thế mà ngược lại, năm nay chị bán được nhiều sấu chín hơn. Có ngày chị bán được hơn chục cân, lãi khoảng 200.000 đồng, phụ vào chi tiêu ngày dịch.

Yêu thích vị sấu chín, chị Thu ở Ô Chợ Dừa, nói: “Với mình, mùa thu Hà Nội không thể thiếu vị chua dịu, thanh thanh của những trái sấu chín. Năm nào cuối mùa sấu, mình cũng mua tầm chục cân về dầm, xào đường, bỏ tủ lạnh ăn dần và làm một ít ô mai sấu gửi vào Sài Gòn làm quà cho cô em gái mình trong đó, để đỡ nhớ nhà. Năm nay, do dịch bệnh nên mình không gửi được”.

Còn chị Tâm ở Ngọc Hồi chia sẻ, cứ tới mùa sấu chín là chị và đồng nghiệp mua cả rổ, vừa làm vừa chấm sấu muối ớt ăn rả rích cả ngày. Năm nay làm ở nhà, chị mua sấu về dầm mặn ngọt và làm 5kg sấu xào đường bỏ tủ lạnh, khi nào hết dịch sẽ mang tới cơ quan mời mọi người.

Thu Giang

Sấu non đầu mùa, năm nay rẻ chưa từng có

Sấu non đầu mùa, năm nay rẻ chưa từng có

Sấu đầu mùa thời điểm này năm ngoái được rao bán 60.000-70.000 đồng/kg thì năm nay giá đã hạ nhiệt, chỉ còn 40.000 đồng/kg. Người dân bắt đầu mua sấu đầu mùa, đặc biệt với những người thích ngâm mắm hay dầm đường.

Giá vàng hôm nay 1/9: Vững trên đỉnh và tiếp tục đà tăng

Giá vàng hôm nay 1/9 trên thị trường quốc tế vững ở trên ngưỡng 1.800 USD/ounce và có tín hiệu tăng trong ngắn hạn theo phân tích kỹ thuật. Đồng USD suy yếu là yếu tố giúp đẩy giá mặt hàng kim loại quý.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 31/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Doji Hà Nội:  56,50 triệu đồng/lượng -  57,50 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 56,50 triệu đồng/lượng -  57,50 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,42 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,43 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 31/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.812 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.816 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 31/8 thấp hơn khoảng 4,3% (83 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 31/8.

Giá vàng trên thị trường quốc tế vững ở trên ngưỡng 1.800 USD/ounce và có tín hiệu tăng trong ngắn hạn theo phân tích kỹ thuật. Đồng USD suy yếu là yếu tố giúp đẩy giá mặt hàng kim loại quý.

gia-vang-hom-nay-ngay-1-9-2021-co-xu-huong-tang-tiep
Giá vàng hôm nay: có xu hướng tăng tiếp.

Vàng tăng trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chao đảo trong tháng 8 do sự bùng phát trở lại của virus Covid. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chứng kiến chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất (PMI) không chính thức giảm xuống 47,5 điểm vào tháng 8, so với 53,3 điểm trong tháng 7.

Mức dưới 50 điểm cho thấy sự suy giảm trong lĩnh vực này. Đây là mức điểm thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2020 đối với chỉ số này. Trong khi đó, PMI sản xuất của Trung Quốc vào tháng 8 cũng giảm xuống mức 50,1 điểm, từ mức 50,4 điểm vào tháng 7.

Sức cầu đối với vàng cũng gia tăng tại Trung Quốc.

Trên Kitco, nhà môi giới SP Angel cho biết, doanh số bán đồ trang sức bằng vàng ở Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong năm qua đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc - tăng gấp đôi nhu cầu trong nửa đầu năm 2021. Kinh tế Trung Quốc phục hồi tổng thể sau đại dịch kết hợp với sự phổ biến ngày càng tăng của các trang web thương mại điện tử đã giúp nhu cầu vàng bùng nổ.

Vàng tăng còn do đồng USD suy yếu.

bieu-do-bien-dong-gia-vang-the-gioi-truoc-ngay-1-9-2021
Biến động giá vàng thế giới.

Dự báo giá vàng

Vàng được dự báo có thể nhắm mục tiêu 1.830 USD trước khi dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 8 được công bố vào thứ Sáu. Ngưỡng tiếp theo mà mặt hàng này hướng tới là 1.845 USD/ounce.

Theo Kitco, mức 1.810 USD (SMA 100 ngày, SMA 200 ngày) đóng vai trò là hỗ trợ chính. Miễn là vàng giữ được mức này, phe mua sẽ vẫn sẽ giữ quyền kiểm soát.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ để đánh giá sự hồi phục của thị trường lao động cũng như là căn cứ để xem Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái gì mới về việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong tuần trước, giá vàng tăng nhanh lên sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell với giọng điệu khá mềm mỏng.

V. Minh

Tỷ giá USD, Euro ngày 1/9: USD xuống mức thấp nhất 3 tuần

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục suy yếu và xuống mức thấp nhất 3 tuần.

Đầu phiên giao dịch 31/8 trên thị trường Mỹ (đêm 31/8 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,49 điểm.

Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế xuống mức thấp nhất 3 tuần trong bối cảnh không có thông tin gì mới hỗ trợ cho đồng tiền này sau khi ông chủ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powel cho biết sẽ chưa nâng lãi suất.

Đồng bạc xanh giảm còn do dòng tiền đổ vào các loại tài sản rủi ro, trong đó có chứng khoán. Thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục lập đỉnh cao kỷ lục mới trong những phiên giao dịch gần đây khi mà sự kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường chứng khoán.

ty-gia-usd-ngay-1-9-2021-giam
Tỷ giá USD, Euro ngày 1/9: USD giảm.

Nền kinh tế Mỹ vẫn đón nhận những thông tin không mấy sáng sủa cũng là yếu tố đẩy đồng USD đi xuống.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ để đánh giá sự hồi phục của thị trường lao động cũng như là căn cứ để xem Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái gì mới về việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 31/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.130 đồng.

bieu-do-bien-dong-dong-usd-so-voi-cac-dong-tien-khac-truoc-ngay-1-9-2021
Biến động đồng USD trên thị trường thế giới.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.774 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.470 đồng - 28.107 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 22.670 đồng - 22.870 đồng
VietinBank: 22.670 đồng - 22.870 đồng
ACB: 22.690 đồng -  22.850 đồng

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 26.517 đồng - 27.618 đồng
VietinBank: 26.538 đồng -  27.558 đồng
ACB: 26.673 đồng -  27.179 đồng

V. Minh

Đặc sản 'cá leo cây' kỳ lạ nhất hành tinh ở Việt Nam

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất hành tinh bởi vừa có thể lặn sâu dưới nước lại bay nhảy được trên cạn hay vắt vẻo trên cành cao. Đây là đặc sản hiếm có tại một số vùng nước ngập mặn ở Việt Nam.

Loài cá kỳ lạ: biết leo cây, chạy nhảy

Cá leo cây (cá thòi lòi hay cá lác ngoách) xuất hiện nhiều ở những ven biển vùng bùn đất ngập mặn như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công, Bạc Liêu, Cà Mau và vùng biển phía bắc Ninh Bình. Đây là loài động vật lưỡng cư, có hình thù gần giống với cá bống sao nhưng da xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu.

Những ai đã từng nghe đến loài cá dị hình này thì khi tận mắt chứng kiến cảnh chúng đi lại, chạy nhảy, thậm chí leo lên cây đều phải trầm trồ thán phục. Theo Gia đình và Xã hội, dựa vào đặc điểm di chuyển như thế nên người phương Tây gọi chúng là loài "cá đi bộ". Còn Tổ chức Sinh vật thế giới xem chúng là một trong 6 loài vật "kỳ lạ nhất hành tinh".

{keywords}
Kỳ lạ loài cá biết leo cây (Ảnh: Gia Đình và Xã Hội)

Thịt cá thòi lòi săn chắc, mềm và thơm ngon, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, trở thành một trong những đặc sản có tiếng, mang nét rất riêng của vùng đất miền Tây nói chung và Cà Mau nói riêng. Cá thòi lòi khô hiện được bán ra thị trường với giá khoảng 350.000-400.000 đồng/kg.

Đặc sản dị tên là cỗ lá ở Tây Bắc

Cỗ lá là món ăn truyền thống của đồng bào Mường ở vùng Tây Bắc. Theo Báo Dân Việt, nói đến món cỗ lá của người Mường là nói đến sự độc đáo từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến đến việc bày trên mâm.

Trong mâm cỗ lá của người Mường không thể thiếu món đặc trưng, đó là món rau đồ. Nguyên liệu để chế biến món rau đồ khá dễ kiếm, là các loại rau, lá có trên rừng, được trộn lẫn, rửa sạch rồi thái nhỏ trước khi cho vào đồ. Cỗ lá của người Mường cũng có món ăn rất độc đáo, mang đậm bản sắc cổ truyền, đó là món chả cuốn lá bưởi. Để làm nên món này, ngoài lá bưởi còn có thịt lợn của người Mường nuôi, loại thịt ba chỉ có lẫn nạc và mỡ, hành củ, hạt sẻng, hạt dổi, rau thơm các loại và không quên chuẩn bị than hoa.

{keywords}
Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình được xác lập lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Báo Tin Tức)

Ngày 7/12/2019, tại liên hoan ẩm thực và nghề truyền thống Hoà Bình, các nghệ nhân ẩm thực Mường đã tạo nên một mâm cỗ lá đặc sắc nhất Việt Nam và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam.

Cô gái biến vỏ trái cây thành sản phẩm hữu ích

Đang là việc ở một công ty bảo hiểm với mức lương tương đối ổn định, tình cờ biết đến nghiên cứu của một tiến sĩ người Thái về phương pháp ngâm ủ và lên men các phế phẩm nông sản để tạo ra Enzyme sinh học Bùi Thị Bích Ngọc (SN 1987, Thanh Hóa) đã say mê và yêu thích công nghệ này.

"Đó là một công nghệ khá mới mẻ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Sau khi tìm hiểu tôi thấy ở ngay chính quê hương mình có rất nhiều vùng trồng dứa xuất khẩu, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất.", chị Ngọc kể trên báo Dân Trí.

Năm 2019, chị Ngọc từ bỏ công việc ở công ty bảo hiểm rồi về quê cùng chồng mở xưởng, thành lập công ty rồi tập trung sản xuất nước rửa tay, nước giặt, nước rửa chén bằng công nghệ Eco Enzyme. Theo chị Ngọc, ưu thế lớn nhất của công nghệ Enzyme đó là các sản phẩm được làm hoàn toàn 100% nguyên liệu tự nhiên, không có hóa chất độc hại. Việc tận dụng các phế phẩm nông sản còn góp phần bảo vệ môi trường từ các nhà máy chế biến nông sản.

Chuỗi cửa hàng không người bán, mua trước trả tiền sau

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng trên địa bàn TP. Hà Nội đã có những mô hình mới lạ nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội.

{keywords}
 Cửa hàng không người bán, mua hàng trước trả tiền sau ở Hà Nội (Ảnh: Người Lao Động)

Báo Người Lao Động cho hay, có một chuỗi của hàng ở Hà Nội đã thực hiện mở hệ thống "Cửa hàng không người bán", trong đó các mặt hàng rau, củ, quả các loại... được đóng gói với giá niêm yết dán bên ngoài, người mua tự lựa chọn và tự trả tiền. Mô hình này dựa trên sự trung thực, tự giác của khách hàng. Nếu hoàn cảnh khó khăn có thể mua trước trả tiền sau. Tất cả những mặt hàng ở đây đều đồng giá 10.000 đồng/1 sản phẩm.

Chế tác bìa carton thành sản phẩm độc đáo, giá tiền triệu

Vốn là một thợ làm non bộ chuyên nghiệp, anh Nhật (trú quận 12, TP.HCM) đã lấy bìa carton để tạo ra những hòn non bộ độc đáo.

Anh Nhật kể trên Dân Việt, trong mùa dịch, ở nhà rảnh, anh nghĩ đến việc sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà để làm vài món giả đá. “Suy nghĩ mãi, tôi thấy chỉ có giấy làm là ổn nhất, không bụi bặm như mài đá, không bẩn như xi măng mà lại không nặng nề. Nguyên liệu trong nhà thì có sẵn như vỏ thùng mì tôm, giấy vệ sinh”, anh cho hay.

Chỉ mới bắt đầu làm một tháng, anh Nhật đã hoàn thiện được 2 sản phẩm non bộ từ bìa carton. Các mô hình non bộ này có thể sử dụng để trang trí trong nhà, làm đẹp không gian sống, thậm chí có thể sử dụng làm tiểu cảnh bể cá. Vì đây là sản phẩm làm từ giấy nên cần chú ý không để thấm nước. Nếu muốn trang trí bể, hồ cá cần làm kỹ bước quét keo và làm thêm một lớp chống thấm nước trước khi sơn giả đá. Giá bán mỗi sản phẩm từ 1 triệu đồng trở lên.

Chàng phụ hồ làm cây tí hon nhìn như thật, khách mua ầm ầm

Do thuê trọ ở vùng ngoại ô TP.HCM, cây cỏ, đồng ruộng nhiều, anh Lê Mỹ Dặm (sinh năm 1992) bắt đầu lên ý tưởng lấy bẹ chuối khô, gốc cây tranh, xơ dừa,... về hiện thực hóa ý tưởng làm cây khô.

{keywords}
Cây khô tí hon trông như thật (Ảnh: Dân Việt)

Sau một thời gian học hỏi cách phối và tô màu, anh đã làm được những cây khô mà nếu chỉ nhìn qua, nhiều người còn tưởng là cây thật. Do thời gian làm lâu, mỗi sản phẩm thường bán giá cao. Khách hàng liên hệ đặt mua nhiều nhưng anh thường nhắn tin từ chối.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Việt Nam có loài cá biết leo cây, chạy nhảy: Xếp hạng đặc sản kỳ lạ nhất hành tinh

Việt Nam có loài cá biết leo cây, chạy nhảy: Xếp hạng đặc sản kỳ lạ nhất hành tinh

Liệu có thật sự có một loài cá biết leo cây thật hay không? Và chúng đặc sắc đến mức nào mà trở thành đặc sản?